Đề, đáp án, ma trận kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn 9

doc 3 trang thienle22 3990
Bạn đang xem tài liệu "Đề, đáp án, ma trận kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_dap_an_ma_tran_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_9.doc
  • docMA TRÂN ĐỀ KTHKI Văn 9- 2018+ 2019.doc

Nội dung text: Đề, đáp án, ma trận kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn 9

  1. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS DƯƠNG QUANG MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài 90 phút NĂM HỌC 2018 - 2019 Phần I( 6 điểm): Trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” có đoạn viết: Không có kính, rồi xe không có đèn, Không có mui xe, thùng xe có xước, Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: Chỉ cần trong xe có một trái tim. ( Sách giáo khoa Ngữ văn 9, Tập 1) Câu 1: (1điểm): Bài thơ trên được ra đời trong hoàn cảnh nào? Tác giả là ai? Câu 2: (1điểm): Hãy xác định biện pháp nghệ thuật có trong hai câu thơ đầu của đoạn thơ trên và cho biết hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ ấy trong việc thể hiện nội dung đoạn thơ. Câu 3: (1điểm): Trong đoạn thơ trên, hình ảnh"trái tim" được hiểu như thế nào? Tại sao "Chỉ cần trong xe có một trái tim" mà những chiếc xe không kính vẫn chạy băng băng về phía trước? Câu 4: (3điểm): Hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 10 đến 12 câu theo phương pháp lập luận quy nạp nêu cảm nhận của em về khổ thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và một câu ghép (gạch chân dưới lời dẫn trực tiếp và câu ghép đó). Phần II (4 điểm): Cho đoạn trích sau : Anh thanh niên bật cười khanh khách : - Các từ ấy đều là của bác lái xe. Không, không đúng đâu. Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan- xi- păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu. Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ. (Nguyễn Thành Long- Lặng lẽ Sa Pa) Câu 1: (1điểm) Lời của anh thanh niên trong đoạn văn trên là lời đối thoại, độc thoại hay độc thoại nội tâm? Lời tâm sự ấy góp phần bộc lộ những nét đáng quý nào ở nhân vật? Câu 2: (1điểm) Cách đặt tên nhân vật trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" có gì đặc biệt? Điều đặc biệt này góp phần thể hiện chủ đề tư tưởng của truyện như thế nào? Câu 3( 2 điểm) Đoạn văn trên cho ta thấy không chỉ những con người sống trong hiểm nguy, gian khổ mới cần có tinh thần lạc quan. Điều này cũng vô cùng cần thiết đối với mỗi con người trong cuộc sống. Từ tác phẩm có đoạn trích trên cùng với những hiểu biết xã hội, hãy nêu suy nghĩ của em về tinh thần lạc quan bằng một đoạn văn nghị luận (khoảng 2/3 trang giấy thi).
