Câu hỏi ôn tập môn Hóa học 11 - Chủ đề: Ancol, Phenol

doc 5 trang Thủy Hạnh 11/12/2023 2160
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập môn Hóa học 11 - Chủ đề: Ancol, Phenol", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doccau_hoi_on_tap_mon_hoa_hoc_11_chu_de_ancol_phenol.doc

Nội dung text: Câu hỏi ôn tập môn Hóa học 11 - Chủ đề: Ancol, Phenol

  1. CÂU HỎI ÔN TẬP ANCOL- PHENOL – HÓA 11 (tiếp theo ngày 24/4) Các em làm các câu hỏi này vào tập bài tập. Đến thứ sáu (24/4/2020) tiết 1 các em có gì cần hỏi thì trao đổi với GVBM của lớp mình, tiết 2 sẽ nhận đáp án từ GVBM. Câu 1. Trong các câu sau, câu nào không đúng? A. Ancol là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm hiđroxyl (-OH) liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon no. B. Dãy đồng đẳng của ancol etylic có công thức cung là CnH 2n+1OH (n>1). C. Các ancol được phân loại dựa theo cấu tạo gốc hiđrocacbon và theo số lượng nhóm hiđroxyl. D. Những hợp chất hữu cơ có công thức chung CnH 2n+2O đều là ancol. Câu 2. Khi thực hiện phản ứng tách nước của ancol etylic sinh ra etilen, ngoài ra còn có SO2 và CO2. Có thể dùng chất nào để loại SO2, CO2? A. Dung dịch brom. C. Dung dịch KOH. B. Dung dịch KMnO4. D. Dung dịch K2CO3. Câu 3. Chất không phản ứng với NaOH là A. CH3CH2CH2OH. B. C6H5Br. C. CH3C6H4OH. D. C6H5OH Câu 4. Dãy gồm các chất đều phản ứng được với C2H5OH là A. Na, CuO, HBr, CH3OH. B. NaOH, CuO, HBr,CH3OH. C. Na, HBr, KOH,CH3OH. D. CuO, HBr, K2CO3,CH3OH. Câu 5: Để chứng minh ảnh hưởng qua lại giữa nhóm –OH và vòng benzen trong phân tử phenol, cần cho phenol tác dụng với chất nào sau đây? A. Dd Br2 và quỳ tím. C. Dd NaOH và dd Br2. B. Na và dd Br2. D. Dd HCl và dd NaOH. Câu 6: Chất không phản ứng với dung dich Brom là A. benzen. B. phenol. C. axetilen. D. propenol. Câu 7. Glixerol có thể phản ứng với chất nào?
  2. A. NaOH. B. NaCl. C. Cu(OH)2. D. CuO. Câu 8: Phenol có thể tác dụng với A. HCl và Na B. Na và NaOH C. NaOH và HCl D. Na và Na2CO3 Câu 9: Cho các chất có công thức cấu tạo : CH3 OH OH CH2 OH (1) (2) (3) Chất nào thuộc loại phenol? A. (1) và (2). B. (2) và (3). C. (1) và (3). D. Cả (1), (2) và (3). Câu 10: Phản ứng nào sau đây chứng minh phenol có tính axit rất yếu? A. C6H5ONa + CO2 + H2O  C6H5OH + NaHCO3 B. C6H5OH + 3Br2  C6H2Br3OH + 3HBr C. C6H5OH + NaOH  C6H5ONa + H2O D. 2C6H5OH + 2Na  2C6H5ONa + H2 Câu 11. Cho các phát biểu sau: a. Phenol là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có chứa nhóm hiđroxyl liên kết trực tiếp với gốc hiđrocacbon. b. Những hợp chất hữu cơ mà phân tử có chứa nhóm hiđroxyl liên kết trực tiếp với vòng benzen gọi là phenol. c. Khi thay thế nguyên tử hiđro trong phân tử hiđrocacbon bằng nhóm hiđroxyl ta được hợp chất gọi là phenol. d. Phenol vừa là tên của một loại hợp chất vừa là tên riêng của hợp chất C6H5OH. Chọn các phát biểu đúng? A. b, d. B. a, c. C. a, b, d. D. a, b, c, d. Câu 12. Nhúng quỳ tím vào ống nghiệm đựng dung dịch phenol thấy hiện tượng gì? A. Quỳ tím hóa đỏ. B. Quỳ tím hóa xanh.
