SKKN Rèn kĩ năng giải bài tập tính theo phương trình hoá học cho học sinh đại trà Lớp 8

doc 33 trang Chiến Đoàn 09/01/2025 160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Rèn kĩ năng giải bài tập tính theo phương trình hoá học cho học sinh đại trà Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docren_ki_nang_giai_bai_tap_tinh_theo_phuong_trinh_hoa_hoc_cho.doc

Nội dung text: SKKN Rèn kĩ năng giải bài tập tính theo phương trình hoá học cho học sinh đại trà Lớp 8

  1. Rèn kĩ năng giải bài tập tính theo PTHH cho học sinh đại trà lớp 8 STT NỘI DUNG TRAN G 1 MỤC LỤC 1 2 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 2 3 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 3 4 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4 5 1.Thực trạng công tác dạy và học 4 6 a.Thực trạng công tác dạy học ở trường THCS Tam Giang 4 7 b.Tính cấp thiết 4 8 2. Biện pháp nâng cao chất chất lượng giảng dạy 6 9 3.Thực nghiệm sư phạm 7 10 a. Mô tả cách thức thực hiện 7 11 b. Kết quả đạt được 22 12 c. Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm 22 13 4. Kết luận 23 14 5. Kiến nghị, đề xuất 24 15 a. Đối với tổ/nhóm chuyên môn 24 16 b. Đối với Lãnh đạo nhà trường 24 17 c. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo 24 18 PHẦN III: TÀI LIỆU THAM KHẢO 26 18 PHẦN IV: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN 27 PHÁP 19 PHẦN IV: CAM KẾT 30 1
  2. Rèn kĩ năng giải bài tập tính theo PTHH cho học sinh đại trà lớp 8 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CTHH Công thức hóa học PTHH Phương trình hóa học THCS Trung học cơ sở GD-ĐT Giáo dục – Đào tạo PPCT Phân phối chương trình HS Học sinh GV Giáo viên SGK Sách giáo khoa SBT Sách bài tập 2
  3. Rèn kĩ năng giải bài tập tính theo PTHH cho học sinh đại trà lớp 8 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Như chúng ta đã biết, hóa học là môn khoa học thực nghiệm mang tính thực tiễn và ứng dụng cao. Vì vậy, việc hướng dẫn cho học sinh có kỹ năng thành thạo trong việc giải bài tập hóa học ngay từ khi bắt đầu học môn Hóa 8 là một điều hết sức quan trọng và cần thiết. Tính theo PTHH là dạng bài tập xuyên suốt trong chương trình Hóa học phổ thông. Ở lớp 8, học sinh mới bắt đầu được tiếp cận với một bộ môn mới là môn hóa học. Mà trong chương trình hóa 8 chỉ có 2 tiết đề cập đến loại bài toán tính theo PTHH, cộng thêm những kiến thức trừu tượng khi học sinh mới tiếp cận đến bộ môn, đã khiến không ít học sinh đại trà lúng túng khi làm bài tập tính theo PTHH. Do đó để khắc phục tình trạng mất đi nền tảng môn Hóa học ở học sinh lớp 8, bản thân tôi nghĩ rằng cần phải tìm ra một giải pháp để nâng cao chất lượng bộ môn Hóa học nói chung và môn hóa học 8 nói riêng. Đó là lý do tôi nghiên cứu và áp dụng biện pháp :“ Rèn kĩ năng giải bài tập tính theo phương trình hoá học cho học sinh đại trà lớp 8”. 3
  4. Rèn kĩ năng giải bài tập tính theo PTHH cho học sinh đại trà lớp 8 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.Thực trạng công tác dạy học ở trường THCS Tam Giang và tính cấp thiết: a.Thực trạng công tác dạy học ở trường THCS Tam Giang: Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, trường THCS Tam Giang được trang bị một phòng học chức năng với nhiều thiết bị và hóa chất phục vụ cho việc dạy và học bộ môn hóa học. Đội ngũ giáo viên tham gia gảng dạy đều có trình độ chuyên