Bài giảng Ngữ Văn Lớp 9 - Bài: Văn bản Đồng chí - Đỗ Thị Hà

pptx 52 trang Chiến Đoàn 10/01/2025 180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ Văn Lớp 9 - Bài: Văn bản Đồng chí - Đỗ Thị Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_9_bai_van_ban_dong_chi_do_thi_ha.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ Văn Lớp 9 - Bài: Văn bản Đồng chí - Đỗ Thị Hà

  1. CHÀO MỪNG THẦY CÔ GIÁO VÀ CÁC EM HỌC SINH
  2. Gv Đỗ Thị Hà Trường THCS Yên Phong
  3. I. Đọc- Tìm hiểu chung
  4. CHÍNH HỮU (1926- 2007) -Tên thật là Trần Đình Đắc, quê ở Hà Tĩnh. - Năm 1946, ông gia nhập Trung đoàn Thủ đô và hoạt động trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
  5. - Ông bắt đầu làm thơ năm 1947, thơ ông hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh. - Ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.
  6. TÁC PHẨM CỦA CHÍNH HỮU
  7. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC XUẤT XỨ - Sáng tác đầu năm 1948 (thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp)
  8. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC Vào cuối năm 1947, tôi tham gia chiến dịch Việt Bắc. Địch nhảy dù ở Việt Bắc và hành quân từ Bắc Kạn đến Thái Nguyên. Khi đó tôi là chính trị viên đại đội. Phải nói là chiến dịch vô cùng gian khổ. Bản thân tôi cũng chỉ phong phanh trên người một bộ áo cánh, đầu không mũ, chân không giày. Đêm ngủ nhiều khi phải rải lá khô để nằm, không có chăn màn, ăn uống rất kham khổ vì đang trên đường hành quân truy kích địch. Tôi cũng phái có trách nhiệm chăm sóc anh em thương binh và chôn cất một số tử sĩ. Sau trận đó, tôi ốm, phải nằm lại điều trị; đơn vị cử một đồng chí ở lại săn sóc tôi. Trong khi ốm, nằm ở nhà sàn heo hút, tôi làm bài thơ Đồng chí.
  9. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC XUẤT XỨ - Sáng tác đầu năm 1948 (thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp) - In trong tập “Đầu súng trăng treo”
  10. ĐỒNG CHÍ Quê hương anh nước mặn, đồng chua Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi. Anh với tôi đôi người xa lạ Áo anh rách vai Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau, Quần tôi có vài mảnh vá Súng bên súng, đầu sát bên đầu Miệng cười buốt giá Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. Chân không giày Đồng chí! Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay Đêm nay rừng hoang sương muối Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo. 1948
  11. Phương thức Đề tài, chủ đề biểu đạt Ngợi ca tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, sâu Biểu Tự nặng của những người lính cách mạng dựa trên cảm sự Miêu cơ sở cùng chung cảnh tả ngộ và lí tưởng, khó khăn của cuộc chiến đấu.
  12. Thể thơ Tự do
  13. 10 câu thơ tiếp: 3 câu thơ cuối: 7 câu thơ đầu: Những biểu Cơ sở của tình Bức tranh đẹp hiện của tình đồng chí về người lính đồng chí BỐ CỤC
  14. II. Đọc –Tìm hiểu chi tiết
  15. 1. Cơ sở của tình đồng chí
  16. Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. Thành ngữ sóng đôi Những người lính nông dân ra đi từ những miền quê nghèo khó Tương đồng về cảnh ngộ xuất thân
  17. Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau, Súng bên súng, đầu sát bên đầu, Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ. Ngôn ngữ bình dị, mộc mạc, điệp ngữ, biện pháp hoán dụ Chung nhiệm vụ và lý tưởng chiến đấu Sẵn sàng chia sẻ khó khăn gian khổ.
  18. Cơ sở tình đồng chí: Chung hoàn cảnh xuất thân: từ miền quê nghèo khó Chung lí tưởng, mục đích: lên đường vì Tổ quốc Chung hoàn cảnh chiến đấu gian khổ, chia ngọt sẻ bùi
  19. Cơ sở tình đồng chí: Lũ chúng tôi Bọn người tứ xứ Gặp nhau hồi chưa biết chữ Quen nhau từ buổi "một hai" Súng bắn chưa quen, Quân sự mươi bài, Lòng vẫn cười vui kháng chiến Lột sắt đường tàu, Rèn thêm dao kiếm, áo vải chân không, Đi lùng giặc đánh.
