Bài giảng Ngữ Văn Lớp 9 - Chuyên đề: Ôn tập cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp - Đỗ Thị Hà
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ Văn Lớp 9 - Chuyên đề: Ôn tập cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp - Đỗ Thị Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
bai_giang_ngu_van_lop_9_chuyen_de_on_tap_cach_dan_truc_tiep.pptx
Nội dung text: Bài giảng Ngữ Văn Lớp 9 - Chuyên đề: Ôn tập cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp - Đỗ Thị Hà
- Chào mừng quý thầy cô và các em học sinh!
- Video trên liên quan đến phương châm hội thoại nào đã học?
- Phương châm về lượng Phương châm về chất Lưu ý - Quan hệ giữa Các PCHT với tình Phương châm cách thức PCHT huống giao tiếp. - Những trường hợp Phương châm quan hệ không tuân thủ PCHT. Phương châm lịch sự
- GV: Đỗ Thị Hà Trường THCS Yên Phong
- CẤU TRÚC CHUYÊN ĐỀ I KIẾN THỨC CƠ BẢN, MỞ RỘNG II BÀI TẬP VẬN DỤNG III
- I. Kiến thức cơ bản, mở rộng
- 1. Cách dẫn trực tiếp - Dẫn trực tiếp: là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật. - Cách thức dẫn trực tiếp:+ Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép hoặc xuống dòng sau dấu gạch ngang. VD1: Ông cha ta đã từng dăn dạy: “Uống nước nhớ nguồn”. VD2: Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào: - Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. (Nguyễn Dữ)
- 1. Cách dẫn trực tiếp - Dẫn trực tiếp: là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật.- Cách thức dẫn trực tiếp:+ Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép hoặc xuống dòng sau dấu gạch ngang. + Lời dẫn trực tiếp có thể đứng trước hoặc đứng sau lời người dẫn.
- 1. Cách dẫn trực tiếp + Lời dẫn trực tiếp có thể đứng trước hoặc đứng sau lời người dẫn. VD1: Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cụ cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. VD2: “Khách tới bất ngờ, chắc cụ cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn” - Họa sĩ nghĩ thầm.
- 2. Cách dẫn gián tiếp - Dẫn gián tiếp: là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp. - Cách thức dẫn gián tiếp: + Lời dẫn gián tiếp tuy không bắt buộc đúng từng từ nhưng phải bảo đảm đúng ý, đúng nội dung.+ Lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép, có thể dùng từ rằng hoặc là đặt phía trước lời dẫn. VD: Cô ấy nói với tôi rằng cuối tuần cô ấy đi Hà Nội.
- 3. Cách chuyển từ lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp VD: Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.
- 3. Cách chuyển từ lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp - Bỏ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép (hoặc dấu gạch ngang).- Thay đổi từ xưng hô cho thích hợp.- Lược bỏ các tình thái từ (nếu có) và thay đổi từ chỉ thời gian cho thích hợp.- Có thể thêm từ rằng hoặc là trước lời dẫn. VD: Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. => Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói rằng độc lập, tự do là thứ quý giá nhất.
- II. Bài tập vận dụng
- Bài tập 1: Chỉ ra lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp trong các câu sau: a. Ông lão nghe chẳng sót một câu nào. Bao nhiêu là tin hay. Một em nhỏ trong ban tuyên truyền xung phong bơi ra giữa hồ Hoàn Kiếm cắm quốc kì lên Tháp Rùa. “Đấy, cứ kêu chúng nó trẻ con mãi đi, liệu đã bằng chúng nó chưa?”. Một anh trung đội trưởng sau khi giết được bảy tên giặc đã tự sát bằng một quả lựu đạn cuối cùng. (Làng, Kim Lân) b. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu và lắc “Thế là một - hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. (Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long)
- Bài tập 1: Chỉ ra lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp trong các câu sau: a. Ông lão nghe chẳng sót một câu nào. Bao nhiêu là tin hay. Một em nhỏ trong ban tuyên truyền xung phong bơi ra giữ hồ Hoàn Kiếm cắm quốc kì lên Tháp Rùa. “Đấy, cứ cứ kêu chúng nó trẻ con mãi đi, liệu đã bằng chúng nó chưa?”. Một anh trung đội trưởng sau khi giết được bảy tên giặc đã tự sát bằng một quả lựu đạn cuối cùng. (Làng, Kim Lân) - Lời dẫn trực tiếp: “Đấy, cứ cứ kêu chúng nó trẻ con mãi đi, liệu đã bằng chúng nó chưa?”