môn tốt và đầy nhiệt huyết. Phần lớn học sinh ngoan và có ý thức trong học tập. Tuy nhiên, trong năm học 2021- 2022, được phân công giảng dạy bộ môn Hóa học lớp 8, tôi nhận thấy, phần lớp học sinh đại trà chưa có kĩ năng làm một bài tập tính theo PTHH. Dẫn đến nhiều học sinh đại trà lớp 8 cảm thấy lúng túng, chán nản khi đọc đề bài tập tính theo PTHH. Vì vậy, sau khi học xong bài 22: Tính theo PTHH, tôi đã ra đề kiểm tra khảo sát để tìm ra nguyên nhân. Tôi khảo sát trên 38 học sinh lớp 8B (Lớp có số lượng học sinh khá và giỏi rất ít) tại trường THCS Tam Giang nơi tôi đang công tác, trong năm học 2021- 2022. Đề kiểm tra được thực hiện trong tiết học thứ 2 của bài: Tính theo PTHH, trong thời gian 15 phút cuối của tiết học. Đề kiểm tra số 1 (Thời gan: 15 phút) Đốt cháy hoàn toàn 5,4 gam bột nhôm trong khí ôxi tạo thành nhôm ôxit (Al2O3 ). a. Hãy lập PTHH của phản ứng xảy ra? b. Tính khối lượng nhôm ôxit tạo thành sau phản ứng? c. Tính thể tích khí ôxi cần dùng ở đktc? Đáp án nAl = m : M = 5,4 : 27 = 0,2 mol 4
  5. Rèn kĩ năng giải bài tập tính theo PTHH cho học sinh đại trà lớp 8 t0 a. PTHH : 4Al + 3O2 2 Al2O3 Tỉ lệ số mol: 4 mol 3 mol 2 mol 0, 2 mol 0,15 mol 0,1 mol b. Khối lượng nhôm ôxit tạo thành sau phản ứng là : mAl2O3 = n. M = 0,1 . 102 = 10,2 g c. Thể tích khí ôxi cần dùng ở đktc là : V = n. 22,4 = 0,15 . 22,4 = 3,36 l 5
  6. Rèn kĩ năng giải bài tập tính theo PTHH cho học sinh đại trà lớp 8 Qua chấm bài kiểm tra , tôi nhận thấy các em được điểm kém do mắc phải một trong các lỗi cơ bản sau: Lỗi sai thứ nhất: Viết sai CTHH của chất → Lập sai PTHH của phản ứng. VD: CTHH của khí ôxi lại viết là O ( Viết đúng là O2) Học sinh không lập đúng PTHH Bài làm của học sinh không đúng PTHH đúng phải là : 4Al + 3O2 2 Al2O3 Nhưng có một số học sinh lại làm: Al + O2 Al2O3 hoặc : 2Al + 3O Al2O3 Lỗi sai thứ 2: Việc chuyển đổi giữa các đại lượng: Khối lượng chất (m ), số mol chất (n ), thể tích chất khí (V) Còn kém Học sinh không thực hiện được hết các yêu cầu của đề bài. Như vậy, những phần kiến thức còn tồn tại của học sinh là rất cơ bản từ đó dẫn đến tình trạng bế tắc, chán nản khi làm bài và kết quả còn nhiều em học sinh đạt điểm dưới trung bình. Dưới đây là ảnh chụp bài kiểm tra của 2 trong số 38 em lớp 8B mà tôi đã tiến hành khảo sát: 6
  7. Rèn kĩ năng giải bài tập tính theo PTHH cho học sinh đại trà lớp 8 7
  8. Rèn kĩ năng giải bài tập tính theo PTHH cho học sinh đại trà lớp 8 8
  9. Rèn kĩ năng giải bài tập tính theo PTHH cho học sinh đại trà lớp 8 b. Tính cấp thiết : Trước thực trạng trên, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Hóa 8, tôi luôn trăn trở là làm thế nào để khắc phục các sai lầm mà học sinh mắc phải , góp phần giúp các em học sinh không còn lúng túng và chán nản mỗi khi làm bài tập tính theo PTHH.Tôi quyết định áp dụng các biện pháp giúp học sinh đại trà lớp 8 hình thành phương pháp giải bài tập tính theo PTHH dạng cơ bản. 2 . Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn Hóa học lớp 8: “Rèn kĩ năng giải bài tập tính theo PTHH cho học sinh đại trà lớp 8 ở trường THCS Tam Giang ” như sau: Để giúp học sinh đại trà lớp 8 hình thành được phương pháp giải bài tập tính theo PTHH dạng cơ bản nhất, bản thân tôi mạnh dạn áp dụng ba biện pháp sau: Biện pháp 1: Rèn cho học sinh có kĩ năng chuyển đổi thành thạo giữa các đại lượng : m , n , V Biện pháp 2: Rèn cho HS kĩ năng lập đúng PTHH. Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh nhận dạng bài tập và tìm ra phương pháp giải chung cho thông qua một số ví dụ. 3.Thực nghiệm sư phạm: a.Mô tả cách thức thực hiện : Biện pháp 1: Rèn cho học sinh có kĩ năng chuyển đổi thành thạo giữa các đại lượng : m , n , V - Sau khi học xong chương 3: Mol và tính toán hóa học.Tôi yêu cầu học sinh: + Học thuộc các công thức chuyển đổi: 9
  10. Rèn kĩ năng giải bài tập tính theo PTHH cho học sinh đại trà lớp 8 ( V: Thể tích chất khí ở đktc) + Vận dụng các công thức chuyển đổi trên để làm các bài tập. VD 1: Trong đề kiểm tra số 1, học sinh cần xác định được: mAl = 5,4 g Muốn tính nAl, học sinh phải thuộc công thức: n = m : M HS: Tính được : nAl = 5,4 : 27 = 0,2 mol VD 2: Hãy tính số mol và khối lượng của 5,6 l khí O2 ở đktc ? - HS: Xác định được đề bài cho thể tích chất khí (V) . Yêu cầu tìm số mol (n) và khối lượng (m) - HS: Áp dụng công thức để thực hiện yêu cầu đề bài: nO2 = V : 22,4 = 5,6 : 22,4 = 0,25 mol mO2 = n.M = 0,25 . 32 = 8 g 10
  11. Rèn kĩ năng giải bài tập tính theo PTHH cho học sinh đại trà lớp 8 + Sau khi học sinh đã biết vận dụng công thức để tìm các đại lượng theo yêu cầu đề bài, tôi giao bài tập tương tự yêu cầu học sinh về nhà làm. VD: Bài 2, 3trang 65 và bài 3,4 trang 67 trong SGK Hóa 8. Bài 2: (SGK trang 65 Hóa 8) Em hãy tìm khối lượng của: a. 1 mol nguyên tử Cl và 1 mol phân tử Cl2. b. 1 mol nguyên tử Cu và 1 mol phân tử CuO. c. 1 mol nguyên tử C, 1 mol phân tử CO, 1 mol phân tử CO2. d. 1 mol phân tử NaCl, 1 mol phân tử C12H22O11. Bài 3: (SGK trang 65 Hóa 8) Em hãy tìm thể tích (đktc) của: a. 1 mol phân tử khí CO2; 2 mol phân tử khí H2; 1,5 mol phân tử khí O2. b. 0,25 mol phân tử khí O2 và 1,25 mol phân tử khí N2. Bài 3: (SGK trang 67 Hóa 8) Hãy tính: a. Số mol của : 28g Fe; 64 g Cu; 5,4 g Al. b. Thể tích khí (đktc) của: 0,175 mol CO2; 1,25 mol H2; 3 mol N2. c. Số mol và thể tích của hỗn hợp khí (đktc) gồm có: 0,44 gCO2; 0,04 g H2 và 0,56 gam N2. Bài 4: (SGK trang 67 Hóa 8) Hãy tính khối lượng của những lượng chất sau: a. 0,5 mol nguyên tử N; 0,1 mol nguyên tử Cl; 3 mol nguyên tử O. b. 0,5 mol phân tử N2; 0,1 mol phân tử Cl2; 3 mol phân tử CO2. c. 0,1 mol Fe; 2,15 mol Cu; 0,8 mol H2SO4; 0,5 mol CuSO4. + Tôi chữa bài và sửa lỗi sai cho các em kết hợp vào cuối các tiết học sau. Biện pháp 2: Rèn cho HS kĩ năng lập đúng PTHH: Tôi phân tích để học sinh thấy được : PTHH là cơ sở để giải bài tập tính theo PTHH. Vì vậy muốn làm đúng bài tập tính theo PTHH thì các em phải lập đúng PTHH. Để lập đúng và nhanh PTHH của phản ứng xảy ra trong bài tập, tôi yêu cầu học sinh cần: 11
  12. Rèn kĩ năng giải bài tập tính theo PTHH cho học sinh đại trà lớp 8 * Xác định đúng chất tham gia và chất sản phẩm. Viết đúng CTHH của các chất * Chọn hệ số thích hợp để cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng. Tôi lưu ý HS: + Không được tự ý thay đổi chỉ số trong CTHH đã viết đúng + Hệ số viết cao bằng kí hiệu hóa học của nguyên tố, tỉ lệ các hệ số phải tối giản, với HS lớp 8 tôi hướng dẫn các em chọn hệ số là số nguyê dương. + Nếu trong CTHH có nhóm nguyên tử (VD: nhóm (OH), nhóm (SO4), nhóm (NO3) ) thì coi cả nhóm như một đơn vị để cân bằng. Trước và sau phản ứng số nhóm nguyên tử phải bằng nhau. VD: Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaOH * Từ PTHH phải rút ra được tỉ lệ số mol của các chất ( GV: lưu ý số mol của chất nào thì phải ghi ngay phía dưới CTHH của chất đó) VD: Trong đề kiểm tra khảo sát: Học sinh cần xác định được: - Chất tham gia phản ứng là nhôm và khí oxi ; sản phẩm là nhôm oxit - CTHH của nhôm là Al; Của khí ôxi là O2 (Học sinh hay viết sai là O ) ; của nhôm ôxit là Al2O3. - Từ đó học sinh lập PTHH: 4Al + 3O2 2 Al2O3 Học sinh rút ra : Tỉ lệ số mol: 4 mol 3 mol 2 mol (Nhưng 1 số học sinh lập sai PTHH:VD: 2Al + 3O Al2O3 ) dẫn đến bài làm sai Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh nhận dạng bài tập và phương pháp giải chung thông qua một số ví dụ. Do thời gian báo cáo có hạn, đối tượng tôi tìm hiểu là học sinh đại trà lớp 8. Vì vậy, trong phạm vi báo cáo này, tôi xin phép trình bày về việc hướng dẫn học sinh hình thành phương pháp giải bài tập tính theo PTHH với dạng bài cơ bản nhất: có 1cặp chất phản ứng , đề cho đại lượng của 1 chất trong PTHH yêu cầu tìm đại lượng của các chất khác trong PTHH. Các phản ứng trong ví dụ và bài tập tôi đưa ra để hướng dẫn học sinh đều coi hiệu suất đạt 100%( phản ứng hoàn toàn). 12
  13. Rèn kĩ năng giải bài tập tính theo PTHH cho học sinh đại trà lớp 8 Tôi hướng dẫn học sinh nhận dạng bài tập và các bước giải bài tập chung cho dạng bài tập này.Sau khi học sinh đã nhận dạng được và hiểu được các bước qua bài tập mẫu, tôi cho học sinh làm các bài tương tự để rèn kĩ năng giải bài tập cho HS. *Đặc điểm nhận dạng bài tập: - Đề bài chỉ cho đại lượng của 1 chất trong PTHH (có thể là chất tham gia phản ứng hoặc sản phẩm của phản ứng) - Đại lượng đề cho có thể là: số mol, khối lượng, thể tích chất khí, hoặc số nguyên tử, số phân tử * Phương pháp giải chung: Thường thực hiện theo các bước sau: - Bước 1: Chuyển đại lượng bài cho về số mol . - Bước 2: Lập PTHH của phản ứng xảy ra. Dựa vào PTHH để viết tỉ lệ số mol ( Lưu ý: số mol của chất nào thì viết ngay phía dưới CTHH của chất đó). - Bước 3: Dựa vào PTHH tìm số mol của các chất mà đề bài yêu cầu theo số mol của chất mà đề bài đã cho - Bước 4: Tính các đại lượng của chất mà đề bài yêu cầu. *Tôi hướng dẫn HS vận dụng các bước giải bài tập thông qua một số ví dụ mẫu. Tôi hướng dẫn các em từ bài đơn giản nhất, đó là bài có tỉ lệ số mol bằng nhau, thông qua ví vụ 1 sau đây: Ví dụ 1 Phân hủy hoàn toàn canxi cacbonat (CaCO3 )thu được canxi oxit (CaO) và khí cacbon đioxit (CO2). Hãy lập PTHH của phản ứng ? Nếu có 350 g CaCO3 tham gia phản ứng thì sẽ sinh ra bao nhiêu lit khí CO2 (đktc) và bao nhiêu gam CaO? - GV: Hướng dẫn HS phân tích đề bài bằng cách đặt ra các câu hỏi yêu cầu HS trả lời: + Đề bài đã cho đại lượng của mấy chất, đó là chất nào? + Đề yêu cầu tìm đại lượng của chất nào? + Muốn tìm đại lượng đó cần áp dụng công thức nào? 13
  14. Rèn kĩ năng giải bài tập tính theo PTHH cho học sinh đại trà lớp 8 - HS : Nghiên cứu đề bài và lần lượt trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra: + Đề đã cho khối lượng của 1 chất tham gia là CaCO3 + Đề yêu cầu tìm VCO2 và mCaO + Cần áp dụng công thức: Vđktc = 22,4 . n và m = n. M - GV: Yêu cầu HS vận dụng công thức để chuyển: mCaCO3 nCaCO3 - HS : nCaCO3 = m : M = 350 : 100 = 3,5 mol - GV: Muốn tìm được VCO2 và mCaO phải tìm được nCO2 và nCaO Từ đó GV hướng dẫn học sinh xác định nCO2 và nCaO theo nCaCO3 dựa vào PTHH: Bài làm PTHH: t o CaCO 3  CaO CO 2 Tỉ lệ số mol : 1 mol 1mol 1mol 3,5 mol 3,5 mol 3,5mol HS dễ dàng áp dụng công thức để thực hiện yêu cầu đề bài: V n.22,4 3,5.22,4 78,4(l) CO2 mCaO = n . M = 3,5 . 56 = 196 g *Đối với yêu cầu trên, ngoài cách giải thông thường mà các em thực hiện theo các bước (tính theo số mol), tôi hướng dẫn HS cách giải thứ 2, không cần quy đổi ra số mol, mà dựa vào PTHH và khối lượng của CaCO3, các em sẽ tính được khối lượng của CaO ( áp dụng tính chất tỉ lệ thuận ) như sau: t o CaCO3  CaO CO2 Tỉ lệ khối lượng: 100g 56g 44g Theo đề bài: 350g ? g 14
  15. Rèn kĩ năng giải bài tập tính theo PTHH cho học sinh đại trà lớp 8 - Từ đó HS dễ dàng tính được khối lượng của CaO theo khối lượng CaCO3 đề đã cho mà không cần dựa vào số mol: mCaO = n.M = (350. 56 ) : 100 = 196 g ➢ Qua ví dụ 1: Tôi lưu ý với HS: - Nếu đại lượng của chất đề bài đã cho là khối lượng, yêu cầu tìm khối lượng của các chất khác trong PTHH: ngoài việc thực hiện bài toán theo các bước giải thông thường ( Tính theo số mol của chất mà đề bài đã cho), thì các em có thể áp dụng tính chất tỉ lệ thuận để tính khối lượng của chất đề bài yêu cầu theo khối lượng của chất đề bài đã cho mà không cần phải đổi ra số mol. Cách làm này thuận lợi khi làm những bài tập mà khối lượng tính theo đơn vị lớn như : tấn, tạ, yến - Tương tự : nếu đại lượng đề cho là thể tích của chất khí, đề yêu cầu tính thể tích của chất khí khác trong PTHH ( ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất): Các em cũng có thể tính theo thể tích của chất khí mà đề bài đã cho ( Không cần đổi ra số mol). Cách giải này rất thuận lợi khi thể tích đề bài cho là m3, hoặc thể tích không cho ở đktc Tôi hướng dẫn học sinh áp dụng tính các đại lượng mà đề bài theo thể tích, thông qua ví dụ 2 sau đây: Ví dụ 2 Cho 10m3 khí oxi nguyên chất cháy hết với cacbon. Sản phẩm thu được là khí CO2. Tính thể tích khí CO2 thu được, biết các thể tích khí đều đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Hướng dẫn: 3 - Đề cho VO2 = 10 m , nhưng không cho ở đktc → các em không thể chuyển về số mol. Mà tỉ lệ thể tích bằng tỉ lệ số mol. Đề cho thể tích của khí O2, yêu cầu tìm thể tích của khí CO2. Các thể tích khí đều đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.Vì vây, các em sẽ tính theo thể tích như sau: 15
  16. Rèn kĩ năng giải bài tập tính theo PTHH cho học sinh đại trà lớp 8 Bài làm t0 PTHH: C + O2 CO2 1mol 1mol 1mol 22,4 l 22,4 l 10 m3 → ? m3 Thể tích khí CO2 thu được : 10 m 3 .22 ,4l V 10 (m 3 ) CO 2 22 ,4l • Sau khi học sinh đã vận dụng được các bước cơ bản để làm bài tập, tôi giao 1 bài tập tương tự, yêu cầu các em tự làm. Nội dung bài tập như sau: Bài tập vận dụng Đốt cháy hoàn toàn 3,2 gam bột lưu huỳnh sinh ra sản phẩm là khí lưu huỳnh đioxit (SO2). Tính khối lượng khí SO2 sinh ra sau phản ứng? Tôi gọi 2 em học sinh lên bảng làm. Các HS còn lại làm vào vở. Dưới đây là hình ảnh tôi chụp lại khi 2 em HS làm bài trên bảng : Em: Lê Đăng Hiệp- Lớp 8B - Trường THCS Tam Giang( Thực hiện yêu cầu bài tập bằng phương pháp:Tính theo số mol của chất Em: Nguyễn Thị Phương Nga - Lớp 8B - Trường THCS Tam Giang( Thực hiện yêu cầu bài tập bằng phương pháp:Tính theo khối lượng của chất đề bài đã cho) 16
  17. Rèn kĩ năng giải bài tập tính theo PTHH cho học sinh đại trà lớp 8 Mỗi em làm 1 cách khác nhau nhưng đều ra kết quả giống nhau. Tôi kiểm tra các bạn khác làm ở dưới lớp, thấy đa số HS trong lớp đã biết vận dụng các bước được hướng dẫn, làm được bài và mỗi em làm theo cách riêng của mình: có thể tính theo số mol và khối lượng đều đúng. * Sau khi học sinh đã thành thạo những bài đơn giản với tỉ lệ số mol 1:1. Vì với loại bài tập tính theo PTHH, tỉ lệ 1: 1 chỉ là một trường hợp đặc biệt, nên tôi hướng dẫn các em cách làm tổng quát với những bài tập tính theo PTHH có tỉ lệ số mol khác với tỉ lệ 1: 1. - Tôi hướng dẫn HS áp dụng quy tắc tam suất để tính đại lượng (số mol hoặc khối lượng hoặc thể tích ) của chất mà đề bài yêu cầu theo đại lượng của chất mà đề bài đã cho tương tự như trong trường hợp tỉ lệ số mol là 1: 1 thông qua ví dụ 3 sau đây: Ví dụ 3 Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxit sắt từ Fe3O4 bằng cách dùng oxi để oxi hóa sắt ở nhiệt độ cao. a. Viết PTHH của phản ứng? b. Tính số gam sắt cần dùng để điều chế được 2,32 gam Fe3O4? Giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn. Hướng dẫn - Tôi hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài, xác định đại lượng bài đã cho và đại lượng mà đề bài yêu cầu tìm. - HS : + Xác định được: Đề cho mFe3O4 = 2,32 g + Yêu cầu: Tìm mFe = ? - Tôi yêu cầu HS thực hiện theo các bước tương tự như ví dụ 1 - HS làm bài Bài làm Cách 1: Tính theo số mol Ta có: nFe3O4 = 2,32 : 232 = 0,01 mol 17
  18. Rèn kĩ năng giải bài tập tính theo PTHH cho học sinh đại trà lớp 8 t0 a. PTHH: 3Fe + 2O2 → Fe3O4 b. 3 mol 2 mol 1 mol ? mol ← 0,01 mol nFe = ( 0,01 . 3) : 1 = 0,03 mol ( Áp dụng quy tắc tam suất) Số gam sắt cần dùng là: mFe = 0,03 . 56 = 1,68 gam Cách 2: Tính theo khối lượng - HS làm tương tự như ví dụ 1: t0 a. PTHH: 3Fe + 2O2 → Fe3O4 b. 3. 56 g 232 g ? g ← 2,32 g mFe = ( 2,32 .56 . 3) : 232 = 1,68 g Tương tự cách làm như ví dụ 2 (Tính theo thể tích chất khí), áp dụng quy tắc tam suất tương tự ví dụ 3, tôi cho HS tự vận dụng làm ví dụ 4 sau đây: Ví dụ 4 Khí metan CH4 có trong tự nhiên hoặc trong khí bioga. Khí metan cháy trong không khí sinh ra khí cacbon đioxit (CO2) và nước (H2O) a. Viết PTHH của phản ứng? b. Tính thể tích khí oxi cần dùng để đốt chấy hoàn toàn 2 lít khí metan. Biết các thể tích khí đo cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Bài làm HS của tôi đã tự tin xung phong lên bảng làm bài, tôi gọi 1 em HS làm bài trên bảng, các em còn lại làm bài vào vở. Em: Chu Thị Oanh– Lớp 8B – Trường THCS Tam Giang (Thực hiện yêu cầu ví dụ 4 bằng phương pháp tính theo thể tích chất khí) 18
  19. Rèn kĩ năng giải bài tập tính theo PTHH cho học sinh đại trà lớp 8 ➢ Qua các ví dụ trên, tôi củng cố kiến thức cho HS: - Với dạng bài tập mà đề bài chỉ cho đại lượng của 1 chất bất kì trong PTHH (có thể là chất tham gia phản ứng hoặc chất sản phẩm ),thì các chất khác trong PTHH đều tính theo đại lượng của chất đề bài đã cho. Đây là dạng bài tập phản ứng hết. Các dạng bài tập tính theo PTHH khác các em cũng làm tương tự. - Tùy vào từng bài cụ thể mà các em có thể vận dụng các bước giải sao cho linh hoạt và phù hợp, không nhất thiết bài nào cũng phải thực hiện đủ các bước trên. Có thể tính theo số mol, khối lượng, thể tích hặc số nguyên tử (số phân tử) sao cho hợp lí với yêu cầu của bài tập. *Trên cơ sở đó ,tôi giao thêm một số bài tập tương tự để HS tự luyện tập giúp các em có kĩ năng giải bài tập. Bài tập tự luyện Bài 1: Cho 32,5 gam bột kẽm Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch axít Clohiđric HCl theo sơ đồ phản ứng sau : Zn + HCl - - - - ZnCl2 + H2  Hãy tính : a. Khối lượng axít Clohiđric HCl cần dùng ? b. Thể tích khí Hidro thu được ở đktc? c. Khối lượng muối Kẽm Clorua (ZnCl2 ) thu được ? Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít khí metan (CH4) trong không khí sinh ra khí cacbonic (CO2) và hơi nước (H2O). a. Tính thể tích khí oxi cần dùng ? b. Tính khối lượng khí cacbonic sinh ra? Biết thể tích các khí đều đo ở (đktc) Bài 3: 23 Đốt cháy hoàn toàn 2,4. 10 phân tử khí H2 trong không khí , sinh ra sản phẩm là nước . Tính khối lượng nước sinh ra sau phản ứng? 19
  20. Rèn kĩ năng giải bài tập tính theo PTHH cho học sinh đại trà lớp 8 *Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã áp dụng để hình thành phương pháp giải bài tập tính theo PTHH cho học sinh đại trà lớp 8. Tôi đã thực hiện thử nghiệm trên lớp 8B và áp dụng ở các lớp 8A, 8C, 8D lồng ghép trong các bài: Bài 23 : Bài luyện tập 4 Bài 24 : Tính chất của ô xi Bài 29 : Bài luyện tập 5 b. Kết quả đạt được: Sau một thời gian áp dụng biện pháp : Hình thành phương pháp giải bài tập tính theo PTHH cho học sinh đại trà lớp 8. Trong tiết học của: Bài 29: Bài luyện tập 5, tôi cho HS lớp 8B ( 38 học sinh) làm đề kiểm tra khảo sát sau thực nghiệm trong 15 phút để đánh giá sự tiến bộ của học sinh Đề kiểm tra số 2 (Thời gian:15 phút) Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam phốtpho trong không khí sinh ra chất rắn màu trắng là điphotpho pentaoxit (P2O5). a. Lập PTHH của phản ứng ? b. Tính khối lượng sản phẩm thu được sau phản ứng ? c. Tính thể tích khí ôxi cần dùng ở đktc? Đáp án đề kiểm tra số 2 Theo bài ra, ta có: nP = 6,2 : 31 = 0,2 mol t0 a. PTHH: 4P + 5O2 2P2O5 Tỉ lệ : 4 mol 5 mol 2 mol Phản ứng: 0,2 mol 0,25 mol 0,1 mol b. Khối lượng sản phẩm P2O5 thu được là: mP2O5 = n . M = 0,1 . 142 = 14,2 g c. Thể tích khí oxi cần dùng ở đktc là: V = n . 22,4 = 0,25. 22,4 = 5,6 l 20
  21. Rèn kĩ năng giải bài tập tính theo PTHH cho học sinh đại trà lớp 8 Kết quả bài kiểm tra số 2 lớp 8B được thể hiện trong biểu đồ dưới đây: Tổng hợp kết quả của 3 lớp tôi thống kê trong bảng số liệu sau Bài kiểm tra số 1( trước khi Bài kiểm tra số 2( sau khi áp Sĩ áp dụng biện pháp) dụng biện pháp) Lớp số 0-2,75 8-10 5-7,75 3-4,75 0-2,75 8-10 5-7,5 3-4,5 8B 38 5 15 12 6 8 19 8 3 8C 38 6 13 13 6 10 17 7 4 8D 40 10 14 10 6 14 14 10 2 21
  22. Rèn kĩ năng giải bài tập tính theo PTHH cho học sinh đại trà lớp 8 *Sau khi áp dụng biện pháp, tôi nhận thấy học sinh có sự tiến bộ hơn, cụ thể : - Số học sinh viết sai CTHH giảm nhiều. - Đa số HS lập đúng PTHH của phản ứng . - Sau khi phân tích đề bài, đa số các em đã xác định được các bước giải bài tập tính theo PTHH dạng cơ bản đã được hướng dẫn. - Đa số HS vận dụng tốt các công thức chuyển đổi giữa các đại lượng để thực hiện yêu cầu của đề bài. 22
  23. Rèn kĩ năng giải bài tập tính theo PTHH cho học sinh đại trà lớp 8 Dưới đây là ảnh tôi chụp 1 số bài kiểm tra của học sinh làm tốt sau khi áp dụng biện pháp. 23
  24. Rèn kĩ năng giải bài tập tính theo PTHH cho học sinh đại trà lớp 8 24
  25. Rèn kĩ năng giải bài tập tính theo PTHH cho học sinh đại trà lớp 8 25
  26. Rèn kĩ năng giải bài tập tính theo PTHH cho học sinh đại trà lớp 8 26
