Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 6 Sách Cánh diều - Bài 5: Tự lập - Đoàn Thị Kim

ppt 29 trang nhungbui22 13/08/2022 2890
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 6 Sách Cánh diều - Bài 5: Tự lập - Đoàn Thị Kim", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_giao_duc_cong_dan_lop_6_sach_canh_dieu_bai_5_tu_la.ppt

Nội dung text: Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 6 Sách Cánh diều - Bài 5: Tự lập - Đoàn Thị Kim

  1. CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6 GIÁO VIÊN: ĐOÀN THỊ KIM TRƯỜNG: THCS TRẦN CAO – PHÙ CỪ - HƯNG YÊN
  2. BÀI 5: TỰ LẬP Gv: Đoàn Thị Kim Môn: Giáo dục công dân 6
  3. KHỞI ĐỘNG Trò chơi: Đoán ý đồng đội
  4. TRÒ CHƠI: ĐOÁN Ý ĐỒNG ĐỘI LUẬT CHƠI ❖ Mỗi nhóm cử 1 bạn lên nhận từ khoá và diễn đạt từ khoá đó bằng các hành 1111 động, cử chỉ, điệu bộ(Không được dùng lời). Mỗi từ khoá chỉ diễn đạt tối đa là 30s. ❖ Các bạn còn lại trong nhóm dựa vào phần diễn đạt hình thể của bạn trong nhóm mình, thảo luận và cho đáp án từ khoá đó. ( tối đa 5s). ❖ Từ khoá là các việc làm ở trường, ở nhà thể hiện tín tự lập: quét nhà, giặt quần áo, tưới cây, rửa bát, nấu cơm, học bài, đạp xe đi học, trông em. ❖ Kết thúc 2 lượt chơi, đội nào đoán được đúng nhiều từ khoá, trong thời gian ngắn hơn đội đó chiến thắng.
  5. 1. Sống tự lập QUAN SÁT TRANH VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI Các nhân vật trong 4 bức tranh đang làm gì? Những việc làm trên thể hiện tính cách gì? Bản thân em đã tự làm được việc nào trong những việc làm trên? Em hiểu thế nào là tự lập?
  6. Học bài Đạp xe đi học Tưới cây Gấp chăn màn - Các nhân vật trong 4 bức tranh đang học bài, tự đạp xe đi học, tưới cây, tự gấp 1 chăn màn. 2 - Những việc làm trên thể hiện tính cách tự lập. 3 - Bản thân em đã tự làm được tất cả các việc trên. 4 - Tự lập là tự làm lấy các công việc bằng khả năng và sức lực của mình.
  7. HIỂU TỰ LẬP NHƯ THẾ NÀO CHO ĐÚNG Điền đúng ( Đ), sai (S) vào các ý kiến dưới đây. - Tự lập là tách khỏi gia đình, sống hưởng thụ, buông thả. S - Tự lập là tự cô lập mình, sống ích kỷ. S - Tự lập là còn phụ thuộc vào hoàn cảnh. S - Tự lập là tự phát triển, hoàn thiện nhân cách bản thân; tự tạo hạnh phúc đích thực cho bản thân, gia đình, xã hội. Đ - Tự lập là không cần quan hệ với ai, không cần ai giúp đỡ mình. S - Tự lập thể hiện tinh thần trách nhiệm cao với bản thân, Đ cuộc đời, biết yêu thương, chia sẻ với mọi người.
  8. - Tự lập là tự làm lấy các công việc bằng khả năng và sức lực của mình. - Tự lập không có nghĩa là biệt lập, chỉ biết đến mình, không cần quan hệ với ai, không nhờ ai giúp việc gì.
  9. 2. Biểu hiện của tính tự lập. a. Biểu hiện của tự lập Quan sát tranh và trả lời câu hỏi: - Em hãy quan sát 4 bức tranh trong sách và cho biết, các bạn trong tranh đang làm các công việc gì? ? - Những ai có thể làm được các công việc này? - Từ các bức tranh trên, em hãy rút ra biểu hiện của tính tự lập?
  10. 2. Biểu hiện của tính tự lập. a. Biểu hiện của tự lập Bạn nam đang hút bụi, Bạn nữ đang nấu cơm. Bạn nam đang học bài. Bạn nữ đang lau dọn nhà. giặt quần áo. Tự tin, tự làm lấy việc của mình. Biểu hiện của tự lập Bản lĩnh, tự mình tìm cách vượt qua khó khăn Có ý chí nỗ lực phấn đấu, kiên trì, bền bỉ thực hiện kế hoạch đã đề ra.
