SKKN Tạo hứng thú học tập qua các trò chơi trong dạy học Khoa học tự nhiên 6 (Phân môn Vật lý)

doc 32 trang Chiến Đoàn 09/01/2025 160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tạo hứng thú học tập qua các trò chơi trong dạy học Khoa học tự nhiên 6 (Phân môn Vật lý)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tao_hung_thu_hoc_tap_qua_cac_tro_choi_trong_day_hoc_kho.doc

Nội dung text: SKKN Tạo hứng thú học tập qua các trò chơi trong dạy học Khoa học tự nhiên 6 (Phân môn Vật lý)

  1. MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 2 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2 1. Thực trạng công tác dạy học và tính cấp thiết 2 1.1.Ưu điểm: 2 1.2. Hạn chế 2 2. Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy thông qua các trò chơi trong những tiết dạy học KHTN – Vật lý 6 THCS 2 2.1. Biện pháp 1: Thay đổi tác phong, thái độ 2 2.2. Biện pháp 2: Tổ chức các trò chơi trong giờ học 2 2.2.1. Công tác chuẩn bị: 2 2.2.2. Các bước thực hiện: 2 3. Thực nghiệm sư phạm 20 3.1. Mô tả cách thức thực hiện 20 3.1.1. Trò chơi: Đố vui ô chữ Vật lý 2 3.1.2. Trò chơi: Tiếp sức 2 3.1.3. Trò chơi: Lật hình 2 3.1.4. Trò chơi: Ai là triệu phú 2 3.1.5. Trò chơi: Rung chuông vàng 2 3.1.6. Trò chơi: Ai là ai 2 3.2. Kết quả đạt được 2 3.3. Điều chỉnh - bổ sung sau thực nghiệm 2 4. Kết luận 2 5. Kiến nghị - đề xuất 2 5.1. Đối với tổ/nhóm chuyên môn: 2 5.2. Đối với Lãnh đạo nhà trường 27 5.3. Đối với Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT 2 PHẦN III: TÀI LIỆU THAM KHẢO 2 PHẦN IV: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP 2 PHẦN V: CAM KẾT 22 1
  2. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT GV: giáo viên HS: học sinh THCS: trung học cơ sở NXB: nhà xuất bản CNTT: công nghệ thông tin GD&ĐT: giáo dục và đào tạo SL: số lượng KHTN: Khoa học tự nhiên 2
  3. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay sự công nghiệp hóa hiện đại hóa của nước ta đang bước vào giai đoạn mới, đặt ra yêu cầu giáo dục nước ta phải đổi mới để nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đòi hỏi đất nước có nguồn nhân lực có trình độ học vấn rộng, có thể thực hiện được nhiều nhiệm vụ và chuyên môn hóa nhằm đảm bảo chất lượng công việc với hiệu quả cao. Vấn đề trên đặt ra cho ngành giáo dục phải không ngừng đổi mới trong đó đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh là việc làm cần thiết và được đặt ra như một nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong toàn bộ quá trình . Như chúng ta đã biết, năm học 2021 - 2022, với chủ đề “Xây dựng trường học an toàn, tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện”, ngành GD&ĐT tỉnh Bắc Ninh tiếp tục đẩy mạnh đổi mới phương pháp, hình thức dạy học, tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục thể chất cho học sinh, tăng cường phòng, chống dịch bệnh trong trường học Để giờ dạy KHTN – Vật lý 6 đạt kết quả tốt hơn, gây được hứng thú học tập và phát huy được tính tích cực, tự tin và tự nhiên của học sinh thì người thầy phải thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học và hình thức tổ chức các hoạt động dạy học. Một trong những hình thức dạy học đem lại hiệu quả cao là kết hợp tổ chức các trò chơi học tập trong giờ dạy Vật lý. Hiện nay theo tôi được biết, việc tổ chức trong giờ học Vật lý ở các trường THCS chưa được nhiều giáo viên quan tâm. Nhiều giáo viên quan niệm rằng giờ học Vật lý không nên tổ chức trò chơi vì gây ồn ào dễ ảnh hưởng đến việc học tập của lớp khác. Giáo viên phải chuẩn bị vất vả mất nhiều thời gian, có thể gây cháy giáo án. Và đôi khi giáo viên còn cho rằng học sinh THCS đã lớn không như học sinh mẫu giáo, tiểu học mà còn tổ chức trò chơi. Với đặc thù của bộ môn Vật lý là bộ môn khoa học khô khan. Việc xây dựng tổ chức các trò chơi học tập phù hợp với nội dung bài học trong môn Vật 3
  4. lý cũng không phải là vấn đề quá khó, đặc biệt là đối với chương trình KHTN – Vật lý 6 thì chỉ phải cần 5 - 7 phút là giáo viên có thể tổ chức được một trò chơi phù hợp để dẫn dắt học sinh tiếp thu kiến thức, củng cố kiến thức đã học hoặc thực hiện trong những buổi ngoại khoá. Ngoài ra, còn giáo dục được thái độ của học sinh trong việc học tập Vật lý, gây được hứng thú học tập bộ môn từ đó đem lại thành công cho tiết dạy. Về đặc trưng tâm lý của lứa tuổi này là tò mò, ham hiểu biết, thích tìm tòi cái mới, muốn khẳng định mình, các em tự cho mình là người lớn và cũng muốn mình được coi là người lớn, muốn được tham gia vào các hoạt động một cách độc lập, muốn thử sức mình, thích “Học mà chơi - Chơi mà học” nên việc tổ chức các trò chơi trong dạy học KHTN – Vật lý 6 chắc chắn sẽ gây được hứng thú học tập của học sinh, phát triển ở học sinh kỹ năng quan sát, phân tích tổng hợp khái quát hoá kiến thức, khả năng suy luận phán đoán, rèn luyện tác phong nhanh nhẹn của học sinh. Mặt khác KHTN – Vật lý 6 là những kiến thức tương đối khó và khô khan, nhiều khái niệm, hiện tượng, số liệu, dễ gây ra căng thẳng, mệt mỏi. Vì vậy cần có một hoạt động nào đó nhẹ nhàng vừa mang lại hiệu quả học tập vừa kích thích, khích lệ tinh thần học tập của các em là điều rất cần thiết. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên và để góp phần hoàn thiện và nâng cao các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học Vật lý tôi đã mạnh dạn nghiên cứu hoàn thành biện pháp nâng cao chất lượng dạy học với chủ đề: “Tạo hứng thú học tập qua các trò chơi trong dạy học KHTN – Vật lý 6”. Phương pháp này hoàn toàn có thể thực hiện một cách dễ dàng, hiệu quả, đặc biệt là hiện nay với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. 4
  5. PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng công tác dạy học và tính cấp thiết 1.1. Ưu điểm - Về phía giáo viên Vật lý ở trường trung học cơ sở Tam Giang là những người yêu nghề, nhận thức được tầm quan trọng của dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, độc lập nhận thức của học sinh. Do vậy, GV biết vận dụng sáng tạo, linh hoạt các hình thức tổ chức, phương pháp, phương tiện dạy học cũng như kiểm tra đánh giá. - Nhà trường xây dựng thư viện, có đầy đủ sách tham khảo để phục vụ cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh. Nhà trường đã lắp đặt hệ thống máy tính, máy chiếu, bảng thông minh phục vụ quá trình dạy. - Đa số học sinh chăm ngoan, lễ phép, vâng lời thầy cô. Bên cạnh đó học sinh cũng được trang bị đầy đủ sách giáo khoa, các sách bài tập Vật lý. 1.2. Hạn chế * Đối với giáo viên: Qua thực tế giảng dạy môn KHTN – Vật lý 6 nói riêng ở trường trung học cơ sở, bản thân tôi nhận thấy còn tồn tại những vấn đề sau: - Những biểu hiện tích cực về nhân sự và tổ chức dạy học nói trên chưa được diễn ra thường xuyên mà chỉ tập trung ở các kỳ thi, hội thi giảng hoặc các đợt kiểm tra, thanh tra chứ chưa thực sự chuyển biến trong từng tiết học của giáo viên. Do áp lực về kiến thức truyền đạt trong 45 phút nên giáo viên chú trọng truyền kiến thức hơn, còn nặng về phương pháp truyền thống, “cô đọc, trò chép”. Giáo viên chưa thực sự tìm tòi, sáng tạo ra nhiều phương pháp, hình thức tổ chức mới để kích thích sự hứng thú, say mê học tập Vật lý ở học sinh. Tuy nhiên, việc tổ chức trò chơi nhằm tăng tính sinh động tạo hứng thú cho học sinh lại chưa được giáo viên lựa chọn triển khai thường xuyên và hiệu quả. - Những quy định cứng nhắc của các nhà trường còn khiến giáo viên chưa biết cách vận dụng linh hoạt các hình thức củng cố, kiểm tra đánh giá. GV chưa coi trọng cách củng cố, kiểm tra bằng các trò chơi học tập là kênh phản hồi tích cực để điều chỉnh các thành tố khác của quá trình dạy học. 5
  6. - Do lớp học đông nên khi tạo trò chơi chưa phát huy hết hiệu quả. - Giáo viên mất nhiều thời gian nghiên cứu trong khi chưa có tài liệu hướng dẫn, tham khảo. Bên cạnh đó giáo viên phải ứng dụng CNTT tốt, tra cứu và tự học hỏi với đồng nghiệp qua mạng Internet nên một số giáo viên chưa cập nhật được biện pháp này. * Đối với học sinh: Qua thực tế giảng dạy ở trường THCS Tam Giang nơi tôi công tác tôi nhận thấy: - Đối với học sinh ý thức học tập môn Vật lý chưa cao, đa phần các em chưa xác định rõ ràng mục tiêu học tập, chưa thực sự cố gắng trong học tập và làm bài tập, đang còn đối phó. Đặc biệt quan niệm ăn sâu trong tiềm thức của phụ huynh và học sinh môn Vật lý chỉ là môn học phụ, không quan trọng nên có thái độ thờ ơ với môn học. - Một số học sinh chưa mạnh dạn trong việc phát biểu ý kiến của mình trước tập thể, các em còn e dè, sợ sệt. Trong các tiết học, học sinh còn ngại làm việc, còn phụ thuộc vào bạn. 2. Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy thông qua các trò chơi trong những tiết dạy học KHTN – Vật lý 6 THCS Nhằm giúp học sinh thoát ra khỏi phương pháp học tập theo lối truyền thống và phát huy phương pháp học tập mới đó là tư duy, sáng tạo, biết phân tích, nhận định, đánh giá vấn đề, liên hệ những vấn đề đã học vào thực tế một cách sinh động. Đặc biệt là tạo cho các em học sinh một tâm lí thoải mái, hứng thú và thích học tập đối với bộ môn Vật lý. Trên cơ sở đó, trong bài báo cáo này, tôi xin trình bày một số biện pháp nhằm tạo hứng thú trong giờ học môn Vật lý qua các trò chơi học tập nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh như sau: 2.1. Biện pháp 1: Thay đổi tác phong, thái độ * Đối với giáo viên Giáo viên bộ môn là người đóng vai trò hướng dẫn, là trung tâm thu hút học sinh tham gia, và là trọng tài của các trò chơi. Do vậy giáo viên cần lưu ý 6
  7. một số vấn đề sau: - Giáo viên phải có phong thái chững chạc, nghiêm túc nhưng lại hết sức vui vẻ, gần gũi, hòa đồng với các em. - Lời nói phải rõ ràng, dễ hiểu, ấn tượng, luôn gây tạo sự hấp dẫn và pha trộn ít hài hước trong mỗi trò chơi. Nhằm tác động đến tình cảm, tâm lí và đem lại niềm vui tươi, sự hứng thú trong học tập cho học sinh. - Đây là những trò chơi chủ yếu để phục vụ các em nắm bắt kiến thức của tiết dạy, cho nên giáo viên tránh xử phạt đối với đội thua, người thua. Mà tập trung tuyên dương, khen thưởng (nếu có) đối với người thắng, đội thắng. Nhằm động viên, khích lệ tinh thần các em một cách kịp thời, kích thích sự phấn chấn, hào hứng học tập cho học sinh. - Tránh việc tổ chức trò chơi quá ồn ào, náo nhiệt gây ảnh hưởng không tốt đến các lớp học lân cận. - Thời gian chơi trong mỗi tiết dạy nên không để quá 10 phút. * Đối với học sinh - Học sinh cần tích cực tham gia hoạt động, có sự chuẩn