Câu hỏi trắc nghiệm phát triển năng lực Hóa học Lớp 11 - Bài: Nitơ

doc 2 trang nhungbui22 08/08/2022 1840
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm phát triển năng lực Hóa học Lớp 11 - Bài: Nitơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doccau_hoi_trac_nghiem_phat_trien_nang_luc_hoa_hoc_lop_11_bai_n.doc

Nội dung text: Câu hỏi trắc nghiệm phát triển năng lực Hóa học Lớp 11 - Bài: Nitơ

  1. Câu 1: Cấu hình electron nguyên tử của nitơ là A. 1s22s22p1. B. 1s22s22p5. C. 1s22s22p63s23p2. D. 1s22s22p3. Câu 2: Cặp công thức của litinitrua và nhôm nitrua là A. LiN3 và Al3N. B. Li3N và AlN. C. Li2N3 và Al2N3. D. Li3N2 và Al3N2. Câu 3: Trong công nghiệp, người ta thường điều chế N2 từ A. NH4NO2. B. HNO3. C. không khí. D. NH4NO3. Câu 4: Ở nhiệt độ thường, nitơ khá trơ về mặt hoạt động hóa học là do A. nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ. B. nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm. C. phân tử nitơ có liên kết ba khá bền. D. phân tử nitơ không phân cực. Câu 5: Khi có sấm chớp khí quyển sinh ra chất A. oxit cacbon. B. oxit nitơ. C. nước. D. không có khí gì sinh ra. Câu 6: Trong phòng thí nghiệm, có thể điều chế N2 bằng cách A. nhiệt phân NaNO2. B. đun hỗn hợp NaNO2 và NH4Cl. C. thủy phân Mg3N2. D. phân hủy khí NH3. Câu 7: Điểm giống nhau giữa N2 và O2 A. đều tan tốt trong nước. B. đều có tính oxi hóa và tính khử. C. đều không duy trì sự cháy và sự sống. D. đều có trong không khí. Câu 8: Nitơ có nhiều trong khoáng vật diêm tiêu, diêm tiêu có thành phần chính là A. NaNO2. B. NH4NO3. C. NaNO3. D. NH4NO2. Câu 9: Nitơ thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất nào sau đây? A. Mg, H2. B. Mg, O2. C. H2, O2. D. Ca,O2. Câu 10: Nitơ phản ứng được với nhóm các đơn chất nào dưới đây tạo ra hợp chất khí? A. Li; H2; Al B. O2; Ca; Mg C. Li; Mg; Al D. O2; H2 Câu 11: Cho cân bằng hoá học: N 2 (k) + 3H2 (k) ↔ 2NH 3 (k). Phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt. Cân bằng hoá học không bị chuyển dịch khi A. thay đổi áp suất của hệ.B. thay đổi nồng độ N 2. C. thay đổi nhiệt độ.D. thêm chất xúc tác Fe. Câu 12: Cho hỗn hợp các khí N2, Cl2, SO2, qua dung dịch NaOH dư người ta thu được hỗn hợp khí gồm A. N2, Cl2, SO2. B. Cl2, SO2. C. N2, Cl2. D. N2. Câu 13: Trong những nhận xét dưới đây nhận xét nào là sai? A. nguyên tử nitơ có 2 lớp electron và lớp ngoài cùng có 3 lớp electron. B. số hiệu của nguyên tử nitơ bằng 7. C. 3 electron ở phân lớp 2p của nguyên tử nitơ có thể tạo được 3 liên kết cộng hóa trị với các nguyên tử khác. D. cấu hình electron của nguyên tử nitơ là 1s22s22p3 và nitơ là nguyên tố p. Câu 14: Dãy chất nào dưới đây có chứa nguyên tố Nitơ với số oxi hóa giảm dần? A. N ; NO ; NO;NO -. B. NO; N O; NH ; NO - 2 2 3 . 2 3 3. . C. NH ; NO; N O; NO D. NO - ; NO; N ; NH Cl. 3 2 2. 3 2 4 . Câu 15: Hỗn hợp X gồm N 2 và H2 có MX 12,4. Dẫn X đi qua bình đựng bột Fe rồi nung nóng biết rằng hiệu suất tổng hợp NH3 đạt 40% thì thu được hỗn hợp Y. MY có giá trị là :
  2. A. 15,12. B. 18,23. C. 14,76. D. 13,48. Câu 16: Cần lấy bao nhiêu lít khí N2 và H2 để điều chế được 67,2 lít khí amoniac ? Biết rằng thể tích của các khí đều được đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất và hiệu suất của phản ứng là 25%. A. 33,6 lít N2 và 100,8 lít H2 B.8,4 lít N2 và 25,2 lít H2 C. 268,8 lít N2 và 806,4 lít H2 D.134,4 lít N2 và 403,2 lít H2 Câu 17: Một nguyên tố R có hợp chất với Hidrô là RH3 oxit cao nhất của R chứa 43,66 % khối lượng R. Nguyên tố R đó là A. Nitơ. B. Photpho. C. Vanadi. D. Một kết quả khác Câu 18: Hỗn hợp khí X gồm N 2 và H2 có tỉ khối so với He bằng 1,8. Đun nóng X một thời gian trong bình kín (có bột Fe làm xúc tác), thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He bằng 2. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3 là : A. 50%. B. 36%. C. 40%. D. 25%. Câu 19: Cho các phát biểu sau khi nói về nitơ (a) N2 là một chất trơ về mặt hoá học ở nhiệt độ thường do phân tử nitơ có liên kết ba bền vững. (b) Trong nhiều ngành công nghiệp N2 được sử dụng làm môi trường trơ (c) N2 ít tan trong nước, không duy trì sự hô hấp cũng như sự cháy. (d) Đốt N2 trong không khí thu được khí NO là khí không màu có khả năng hoá nâu trong không khí. (e) Các số oxi hoá có thể có của nitơ : -3; +1; +2; +4; +5. (f) Trong các phản ứng hóa học N2 có thể thể hiện tính oxi hoá và tính khử. (g) Trong phòng thí nghiệm, N2 được điều chế bằng cách đun nóng dung dịch bão hòa amoni nitrat Số các phát biểu đúng là A. 5. B. 6. C. 4. D. 7. Câu 20: 89,6(lit) hỗn hợp X gồm hai khí N2 và H2 theo tỉ lệ mol 1 : 3, thực hiện phản ứng tổng hợp tạo NH3. Sau phản ứng thu được hỗn hợp khí Y. Tỉ khối hơi của X đối với Y là 0,9. Cho toàn bộ lượng Y vào 80g nước thu được dung dịch Z (giả sử chỉ có NH3 tan trong nước). Nồng độ % của dung dịch Z: A. 8,5%. B. 4,25%. C. 4,07%. D. 7,83%.