  20. “Đồng chí!”
  21. Chủ đề của bài thơ Câu thơ đặc biệt Khẳng định tình đồng chí, đồng “Đồng chí!” đội giữa hai người lính Nhịp cầu nối đoạn 1 và đoạn 2
  22. Tiến trình Chung lí Đồng Xa lạ Tri kỉ hình tưởng chí thành Cấu trúc song hành Nghệ Thông cảm, chia sẻ Thành ngữ cùng nhau chiến thuật đấu là nguồn cội Biện pháp hoán dụ của tình đồng chí keo sơn
  23. 2. Những biểu hiện của tình đồng chí
  24. Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người quầng trắng ướt mồ hôi. Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
  25. Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. Không gian thân thuộc, bình dị Sự gắn bó nghĩa tình, sâu sắc Sự thấu hiểu tâm tư, thông cảm cho nhau
  26. Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
  27. Những biểu hiện của tình đồng chí Đồng cam Yêu thương Thấu hiểu cộng khổ gắn bó - Hoàn cảnh - Sốt rét rừng - Tay nắm lấy - Nỗi lòng - Thiếu thốn bàn tay - Thiên nhiên khắc nghiệt Tình cảm chân thành, sâu sắc, nâng đỡ người lính trên mọi nẻo đường
  28. Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùng (Quang Dũng) Giọt giọt mồ hôi rơi Trên má anh vàng nghệ (Tố Hữu)
  29. Nhịp thơ ngắn, phép đối Biểu hiện: Sự đồng cảm + Cùng đồng cam cộng khổ + Yêu thương, gắn bó Ca ngợi sức mạnh thiêng liêng của tình đồng chí, đã giúp họ Biểu hiện của tình đồng chí vượt qua tất cả mọi khó khăn gian khổ.
  30. Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo
  31. Hoàn cảnh Chung sức khắc nghiệt đồng lòng, gắn bó
  32. Ý nghĩa biểu tượng: Súng Trăng Chiến sĩ Thi sĩ Gần Xa Ý chí chiến đấu Khát vọng hòa bình Hiện thực khốc liệt Tâm hồn lãng mạn Hình ảnh “đầu súng trăng treo” là hình ảnh mang tính lãng mạn và hiện thực, thể hiện tâm hồn “thi sĩ” của những người chiến sĩ.
  33. PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1 Cho câu thơ sau: “Quê hương anh nước mặn, đồng chua” Câu 1: Chép tiếp để hoàn thành khổ thơ trên. Cho biết tên và hoàn cảnh sáng tác bài thơ. Câu 2: Giải thích từ Hán Việt “tri kỷ” và tìm một từ thuần Việt đồng nghĩa với nó. Theo em, có thể thay từ thuần Việt đó cho từ “tri kỷ” được không? Vì sao? Câu 3: Câu thơ thứ sáu cùa đoạn thơ trên có từ “tri kỷ”. Một bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 9 - Tập I cũng có câu thơ dùng từ “tri kỷ”. Em hãy chép lại câu thơ đó và cho biết tên bài thơ. Cách sử dụng từ “tri kỷ” ở hai bài thơ có gì khác nhau? Câu 4: Nếu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp, dòng thơ cuối là kiểu câu gì? Nêu tác dụng của việc sử dụng kiểu câu đó trong văn cảnh trên? Câu 5: Đoạn thơ trên đã cho thấy cơ sở hình thành tình đồng chí giữa những người lính Cách mạng thời kì kháng chiến chống Pháp. Em hãy cho biết tình đồng chí đó được xây dựng dựa trên những cơ sở nào? Câu 6: Bằng một đoạn văn Tổng - Phân - Hợp (khoảng 12 câu), hãy làm rõ nội dung đoạn thơ vừa chép. Trong đoạn văn có sử dụng một câu bị động và một câu ghép. Câu 7: Từ cảm nhận về đoạn thơ trên, hãy phát biểu suy nghĩ của em về một tình bạn đẹp. (Trình bày bằng một đoạn văn khoảng 8-10 câu).