bị bài trước. - Cần có thái độ tích cực trong giờ học - Phải yêu thích môn học, xác định được vị trí và tầm quan trọng của môn Vật lý. - Học sinh phải chủ động kiến thức. - Học sinh phải chủ động tìm hiểu luật chơi và chơi nhiệt tình trung thực. - Chuẩn bị chu đáo các đồ dùng mà thầy cô yêu cầu: nháp, bút dạ, 2.2. Biện pháp 2: Tổ chức các trò chơi trong giờ học Về cơ bản trò chơi là một hình thức giải trí. Tuy nhiên, tổ chức trò chơi trong giờ học Vật lý không chỉ nhằm mục đích giải trí cho học sinh mà nhằm tạo không khí học tập sôi nổi, giúp các em thấy thoải mái và tiếp thu bài học có hiệu quả. Mặt khác, qua các trò chơi giúp các em ghi nhớ tốt những kiến thức lịch sử, có hứng thú đối với những giờ học Vật lý. Trong dạy học Vật lý, ở phần kiểm tra đầu giờ hoặc củng cố bài học, tôi thường tổ chức các hoạt động trò chơi cho học sinh theo trình tự sau: 7
  8. 2.2.1. Công tác chuẩn bị Để tạo hứng thú cho học sinh khi học môn KHTN – Vật lý 6, trước khi áp dụng phương pháp chơi trò chơi giáo viên cần làm được những công việc sau: - Xác định mục tiêu dạy học: Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất có tính chất quyết định. Bởi trò chơi được thiết kế phải đạt được các mục tiêu dạy học. - Xây dựng, lựa chọn trò chơi: Phù hợp, đáp ứng các mục tiêu dạy học đề ra. - Giáo viên xác định: số nhóm chơi, số người trong nhóm và các đồ dùng, dụng cụ cần thiết như: bảng phụ, phấn viết bảng, hệ thống câu hỏi, máy chiếu. Khi xác định số nhóm chơi, người chơi cần chú ý: + Số học sinh trong nhóm chơi phải phù hợp và có cả học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu. Có cả học sinh có tác phong nhanh nhẹn và học sinh có tác phong chậm rụt rè, nhút nhát tham gia. + Giáo viên có thể gọi học sinh xung phong tham gia, hoặc tự giáo viên phân nhóm hoặc chỉ tên cụ thể, tất nhiên là phải giữ bí mật, chỉ công bố khi bắt đầu trò chơi - Thời gian chơi: Giáo viên cần xác định thời điểm tổ chức trò chơi trong tiết học (đầu tiết hoặc cuối tiết) hoặc buổi ngoại khoá cho phù hợp, thời gian chung dành cho toàn bộ trò chơi trong buổi học và thời gian riêng của từng người tham gia. Nếu các trò chơi được sử dụng cùng với việc học lý thuyết trên lớp thì thời gian thường ngắn còn với các buổi ngoại khoá thì thời gian dài hơn. - Tác dụng, hiệu quả chính của mỗi trò chơi: trò chơi rèn luyện kiến thức hay kĩ năng, phát triển đức tính gì ở người chơi. Người điều khiển phải xác định rõ mục tiêu giáo dục trong buổi học, tiết học để chọn những trò chơi đáp ứng yêu cầu của mình. Dù là trò chơi nào cũng phải đạt được tác dụng, hiệu quả giáo dục (mục đích, yêu cầu chính) đồng thời phải gây được hứng thú, phấn khởi với người chơi, đảm bảo an toàn, đoàn kết, không để xảy ra tranh cãi khi phân thắng, thua, xếp vị thứ. - Một số trò chơi cần thêm người giám sát (thường là giáo viên hoặc người do giáo viên bầu ra ) trong các cuộc tranh tài giữa các đội cũng phải chọn người, sắp xếp trước. 8
  9. Vì vậy, việc chuẩn bị tốt các trò chơi trước khi tổ chức thực hiện là hết sức quan trọng, đảm bảo cho sự thành công của buổi chơi là chơi để mà học mà ghi nhớ, rèn luyện. Một thiếu sót nhỏ trong việc chuẩn bị dễ làm hỏng cả một trò chơi thú vị, hấp dẫn, có tác dụng giáo dục tốt như ý nghĩa của nó. Những điều nên tránh khi tổ chức trò chơi: + Đưa ra trò chơi học tập không phù hợp với đối tượng học sinh với các kiến thức sinh học mà các em được học. Học sinh tham gia chơi chưa nắm vững luật chơi, chưa có sự chuẩn bị chu đáo. + Dáng vẻ của giáo viên quá đạo mạo, nghiêm nghị khi điều khiển như là trọng tài của cuộc thi đấu thể thao. + Thiên vị hoặc quá dễ dãi bỏ qua hình phạt đối với người phạm luật. 2.2.2. Các bước thực hiện: * Bước 1: Ổn định: - Để tập trung sự chú ý của cả lớp (sau khi vào lớp, học một nội dung nào đó hoặc đã học xong kiến thức trọng tâm của bài). * Bước 2: Giới thiệu trò chơi: - Có thể làm cách nào đó để học sinh thấy được sự hấp dẫn và hứng thú của trò chơi tuy nhiên giáo viên cần trình bày ngắn gọn, xúc tích. * Bước 3: Hướng dẫn phổ biến cách chơi, luật chơi: - Tuỳ theo mỗi trò chơi mà giáo viên linh động hướng dẫn. Có những trò chơi phức tạp cần hướng dẫn đầy đủ trước rồi mới chơi, nhưng cũng có những trò chơi đơn giản thì có thể chơi ngay, vừa chơi thừ vừa giải thích, làm sao cho dễ hiểu, dễ nắm mới thu hút được học sinh. * Bước 4: Chơi thử (chơi nháp): Nếu cần Nhưng cần lưu ý: - Nếu thử nhiều: khi chơi thật sẽ nhàm chán. - Nếu không chơi thử thì người chơi chưa nắm được cách chơi sẽ gây khó khăn cho người điều khiển khi hướng dẫn chơi. - Chỉ chơi thử với những trò chơi có luật chơi phức tạp, còn với trò chơi có luật chơi dễ thì có thể không cần. 9
  10. * Bước 5: Chơi: - Học sinh tham gia trò chơi với sự giám sát, điều khiển của giáo viên hoặc học sinh do giáo viên hoặc lớp bầu ra. - Khi chơi người giáo viên phải quan sát học sinh chơi để biết được thái độ, cử chỉ, phong cách từ đó giáo dục, điều chỉnh phong cách của mình cho phù hợp. - Trong quá trình chơi, giáo viên có thể chuyển hướng khác với dự kiến ban đầu một ít, giáo viên nên linh động khéo léo dẫn đắt. Đừng quá nguyên tắc, cứng nhắc quá làm mất vui, mất không khí lớp học. - Người giáo viên đóng vai trò là người quản trò phải công bằng xử lý tình huống một cách khách quan, không thiên vị, không quá dễ dãi. - Tác phong người quản trò phải chuẩn mực, ngôn ngữ phải sư phạm không thô thiển, phong cách vui tươi, dí dỏm. * Bước 6: Nhận xét, đánh giá: - Cần phải biết lúc nào ngừng trò chơi (do kinh nghiệm quan sát, kinh nghiệm chơi). Đảm bảo thời gian của tiết học hoặc buổi ngoại khoá, đảm bảo sức khỏe cho người chơi, tạo sự luyến tiếc cho lần chơi sau và mang lại hiệu quả giáo dục cao. - Tiến hành đánh giá nhận xét về kết quả của trò chơi học tập và rút kinh nghiệm những sai phạm: + Mức độ thực hiện và nắm vững luật chơi. + Những quan hệ của học sinh trong nhóm chơi. + Thành tích của học sinh trong khi chơi. - Tiến hành khen thưởng với đội chơi, người chơi thắng cuộc; khích lệ động viên với đội chơi, người chơi thua cuộc để các em có tâm lý thoải mái cho những lần chơi sau. 3. Thực nghiệm sư phạm 3.1. Mô tả cách thức thực hiện Có rất nhiều hình thức tổ chức trò chơi trong giờ học Vật lý nhưng tuỳ vào thời gian và điều kiện cụ thể, chúng ta có thể sắp xếp, tổ chức thực hiện sao cho 10
  11. phù hợp. Trên thực tế, có những trò chơi trong giờ học giáo viên có thể hoàn toàn tạo bất ngờ cho học sinh bằng cách không báo trước. Tuy nhiên, cũng có những trò chơi, thường là trong những tiết ôn tập, tổng kết hoặc làm bài tập, có nhiều thời gian thì bên cạnh sự chuẩn bị của giáo viên cũng cần có sự tập trung chuẩn bị của học sinh. Chẳng hạn, những trò chơi cần có đội chơi, sau khi thành lập đội chơi, mỗi thành viên có nhiệm vụ tìm hiểu những tư liệu cụ thể hoặc chuẩn bị theo các yêu cầu của giáo viên như sưu tầm tranh ảnh hoặc những loại bảng biểu phục vụ cho trò chơi. Các dạng trò chơi trong giờ học Vật lý rất phong phú và đa dạng như: trò chơi đố vui ô chữ Vật lý, trò chơi trả lời nhanh, trò chơi rung chuông vàng, trò chơi chiếc nón kì diệu, trò chơi ai là ai, trò chơi lật hình . Mỗi trò chơi có tác dụng và ý nghĩa không hoàn toàn giống nhau nhưng đều nhằm mục đích tạo hứng thú cho học sinh trong học tập để nắm bắt những kiến thức cơ bản, trọng tâm của bài học. Tùy vào thời gian và nội dung của từng bài, từng chương mà giáo viên sẽ áp dụng những trò chơi cho thích hợp với mục đích giáo dục. TÔI XIN ĐƯA RA CÁCH THỨC TỔ CHỨC MỘT SỐ TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC MỘT SỐ BÀI KHTN – VẬT LÝ 6 CỤ THỂ SAU: 3.1.1. Trò chơi: Đố vui ô chữ vật lý Trò chơi này tổ chức vào cuối tiết học, tiết ôn tập để củng cố hoặc tái hiện kiến thức. Trong các tiết ngoại khoá có thể dùng trò chơi này vào một phần chơi cũng rất thú vị và cho hiệu quả cao. - Mục đích: + Củng cố khắc sâu kiến thức của bài học, của chủ đề từ đó giáo dục ý thức, thái độ của học sinh qua bài dạy Vật lý. + Rèn luyện kỹ năng quan sát, nhớ, vận dụng kiến thức Vật lý đã học của học sinh. + Phát triển tư duy nhanh nhạy, sáng tạo, phán đoán thông tin qua nội dung câu hỏi của học sinh. - Chuẩn bị: 11
  12. + Bảng ô chữ, câu hỏi, đáp án. + Nếu nhà trường đủ cơ sở vật chất thì thiết kế trò chơi trên máy vi tính và chiếu lên màn hình qua máy chiếu đa năng thì trò chơi này sẽ rất hấp dẫn và thu hút nhiều học sinh tham gia. + Trò chơi này áp dụng với 4 nhóm tham gia (cũng có thể là cả lớp). + Thời gian chơi khoảng 5 - 7 phút. - Cách xây dựng ô chữ: + Trong mỗi tiết, chủ đề, phần học đều có kiến thức trọng tâm hoặc các nội dung cần giáo dục thái độ cho học sinh. Ta lấy kiến thức đó làm chủ đề, từ hàng dọc hay chùm chìa khoá. + Chọn các từ, các thuật ngữ để lấy làm từ hàng ngang. Các từ hàng ngang phải cô đọng, xúc tích, phải thể hiện được nội dung của bài. Trong vòng từ 5 - 7 phút, thường để mỗi nhóm có thể được trả lời ít nhất một đến hai lần hoặc có thể không chia nhóm và cho cả lớp cùng tham gia. + Các ô chữ phải rõ ràng, chính xác, gợi ý phải đúng nội dung. + Các chữ cái trong các hàng ngang được sắp xếp theo một trật tự nhất định để làm xuất hiện từ hàng dọc hoặc lựa chọn các chữ cái trong từ hàng ngang, để tìm ra từ chủ đề (hay chùm chìa khoá). - Tiến hành: + Ô chữ bao gồm 6 hàng ngang, trong mỗi từ hàng ngang học sinh có thể tìm thấy một chữ cái trong từ chủ đề (theo hàng dọc). + Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm, các nhóm tự bầu nhóm trưởng và thư ký. Các nhóm từ 1 - 3, lần lượt tuỳ chọn hàng ngang từ 1 - 6. Mỗi nhóm được 2 lần lựa chọn từ hàng ngang. Trả lời đúng mỗi hàng ngang được 10 điểm. - Lưu ý: các nhóm có quyền đưa đáp án về từ chủ đề hoặc chùm chìa khoá khi chưa giải hết các ô chữ theo hàng ngang. Nếu nhóm đưa ra từ chìa khoá là đúng thì được cộng 50 điểm, các nhóm lại tiếp tục chơi để mở các ô chữ còn lại, mỗi ô chữ giả đúng được 5 điểm. Còn nếu nhóm trả lời từ chìa khoá bị sai thì nhóm đó mất quyền chơi, các nhóm khác vẫn tiếp. + Cuối giờ các nhóm tự đánh giá và cộng điểm và báo cáo lại giáo viên từ 12
  13. đó giáo viên sẽ tổng hợp điểm cho các nhóm. Nhóm chiến thắng tức là nhóm có điểm cao nhất. + GV nhận xét các đội chơi, thưởng cho đội chiến thắng. - Thảo luận chủ đề: + Đây chính là nội dung quan trọng để giáo dục ý thức thái độ của học sinh sau bài học hoặc giúp học sinh khắc sâu kiến thức trọng tâm nhất của bài, chủ đề. Ví dụ minh hoạ: tiết Ôn tập * Mục đích của trò chơi: - Dùng trò chơi giải ô chữ để củng cố kiến thức, giúp học sinh khắc sâu được các kiến thức trong bài. * Tiến hành: Ô chữ chủ đề gồm có 6 chữ cái: ? Lực mà máy ủi tác dụng lên gò đất gọi là lực gì? Các hàng ngang cụ thể như sau: - Hàng ngang số 1: Gồm 8 chữ cái. ? Lực mà trái đất tác dụng lên vật? Đáp án là: TRỌNG LỰC. Học sinh tìm thấy chữ L trong từ chủ đề - Hàng ngang số 2: có 9 chữ cái. ? Độ lớn của trọng lực là gì? Đáp án là: KHỐI LƯỢNG. Học sinh tìm thấy chữ Ư trong từ chủ đề. - Hàng ngang số 3: Có 6 chữ cái. ? Dụng cụ dung để đo khối lượng? Đáp án: CÁI CÂN. Học sinh tìm thấy chữ cái C trong từ chủ đề. - Hàng ngang số 4: Gồm 9 chữ cái. ? Lực mà lò xo khi bị biến dạng tác dụng lên vật? Đáp án: LỰC ĐÀN HỒI. Học sinh tìm thấy chữ cái Đ trong từ chủ đề. - Hàng ngang số 5: Gồm 7 chữ cái. ? Một ứng dụng biến dạng của lò xo trong công viên? Đáp án: BẬP BÊNH. Học sinh tìm thấy chữ Â trong từ chủ đề. - Hàng ngang số 6: Gồm 8 chữ cái. 13
  14. ? Một dụng cụ dung để đo chiều dài? Đáp án: THƯỚC DÂY. Học sinh tìm thấy chữ cái Y trong từ chủ đề. * Nội dung ô chữ: T R Ọ N G L Ự C K H Ố I L Ư Ợ N G C Á I C Â N L Ự C Đ À N H Ồ I B Ậ P B Ê N H T H Ư Ớ C D Â Y * Thảo luận chung: Các chữ cái trong từ chủ đề đã xuất hiện học sinh đã có thể thấy ngay cụm từ hàng dọc là: LỰC ĐẨY. Giáo viên có thể cho học sinh tìm từ hang dọc từ khi chưa mở hết các hàng ngang. Giáo viên gọi đại diện của nhóm thắng cuộc nói về ý nghĩa của ô chữ có từ chủ đề đó và mối liên quan với các ô chữ còn lại, nhóm khác có thể nhận xét, bổ sung và đưa ra lời bình. Giáo viên nhận xét, xác định đội thắng, đội thua để cho điểm hoặc thưởng bằng các hình thức khác. 3.1.2. Trò chơi: Tiếp sức - Trò chơi này thường được tổ chức trong phần khởi động hoặc trong bài học. - Mục đích trò chơi: + Tạo hứng thú học tập cho HS hoặc hình thành kiến thức mới thông qua trò chơi. + Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên trong nhóm. + Giáo dục ý thức tích cực và tinh thần hợp tác trong các hoạt động tập thể. - Chuẩn bị: + Gv chuẩn bị phiếu học tập hoặc video trình chiếu nội dung kiến thức 14
  15. + Gv chuẩn bị phiếu học tập hoặc video trình chiếu nội dung kiến thức. + Chia lớp thành 3 hoặc 4 nhóm, cũng có thể tổ chức cho 3 hoặc 4 cá nhân. + Quy định thời gian chơi: 2 hoặc 3 phút. - Tiến hành: + Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm là 1 dãy bàn và chia bảng thành 4 phần. + Giáo viên phát cho mỗi đội phiếu học tập hoặc chiếu video cho HS quan sát. + Giáo viên gọi đại diện của 4 nhóm đứng lên phía trước lớp. Khi giáo viên hô “Bắt đầu” thì học sinh số 1 của mỗi nhóm lên bảng viết một nội dung kiến thức. Cứ như vậy cho đến hết thời gian quy định (2 phút). + Cá nhân hoặc nhóm nào hoàn thành với số lượng nhiều hơn trong khoảng thời gian đã cho, và đúng yêu cầu thì sẽ là đội thắng. + Giáo viên nhận xét, xác định đội thắng, đội thua để cho điểm hoặc thưởng bằng các hình thức khác. Ví dụ : Trong tiết Lực là gì?. * Mục đích của trò chơi: - Dùng trò chơi tiếp sức để giúp HS hình thành kiến thức mới về khái niệm lực. * Nội dung: GV chiếu video về “push and pull” (sự đẩy, kéo) cho HS quan sát và giao nhiệm vụ cho HS từng nhóm: + Nhóm 1,2: Ghi ra các hoạt động của cô gái. + Nhóm 3,4: Ghi ra các hoạt động của chàng trai 15
  16. Chú ý: Với những bài tập trắc nghiệm điền khuyết thì sau khi thảo luận nhóm giáo viên có thể tổ chức cho các nhóm báo cáo bằng cách cho học sinh chơi trò chơi tiếp sức, cũng đem lại hiệu quả cao. 3.1.3. Trò chơi: Lật hình Đây là trò chơi thể hiện sự nhanh trí, sáng tạo của người chơi đồng thời qua đó giúp học sinh ghi nhớ, khắc sâu những kiến thức cơ bản của bài hoặc của chương. Trò chơi này tổ chức vào cuối tiết học, tiết ôn tập để củng cố hoặc tái hiện kiến thức. - Mục đích: + Củng cố khắc sâu kiến thức của bài học, của chủ đề từ đó giáo dục ý thức, thái độ của học sinh qua bài dạy Vật lý + Phát triển tư duy nhanh nhạy, sáng tạo, phán đoán thông tin qua hình ảnh của học sinh. - Chuẩn bị: + Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm sẽ cử 2 HS đại diện cho nhóm mình. + Các mảnh ghép chứa câu hỏi, đáp án. + Trò chơi trong 5-7 phút. + Thiết kế trò chơi trên máy vi tính và chiếu lên màn hình qua máy chiếu đa năng. - Tiến hành: + Chọn hai học sinh của mỗi nhóm để tham gia cuộc chơi. + Các đội chọn mảnh ghép và trả lời theo lượt. Đội nào không trả lời được sẽ chuyển câu hỏi cho khán giả. Đội nào có nhiều câu trả lời đúng sẽ chiến thắng. + Khi đã đoán đúng nội dung bức tranh thì trò chơi kết thúc. - Yêu cầu đối với người chơi: Phải quan sát, và trả lời cho chính xác, lưu loát. - Yêu cầu đối với giáo viên: Giáo viên nhận xét đúng sai khi học sinh trả lời và công bố kết quả. Trong khi tổ chức các trò chơi giáo viên yêu cầu học sinh khác trong lớp ngồi trật tự theo dõi các bạn, làm giám khảo với thầy (cô) 16
