Bài kiểm tra số 9 môn Ngữ văn 9 tiết 129

docx 5 trang thienle22 2250
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra số 9 môn Ngữ văn 9 tiết 129", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_so_9_mon_ngu_van_9_tiet_129.docx

Nội dung text: Bài kiểm tra số 9 môn Ngữ văn 9 tiết 129

  1. TRƯỜNG THCS YÊN THƯỜNG BÀI KIỂM TRA SỐ 9 NĂM HỌC 2018-2019 MÔN NGỮ VĂN 9 TIẾT 129 Thời gian 45 phút – Đề 1 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM(2 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. 1: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ ”được bắt nguồn từ cảm xúc nào ? A. Cảm xúc về vẻ đẹp và truyền thống của đất nước. B. Cảm xúc về vẻ đẹp của mùa xuân xứ Huế. C. Cảm xúc về vẻ đẹp của mùa xuân Hà Nội. D. Cảm xúc về thời điểm lịch sử đáng nhớ của dân tộc. 2: Từ “Chùng chình” trong bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh được hiểu như thế nào? A. Đi rất chậm dò từng bước. B. Ngập ngừng, cố ý chậm lại. C. Đi rất nhanh. D. Đi thong thả. 3: Dòng nào nói đúng nhất về hình ảnh “con chim hót, cành hoa, nốt trầm xao xuyến” trong bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ”? A. Là những gì đẹp nhất của mùa xuân. B. Là những gì đẹp nhất trong cuộc sống. C. Là những gì đẹp nhất mà mỗi người muốn có. D. Là mong muốn khiêm nhường và tha thiết của nhà thơ. 4: Từ “mặt trời” trong câu “Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” là hình ảnh gì? A. Nhân hóa B. So sánh C. Ẩn dụ D. Hoán dụ 5: Bài thơ “Nói với con” là của tác giả nào? A. Y Phương B.Viễn Phương C. Chế Lan Viên D. Thanh Hải 6: Trong câu thơ “Sông được lúc dềnh dàng”,tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? A. Ẩn dụ B. Hoán dụ C. So sánh D. Nhân hóa 7: Phẩm chất nổi bật nào của cây tre được tác giả nói đến trong khổ đầu bài thơ “Viếng lăng Bác”? A. Thanh cao, trong sạch B.Cần cù, chăm chỉ C. Bất khuất, kiên cường D. Ngay thẳng, thật thà 8: Em hiểu thế nào là “người đồng mình” được Y Phương nhắc đến trong bài thơ “Nói với con”? A. Những người cùng sở thích. C. Người cùng sống trên một vùng đất, quê hương. B. Những người cùng nghề nghiệp. D. Người cùng chung nhiệm vụ, chí hướng. II. PHẦN TỰ LUẬN (8 điểm) 1. (2 điểm): Cho câu thơ “ Mùa xuân người cầm súng” a. Chép 5 câu nối tiếp câu trên để hoàn thành khổ thơ. b. Cho biết đoạn thơ em vừa chép được trích trong bài thơ nào? Của ai? c. Mạch cảm xúc của bài thơ là gì? 2. (5 điểm):Cho câu chủ đề sau:“Khép lại bài thơ “Viếng lăng Bác” là cảm xúc lưu luyến, nhớ thương của Viễn Phương khi phải từ biệt lăng Người”. Bằng một đoạn văn T - P - H từ 10 đến 12 câu, em hãy làm sáng tỏ câu chủ đề trên, trong đoạn văn có sử dụng khởi ngữ và thành phần biệt lập?(Gạch chân và chỉ rõ) 3. (1 điểm): Từ bài “Nói với con” của Y Phương, nêu suy nghĩ của em về tình cảm gia đình trong cuộc sống mỗi con người.