  3. C. Quỳ tím không đổi màu. D. Quỳ tím hóa thành màu hồng. Câu 13. Thuốc thử để phân biệt glixerol, etanol và phenol là A. Na, dung dịch brom. C. Dung dịch brom, Cu(OH)2 B. Cu(OH)2, dung dịch NaOH. D. Dung dịch brom, quỳ tím. Câu 14. Cho các hợp chất: (1) CH3 – CH2 – OH (2) CH3 – C6H4 – OH (3) CH3 – C6H4 – OH (4) C6H5 – CH2 – CH2 – OH (5) C6H5 – CH2 – OH (6) CH3 – C6H4 – CH2 – OH Những chất nào sau đây là ancol(rượu) thơm? A. (2) và (3). B. (3), (5) và (6). C. (4), (5) và (6). D. (1), (3), (5) và (6). Câu 15. Nguyên nhân nào sau đây làm cho phenol tác dụng dễ dàng với dd nước brom? A. Chỉ do nhóm OH hút electron. B. Chỉ do nhân benzene hút electron. C. Chỉ do nhân benzene đẩy electron. D. Do nhóm –OH đẩy electron vào nhân benzen và nhân benzen hút electron làm tăng mật độ electron ở vị trí o- và p-. Câu 16. Cho các chất sau: CH3CH2OH (I) ; CH3CH2CH2OH (II) ; CH3CH2CH(OH)CH3 (III) ; CH3OH (IV). Dãy nào sau đây sắp xếp đúng theo thứ tự độ tan tăng dần? A. (I) < (II) < (III) < (IV). C. (IV) < (I) < (II) < (III). B. (II) < (III) < (I) < (IV). D. (III) < (II) < (I) < (IV). Câu 17. Cho các chất sau đây: (1)Phenol (2) Ancol benzylic (3) Glixerol (4) natriphenolat Những chất nào tác dụng với dd NaOH? A. Chỉ có (1). B. (1), (2), (4). C. (3), (4). D. (1), (2). Câu 18: Anken sau CH3CH(CH3)CH=CH2 là sản phẩm tách nước của ancol nào sau đây?
  4. A. 2-metylbutan-1-ol. C. 2- metylbutan-2-ol. B. 3-metylbutan-1-ol. D. 2,2-đimetylpropan-1-ol. Câu 19. Để phân biệt phenol và rượu benzylic có thể dùng thuốc thử nào? A. Dd Br2 B. Na C. Cu(OH)2. D. Quỳ tím. Câu 20. Khối lượng kim loại Na cần phải lấy để tác dụng đủ với 80g C2H5OH là A. 25g. B. 35g. C. 40g. D. 45g. Câu 21. Cho 1,1g hỗn hợp 3 rượu đơn chức tác dụng vừa đủ với natri kim loại thấy thoát ra 1,12 lít H2 (đktc). Hỗn hợp các chất chứa natri được tạo ra có khối lượng là A. 1,3g. B. 2,2g. C. 3,3g. D. 1,6g. Câu 22. Đốt cháy hoàn toàn một ancol X thu được 4,4g CO2 và 3,6g H2O. X có CTPT là A. CH3OH. B. C2H5OH. C. C2H4(OH)2. D. C3H7OH. Câu 23. Đốt cháy hoàn toàn 7,11g hỗn hợp gồm C3H7OH và C4H9OH thu được 15,84g CO2 và m (g) H2O. m có giá trị là A. 8,55. B. 6,48. C. 8,73. D. 5,85. Câu 24. Cho Natri phản ứng hoàn toàn với 18,8g hỗn hợp 2 rượu no, đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng sinh ra 5,6 lít khí hiđro (đktc). Công thức phân tử hai rượu là A. CH3OH, C2H5OH. B. C3H7OH, C4H9OH. C. C2H5OH, C3H7OH. D. C4H9OH, C5H11OH. Câu 25. Một ancol no, đơn chức có %O= 34,78% về khối lượng. CTPT của ancol là A. CH3OH. B. C2H5OH. C. C3H7OH. D. C4H9OH. Câu 26: Cho 13,8 gam glixerol tác dụng với kim loại Kali thu được V lít khí H2 (ở đktc). Giá trị V là A. 2,24 lít. B. 3,36 lít. C. 4,48 lít. D. 5,04 lít. Câu 27: Cho hỗn hợp gồm 1mol ancol X và 1mol ancol Y tác dụng hết với kim loại Natri (dư) tạo ra 2 mol khí H2. Hai chất X, Y là A. Etanol; Glixerol. C. etanol; etilen glicol.
  5. B. Etilenglicol; glixerol. D. Propan-1,2-điol; glixerol. Câu 28: Khi đun nóng một ancol no, đơn chức, mạch hở X với xúc tác axit H2SO4 đặc, ở nhiệt độ thích hợp thu được hiđrocacbon Y có tỉ khối so với H2 là 21. Công thức của X là A. C3H7OH. B. C2H5OH. C. C4H9OH. D. CH3OH. Câu 29. Cho 1 lít cồn (ancol etylic) 950 tác dụng với Na (dư). Biết rằng ancol nguyên chất có d=0,8g/ml. Thể tích H2 tạo ra ở đktc là A. 432,3 (l). B. 370(l). C. 185 (l). D. 216,15 (l). Câu 30: Cho 30,4 gam hỗn hợp gồm glixerol và một ankanol X tác dụng với Na (dư) thu được 8,96 lít khí H2 (đktc). Nếu cũng cho lượng hỗn hợp trên tác dụng với Cu(OH)2 thì hòa tan được 9,8 gam Cu(OH)2 . Công thức của ankanol X là A. C3H7OH. B. C2H5OH. C. C4H9OH. D. CH3OH.