Bài giảng Hóa học 9 - Tuần 16, Tiết 32, Bài 26: Clo

ppt 21 trang Thủy Hạnh 13/12/2023 390
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Hóa học 9 - Tuần 16, Tiết 32, Bài 26: Clo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_hoa_hoc_9_tuan_16_tiet_32_bai_26_clo.ppt

Nội dung text: Bài giảng Hóa học 9 - Tuần 16, Tiết 32, Bài 26: Clo

  1. Ý THẦY CÔ Đ QU Ã Đ NG ẾN Ừ D M Ự O G I À Ờ H C T H T Ă Ệ I M L L T Ớ Ệ I P H N Giáo viên: NGUYỄN THÁI HOÀNG
  2. BẠN NHỚ TỐT TỚI ĐÂU? Câu 1: Clo là chất khí có màu A. nâu đỏ. B. vàng lục. C. lục nhạt. D. trắng xanh.
  3. BẠN NHỚ TỐT TỚI ĐÂU? Câu 2: Clo tác dụng với nước A. tạo ra hỗn hợp hai axit. B. tạo ra hỗn hợp hai bazơ. C. tạo ra hỗn hợp muối. D. tạo ra một axit hipoclorơ.
  4. BẠN NHỚ TỐT TỚI ĐÂU? Câu 3: Nước clo có tính tẩy màu vì A. clo tác dụng với nước tạo nên axit HCl có tính tẩy màu. B. clo hấp phụ được màu. C. clo tác dụng nước tạo nên axit HClO có tính tẩy màu. D. khi dẫn khí clo vào nước không xảy ra phản ứng hoá học.
  5. BẠN NHỚ TỐT TỚI ĐÂU? Câu 4: Khi dẫn khí clo vào nước xảy ra hiện tượng A. vật lí. B. hoá học. C. vật lí và hoá học. D. không xảy ra hiện tượng vật lí và hóa học.
  6. BẠN NHỚ TỐT TỚI ĐÂU? Câu 5: Dẫn khí Clo vào dung dịch KOH, tạo thành A. dung dịch chỉ gồm một muối. B. dung dịch hai muối. C. dung dịch chỉ gồm một axit. D. dung dịch gồm một axit và một muối.
  7. Kí hiệu hóa học: Cl Tuần 16 CLO Nguyên tử khối: 35,5 Tiết : 32 Bài 26: Công thức phân tử: Cl2 I. Tính chất vật lý: II. Tính chất hóa học: III.Ứng dụng của Clo:
  8. III.Ứng dụng của Clo:
  9. III.Ứng dụng của Clo: Clo có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất như khử trùng nước sinh hoạt tẩy trắng vải sợi, bột giấy, điều chế nhựa PVC,chất dẻo, chất màu, cao su, điều chế nước Javel
  10. IV.Điều chế khí Clo: 1.Điều chế Clo trong phòng thí nghiệm: CÂU HỎI THẢO LUẬN NHÓM 1) Tại sao bình thu khí Clo đặt đứng? 2) Có thể thu khí Clo bằng cách đẩy nước được không? Vì sao? 3) H2SO4 đặc có vai trò gì? 4) bông tẩm xút dùng để làm gì?
  11. 1)Vì khí Clo nặng hơn không khí. 2)Không được.Vì khí Clo tan trong nước tạo thành hỗn hợp 2 axit, axit Clohđric và axit hipoclorơ. 3)H2SO4 đặc có tác dụng hút ẩm làm cho khí Clo thu được là khí khô. 4)Bông tẩm xút để giữ lại lượng clo thoát ra không gây hại cho người làm thí nghiệm và gây ô nhiễm môi trường.
  12. IV.Điều chế khí Clo: 1.Điều chế Clo trong phòng thí nghiệm: Đun nóng nhẹ dd HCl đậm đặc với chất oxi hoá mạnh như MnO2,KMnO4 thu được khí Clo. đun nhẹ 4 HClddđặc + MnO2(r) MnCl2(dd) + Cl2(k) + 2H2O(l)
  13. 2.Điều chế Clo trong công nghiệp: CÂU HỎI THẢO LUẬN NHÓM Trong công nghiệp điều chế Clo, hãy nêu: -Nguyên liệu điều chế -Phương pháp điều chế -Chất sinh ra tại cực âm và cực dương -Phương trình phản ứng
  14. Nguyên Liệu: NaCl Phương pháp điều chế : điện phân dd NaCl bão hoà có màng ngăn xốp. cực dương: Khí Clo cực âm: Khí hiđro 2NaCldd bão hoà + 2H2O điện phân Cl2(k) +H2(k)+ 2NaOHdd có màng ngăn
  15. Một số hình ảnh về nhà máy sản suất clo ở việt nam Nhà máy hóa chất Nhà máy hóa chất Biên việt trì Phú Thọ Hòa Đồng Nai
  16. Luyện tập Bài 1: Hãy chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau và giải thích. Trong phòng thí nghiệm người ta thu khí clo bằng cách nào ? A. Đẩy không khí, đặt ngửa bình. B. Đẩy nước. C. Đẩy không khí, úp ngược bình. D. Cả 3 cách trên đều được. Sau khi làm thí nghiệm, khí clo dư được loại bỏ bằng cách sục khí clo vào: A. dd NaCl. C. dd NaOH. B. dd HCl. D. H2O.
  17. • Bài tập 2 (6 SGK-81): Có 3 khí được đựng riêng biệt trong 3 lọ là: clo, hidro clorua, oxi. Hãy nêu phương pháp hóa học để nhận biết từng khí đựng trong mỗi lọ.
  18. Kết thúc tiết học CÁM ƠN QUÝ THẦY CÔ CÙNG CÁC EM HỌC SINH