- Bài tập 1: Chỉ ra lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp trong các câu sau: b. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu và lắc “Thế là một - hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. (Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long) - Lời dẫn gián tiếp: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. - Lời dẫn trực tiếp: “Thế là một - hòa nhé!”
- Bài tập 2: Tìm lời dẫn trong các đoạn trích sau và cho biết đâu là dẫn lời nói, đâu là dẫn ý nghĩ.a ) Họa sĩ nghĩ thầm: "Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn". (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)b) Cụ giáo đã từng nghiêm khắc dặn học trò: "Lễ là tự lòng mình. Các anh trọng thầy thì các anh hãy làm như lời thầy dạy". ( Hà Ân, Chuyện về người thầy)c) Phải rồi, buổi trưa hôm trước, khi thấy tôi ăn một nắm cơm muối trắng bên bờ đồng và một đồng chí du kích, có một em bé từ phía nội cỏ đã đưa đến cho tôi một dúm tép rang. Em ấy bảo tép của em cất được Khi đó tôi tự hỏi: Em này làm gì một mình giữa đồng mà lại đem cơm tép rang đi ăn? ( Vũ Cao, Em bé bên bờ sông Lai Vu)d) Tôi có ngay cái ý nghĩ vừa non nớt vừa ngây thơ này: chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước. ( Thanh Tịnh, Tôi đi học)
- a ) Họa sĩ nghĩ thầm: "Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn". Ý nghĩ (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)b) Cụ giáo đã từng nghiêm khắc dặn học trò: "Lễ là tự lòng mình. Các anh trọng thầy thì các anh hãy làm nhưLời nóilời thầy dạy". ( Hà Ân, Chuyện về người thầy)c) Phải rồi, buổi trưa hôm trước, khi thấy tôi ăn một nắm cơm muối trắng bên bờ đồng và một đồng chí du kích, có một em bé từ phía nội cỏ đã đưa đến cho tôi một dúm tép rang. Em ấy bảo tép của em cất được Khi đó tôi tự hỏi: Em này làm gì một mình giữa đồng mà lại đem cơm tép rang đi ăn? Ý nghĩ Ý ( nghĩ Vũ Cao, Em bé bên bờ sông Lai Vu)d) Tôi có ngay cái ý nghĩ vừa non nớt vừa ngây thơ này: chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước. ( Thanh Tịnh, Tôi đi học)
- Bài tập 3: Chuyển lời dẫn trực tiếp trong các câu sau theo cách dẫn gián tiếp a. Họa sĩ nghĩ thầm: "Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước, dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn". (Nguyễn Thành Long) b. Vũ Nương nói: "Tôi bị chồng ruồng rẫy, thà già ở chốn làng mây cung nước, chứ còn mặt mũi nào về nhìn thấy người ta nữa". (Nguyễn Dữ) c. Anh ấy dặn lại chúng tôi: “Ngày mai tôi đi công tác, các em ở nhà nhớ chăm lo cho bản thân, giữ gìn sức khoẻ.” d. Thầy giáo nhắc lớp tôi: “Sắp đến đợt kiểm tra giữa học kì I, các em cần chăm chỉ học hành hơn”.
