Tài liệu ôn thi Olympic môn Hóa - Dạng bài tập nhận biết với thuốc thử hạn chế

pdf 3 trang thienle22 4290
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu ôn thi Olympic môn Hóa - Dạng bài tập nhận biết với thuốc thử hạn chế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_lieu_on_thi_olympic_mon_hoa_dang_bai_tap_nhan_biet_voi_t.pdf

Nội dung text: Tài liệu ôn thi Olympic môn Hóa - Dạng bài tập nhận biết với thuốc thử hạn chế

  1. DẠNG BÀI TẬP NHẬN BIẾT VỚI THUỐC THỬ HẠN CHẾ Lưu ý: - Nếu đề yêu cầu chỉ dùng một thuốc thử: Ban đầu nên dùng dung dịch kiềm hoặc dùng axit. Nếu không được hãy dùng thuốc thử khác. - Nếu đề yêu cầu chỉ dùng quì tím thì lưu ý những dung dịch muối làm đổi màu quì tím (Phần lưu ý của phụ lục trên). Ví dụ minh hoạ: Ví dụ 1: Chỉ được dùng nước, hãy nhận biết các chất rắn sau: NaOH, Al2O3, BaCO3, CaO. Hướng dẫn Hoà tan các mẫu thử vào nước nhận biết CaO tan tạo dung dịch đục, NaOH tan tạo dung dịch trong suốt. Còn Al2O3 và BaCO3 không tan. - Lấy dung dịch NaOH vừa nhận ra ở trên cho vào 2 mẫu thử không bị hoà tan trong nước Al2O3 tan, BaCO3 không tan. CaO + H2O Ca(OH)2 2NaOH + Al2O3 2NaAlO2 + H2O (Không yêu cầu HS viết) Ví dụ 2: Chỉ được dùng một hoá chất, hãy nhận biết các dung dịch sau: NH4Cl, (NH4)2SO4, FeCl3, CuCl2, NaCl. Hướng dẫn Dùng dung dịch Ba(OH)2 để nhận biết: Có khí mùi khai bay ra là NH4Cl Có khí mùi khai và có kết tủa trắng là (NH4)2SO4 Có kết tủa đỏ nâu là FeCl3 Có kết tủa màu xanh là CuCl2 Không có phản ứng là NaCl Ba(OH)2 + 2NH4Cl BaCl2 + 2NH3 + 2H2O Ba(OH)2 + (NH4)2SO4 BaSO4 + 2NH3 + 2H2O 3Ba(OH)2 + 2FeCl3 2Fe(OH)3 + 3BaCl2 Ba(OH)2 + CuCl2 Cu(OH)2 + BaCl2 Ví dụ 3: Chỉ được dùng quì tím, hãy nhận biết các dung dịch sau: HCl, Na2CO3, CaCl2, AgNO3 Hướng dẫn Thử các dung dịch trên bằng giấy quì tím. Nhận biết được Na2CO3 vì làm quì tím hoá xanh; CaCl2 không làm đổi màu quì tím. HCl và AgNO3 làm quì tím hoá đỏ. - Dùng dung dịch CaCl2 vừa nhận biết ở trên cho vào 2 mẫu thử làm quì tím hoá đỏ, mẫu thử nào tạo kết tủa trắng là CaCl2, không phản ứng là HCl. PTHH: CaCl2 + 2AgNO3 2AgCl + Ca(NO3)2 Ví dụ 4: Chỉ được dùng phenolphtalein hãy nhận biết 4 dung dịch bị mất nhãn: KOH, KCl, H2SO4, BaCl2. Truy cập vào: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất! 1
  2. Hướng dẫn Thử các dung dịch trên bằng phenolphtalein nhận ra dung dịch KOH làm hồng phenolphtalein. Cho dung dịch KOH có màu hồng ở trên vào 3 mẫu thử còn lại nhận ra H2SO4 làm mất màu hồng. Lấy dung dịch H2SO4 vừa nhận ra ở trên cho vào 2 mẫu thử còn lại nhận ra BaCl2 có kết tủa, KCl không phản ứng. H2SO4 + 2KOH K2SO4 + 2H2O H2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2HCl Ví dụ 5: Trình bày phương pháp hóa học