  2. TRƯỜNG THCS YÊN THƯỜNG ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA SỐ 9 NĂM HỌC 2018-2019 MÔN NGỮ VĂN 9 TIẾT 129 Thời gian 45 phút Đề 1 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM(2 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B B D C A D C C II. PHẦN TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 1: a. Chép đúng thơ. (1 điểm) b. Nêu được tên bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. (0,5 điểm) c. Mạch cảm xúc: Từ cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất nước, tác giả đã bày tỏ mong muốn, ước nguyện khiêm nhường được dâng hiến cho cuộc đời của chính mình. (0,5 điểm) Câu 2: Nội dung: Khai thác các tín hiệu nghệ thuật: Điệp ngữ “ Muốn làm”; hình ảnh ẩn dụ: “ cây tre trung hiếu” Từ ngữ “ thương trào” Hình ảnh: “ con chim hót quanh lăng Bác”; “đóa hoa tỏa hương đâu đây” - Cảm nhận được rõ tình cảm lưu luyến của tác giả khi phải rời xa lăng cùng những ước nguyện chân thành của Viễn Phương. Hình thức: - Viết khoảng 10 - 12 câutheo mô hình T-P-H. - Có sử dụng kiến thức Tiếng Việt: Khởi ngữ và thành phần biệt lập. Gạch chân và chỉ rõ khởi ngữ, thành phần biệt lập. Biểu điểm: - Điểm 5: Đoạn văn thực hiện đầy đủ, đúng các yêu cầu của đề bài. Diễn đạt trôi chảy, sinh động. - Điểm 4: Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu trên. Diễn đạt trôi chảy, sinh động nhưng có thể mắc vài lỗi chính tả. - Điểm 3: Đoạn văn có bố cục rõ ràng, có thể mắc một vài lỗi diễn đạt. - Điểm 2: Đoạn văn đạt ½ yêu cầu trên nhưng nội dung còn sơ sài, mắc lỗi chính tả và diễn đạt. - Điểm 1: Mắc nhiều lỗi diễn đạt và chính tả. Đoạn văn viết sơ sài. - Điểm 0: Lạc đề hoặc không viết đoạn văn. Câu 3 (1 điểm): HS trình bày suy nghĩ của bản thân để làm rõ vai trò của tình cảm gia đình, từ đó nêu được trách nhiệm của bản thân với gia đình
  3. TRƯỜNG THCS YÊN THƯỜNG BÀI KIỂM TRA SỐ 9 NĂM HỌC 2018-2019 MÔN NGỮ VĂN 9- TIẾT 129 Thời gian 45 phút – Đề 2 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM(2 ĐIỂM) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đùng. 1: Bài thơ “Nói với con ” là của tác giả nào? A. Viễn Phương B. Huy Cận C. Y Phương D. Chế Lan Viên 2: Lời thơ trong bài thơ “Nói với con” có gì mới lạ so với các bài thơ em đã học? A. Thể thơ tự do, ít vần, lời thơ mộc mạc. B. Thể thơ tự do, từ ngữ mộc mạc, tha thiết. C. Thể thơ tự do, ít vần, lời thơ mộc mạc, cách nói giàu hình ảnh của người miền núi. D. Giọng thơ hùng hồn, mạnh mẽ, sôi nổi. 3: Cách nói “Người đồng mình thô sơ da thịt” gợi cho em hình dung thế nào về con người nơi đây? A. Chân chất, giản dị B. Khéo léo, tự chủ C. Mạnh mẽ, tự chủ D.Khéo léo, tài hoa 4: Người cha nói với con về “người đồng mình” : “Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con” và mong con “Không bao giờ nhỏ bé được”. Em hiểu thế nào về mong muốn của người cha? A. Con người quê hương, không nhỏ bé về tâm hồn và có ý chí vươn lên trong cuộc sống. B. Con cần noi gương, tiếp bước truyền thống tốt đẹp của người con quê hương. C. Tự hào về rừng núi giàu có, sản vật phong phú D. A và B đều đúng 5: Phẩm chất nổi bật nào của cây tre được tác giả nói đến trong khổ đầu bài thơ “Viếng lăng Bác”? A. Thanh cao, trong sạch B.Cần cù, chăm chỉ C. Bất khuất, kiên cường D. Ngay thẳng, thật thà 6: Nội dung chính của bài thơ “Viếng lăng Bác” là gì? A. Nỗi luyến tiếc của tác giả khi rời lăng Bác B. Niềm vui khi Bắc Nam sum họp. C.Niềm vui sướng hân hoan của nhà thơ khi được ra thăm thủ đô D.Cảm xúc yêu thương, thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ đối với Bác 7: Trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, tác giả đã dùng những từ nào để nói về mùa xuân đất nước? A. Hối hả, lặng thầm B. Xôn xao, náo nức C. Hối hả, xôn xao D. Chậm rãi, xôn xao 8:Trong câu thơ “Sương chùng chình qua ngõ”, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? A. Ẩn dụ B. Nhân hóa C. Hoán dụ D. So sánh PHẦN II: TỰ LUẬN (8 ĐIỂM) 1: (2 điểm): Cho câu thơ “Ta làm con chim hót” a. Chép 7 câu nối tiếp câu trên để hoàn thành hai khổ thơ. b. Cho biết đoạn thơ em vừa chép được trích trong bài thơ nào? Của ai? c. Mạch cảm xúc của bài thơ là gì? 2: (5 điểm ): Phân tích khổ cuối bài thơ “Sang thu” để làm rõ nội dung sau: “Trong khổ thơ cuối bài thơ “Sang thu”, Hữu Thỉnh đã cảm nhận thời tiết, cảnh vật sang thu bằng tâm tưởng, suy tư.”Bằng một đoạn văn diễn dịch từ 10 – 12 câu em hãy làm sáng tỏ nội dung trên, trong đoạn có sử dụng khởi ngữ và thành phần biệt lập cảm thán. (Gạch chân và ghi rõ) 3: (1 điểm): Từ bài “Nói với con” của Y Phương, nêu suy nghĩ của em về tình cảm gia đình trong cuộc sống mỗi con người.