  11. b. Phân biệt biểu hiện tự lập và trái với tự lập. Thảo luận nhóm TT Lĩnh vực Biểu hiện của tự lập Biểu hiện trái với tự lập 1 Trong sinh hoạt hàng ngày 2 Trong học tập 3 Trong lao động Nhóm Biểu hiện của tự lập và trái với tự lập trong sinh hoạt hàng ngày. 1 Nhóm Biểu hiện của tự lập và trái với tự lập trong học tập. 2 Nhóm Biểu hiện của tự lập và trái với tự lập trong lao động. 3
  12. b. Phân biệt biểu hiện tự lập và trái với tự lập. TT Lĩnh vực Biểu hiện của tự lập Biểu hiện trái với tự lập 1 Trong sinh Luôn tự làm việc của bản thân mà Được nhắc nhở mới làm hoạt hàng ngày không cần ai nhắc nhở. 2 Trong học tập Luôn tự giác học bài, làm bài tập ở Không tự giác làm bài tập về nhà, nhà, chuẩn bị đồ dung học tập. chuẩn bị đồ dùng học tập . 3 Trong lao động Luôn học hỏi, tiếp thu hoàn thành Không tự giác làm việc, bảo mới tốt nhiệm vụ được giao. làm
  13. * Biểu hiện của tự lập - Tự tin, tự làm lấy việc của mình. - Bản lĩnh, tự mình tìm cách vượt qua khó khăn. - Có ý chí nỗ lực phấn đấu, kiên trì, bền bỉ thực hiện kế hoạch đã đề ra. * Biểu hiện trái với tự lập - Ỷ lại, dựa dẫm vào người khác. - Trông chờ vào may rủi. - Sống biệt lập, chỉ biết đến mình, không cần quan hệ, không nhờ ai giúp đỡ việc gì.
  14. 3. Ý nghĩa của tính tự lập a. Đọc thông tin và trả lời câu hỏi: Long là học sinh giỏi môn Toán và các môn khác như Văn, Hoá, Sinh, Tiếng Anh. Năm lớp 12, Long đã đạt giải nhất môn Toán trong kì thi học sinh giỏi cấp Tỉnh. Từ năm lớp 10, Long đã chủ động xin ba mẹ cho đi làm them ở một quán cà phê. Vì xót con, mẹ Long ngăn cản, sợ con đi làm gặp những tình huống không hay. Sau khi đã thuyết phục mẹ đồng ý, Long thấy mình có thời gian rảnh rỗi nên đi làm them để trải nghiệm. Nhờ đó, Long có một khoản tiền nho nhỏ mua sách vơ và những món đồ mình yêu thích mà không phải xin tiền ba mẹ. Theo Long, tinh thần tự lập trong mỗi người rất quan trọng. Nó không chỉ giúp bạn trẻ tự chủ, bản lĩnh trong cuộc sống, mà còn là cách để giảm bớt gánh nặng cho ba mẹ.
  15. Thảo luận cặp đôi: a. Em có suy nghĩ gì qua thông tin trên? b. Vì sao anh Long có thể mua sách vở và những món đồ mình yêu thích mà không cần phải xin tiền ba mẹ? c. Có ý kiến cho rằng, người tự lập là người không cần sự giúp đỡ từ người khác. Em có đồng tình với quan điểm trên không? Vì sao?
  16. a, Việc làm của Long rất đúng. Điều này có thể Long có thêm trải nghiệm dày dạn hơn trong cuộc sống, lại rèn luyện tính tự lập và giảm bớt gánh nặng cho ba mẹ. b, Anh Long có thể mua sách vở và những món đồ mình yêu thích mà không cần phải xin tiền ba mẹ vì giờ đây anh có thể tự kiếm ra tiền. c, Ý kiến cho rằng, người tự lập là người không cần sự giúp đỡ từ người khác là không đúng, vì tự lập đôi khi cũng cần những người khác giúp đỡ, định hướng và góp ý để mình có hướng đi đúng đắn hơn.
  17. Nhóm 1: Ý nghĩa của tự lập Nhóm 2: Ý nghĩa của tự đối với kết quả học tập và lập đối với mỗi gia đình. làm việc của bản thân, cá nhân. Nhóm 3: Ý nghĩa của tự lập đối với xã hội.