phận biết các dung dịch sau chứa trong các lọ riêng biệt chỉ bằng quì tím: H2SO4, NaCl, NaOH, Ba(OH)2 Hướng dẫn + Trích mẫu thử + Cho quì tím vào bốn mẫu thử trên, mẫu thử nào làm quì tím hóa xanh là NaOH, Ba(OH)2 (nhóm 1), mẫu thử không làm quì tím đổi màu là H2SO4, NaCl (nhóm 2) Lấy từng chất ở nhóm 1 tác dụng với từng chất ở nhóm 2: Nếu xuất hiện kết tủa màu trắng thì chất ở nhóm 1 là Ba(OH)2, chất ở nhóm 2 là H2SO4. Vậy chất còn lại trong nhóm 1 là NaOH, chất còn lại trong nhóm 2 là NaCl. Nếu không có hiện tượng gì thì chất trong nhóm 1 là NaOH, vậy chất còn lại trong nhóm 1 là Ba(OH)2 . Cho Ba(OH)2 tác dụng lần lượt với các chất trong nhóm 2 ,xuất hiện kết tủa màu trắng là H2SO4, không có hiện tượng là NaCl. + Viết phương trình phản ứng: Ba(OH)2 + H2SO4 BaSO4 + 2 H2O Ví dụ 6: có 5 chất bột MgO, P2O5, BaO, Na2SO4, Al2O3. chỉ dùng nước và một hóa chất tự chọn hãy phân biệt chúng. Hướng dẫn +Trích mẫu thử + Cho nước lần lượt vào các mẫu thử trên, mẫu thử nào không tan trong nước là Al2O3, MgO. Ba mẫu thử tan trong nước tạo ra dung dịch là P2O5, BaO, Na2SO4. + Cho quì tím vào 3 dung dịch vừa tạo ra, dung dịch nào làm quì tím hóa đỏ thì chất rắn hòa tan là P2O5, dung dịch nào làm quì tím hóa xanh thì chất rắn hòa tan là BaO, dung dịch không làm quì tím đổi màu là Na2SO4. + Cho dung dịch Ba(OH)2 vừa mới tạo ra vào hai chất rắn còn lại, chất rắn nào tan là Al2O3, chất rắn còn lại là MgO + Viết phương trình phản ứng P2O5 + 3H2O 2H3PO4 BaO + H2O Ba(OH)2 Al2O3 + Ba(OH)2 Ba(AlO2)2 + H2O Ví dụ 7:Dùng một hóa chất tự chọn hãy phân biệt các dung dịch sau: NaOH, H2SO4, ZnCl2, BaCl2, FeCl3, MgCl3 Truy cập vào: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất! 2
  3. Hướng dẫn + Trích mẫu thử + Cho quì tím vào các mẫu thử trên, mẫu thử nào làm quì tím hóa xanh là NaOH, mẫu thử làm quì tím hóa đỏ là H2SO4, mẫu thử không đồi màu quì tím là, ZnCl2, BaCl2, FeCl3, MgCl2. + Cho dung dịch NaOH dư vừa mới nhận biết được vào các mẫu thử còn lại, mẫu thử nào xuất hiện kết tủa màu trắng sau đó tan ra là ZnCl2, mẫu thử không có hiện tượng là BaCl2, mẫu thử xuất hiện kết tủa màu đỏ nâu là FeCl3, mẫu thử xuất hiện kết tủa màu trắng là MgCl2. + Viết phương trình phản ứng ZnCl2 + 2NaOH Zn(OH)2 +2NaCl Zn(OH)2 + 2NaOH Na2ZnO2 + 2H2O FeCl3 + 3NaOH 3NaCl + Fe(OH)3 MgCl2 + 2NaOH Mg(OH)2 + 2NaCl Bài tập làm thêm 1. Chỉ dùng thêm 1 thuốc thử duy nhất( tự chọn) hãy phân biệt 4 dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau: Na2CO3, Na2SO4, H2SO4, BaCl2. 2. Phân biệt các dung dịch chứa trong các lọ bị mất nhãn sau chỉ bằng dung dịch phenol phtalein: Na2SO4, H2SO4, BaCl2, NaOH, MgCl2. Truy cập vào: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất! 3