  4. TRƯỜNG THCS YÊN THƯỜNG ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA SỐ 9 NĂM HỌC 2018-2019 MÔN NGỮ VĂN 9 TIẾT 129 Thời gian 45 phút Đề 2 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM(2 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C C A B C D C B II. PHẦN TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 1: a. Chép đúng thơ. (1 điểm) b. Nêu được tên bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. (0,5 điểm) c. Mạch cảm xúc: Từ cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất nước, tác giả đã bày tỏ mong muốn, ước nguyện khiêm nhường được dâng hiến cho cuộc đời của chính mình. (0,5 điểm) Câu 2: Nội dung: - Làm nổi bật những nét nổi bật của đoạn thơ: Cảm nhận thời điểm giao mùa hạ thu bằng tâm tưởng , suy tư. Suy ngẫm triết lí của nhà thơ về con người, về cuộc đời, về đất nước. - Dựa trên việc khai thác những điểm sáng về nghệ thuật như: - Các từ chỉ mức độ, định lượng: “ Vẫn còn”, “ vơi dần”, “ bớt”, “ bao nhiêu” - Biện pháp tu từ nhân hóa, ẩn dụ: “ Sấm cũng . đứng tuổi” Hình thức: - Viết khoảng 10 - 12 câu theo mô hình diễn dịch. - Có sử dụng kiến thức Tiếng Việt: Khởi ngữ và thành phần biệt lập. Gạch chân và chỉ rõ khởi ngữ, thành phần biệt lập. Biểu điểm: - Điểm 5: Đoạn văn thực hiện đầy đủ, đúng các yêu cầu của đề bài. Diễn đạt trôi chảy, sinh động. - Điểm 4: Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu trên. Diễn đạt trôi chảy, sinh động nhưng có thể mắc vài lỗi chính tả. - Điểm 3: Đoạn văn có bố cục rõ ràng, có thể mắc một vài lỗi diễn đạt. - Điểm 2: Đoạn văn đạt ½ yêu cầu trên nhưng nội dung còn sơ sài, mắc lỗi chính tả và diễn đạt. - Điểm 1: Mắc nhiều lỗi diễn đạt và chính tả. Đoạn văn viết sơ sài. - Điểm 0: Lạc đề hoặc không viết đoạn văn. Câu 3 (1 điểm): HS trình bày suy nghĩ của bản thân để làm rõ vai trò của tình cảm gia đình, từ đó nêu được trách nhiệm của bản thân với gia đình
  5. MA TRẬN BÀI KIỂM TRA SỐ 9 (PHẦN THƠ) TIẾT 129 - MÔN : NGỮ VĂN 9 Nội dung Mức độ cần đạt Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng số cao I. Trắc Ngữ liệu: - Nhận biết - Hiểuý nghiệm tác giả, tác nghĩa của - Văn bản thơ: phẩm. một chi tiết, Mùa xuân nho một hình ảnh nhỏ, Viếng - Nhận biết đặc sắc trong lăng Bác, các biện pháp văn bản Sang thu, Nói nghệ thuật với con. chính của bài -Hiểu nội thơ, câu thơ dung chính của câu thơ/ văn bản. Số câu 4 4 8 Số điểm 1 1 2 Tỉ lệ 10% 10% 20% II. Tự - Các văn bản - Chép thuộc - Cảm nhận - Nêu suy luận thơ học kì lòng một đoạn một đoạn nghĩ của 2:Mùa xuân thơ trong bài thơ trong bản thân nho nhỏ, ”Mùa xuân bài ”Sang về vai trò Viếng lăng nho nhỏ”. thu”, của tình Bác, Sang thu, ”Viếng cảm gia - Nêu tên tác Nói với con. lăng Bác” đình. giả và mạch cảm xúc của bài thơ. Số câu 1 1 1 3 Số điểm 2 5 1 8 Tỉ lệ 20% 50% 10% 80%