- a. Họa sĩ nghĩ thầm: "Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước, dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn". (Nguyễn Thành Long) a. Họa sĩ nghĩ thầm rằng khách tới bất ngờ, chắc anh thanh niên chưa kịp quét tước, dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn. b. Vũ Nương nói: "Tôi bị chồng ruồng rẫy, thà già ở chốn làng mây cung nước, chứ còn mặt mũi nào về nhìn thấy người ta nữa". (Nguyễn Dữ) b. Vũ Nương nói rằng nàng bị chồng ruồng rẫy, thà già ở chốn làng mây cung nước, chứ còn mặt mũi nào về nhìn thấy mọi người nữa.
- c. Anh ấy dặn lại chúng tôi: “Ngày mai tôi đi công tác, các em ở nhà nhớ chăm lo cho bản thân, giữ gìn sức khoẻ.” c. Anh ấy dặn lại chúng tôi là ngày mai anh ấy đi công tác, chúng tôi ở nhà nhớ chăm lo cho bản thân, giữ gìn sức khoẻ. d. Thầy giáo nhắc lớp tôi: “Sắp đến đợt kiểm tra giữa học kì I, các em cần chăm chỉ học hành hơn”. d. Thầy giáo nhắc lớp tôi rằng sắp đến đợt kiểm tra giữa học kì I, chúng tôi cần chăm chỉ học hành hơn.
- Bài tập 4: Viết một đoạn văn (khoảng 10 câu theo cách tổng - phân - hợp) phân tích lòng hiếu thảo của Vũ Nương (Chuyện người con gái Nam Xương, Nguyễn Dữ). Trong đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp (gạch chân dưới lời dẫn trực tiếp đó).
- Gợi ý - Khi viết, chú ý hình thức đoạn văn, lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép. - Câu chủ đề: Trong văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương”, tác giả Nguyễn Dữ đã cho ta thấy Vũ Nương là một người con dâu hiếu thảo. - Các ý triển khai:+ Khi mẹ chồng ốm, (dẫn chứng phân tích).+ Khi mẹ chồng mất, (dẫn chứng phân tích).+ Lời trăng trối của bà mẹ chồng (dẫn chứng phân tích).- Nghệ thuật: Đặt nhân vật vào tình huống, ngôn ngữ đối thoại
- Trong văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương”, tác giả Nguyễn Dữ đã cho ta thấy Vũ Nương là một người con dâu hiếu thảo. Nàng một mình sinh con, hằng ngày ở bên bầu bạn, chăm sóc mẹ chồng, cùng mẹ đợi chồng bình an quay về. Nhưng bà cụ do nhớ thương con trai quá mà sinh tâm bệnh, ốm nặng. Vũ Nương đã hết mực chạy chữa thuốc thang cho mẹ chồng, nàng còn thành tâm lễ bái thần phật để mong bà cụ được phù hộ độ trì. Nhưng hơn cả, nàng biết tâm bệnh của mẹ không thể chỉ có dùng thuốc thang hay lễ bái mà có thể khỏi được, nên Vũ Nương còn dùng những lời lẽ ngọt ngào an ủi bà cụ. Vũ Nương yêu thương mẹ chồng xuất phát từ tình cảm tận đáy lòng, nên nàng mới để ý từng chút, chăm sóc không chỉ sức khỏe mà còn tâm hồn cho bà cụ một cách khéo léo và ân cần đến thế. Nhưng không trụ được lâu, mẹ chồng nàng đã qua đời, trước khi mất, những lời trăn chối của bà đã khẳng định được rõ nhất lòng hiếu thảo của Vũ Nương. Bà được Vũ Nương thương yêu, săn sóc nên cũng yêu thương Vũ Nương không kém, bà dành những lời cuối để an ủi Vũ Nương, mong nàng không đau xót cho mình quá và mong “Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ.” Đây là câu nói đắt giá, thể hiện tình cảm của mẹ chồng dành cho nàng và chứng nhận lòng hiếu thảo của nàng