  18. Ý nghĩa của tự lập Đối với bản thân, cá nhân Đối với gia đình Đối với xã hội - Giải quyết công việc hiệu quả, thành công. - Cha mẹ hạnh phúc vì - Được mọi người kính con cái tự lập. trọng. - Góp phần phát triển - Mọi thành viên đều yên - Có thêm kinh nghiệm xã hội tâm khi mỗi cá nhân đều sống. tự lo được cho bản thân. - Tự tin, bản lĩnh. - Làm chủ cuộc sống.
  19. Cách rèn luyện. - Chủ động làm việc, từ lúc còn nhỏ, từ những việc nhỏ. - Tự tin vào bản thân. - Cố gắng, kiên trì và quyết tâm thực hiện công việc.
  20. Ý nghĩa: Tự lập là một trong những đức tính tốt của con người, giúp chúng ta tự làm chủ được suy nghĩ và tự chịu trách nhiệm trước những việc mình làm. Cách rèn luyện: - Chủ động làm việc, từ lúc còn nhỏ, từ những việc nhỏ. - Tự tin vào bản thân. - Cố gắng, kiên trì và quyết tâm thực hiện công việc.
  21. TRÒ CHƠI: ĐUỔI HÌNH BẮT CHỮ Luật chơi - Có 4 mảnh ghép, mỗi mảnh ghép chứa 1 hình ảnh, miêu tả cho nội dung 1 câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ liên quan đến tính tự lập. - Học sinh lựa chọn lần lượt các mảnh ghép, nhìn tranh, đoán câu ca dao, tục ngữ. - Câu trả lời đúng sẽ được nhận quà.
  22. ĐUỔI HÌNH BẮT CHỮ 1 2 Há miệng chờ sung Có công mài sắt, có ngày nên kim 3 4 Đói thì đầu gối phải bò Muốn ăn thì lăn vào bếp
  23. Luyện tập: Bài 1: Em đồng tình hay không đồng tình với các ý kiến dưới đây? Vì sao? A. Tính tự lập không tự nhiên mà có. B. Chỉ có con nhà nghèo mới cần sống tự lập. x C. Học cách sống tự lập để trưởng thành. D. Nên tự lập càng sớm càng tốt. E. Tự lập sẽ dễ trở thành người ích kỉ, độc đoán. x
  24. Bài 3: Trong giờ kiểm tra Toán, gặp bài khó, Nam loay hoay mãi vẫn chưa giải được. Thấy sắp hết giờ mà bạn vẫn chưa làm xong bài, Dũng ngồi bên cạnh đưa bài đã giải cho Nam chép. TRÒ CHƠI SẮM VAI Xử lý tình huống a. Em có nhận xét gì về việc làm của Nam và Dũng? b. Nếu là Nam, em sẽ làm gì? Vì sao? c. Nếu là Dũng, em sẽ làm gì? Vì sao?
  25. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG a. Việc làm của Nam và Dũng đều chưa đúng, Nam chưa tự giác, tự lập trong học tập; còn Dũng muốn giúp bạn nhưng cách giúp chưa đúng đắn. b. Nếu là Nam em sẽ cố gắng suy nghĩ để tìm ra cách giải, hoặc nhất quyết không chép bài của bạn, coi đây là 1 bài học để lần sau cố gắng hơn trong học tập. c. Nếu là Dũng, em sẽ không cho bạn chép bài, chỉ nhắc nhở bạn nên cố gắng tập trung suy nghĩ để tìm lời giải; trường hợp hết giờ bạn chưa giải được, có thể hướng dẫn bạn cách giải trong giở ra chơi để bạn rút kinh nghiệm.
  26. PHIẾU HỌC TẬP Họ và tên: Lớp: * Việc làm thể hiện tính tự lập của các bạn: * Bài học từ những điều em quan sát, tham gia đó:
  27. VẬN DỤNG 1. Hãy lập kể hoạch rèn luyện tính tự lập của bản thân theo bảng hương dẫn dưới đây và chia sẻ cùng các bạn trong nhóm. TT Thời điểm Biểu hiện tự lập của em 1 Khi ở nhà 2 Khi ở trường 3 Khi đi du lịch, dã ngoại 2. Em tham gia một trại hè trong 4 ngày, sống xa gia đình. Hãy viết nhật kí, liệt kê những công việc chuẩn bị của em trước chuyền đi, những việc em làm trừơng thời gian ở trại hè, thể hiện tinh tự lập của em khi xa bố mẹ
  28. GIỜ HỌC KẾT THÚC CẢM ƠN CÁC EM, CHÚC CÁC EM HỌC TỐT!