  34. Câu 1: Chép tiếp để hoàn thành khổ Câu 1: Chép tiếp để hoàn thành khổ thơ: thơ trên. Cho biết tên và hoàn cảnh “Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. sáng tác bài thơ. Anh với tôi đôi người xa lạ” Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau, Súng bên súng, đầu sát bên đâu, Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. Đồng chí!’’ - Bài thơ “Đồng chí” của tác giả Chính Hữu. - Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ sáng tác năm 1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp, khi tác giả là chính trị viên Đại đội tham gia chiến dịch Việt Bắc 1947.
  35. Câu 2: Giải thích từ Hán Việt “tri kỷ” Câu 2: Giải thích từ “tri kỷ” và tìm một từ thuần Việt đồng nghĩa - Tri kỷ: (xét trong câu thơ) thân thiết, với nó. Theo em, có thể thay từ thuần hiểu bạn như hiểu mình. Từ thuần Việt Việt đó cho từ “tri kỷ” được không? đồng nghĩa với từ tri kỷ là “bạn thân” Vì sao? - Không thề thay từ “bạn thân” cho từ “tri kỷ” vì nếu thay sẽ làm mất đi sự trang trọng, thiêng liêng
  36. Câu 3: Câu thơ thứ sáu cùa đoạn thơ trên có từ “tri kỷ”. Một bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 9 - Tập I cũng có câu thơ dùng từ “tri kỷ”. Em hãy chép lại câu thơ đó và cho biết tên bài thơ. Cách sử dụng từ “tri kỷ” ở hai bài thơ có gì khác nhau? Câu 3: Trong “Ánh trăng” Nguyễn Duy cũng sử dụng từ “tri kỷ”. “hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỷ” Cách dùng từ: Từ "tri kỷ" trong hai câu thơ có cùng nghĩa chỉ đôi bạn thân thiết, thấu hiểu tâm tư tình cảm cùa nhau. Nhưng trong mỗi trường hợp cụ thể có nét nghĩa khác nhau, ở câu thơ của Chính Hữu: "tri kỷ" chỉ tình cảm giữa người với người. Còn câu thơ cùa Nguyễn Duy: “tri kỷ” lại chỉ tình bạn giữa vầng trăng với người.
  37. Câu 4: Nếu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp, dòng thơ cuối là kiểu câu gì? Nêu tác dụng của việc sử dụng kiểu câu đó trong văn cảnh trên? Câu 4: Cấu tạo và tác dụng của câu thơ “Đồng chí” - Cấu tạo: Dòng thơ cuối thuộc kiểu câu đặc biệt - Tác dụng: Câu đặc biệt như một lời khẳng định, một phát hiện sự kết tinh tình cảm của người lính. Câu đặc biệt con như bản lề gắn kết hai khổ thơ —> Bộc lộ chủ đề tác phẩm.
  38. Câu 5: Đoạn thơ trên đã cho thấy cơ sở hình thành tình đồng chí giữa những người lính Cách mạng thời kì kháng chiến chống Pháp. Em hãy cho biết tình đồng chí đó được xây dựng dựa trên những cơ sở nào? Câu 5: Cơ sở hình thành tình đồng chí: - Sự tương đồng cảnh ngộ nghèo khó - Chung lí tưởng, mục đích cao cả: chiến đấu giành độc lập, tự do cho Tổ quốc - Chung hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn của đời lính
  39. Câu 6: Bằng một đoạn văn Tổng - Phân - Hợp (khoảng 12 câu), hãy làm rõ nội dung đoạn thơ vừa chép. Trong đoạn văn có sử dụng một câu bị động và một câu ghép. Viết đoạn văn, cần đảm bảo các ý sau: - Mở đầu bằng hai câu thơ đối nhau rất chỉnh: “Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá" - Những người lính đều là con em nông dân từ các miền quê nghèo hội tụ về đây trong một đội ngũ cùng hoàn cảnh nghèo khó. “Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau” - Từ “đôi” chỉ hai người, hai đối tượng chẳng thể tách rời nhau kết hợp với từ “xa lạ” làm cho ý xa lạ được nhấn mạnh hơn. - “Tự phương trời” tuy chẳng quen nhau nhưng cùng đồng điệu trong nhịp đập của trái tim, cùng tham gia chiến đấụ, giữa họ đã nảy nở thứ tình cảm cao đẹp: Tình đồng chí - tình cảm ấy không phải chỉ là cùng cảnh ngộ mà còn là sự gắn kết trọn vẹn cả về lý trí, lý tưởng và mục đích cao cả: chiến đấu giành độc lập tự do cho Tổ quốc. “Súng bên súng, đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. Đồng chí!” - Từ “chung” bao hàm nhiều ý: chung cảnh ngộ, chung giai cấp, chung chí hướng, chung một khát vọng - Câu đặc biệt “Đồng chí” làm cho đoạn thơ kết thúc thật đặc biệt, sâu lắng => như một nốt nhạc làm bừng sáng cả bài thơ, là kết tinh của một tình cảm cách mạng mới mẻ chỉ có ở thời đại mới.
  40. Câu 7: Suy nghĩ của em về một tình bạn đẹp a. Khẳng định: Tình đồng chí trong bài thơ cùng tên của nhà thơ Chính Hữu là một biểu hiện của tình bạn đẹp. Câu 7: Từ b. Giải thích khái niệm: cảm nhận về - Tình bạn là tình cảm gắn bó thân thiết giữa những người có nét chung về sở thích, tính tình, ước mơ, lý đoạn thơ trên, tưởng hãy phát biểu - Tình bạn đẹp là tình bạn gắn bó, yêu thương, sẻ chia, đồng cảm, trách nhiệm và giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Tình bạn đẹp phải trên cơ sở tôn trọng, chân thành và tin cậy lẫn nhau. suy nghĩ của c. Biểu hiện: em về một - Luôn chia sẻ với nhau mọi niềm vui, nỗi buồn, biết động viên, an ủi, khích lệ tình bạn đẹp. - Giúp đỡ nhau trong cuộc sống, trong học tập, biết chỉ ra khuyết điểm, sai lầm để bạn sửa chữa, không a (Trình bày dua, che giấu cho khuyết điểm của bạn, luôn mong muốn bạn tiến bộ bằng một d. Ý nghĩa: đoạn văn - Làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn, mang lại niềm vui, khoảng 8-10 - Trở thành động lực giúp nhau thành công câu). e. Lên án tình bạn chưa đẹp: - Dân gian có câu “Giàu vì bạn, sang vì vợ” nhưng cũng có câu “Tin bạn mất bò” bởi lẽ có nhiều người tưởng như là bạn nhưng thật ra lại lợi dụng ta để mưu cầu lợi ích cá nhân. - Chọn người bạn tốt mà chơi để tránh xa những kẻ trục lợi, lừa thầy phản bạn f. Khẳng định, liên hệ hành động: Suy nghĩ, hành động bản thân: có ý thức và có hành động cụ thể để xây dựng và giữ gìn tình bạn đẹp.
  41. Trong bài thơ Đồng chí, Chính Hữu đã viết rất xúc động về người chiến sỹ thời kháng chiến chống Pháp: [ ] Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi. Áo anh rách vai quần tôi có vài mảnh vá PHIẾU Miệng cười buốt giá SỐ 2 Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. Câu 1: Từ Đồng chí nghĩa là gì? Theo em, vì sao tác giả lại đặt tên bài thơ của mình là Đồng chí? Câu 2: Trong câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”, nhà thơ đã sử dụng phép tu từ gì? Nêu rõ hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ ấy. Câu 3: Dựa vào đoạn thơ trên, hãy viêt một đoạn văn (khoảng 10 câu) theo cách lập luận tồng hợp - phân tích - tổng hợp trong đó có sử dụng phép thế và một câu phủ định đề làm rõ sự đồng cảm, sẻ chia giữa những người đồng đội (Gạch dưới câu phủ định và những từ ngữ làm phép thế).
