Bài tập về nhà môn Ngữ văn 9 - Tuần 11
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập về nhà môn Ngữ văn 9 - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_tap_ve_nha_mon_ngu_van_9_tuan_11.docx
Nội dung text: Bài tập về nhà môn Ngữ văn 9 - Tuần 11
- Phiếu bài tập về nhà Ngữ văn 9 Năm học 2019-2020 BÀI TẬP VỀ NHÀ MÔN NGỮ VĂN 9 CHƯƠNG TRÌNH HỌC TRÊN TRUYỀN HÌNH PHÁT THỨ 4/ 06/4 VÀ THỨ 7/11/4 Bài tập 1: Cho đoạn trích "Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi,rồi vụt chạy và kêu thét lên : "Má! Mà!". Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy". (Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2009, tr.196) 1. Đoạn trích trên được rút ra từ tác phẩm nào, của ai ? Kể tên hai nhân vật được người kể chuyện nhắc tới trong đoạn trích. ( 0,75 đ) 2. Xác định thành phần khởi ngữ trong câu : " Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy". ( 0,25 đ) 3. Lẽ ra, cuộc gặp mặt sau tám năm xa cách sẽ ngập tràn niềm vui và hạnh phúc nhưng vì sao trong câu chuyện, cuộc gặp ấy lại khiến nhân vật "anh" "đau đớn" ? ( 1đ) 4. Hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp làm rõ tình cảm sâu nặng của người cha đối với con trong tác phẩm trên. Trong đoạn văn có sử dụng câu bị động và phép thế (gạch gưới câu bị động và những từ ngữ dùng làm phép thế). ( 4đ) Bài tập 2: Trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy có khổ thơ: “Thình lình đèn điện tắt phòng buyn-đinh tối om vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn ” Câu 1 (1.0 điểm): Hãy giải nghĩa từ “buyn-đinh”? Nghĩa của từ ngữ gợi cho em nhớ tới hoàn cảnh ra đời của bài thơ như thế nào? Câu 2 (1.0 điểm): Dựa vào khổ thơ vừa chép, hãy cho biết “vầng trăng” xuất hiện trong tình huống nào? Ý nghĩa của sự xuất hiện ấy là gì? Câu 3 (2.0 điểm): Từ thông điệp trong khổ thơ, kết hợp với những hiểu biết xã hội của em, hãy viết đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về lòng biết ơn của người Việt Nam hiện nay. Bài tập 3: Trong văn bản “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, nhà thơ Phạm Tiến Duật có viết: “Không có kính, rồi xe không có đèn, Không có mui xe, thùng xe có xước Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: Chỉ cần trong xe có một trái tim.” (Trích SGK - Ngữ văn 9 tập II - trang 132) Câu 1: Nêu mạch cảm xúc của bài thơ? Câu 2: Từ “vẫn” thuộc từ loại nào ? Nó có ý nghĩa gì trong đoạn thơ ? Câu 3: Từ tác phẩm “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” và những hiểu biết của em về xã hội, hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của tuổi trẻ Việt Nam trong việc bảo vệ Tổ quốc hiện nay bằng một đoạn văn khoảng hai phần ba trang giấy thi.