  17. giáo. Kết thúc trò chơi giáo viên có phần thưởng đối với học sinh thắng cuộc hoặc cũng có thể cho vào điểm miệng của học sinh. Chú ý: Các câu hỏi ở các mảnh ghép nên có liên quan đến hình ảnh cần truyền tải để rèn cho HS sự liên hệ, xâu chuỗi các vấn đề. Ví dụ, khi dạy bài: Hệ Mặt trời. Sau khi học xong nội dung bài học, tôi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi này với nội dung sau: Thông tin Kết quả 1. Hành tinh nào gần nhất với Mặt Trời? Thủy tinh 2. Hành tinh nào lớn thứ hai trong hệ Mặt Trời? Thổ tinh 3. Hành tinh nào nóng nhất trong hệ Mặt Trời Kim tinh 4. Hành tinh nào nổi tiếng với Vết Đỏ Lớn trên bề mặt? Mộc tinh 5. Hành tinh nào được biết đến với tên gọi Hành Tinh Hỏa tinh Đỏ? 6. Hải Vương tinh hay Trái Đất có kích thước lớn hơn? Hải Vương tinh Kết thúc trò chơi, GV nhận xét và tuyên dương nhóm làm tốt, và khen thưởng bằng cách cho điểm hoặc phần thưởng nếu có. 3.1.4. Trò chơi: Ai là triệu phú Đây là trò chơi thường được tổ chức vào cuối các tiết học. Thay đổi hình thức củng cố, ôn tập bằng trò chơi “Ai là triệu phú” làm cho giờ học sinh động hơn, tránh khô khan, nhàm chán. Các em được học mà chơi, chơi mà học. - Mục đích của trò chơi: + Giúp học sinh khắc sâu kiến thức và tái hiện tốt hoặc vận dụng các kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng Vật lý. + Kiểm tra được kiến thức của học sinh trong một tiết học mà vẫn đảm bảo sự nhẹ nhàng và hiệu quả. + Rèn luyện cho học sinh sự tự tin, bạo dạn trước tập thể lớp, bên cạnh đó cũng giúp học sinh có được khả năng diễn đạt, trình bày vấn đề . - Chuẩn bị: 17
  18. + Giáo viên cần chuẩn bị chu đáo hệ thống câu hỏi có liên quan đến nội dung của bài và phân ra mức độ từ dễ đến khó và đáp án. + Nếu nhà trường đủ cơ sở vật chất thì thiết kế trò chơi trên máy vi tính và chiếu lên màn hình qua máy chiếu đa năng thì trò chơi này sẽ rất hấp dẫn và thu hút học sinh tham gia. - Tiến hành: + Giáo viên phổ biến cách học thông qua trò chơi này: Có 10 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm. Trả lời đúng đến câu nào thì được điểm tương ứng với câu hỏi đó. Trong quá trình trả lời, HS được sử dụng 2 quyền trợ giúp trong bất cứ thời điểm nào. + Quyền hỏi ý kiến của Tổ tư vấn (3 người bạn trong lớp). Từ câu 6 trở đi nếu cả 3 người trợ giúp trả lời đúng, mỗi người đều được 8 điểm; 2 người trả lời đúng, mỗi người được 9 điểm; 1 người trả lời đúng được 10 điểm. + Quyền trợ giúp 50/50 (GV chỉ ra 2 đáp án sai) - Yêu cầu đối với người chơi: Phải quan sát, và trả lời cho chính xác, lưu loát. - Yêu cầu đối với giáo viên: Giáo viên nhận xét đúng sai khi học sinh trả lời và công bố kết quả. Trong khi tổ chức các trò chơi giáo viên yêu cầu học sinh khác trong lớp ngồi trật tự theo dõi các bạn, làm giám khảo với thầy (cô) giáo. Kết thúc trò chơi giáo viên có phần thưởng đối với học sinh thắng cuộc bằng cách cho vào điểm miệng của học sinh. Ví dụ: Bài 44: Lực ma sát. Sau khi học xong nội dung bài, GV cho HS trả lời một câu hỏi nhanh: ? Lực nào có độ lớn là trọng lượng? - HS nào trả lời nhanh, chính xác nhất sẽ được chọn lên bục giảng chơi trò chơi. - GV lập tổ tư vấn gồm 3 HS, tổ tư vấn sẽ ngồi lên 3 bàn kê riêng gần bục giảng. - GV phổ biến luật chơi, khi HS đã rõ luật chơi thì bắt đầu chơi bằng cách trả lời các câu hỏi. * Nội dung câu hỏi: 18
  19. Câu 1: Có mấy loại lực ma sát? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 2: Có các loại ma sát: A. Ma sát trượt B. Ma sát lăn C. Ma sát nghỉ D. Cả ba ma sát trên. Câu 3: Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát lăn: A. Ma sát giữa má phanh và vành bánh xe khi phanh xe B. Ma sát khi đánh diêm C. Ma sát tay cầm quả bóng D. Ma sát giữa bánh xe với mặt đường Câu 4: Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát nghỉ: A. Kéo trượt cái bàn trên sàn nhà B. Quả dừa rơi từ trên cao xuống C. Chuyển động của cành cây khi gió thổi D. Chiếc ô tô nằm yên trên mặt đường dốc Câu 5: Một ô tô đang chuyển động trên mặt đường, lực tương tác giữa bánh xe với mặt đường là: A. ma sát trượt B. ma sát nghỉ C. ma sát lăn D. lực quán tính Câu 6: Trong các trường hợp lực xuất hiện sau đây trường hợp nào không phải là lực ma sát? A. Lực xuất hiện khi lốp xe trượt trên mặt đường B. Lực xuất hiện làm mòn đế giày C. Lực xuất hiện khi lò xo bị nén hay bị dãn D. Lực xuất hiện giữa dây curoa và bánh xe truyền chuyển động Câu 7: Cách nào sau đây làm tăng được ma sát khi xe ô tô bị sa lầy? A. Tăng ga B. Xuống xe đẩy đuôi ôtô C. Lấy các viên đá sỏi, gạch chẹn vào bánh xe D. Cả A và B đều được 19
  20. Câu 8: Khi xe đang chuyển động, muốn xe đứng lại, người ta dùng phanh xe để: A. tăng ma sát trượt B. tăng ma sát lăn C. tăng ma sát nghỉ D. tăng quán tính Câu 9: Lực ma sát nào giúp ta cầm quyển sách không trượt khỏi tay? A. Lực ma sát trượt. B. Lực ma sát nghỉ. C. Lực ma sát lăn. D. Lực ma sát trượt và lực ma sát nghỉ. Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ma sát A. Lực ma sát lăn cản trở chuyển động của vật này trượt trên vật khác B. Khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy C. Lực ma sát lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt D. Khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy HS trả lời sai ở câu hỏi nào thì cuộc chơi sẽ dừng lại ở đó, GV nhận xét phần trả lời của HS và có phần thưởng tương ứng. 3.1.5. Trò chơi: Rung chuông vàng Đây là trò chơi thường được tổ chức vào các tiết học ôn tập hoặc tổng kết chương. Thay đổi hình thức củng cố, ôn tập bằng trò chơi “Rung chuông vàng” làm cho giờ học sinh động hơn, tránh khô khan, nhàm chán. Các em được học mà chơi, chơi mà học. - Mục đích của trò chơi: + Giúp học sinh khắc sâu kiến thức và vận dụng các kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng vật lý. + Kiểm tra được kiến thức của học sinh trong một tiết học mà vẫn đảm bảo sự nhẹ nhàng và hiệu quả. + Rèn luyện cho học sinh sự tự tin, bạo dạn trước tập thể lớp. - Chuẩn bị: + Giáo viên cần chuẩn bị chu đáo hệ thống câu hỏi có liên quan đến nội dung của bài và phân ra mức độ từ dễ đến khó và đáp án. 20