  42. Từ Đồng chí nghĩa là gì? Theo em, vì sao tác giả lại đặt tên bài thơ của mình là Đồng chí? Câu 1: Giải nghĩa tự “Đồng chí” và ý nghĩa nhan đề: - Giải nghĩa từ “Đồng chí”: người có cung chí hướng, lí tưởng. Người cùng ở trong một đoàn thề chính trị hay một tổ chức cách mạng thường gọi nhau là “đồng chí”. Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, “đồng chí” trở thành từ xưng hô quen thuộc trong các cơ quan, đoàn thể, đơn vị bộ đội. - Ý nghĩa nhan đề: Bài thơ được đặt tên “Đồng chí” nhằm nhấn mạnh sức mạnh và vè đẹp tinh thần của người lính cách mạng - những người có cùng chung cảnh ngộ, lí tưởng chiến đấu, gắn bó keo sơn trong chiến đấu gian khổ thời chống Pháp. Tinh đồng chí vừa là tình chiến đấu, vừa là tình thân. Cả hai đều là máu thịt, hữu cơ, nó là sinh mạng con người cầm súng. Nó còn là lời nhắn gửi, lời kí thác của nhà thơ với người, với mình, nó là tiếng gọi sâu thẳm, thiêng liêng, nó là vật báu phải giữ gìn trân trọng.
  43. Câu 2: Trong câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”, nhà thơ đã sử dụng phép tu từ gì? Nêu rõ hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ ấy. Câu 2: Câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” - Câu thơ “Giếng nươc gốc đa nhớ người ra lính” diễn tả tình cảm của con người một cách gián tiếp, kín đáo qua các sự vật trong những mô tip rất quen thuộc về làng quê của ca dao: “giếng nước gốc đa”. - Câu thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ và nhân hóa đã góp phần thể hiện một cách sâu sắc tình cảm của quê hương, cùa người hậu phương đối với người bộ đội. Ngoài ra các biện pháp nghệ thuật đó còn làm cho lời thơ vừa có sắc thái dân gian, vừa hiện đại.
  44. Câu 3: Dựa vào đoạn thơ trên, hãy viêt một đoạn văn (khoảng 10 câu) theo cách lập luận tồng hợp - phân tích - tổng hợp trong đó có sử dụng phép thế và một câu phủ định đề làm rõ sự đồng cảm, sẻ chia giữa những người đồng đội (Gạch dưới câu phủ định và những từ ngữ làm phép thế). Câu 3: Viết đoạn văn, đảm bảo các nội dung sau: - Tình đồng chí cao đẹp đã mang lại sự đồng cảm, chia sẻ sâu sắc giữa những người đồng đội. - Tuy xuất thân từ những làng quê cụ thể khác nhau nhưng những người chiến sĩ ấy đã có cùng một cảnh ngộ. - Họ đã phải từ giã ruộng nương, làng mạc để bước chân vào quân ngũ. - Họ để lại sau lưng những người thân với cuộc sống khó khăn, vất vả, với những tình cảm nhớ thương tha thiết. - Bước chân vào cuộc chiến đấu trong giai đoạn đầu gian khổ, những người lính không có cả những trang phục bình thường, quen thuộc của một người bộ đội. - Áo thì rách vai quần thì có vài mảnh vá, chân thì không giày. - Nhưng tinh thần của họ vẫn lạc quan: miệng cười buốt giá. - Họ lại yêu thương, đoàn kết, gắn bó nhau trong hoàn cảnh thiếu thốn ấy: “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. - Tình đồng chí như một ngọn lửa nồng đã sưởi ấm tâm hồn, cuộc sống của những người vệ quốc quân Việt Nam. - Chính tình đồng chí cao đẹp đó đã mang lại sức mạnh và làm nên chiến thắng của cuộc kháng chiến chống Pháp.
  45. Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3 “Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo”. (Đồng chí - Chính Hữu, Ngữ văn 9) Câu 1: Khi nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Đồng chí, có bạn học sinh viết: “Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu trích từ tập thơ “Vầng trăng quầng lửa” và được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ’. Em hãy sửa lỗi kiến thức của câu văn trên. Câu 2: Hãy ghi lại tên một tác phẩm đã học (ghi rõ tên tác giả) sáng tác cùng năm với bài thơ Đồng chí. Câu 3: Về câu thơ cuối cùa bài thơ, nhà thơ Chính Hữu kể rằng lúc đâu ông viết là “Đầu súng mảnh trăng treo”, sau đó bớt đi một chữ. Chữ nào trong câu thơ đã được bớt đi? Theo em, vì sao tác giả lại bớt đi như vậy? Câu 4: Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng - phân - hợp với chủ đề: Ba câu kết thúc bài thơ là bức tranh đẹp về tình đồng chí, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ. Trong đoạn có sử dụng câu cảm thán và phép nối để liên kết (gạch dưới câu cảm thán và từ ngữ dùng làm phép nối).
  46. Câu 1: Sửa lại xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: “Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu trích tư Câu 1: Khi nêu xuất xứ và hoàn tập thơ “Đầu súng trăng treo” và được sáng tác cảnh sáng tác của bài thơ Đồng trong thời kì kháng chiến chống Pháp”. chí, có bạn học sinh viết: “Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu trích từ tập thơ “Vầng trăng quầng lửa” và được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ’. Em hãy sửa lỗi kiến thức của câu văn trên.
  47. Câu 2: Hãy ghi lại tên một tác phẩm đã học (ghi rõ tên tác giả) sáng tác cùng năm với bài thơ Đồng chí. Câu 2: Tác phẩm có cùng năm sáng tác (1948): - Tác phẩm: Làng - Tác giả: Kim Lân
  48. Câu 3: Về câu thơ cuối cùa bài thơ, nhà thơ Chính Hữu kể rằng lúc đâu ông viết là “Đầu súng mảnh trăng treo”, sau đó bớt đi một chữ. Chữ nào trong câu thơ đã được bớt đi? Theo em, vì sao tác giả lại bớt đi như vậy? Câu 3: Việc bớt đi từ “mảnh” trong câu thơ “Đầu súng trăng treo” có ý nghĩa: - Chữ được bớt là: “mảnh” - Tác dụng: Tác giả bớt chữ “mảnh” bởi câu thơ “Đầu súng trăng treo” vẫn gợi được hình ảnh vầng trăng treo trên đầu mũi súng. Hơn nữa, khi bớt đi một chữ, câu thơ trở nên gọn, chắc, giàu nhịp điệu. Bốn chữ này có nhịp điệu như nhịp lắc của một cái gì lơ lửng, chông chênh; góp phần diễn tả sinh động hình ảnh vầng trăng treo lơ lửng trên đầu mũi súng.
  49. Câu 4: Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng - phân - hợp với chủ đề: Ba câu kết thúc bài thơ là bức tranh đẹp về tình đồng chí, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ. Trong đoạn có sử dụng câu cảm thán và phép nối để liên kết (gạch dưới câu cảm thán và từ ngữ dùng làm phép nối). Câu 4: Viết đoạn văn: cần đảm báo các nội dung sau: - Trong cảnh “rừng hoang sương muối” - rừng mùa đông ở Việt Bắc sương muối phủ đầy trời, những người lính vẫn đựng cạnh bên nhau, im lặng, phục kích chờ giặc tới. Từ “chờ” là tư thế chủ động của người lính - Hai câu thơ đối nhau thật chỉnh và gợi cảm giữa khung cảnh và toàn cảnh. Khung cảnh lạnh lẽo, buốt giá. Toàn cảnh là tinh cảm ấm nồng của người lính với đồng đội. Sức mạnh của tình đồng đội đã giúp người lính vượt lên tất cả sự khắc nghiệt của thời tiết. Chính tình đồng chí đã sưởi ấm các anh giữa rừng hoang mùa đông và sương muối buốt giá. - Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” là có thật trong cảm giác, được nhận ra từ những đêm hành quân, phục kích chờ giặc. Đây là hình ảnh đẹp nhất, gợi bao liên tưởng phong phú: Súng và trăng là gần và xa, là chiến sĩ vả thi sĩ, là thực tại và mơ mộng. Tất cả đã hòa quyện, bổ sung cho nhau trong cuộc đời người lính cách mạng. Câu thơ như nhãn tự của cả bài, vừa mang tính hiện thực, vừa mang sắc thái lãng mạn. - Ba câu thơ là bức tranh đẹp, là biểu tượng đẹp giàu chất thơ về tình đồng chí, đồng đội.