Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Phân môn Sinh học) - Bài: Ôn tập giữa học kì i - Nguyễn Thị Hoa
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Phân môn Sinh học) - Bài: Ôn tập giữa học kì i - Nguyễn Thị Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
bai_giang_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_phan_mon_sinh_hoc_bai_on_t.pptx
Nội dung text: Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Phân môn Sinh học) - Bài: Ôn tập giữa học kì i - Nguyễn Thị Hoa
- CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ GIÁO ĐẾN DỰ GIỜ LỚP 6A4 GV: Nguyễn Thị Hoa Phân môn: Sinh học
- THI GIỮA HỌC KÌ I - Nội dung thi: Từ bài 18 đến bài 22 - Hình thức thi: 70% tự luận + 30% trắc nghiệm
- Tế bào là đơn bị cơ bản của các cơ thể sống Hình dạng tế bào Kích thước tế bào CHƯƠNG V: TẾ BÀO Cấu tạo tế bào Phân biệt tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực TRỌNG TÂM Phân biệt tế bào động vật và tế KIẾN THỨC bào thực vật Sự lớn lên của tế bào Sự sinh sản của tế bào Ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản tế bào CHƯƠNG VI: TỪ TẾ BÀO ĐẾN CƠ THỂ
- ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I Câu 1: Tại sao tế bào được coi là đơn vị cơ bản của các cơ thể sống? Tế bào được coi là đơn vị cơ bản của cơ thể sống vì: - Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo từ đơn vị là tế bào. - Tuy nhỏ bé nhưng tế bào có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản: sinh trưởng (lớn lên), hấp thụ dinh dưỡng, hô hấp, cảm ứng, bài tiết và sinh sản.
- ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I Câu 2: Giải thích vì sao mỗi tế bào lại có hình dạng và kích thước khác nhau? Tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau vì chúng thực hiện các chức năng khác nhau.
- ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I Câu 3: Kể tên các thành phần chính của tế bào và chức năng của chúng? 1 2 4 3 Tế bào gồm các thành phần chính và chức năng như sau: - Màng tế bào: Tham gia vào quá trình trao đổi chất giữa tế bào và môi trường. - Tế bào chất: Là nơi xảy ra các hoạt động trao đổi chất. - Nhân hoặc vùng nhân: Là trung tâm điều khiển các hoạt động sống của tế bào
- ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I Câu 4: Trình bày điểm khác nhau và giống nhau giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
- ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I Câu 4: Trình bày điểm khác nhau và giống nhau giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực Giống Cả 2 loại tế bào đều có màng tế bào và tế bào chất. - Không có hệ thống nội - Có hệ thống nội màng, màng, Tế bào - Các bào quan không có - Các bào quan có màng bao chất màng bao bọc, bọc, - Chỉ có một bào quan - duy - Có nhiều bào quan khác nhau. nhất là ribosome. Nhân - Không có màng nhân Có màng nhân
- ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I Câu 5: Trình bày điểm giống và khác nhau về thành phần cấu tạo giữa tế bào động vật và thực vật.
- ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I Câu 5: Trình bày điểm giống và khác nhau về thành phần cấu tạo giữa tế bào động vật và thực vật. Giống nhau: + Đều là tế bào nhân thực. + Trong cấu tạo có các thành phần: màng tế bào, tế bào chất và nhân. Ngoài ra, còn có một số bào quan (ti thể, thể Gongi, mạng lưới nội chất, .) Khác nhau: Đặc điểm Tế bào thực vật Tế bào động vật Thành tế bào Có Không Nhỏ, chỉ có ở một số ĐV Không bào To, nằm gần trung tâm đơn bào Lục lạp Có Không
- ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I Câu 6: Sự lớn lên và sinh sản của tế bào có ý nghĩa gì đối với sinh vật? - Sinh vật đa bào lớn lên nhờ sự tăng kích thước (lớn lên) và tăng số lượng (phân chia) tế bào. - Sinh vật đơn bào lớn lên nhờ sự tăng lên của kích thước tế bào. - Giúp thay thế tế bào bị tổn thương hoặc tế bào già chết ở sinh vật.
- ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I Câu 7: Vì sao rau củ và thịt cùng được bảo quản trong ngăn đá của tủ lạnh, khi rã đông rau củ bị dập nát còn thịt vẫn bình thường? Từ đó hãy đưa ra cách bảo quản thực phẩm phù hợp. - Khi bảo quản rau củ trong ngăn đá: nước trong tế bào đông cứng, khi rã đông, nước dãn nở phá vỡ cấu trúc thành tế bào dẫn đến tế bào thực vật không còn nguyên hình dạng. Còn thịt, cấu tạo tế bào động vật: không có thành tế bào nên không xảy ra hiện tượng đó. - Cách bảo quản thực phẩm phù hợp: + Nên bảo quản thịt, cá trong ngăn đá + Chỉ nên bảo quản rau ở ngăn mát.
- ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I Câu 8: Em hãy cho biết nhờ đâu cơ thể sinh vật lớn lên? Để cơ thể phát triển tốt nhất thì chúng ta cần làm gì? - Cơ thể sinh vật lớn lên nhờ sự lớn lên và phân chia tế bào. - Để có một cơ thể phát triển tốt nhất chúng ta cần: ăn uống hợp lí, đủ dinh dưỡng, luyện tập thể dục thể thao, làm việc và nghỉ ngơi hợp lí
- THỂ LỆ TRÒ CHƠI - GV lần lượt đưa 10 câu hỏi trắc nghiệm - Mỗi cá nhân hoạt động độc lập. - Tất cả học sinh sử dụng thẻ A, B, C, D , giơ lên để trả lời mỗi câu hỏi sau tiếng chuông. - Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm và điểm được tính cộng dồn. 10 câu trả lời đúng được 10 điểm.
- Câu 1: Cơ thể sinh vật được cấu tạo từ những đơn vị nhỏ bé. Đơn vị đó được gọi là A. tế bào. B. cơ quan. C. hệ cơ quan. D. da.
- Câu 2: Từ 1 tế bào non tạo thành 2 tế bào mới. Tế bào non ban đầu đã trải qua những giai đoạn nào? A. Giai đoạn lớn lên. B. Giai đoạn lớn lên rồi phân chia. C. Giai đoạn phân chia D. Giai đoạn phân chia rồi lớn lên
- Câu 3 : Thành phần đều có ở tế bào thực vật và tế bào động vật là ? A. Màng tế bào, thành tế B. Màng tế bào, tế bào bào, tế bào chất, nhân chất, nhân, lục lạp C. Màng tế bào, thành tế bào, D. Màng tế bào, chất tế bào, tế bào chất, lục lạp nhân,
- Câu 4: Nhờ thành phần nào có trong tế bào thực vật giúp tế bào thực vật định hình và cứng cáp hơn tế bào động vật A. Màng tế bào B. Nhân C. Thành tế bào D. Chất tế bào
- Câu 5: Từ 1 tế bào ban đầu, trải qua 3 lần phân chia. Kết quả tạo ra số tế bào con là: A. 8 B. 3 C. 4 D. 6
- Câu 6: Tế bào lớn lên được là nhờ quá trình nào? A. Quá trình sinh sản B. Quá trình trao đổi chất C. Quá trình hô hấp D. Quá trình vận động
- Câu 7: Loại tế bào nào trong cơ thể người sau khi biệt hóa không có khả năng sinh sản? A. Tế bào cơ B. Tế bào sụn C. Tế bào thần kinh D. Tế bào biểu bì
- Câu 8: Thành phần nào không phải của tế bào nhân sơ? A. Lục lạp B. Màng tế bào C. Vùng nhân D. Chất tế bào
- Câu 9: Để quan sát những tế bào vô cùng nhỏ ta có thể dùng dụng cụ nào? A. Kính lúp. B. Kính hiển vi. C. Mắt thường D. Không cần
- Câu 10: Nhờ thành phần nào có trong tế bào thực vật giúp tế bào thực vật định hình và cứng cáp hơn tế bào động vật A. Màng tế bào B. Nhân C. Thành tế bào D. Chất tế bào
- ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I Câu 11: Quan sát sự phân chia tế bào động vật và tế bào thực vật trong hình sau. Em hãy nhận xét sự khác nhau giữa hai quá trình phân chia tế bào ở động vật và tế bào thực vật. - Tế bào động vật trước khi phân chia có eo thắt lại để tách ra thành 2 tế bào con. - Tế bào thực vật xuất hiện vách ngăn trước khi phân chia để tách thành 2 tế bào.
- ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I Câu 10: Ở một số loài thực vật có sự xuất hiện các khối u sần (như bệnh sùi cành trên cây hoa hồng ở hình bên) do chúng bị vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens xâm nhiễm. Theo em, bệnh đó ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng của thực vật? Vi khuẩn xâm nhập vào cây trồng khiến các tế bào tại vị trí bị tổn thương, mất khả năng kiểm soát quá trình phân chia, do vậy các tế bào được nhân lên liên tục tạo thành các khối u tại vị trí bệnh. Tế bào phân chia không kiểm soát sẽ lấy mất chất dinh dưỡng của quá trình trao đổi chất khác, đồng thời ảnh hưởng đến các quá trình vận chuyển nước và chất dinh dưỡng của cây trồng khiến cây sinh trưởng chận, còi cọc, có thể mất khả năng ra hoa và chết.