Tài liệu ôn tập môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu ôn tập môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- tai_lieu_on_tap_mon_giao_duc_cong_dan_lop_6_bai_15_quyen_va.doc
Nội dung text: Tài liệu ôn tập môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập
- Lý thuyết, Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập A. Lý thuyết I. Khái quát nội dung câu chuyện - Trước đây trẻ em ở huyện đảo Cô Tô ko có điều kiện để được đi học. - Hiện nay được Đảng và nhà nước tạo điều kiện, được sự ủng hộ của các ban ngành, các thầy cô giáo cùng nhân dân, nên Cô Tô đã hoàn thành chỉ tiêu xoá mù chữ và phổ cập GD tiểu học. - Được sự quan tâm của gia đình nhà trường và xã hội tạo điều kiện xây dựng trường, lớp. Nhiều thầy cô đã tình nguyện ở lại đảo dạy học, hỗ trợ cho các em có hoàn cảnh khó khăn để tất cả trẻ em đều được đến trường. ⇒ Ý nghĩa: Quyền và nghĩa vụ học tập được nhà nước bảo đảm, mỗi cá nhân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, địa vị, điều kiện kinh tế II. Nội dung bài học a. Vai trò của học tập với mỗi người: - Học tập là vô cùng quan trọng - Trẻ em có quyền học tập. → Nhờ học tập chúng ta mới tiến bộ và trở thành người có ích. b. Về học tập luật pháp nước ta qui định: Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. * Quyền: - Học không hạn chế. - Học bằng nhiều hình thức: Tiểu học, THCS, THPT, Đại học, sau Đại học.
- Học Thạc sỹ là biểu hiện của quyền học tập của công dân. Học Thạc sỹ là biểu hiện của quyền học tập của công dân. * Nghĩa vụ: - Hoàn thành bậc giáo dục tiểu học. - Gia đình có nghĩa vụ tạo điều kiện cho con em mình hoàn thành nghĩa vụ học tập. c. Mối quan hệ của Nhà nước và công dân trong quyền học tập: - Nhà nước tạo điều kiện để ai cũng được học hành; mở mang rộng khắp hệ thống trường lớp, miễn học phí cho học sinh tiểu học, giúp đỡ trẻ em khó khăn. - Các quy định về quyền và nghĩa vụ học tập thể hiện tính nhân đạo của pháp luật nước ta. B. Trắc nghiệm Câu 1: Văn bản quy phạm pháp luật nào quy định cụ thể về quyền học tập? A. Luật giáo dục và đào tạo. B. Luật trẻ em.
- C. Luật giáo dục nghề nghiệp. D. Luật giáo dục. Câu 2: Hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm? A. Giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên . B. Giáo dục tại chức và giáo dục từ xa. C. Giáo dục chính quy và giáo dục tại chức. D. Giáo dục từ xa và giáo dục thường xuyên. Câu 3: Công bằng trong giáo dục được thể hiện ở nội dung nào sau đây ? A. Học sinh dân tộc Tày được đi học. B. 40 tuổi vẫn được đi học. C. Nam và nữ đều được đi học như nhau. D. Cả A, B, C. Câu 4: An và Khoa tranh luận với nhau về quyền học tập, Khoa nói: Tớ chẳng thích học ở lớp này tí nào cả vì toàn các bạn nghèo. Lẽ ra các bạn ấy không được đi học mới đúng. Em có nhận xét gì về cách suy nghĩ của bạn Khoa ? A. Khoa hiểu như vậy là đúng vì người nghèo thì chỉ được đi làm không được đi học. B. Khoa hiểu như vậy là đúng vì người nghèo không có tiền để trả tiền đi học. C. Khoa hiểu như vậy là sai vì người nghèo và người giàu đều bình đẳng trước pháp luật. D. Khoa hiểu như vậy là đúng vì có tiền mới được đi học. Câu 5: Việc nào thể hiện sự không bình đẳng trong giáo dục? A. Tuyển thẳng học sinh giỏi vào trường Chuyên. B. Không cho học sinh dân tộc thiểu số đi học. C. Cộng điểm cho con thương binh liệt sỹ. D. Tuyển thẳng học sinh đạt giải cao vào Đại học.
- Câu 6: Miễn học phí cho học sinh nghèo thể hiện tính chất gì của giáo dục? A. Bình đẳng. B. Không bình đẳng. C. Dân chủ. D. Công khai. Câu 7: Thành ngữ : Đi một ngày đàng học một sàng khôn nói đến điều gì? A. Vai trò của tự học. B. Vai trò của tự nhận thức. C. Vai trò của việc học. D. Vai trò của cá nhân. Câu 8: Luật giáo dục do cơ quan nào ban hành? A. Quốc hội. B. Chủ tịch nước. C. Bộ trưởng Bộ Giáo dục. D. Tổng Bí thư. Câu 9: Nhà nước thực hiện công bằng trong giáo dục thể hiện tính chất gì? A. Tính nhân đạo. B. Tính nhân văn. C. Tính bình đẳng. D. Cả A và B. Câu 10: Nhà nước phổ cập giáo dục ở các cấp học nào ? A. Giáo dục mầm non. B. Giáo dục tiểu học.
- C. Giáo dục THCS. D. Cả A, B, C. C. Bài tập tự luận: Câu 1: Vẽ sơ đồ tư duy kiến thức của bài. Câu 2: Hãy kể những việc làm của bản thân thể hiện em đã thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập?