Bài giảng Vật lí Lớp 9 - Chủ đề: Ánh sáng. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng

pptx 10 trang Thương Thanh 08/08/2023 1090
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Vật lí Lớp 9 - Chủ đề: Ánh sáng. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_vat_li_lop_9_chu_de_anh_sang_hien_tuong_khuc_xa_an.pptx

Nội dung text: Bài giảng Vật lí Lớp 9 - Chủ đề: Ánh sáng. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng

  1. CHƯƠNG III: QUANG HỌC 1. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng. 2. Thấu kính hội tụ và ứng dụng của thấu kính hội tụ (kính lúp, kính lão) 3. Tháu kính phân kỳ và ứng dụng của thấu kính phân kỳ (kính cận) 4. Bài tập vẽ ảnh của 2 loại thấu kính và bài tập quang hình học.
  2. CHỦ ĐỀ: ÁNH SÁNG HIỆN TƯỢNG KHÚC XẠ ÁNH SÁNG I. ÔN LẠI MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ ÁNH SÁNG 1. Nguồn sáng, tia sáng, chùm sáng và Định luật truyền thẳng của ánh sáng Nguồn sáng là những vật tự phát ra ánh sáng. Có 2 loại nguồn sáng gồm nguồn sáng tự nhiên và nguồn sáng nhân tạo.
  3. Tia sáng được biểu diễn bằng đường thẳng có mũi tên chỉ chiều truyền ánh sáng VD: Tia sáng SI S I Chùm sáng là tập hợp của nhiều tia sáng. ❖ Chùm sáng hội tụ: A M K B ❖ Chùm sáng phân kỳ: S H ❖ Chùm sáng song song: Định luật truyền thẳng của ánh sáng: “Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng sẽ truyền đi theo đường thẳng
  4. 2. Hiện tượng phản xạ ánh sáng Hiện tượng tia sáng bị đổi hướng và trở về môi trường cũ S N R khi gặp bề mặt của 1 vật gọi là i hiện tượng phản xạ ánh sáng. i’ Định luật phản xạ ánh sáng: I “Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến tại điểm tới, góc phản xạ bằng góc tới (i’ = i)”
  5. II. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng • Hiện tượng tia sáng khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác thì bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa 2 môi trường gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng. N S Không khí i I P Q Nước r N’ K
  6. ❖ Một số khái niệm • SI: tia tới • I: điểm tới • IK: tia khúc xạ • PQ: mặt phân cách giữa 2 môi N trường S • NN’: pháp tuyến Không khí • Góc SIN = i: góc tới i I P Q • Góc KIN’ = r: góc khúc xạ Nước • Mặt phẳng chứa tia tới SI và pháp r tuyến NN’ gọi là mặt phẳng tới N’ K
  7. Nhận xét N N S S r Không khí Không khí i I I P Q P Q Nước Nước r i N’ N’ K K • Khi tia sáng truyền từ không khí sang nước thì tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới và góc tới lớn hơn góc khúc xạ (ikk>inước) • Khi tia sáng truyền từ nước sang không khí thì tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới và góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ (inước<ikk)
  8. III. Vận dụng B N Bài 1 Tia nào sau đây là tia khúc xạ của tia tới SI? Vì sao? A r C Tia khúc xạ của tia tới SI là tia ___IC vì khi tia sáng truyền từ ___nước sang ___không khí thì góc ___tới (i) phải I P Q ___nhỏ hơn góc ___khúc xạ (r) i D S N’
  9. III. Vận dụng Tia sáng truyền từ môi trường trong suốt (1) sang môi trường trong suốt (2). Biết PQ là mặt phân Bài 2 cách giữa 2 môi trường và trong 2 môi trường này có một môi trường là không khí, môi trường còn lại là nước. Dựa vào hình vẽ hãy cho biết : a. Môi trường nào là không khí, môi trường nào là nước. b. Góc nào là góc tới, góc nào là góc khúc xạ a. Môi trường (___)2 là không khí, môi trường (___)1 là nước r b. Góc ___SIN là góc tới, góc ___KIN’ là góc khúc xạ i
  10. III. Vận dụng Hình 1 là đường truyền của tia sáng từ môi trường (1) vào môi trường (2). Hỏi môi trường Bài 3 nào là không khí? Tại sao? Môi trường (___)1 là không khí vì tia sáng truyền từ ___không khí sang ___nước thì góc khúc xạ (r) phải ___nhỏ hơn góc ___tới (i)