  21. + Nếu nhà trường đủ cơ sở vật chất thì thiết kế trò chơi trên máy vi tính và chiếu lên màn hình qua máy chiếu đa năng thì trò chơi này sẽ rất hấp dẫn và thu hút học sinh tham gia. - Tiến hành: + Giáo viên đóng vai người dẫn chương trình (MC), MC giới thiệu chương trình trò chơi, luật chơi, thành phần tham gia và phần thưởng cho người thắng cuộc. + Tổ chức cho học sinh chơi bằng cách MC nêu những câu hỏi (trắc nghiệm), học sinh suy nghĩ và viết đáp án vào bảng con giơ lên. MC công bố kết quả, cung cấp thêm một số thông tin liên quan tới đáp án để củng cố kiến cho các em. Học sinh nào có đáp án sai thì tự động rời chỗ ngồi xuống cuối lớp ngồi cùng khán giả. Học sinh còn lại một mình vượt qua được các câu hỏi thì sẽ được nhận một phần thưởng tương ứng với số câu hỏi đã trả lời được. + Kết thúc trò chơi, trao thưởng cho học sinh đạt thưởng. Chú ý: Phần thưởng có thể thay đổi tuỳ theo điều kiện thực tế không nhất thiết phải là những phần thưởng có giá trị kinh tế. Ví dụ tiết Ôn tập HKII Sau khi ôn tập xong phần lý thuyết, GV giới thiệu chương trình trò chơi, luật chơi, thành phần tham gia và phần thưởng cho người thắng cuộc. Nội dung câu hỏi: Câu 1: Cách sử dụng bàn là nào sau đây là tiết kiệm điện? A. Là quần áo trong phòng bật điều hòa B. Tận dụng nhiệt của bàn là sau khi rút phích cắm C. Lau sạch bề mặt kim loại của bàn là D. Cả 2 phương án B và C Câu 2: Cách sử dụng lò vi sóng nào sau đây là tiết kiệm điện? A. Đặt lò vi sóng trong phòng điều hòa. B. Dùng bát đĩa bằng thủy tinh, đồ sứ khi hâm nóng thức ăn C. Đậy kín bát đựng thức ăn khi cho vào lò D. Tất cả các phương án trên Câu 3: Lợi ích của việc sử dụng bình nước nóng năng lượng mặt trời là? 21
  22. A. Sử dụng nguồn năng lượng miễn phí và có khả năng tái tạo. B. Bổ sung lượng nước nóng cho nhu cầu đun nấu, tắm giặt. C. Tuyệt đối an toàn vì không cần sử dụng đến điện D. Tất cả các phương án trên Câu 4: Hành động nào sau đây làm lãng phí điện năng? A. Tan học không tắt đèn, quạt trong phòng học. B. Bật đèn ở phòng tắm, phòng vệ sinh khi có nhu cầu. C. Khi đi xem ti vi tắt đèn ở bàn học tập. D. Cả ba hành động trên. Câu 5: Sử dụng năng lượng tiết kiệm – hiệu quả là? A. Là sử dụng đúng lúc, đúng chỗ B. Là không có nhu cầu nữa thì tắt ngay C. Là sử dụng một lượng năng lượng ít nhất mà vẫn thỏa mãn nhu cầu D. Tất cả các đáp án trên Câu 6: Ta nhìn thấy các hình dạng khác nhau của Mặt Trăng vì A. Mặt Trăng thay đổi độ sáng liên tục. B. Mặt Trăng thay đổi hình dạng liên tục. C. Trái Đất tự quay quanh trục của nó liên tục. D. ở mặt đất, ta thấy các phần khác nhau của Mặt Trăng được chiếu sáng bởi Mặt Trời. Câu 7: Vào đêm không Trăng, chúng ta không nhìn thấy Mặt Trăng vì A. Mặt Trời không chiếu sáng Mặt Trăng B. Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng mặt trời. C. Ánh sáng phản xạ từ Mặt Trăng không chiếu tới Trái Đất D. Mặt Trăng bị che khuất bởi Mặt Trời. Câu 8: Hình dạng của Mặt Trăng mà em đã nhìn thấy vào ban đêm? A. trăng tròn B. trăng khuyết C. trăng lưỡi liềm D. Cả 3 đáp án trên Câu 9: Giữa hai lần Trăng tròn liên tiếp cách nhau bao nhiêu tuần? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 22
  23. Câu 10: Tại sao bề mặt Trái Đất luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng được cho là ngày và một nửa không được chiếu sáng là đêm? A. Trái Đất tự quay quanh trục. C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời. B. Trục Trái Đất nghiêng. D. Trái Đất có dạng hình khối cầu. Câu 11: Lí do chúng ta có thể nhìn thấy được Mặt Trăng? A. Do ánh sáng của Trái Đất B. Do ánh sáng Mặt Trời C. Do Mặt Trăng tự phát sang D. Không có đáp án nào đúng Câu 12: Chỉ ra sự giống nhau giữa Trăng bán nguyệt đầu tháng và Trăng bán nguyệt cuối tháng? A. Trăng bán nguyệt B. Trăng tròn C. Trăng lưỡi liềm D. Cả 3 đáp án trên Câu 13: Ánh sáng từ Mặt Trăng mà ta nhìn thấy có được từ đâu? A. chính Mặt Trăng phát ra. B. Trái Đất. C. Mặt Trời. D. các ngôi sao. Câu 14: Theo nhận định mùa nào trong năm có ngày ngắn hơn đêm và xu hướng ngày càng dài ra, đêm càng ngắn lại? A. Mùa hạ. B. Mùa đông. C. Mùa xuân. D. Mùa thu. Câu 15: Cách sử dụng ti vi nào dưới đây là tiết kiệm điện và hiệu quả? A. Khi xem ti vi nên tắt bớt đèn điện không cần thiết trong phòng B. Chỉnh độ sáng màn hình không quá cao và phù hợp C. Khi không xem, nên tắt bằng nút power ở ti vi và rút phích cắm ra khỏi ổ cắm D. Tất cả các phương án trên. Câu 16: Biện pháp nào dưới đây giúp tiết kiệm năng lượng? A. Tận dụng ánh sáng tự nhiên thay vì thắp sáng đèn vào ban ngày. B. Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng. C. Sử dụng máy điều hòa đúng cách. D. Tất cả các biện pháp trên. Câu 17: Trong các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục, được cho có ý nghĩa nhất đối với sự sống là hệ quả A. Sự luân phiên ngày đêm. 23