  2. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHÁM TRƯỜNG THCS DƯƠNG QUANG BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018 - 2019 MÔN: NGỮ VĂN 9 PHẦN I( 6 điểm) CÂU ĐÁN ÁN ĐIỂM 1 - Hoàn cảnh ra đời: 1969, kháng chiến chống Mỹ 0,5 (1 điểm) - Tác giả: Phạm Tiến Duật 0,5 ( Viết hoa không chuẩn 1 lỗi trừ 0,25 đ) 2 - Biện pháp tu từ: điệp ngữ( không có)+ liệt kê( kính, đèn, mui, 0,5 (1 điểm) thùng) - Tác dụng: 0,5 + Làm rõ hình ảnh chiếc xe không kính( 0,25đ) + Những khó khăn của người lính lái xe( 0,25đ) 2 - “Trái tim”: là hình ảnh hoán dụ đầy gợi cảm( 0,25đ) cho ta cảm 0,5 (1 điểm) nhận được hình ảnh người lính lái xe đầy nhiệt huyết, có tình yêu nước nồng nàn, có ý chí chiến đấu vì miền Nam ruột thịt( 0,25đ) - “Chỉ cần trong xe có một trái tim" mà những chiếc xe không 0,5 kính vẫn chạy băng băng về phía trước vì : + Cội nguồn sức mạnh của cả đoàn xe, phẩm chất anh hùng của người cầm lái tích tụ, đọng kết lại ở “trái tim” gan góc, kiên cường, giàu bản lĩnh và chan chứa tình yêu thương.( 0,25đ) + Do đó, cái hiện thực tàn khốc của cuộc chiến tranh không thể khuất phục được ý chí chiến đấu và lòng quyết tâm trong những người lính cụ Hồ.( 0,25đ) 3 Về nội dung 2,0 ( 3 điểm) - Khai thác các tín hiệu nghệ thuật đặc sắc: Phép đối, điệp ngữ, 0,5 hoán dụ, - Trải qua mưa bom bão đạn, những chiếc xe không kính ngày càng 0,5 trở nên bị tàn phá hơn: không kính, không đèn, không mui, thùng xe xước; từ đó ta thấy mức độ ác liệt của chiến trường. - Bom đạn quân thù có thể làm biến dạng chiếc xe nhưng không thể 0,25 làm lay chuyển được tinh thần, ý chí chiến đấu của những chiến sĩ lái xe. - Đối lập với tất cả những cái “không có” ở trên là một cái “có”. Đó 0,5 là trái tim- sức mạnh của lòng yêu nước nhiệt thành của tuổi trẻ, tinh thần chiến đấu ngoan cường, dũng cảm và ý chí chiến đấu vì miền Nam ruột thịt. 0,25 - “Trái tim” dũng cảm của người chiến sĩ lái xe đã trở thành nhãn tự của đoạn thơ, hội tụ vẻ đẹp của người lính. Về hình thức 1,0 - Đúng đoạn văn quy nạp 0,5 - Có gạch chân được một lời dẫn trực tiếp 0,25 - Có gạch chân được một câu ghép 0,25
  3. * Lưu ý: Nếu đoạn văn quá dài( quá ngắn) hoặc viết nhiều đoạn: trừ 0,5 điểm. PHẦN II( 4 điểm) 1 - Lời của anh thanh niên là lời đối thoại. 0,5 (1 điểm) - Nét đáng quý của nhân vật: đức tính khiêm tốn, đánh giá đúng bản 0,5 thân; có tinh thần lạc quan, yêu đời; luôn chan hòa, cởi mở với mọi người; ( HS chỉ ra được từ 2 nét đáng quý trở lên: được 0,5đ) 2 - Cách đặt tên nhân vật trong truyện Lặng lẽ Sa Pa có gì đặc 0,5 (1 điểm) biệt: Tác giả không đặt tên cho các nhân vật mà chỉ gọi theo tuổi tác, nghề nghiệp hoặc công việc đang làm. - Điều đặc biệt này góp phần thể hiện chủ đề tư tưởng truyện 0,5 Ca ngợi tập thể những con người lao động mới đã âm thầm lặng lẽ cống hiến tuổi thanh xuân của mình cho đất nước. 3 Về hình thức: 0,25 (2 điểm) - Khoảng 2/3 trang giấy - Cách trình bày đoạn văn: tự chọn phương pháp lập luận, có kết hợp tốt các phương thức biểu đạt, diễn đạt trôi chảy. * Lưu ý: Nếu đoạn văn quá dài( quá ngắn) hoặc viết nhiều đoạn: trừ 0,25 điểm. Về nội dung: HS có nhiều cách diễn đạt, song phải trình bày được những suy nghĩ về tinh thần lạc quan. - Thế nào là tinh thần lạc quan? 0,25 - Biểu hiện của tinh thần lạc quan trong cuộc sống 0,5 - Vai trò của tình thần lạc quan( có dẫn chứng) 0,25 - Cách rèn luyện tinh thần lạc quan 0,25 - Liên hệ bản thân và rút ra bài học. 0,5