Bài tập ôn tập môn Vật lý Lớp 6 - Chủ đề 1: Phép đo các đại lượng vật lí
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn tập môn Vật lý Lớp 6 - Chủ đề 1: Phép đo các đại lượng vật lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_tap_on_tap_mon_vat_ly_lop_6_chu_de_1_phep_do_cac_dai_luo.docx
Nội dung text: Bài tập ôn tập môn Vật lý Lớp 6 - Chủ đề 1: Phép đo các đại lượng vật lí
- Vật lý 6 BÀI TẬP CHỦ ĐỀ 1 : PHÉP ĐO CÁC ĐẠI LƯỢNG VẬT LÍ Câu 1 : Chọn phương án sai Người ta thường sử dụng đơn vị đo độ dài là A. mét (m) B. kilômét (km)C. mét khối (m 3) D. đềximét (dm) Câu 2: Giới hạn đo của thước là A. độ dài lớn nhất ghi trên thước.B. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. C. độ dài nhỏ nhất ghi trên thước.D. độ dài giữa hai vạch bất kỳ ghi trên thước. Câu 3 :Trên một cái thước có số đo lớn nhất là 30, số nhỏ nhất là 0, đơn vị là cm. Từ vạch số 0 đến vạch số 1 được chia làm 10 khoảng bằng nhau. Vậy GHĐ và ĐCNN của thước là: A. GHĐ 30 cm, ĐCNN 1 cmB. GHĐ 30 cm, ĐCNN 1 mm C. GHĐ 30 cm, ĐCNN 0,1 mmD. GHĐ 1 mm, ĐCNN 30 cm Câu 4 : Thuật ngữ “Tivi 21 inches” để chỉ: A. Chiều dài của màn hình tivi.B. Đường chéo của màn hình tivi. C. Chiều rộng của màn hình tivi.D. Chiều rộng của cái tivi. Câu 5 : Cho các bước đo độ dài gồm: (1) Đặt thước đo và mắt nhìn đúng cách. (2) Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp. (3) Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định. Thứ tự đúng các bước thực hiện để đo độ dài là: A. (1), (2), (3) B. (3), (2), (1)C. (2), (1), (3) D. (2), (3), (1) Câu 6 : Nguyên nhân gây ra sai số khi đo chiều dài của một vật là A. Đặt thước không song song và cách xa vật.B. Đặt mắt nhìn lệch. C. Một đầu của vật không đặt đúng vạch số 0 của thước.D. Cả 3 nguyên nhân trên Câu 7 : Khi đo thể tích chất lỏng cần: A. Đặt bình chia độ nằm ngang. B. Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình.
- C. Đặt mắt nhìn xiên với độ cao mực chất lỏng trong bình. D. Đặt mắt nhìn vuông góc với độ cao mực chất lỏng trong bình. Câu 8 : Điền vào chỗ trống: 150 ml = m3 = . A. 0,00015 m3; 0,15B. 0,00015 m 3; 0,015C. 0,000015 m 3; 0,15 D. 0,0015 m3; 0,015 Câu 9 : Trên một hộp sữa tươi có ghi 200 ml. Con số đó cho biết: A. Thể tích của hộp sữa là 200 ml.B. Thể tích sữa trong hộp là 200 ml C. Khối lượng của hộp sữaD. Khối lượng sữa trong hộp Câu 10 : Công thức tính thể tích của vật rắn khi đo bằng bình chia độ: A. Vrắn = Vlỏng – rắn - Vlỏng B. Vrắn = Vlỏng + rắn - Vlỏng C. Vrắn = Vlỏng – rắn + Vlỏng D. Vrắn = Vlỏng + rắn + Vlỏng Câu 11 : Trên một hộp mứt Tết có ghi 250g. Con số đó chỉ: A. sức nặng của hộp mứtB. thể tích của hộp mứt C. khối lượng của mứt trong hộp mứtD. sức nặng của hộp mứt Câu 12 : Khi đo khối lượng của một vật bằng một cái cân có ĐCNN là 10g. Kết quả nào sau đây là đúng? A. 298 g B. 302 g C. 3000 g D. 305 g Câu 13 : Cân một túi hoa quả, kết quả là 1553g. ĐCNN của cân đã dùng là: A. 5 g B. 100 g C. 10 g D. 1 g Câu 14 : Trên một viên thuốc cảm có ghi “Para 500 ”. Em hãy tìm hiểu thực tế để xem ở chỗ để trống phải ghi đơn vị nào dưới đây? A. mg B. tạ C. g D. kg Câu 15 : Trước một chiếc cầu có một biển báo giao thông có ghi “5T”. Số 5T có ý nghĩa gì? A. Số 5T chỉ dẫn rằng xe có trên 5 người ngồi thì không được đi qua cầu. B. Số 5T chỉ dẫn rằng xe có khối lượng trên 5 tấn thì không được đi qua cầu. C. Số 5T chỉ dẫn rằng xe có khối lượng trên 50 tấn thì không được đi qua cầu. D. Số 5T chỉ dẫn rằng xe có khối lượng trên 5 tạ thì không được đi qua cầu.