  24. B. Giờ trên Trái Đất. C. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể. D. Đường chuyển ngày quốc tế. Câu 18: Một tuần trăng bao nhiêu ngày? A. 20 ngày B. 29,5 ngày C. 7 ngày D. 5 ngày Câu 19: Vì sao trên Trái Đất theo nhận định lại có hiện tượng mùa? A. Trái Đất tự quay từ Tây sang Đông. B. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông. C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một trục nghiêng với góc nghiêng không đổi. D. Trái Đất chuyển động tịnh tiến quanh trục. Câu 20: Giả sử Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời thì theo nhận định thời gian ngày, đêm trên Trái Đất là A. 6 tháng ngày, 6 tháng đêm. B. 12 tháng ngày, không có ban đêm. C. 3 tháng ngày, 9 tháng đêm. D. 12 tháng đêm, không có ban ngày. 3.1.6. Trò chơi: Ai là ai - Mục đích: Trò chơi thăm dò mức độ đọc sách giáo khoa, tham khảo các tài liệu khoa học, bộc lộ sự yêu thích của học sinh về các danh nhân văn hóa hay nhân vật khoa học. Trò chơi làm cho những sự kiện lịch sử học sinh cần phải nắm trong bài học trở nên cụ thể hơn, kiến thức học sinh sâu sắc hơn, phong phú hơn và tạo biểu tượng chân thực về nhân vật đó. Trên cơ sở đó học sinh xem xét đánh giá vai trò của nhân vật trong tiến trình lịch sử nâng cao trình độ nhận thức chung của học sinh. - Chuẩn bị: + Giáo viên sử dụng những tư liệu về sự nghiệp, cuộc đời, hình ảnh của các nhân vật. + Quy định thời gian chơi: 2 hoặc 3 phút cho cả lớp tham gia. - Tiến hành: + Giáo viên phổ biến cách học thông qua trò chơi này: Đây là trò chơi giải ô chữ gồm 3 câu hỏi ở các cấp độ gợi ý khác nhau. Trả lời đúng ô chữ ở từng 24
  25. cấp độ gợi ý sẽ có phần thưởng tương ứng. + Khi HS chơi xong, GV nhận xét phần trả lời và cho điểm thưởng hoặc bằng tràng pháo tay Ví dụ: khi dạy bài 41: Biểu diễn lực Sau khi học xong nội dung bài GV có thể cho HS chơi trò chơi bằng cách cho HS trả lời các câu hỏi liên quan đến các nhân vật Khoa học: * Ô chữ: Ông là ai? (10 chữ cái) Gợi ý 1: Ông là người đặt nền móng cho ngành “Cơ học”. Gợi ý 2: Ông là người đầu tiên phát biểu định luật vạn vật hấp dẫn. Gợi ý 3: Ông là người nổi tiếng với câu chuyện kinh điển “Quả táo rơi vào đầu”. Đáp án: Issac Newton Sau khi HS trả lời xong, GV nhận xét phần trả lời của HS và có phần thưởng tương ứng hoặc cho điểm. 3.2. Kết quả đạt được Qua thực tế khi tổ chức trò chơi trong các giờ dạy KHTN – Vật lý 6 tôi thấy đã đạt được những kết quả sau: ❖ Đối với giáo viên: - Không mất nhiều thời gian, công chuẩn bị và không tốn nhiều thời gian của tiết dạy mà giáo viên và học sinh vẫn hoàn thành tốt các mục tiêu của bài học một cách nhẹ nhàng. - Giáo viên không chỉ khắc sâu kiến thức mà còn tạo một không khí lớp học thoải mái, kích thích tinh thần học tập của học sinh. Đặc biệt là khuyến khích học sinh học yếu, chậm và nhút nhát có cơ hội tích cực tham giam vào quá trình học tập. Từ đó mà hiểu bài, học tập sẽ tốt hơn, tạo được hứng thú học tập bộ môn cho học sinh. - Giáo viên thực hiện được việc đổi mới phương pháp dạy học một cách sáng tạo và có hiệu quả không mang tính công thức, gò bó. ❖ Đối với học sinh: - Tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, thoải mái. 25
  26. - Nâng cao năng lực tư duy nhanh nhạy, tác phong nhanh nhẹn. - Học sinh tỏ ra hào hứng, chờ đợi đến tiết học tiếp theo và yêu thích bộ môn hơn. - Giáo dục tinh thần đoàn kết hợp tác giữa các em học sinh trong học tập và lao động. - Rèn luyện được kĩ năng tương tác giữa học sinh với học sinh và giữa học sinh với giáo viên. - Rèn luyện thêm được kĩ năng phản xạ nhanh cho học sinh. 3.3. Điều chỉnh - bổ sung sau thực nghiệm ❖ Đối với giáo viên: - Để một giờ dạy Vật lý đạt kết quả tốt giáo viên phải chịu khó tìm tòi nghiên cứu, thiết kế giáo án mà trong đó sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực. - Cần vận dụng các trò chơi một cách sáng tạo, hợp lý về nội dung và có tác dụng giáo dục học sinh. - Không nên quá lạm dụng trò chơi học tập, biến cả tiết học thành tiết chơi hoặc tổ chức quá nhiều trò chơi trong tiết học dẫn đến học sinh mệt mỏi vì chơi nhiều. Cần phải tránh tổ chức trò chơi lặp lại trong cùng một tiết học vì sẽ làm giảm tính hấp dẫn của trò chơi, khó thu hút được sự chú ý của học sinh. - Kinh nghiệm của tôi là chỉ nên sử dụng trò chơi học tập vào dạy một phần nội dung trong bài hoặc sử dụng vào cuối tiết học thay cho việc củng cố kiến thức kỹ năng đã học. Trò chơi học tập tạo sự hưng phấn về môn học vừa để kết thúc tiết học vừa tạo sự thư giãn cho học sinh trước khi bước vào tiết học tiếp theo. - Khi tổ chức các trò chơi, thưởng phạt chỉ là hình thức khích lệ động viên học sinh, giáo viên không nên lấy điểm kém vì như vậy làm học sinh sợ điểm thấp mà rụt rè không dám tham gia. Sau tiết học, khi hướng dẫn về nhà giáo viên yêu cầu học sinh làm lại bài tập vào vở và thông báo chuẩn bị trò chơi ở tiết học sau (nếu có). - Trò chơi phải được chuẩn bị chu đáo ở tất cả các khâu, các mặt. - Tuy nhiên phạm vi ứng dụng của đề tài còn hạn chế: Không phải tất cả 26