  27. Rèn kĩ năng giải bài tập tính theo PTHH cho học sinh đại trà lớp 8 c. Điều chỉnh, bổ sung, sau thực nghiệm: Trong thời gian thực nghiệm áp dụng biện pháp, tôi thấy ở mỗi lớp đều còn 1 số học sinh có lực học trung bình và yếu, nên tôi có một số điều chỉnh, bổ sung sau: - GV cần chú ý và quan tâm đến những học sinh có học lực trung bình và yếu. Chỉnh sửa kịp thời những học sinh làm sai, để giúp HS tìm ra nguyên nhân đã làm bài sai, từ đó giúp các em khắc phục sửa chữa lỗi sai. - Tùy vào từng đối tượng HS, mà tôi cần có phương pháp giảng dạy phù hợp. 4. Kết luận: Mặc dù kết quả thực nghiệm của tôi ở trên còn ít, phạm vi nghiên cứu còn hạn hẹp Tuy nhiên, biện pháp mà tôi áp dụng đã mang lại kết quả đáng kể. Đa số học sinh đại trà của khối 8 trường THCS Tam Giang đã có sự hào hứng trong các giờ học môn hóa. Học sinh cảm thấy hứng thú hơn khi làm bài tập tính theo PTHH. Hơn nữa các em còn có kỹ năng giải quyết được nhiều kiểu bài tập tính theo PTHH biến đổi dựa trên cơ sở của những dạng bài cơ bản đã được hướng dẫn. Bản thân tôi thấy rằng, để giúp học sinh đại trà lớp 8 làm tốt bài tập tính theo PTHH dạng cơ bản thì: * Học sinh cần : - Nắm chắc kiến thức lí thuyết, vận dụng linh hoạt các công thức chuyển giữa các đại lượng trong hóa học. - Phải thường xuyên luyện tập để hình thành kĩ năng làm bài tập tính theo PTHH. * Giáo viên cần: - Không ngừng nghiên cứu, tìm tòi và phân dạng bài tập sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. - Quan tâm, động viên những học sinh yếu – kém. - Có biện pháp khích lệ kịp thời giúp học sinh tăng hứng thú học tập. Phạm vi nghiên cứu và giải quyết vấn đề của tôi trong báo cáo này mới chỉ là một phần rất nhỏ trong số những nội dung giảng dạy, nghiên cứu của bộ môn Hóa học lớp 8 ở trường THCS. 27
  28. Rèn kĩ năng giải bài tập tính theo PTHH cho học sinh đại trà lớp 8 5. Kiến nghị, đề xuất: Để nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Hóa học , tôi xin đề xuất một số vấn đề sau: a. Đối với tổ/nhóm chuyên môn. Thường xuyên tổ chức các chuyên đề về phân môn Hóa học để giáo viên có nhiều cơ hội học tập trao đổi kinh nghiệm giúp đỡ nhau trong giảng dạy. b. Đối với Lãnh đạo nhà trường. Do môn Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm nên đòi hỏi nhiều thời gian chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm. Vì vậy tôi rất mong được ban giám hiệu nhà trường tiếp tục quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ về thời gian cũng như người chuẩn bị về đồ dùng, thiết bị dạy học để cho chúng tôi có thời gian hơn trong khâu tìm tòi, nghiên cứu, soạn giảng. c. Đối với phòng GD-ĐT và Sở Giáo dục - Đào tạo: Tôi rất mong muốn được các cấp lãnh đạo trang bị cho giáo viên thêm những tài liệu tham khảo cần thiết để bổ sung, hỗ trợ trong quá trình giảng dạy. Với những sáng kiến kinh nghiệm hay theo tôi nên phổ biến để cho các giáo viên được học tập và vận dụng. Có như thế phương pháp giảng dạy và vốn kiến thức của giáo viên sẽ dần được nâng lên. Mặc dù đã cố gắng, song không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô trong ban giám khảo, các cấp lãnh đạo, các thầy cô, các bạn đồng nghiệp để biện pháp của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! 28
  29. Rèn kĩ năng giải bài tập tính theo PTHH cho học sinh đại trà lớp 8 PHẦN III: TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa Hóa học 8 – Nhà xuất bản Giáo dục. 2. Sách giáo viên Hóa học 8 – Nhà xuất bản Giáo dục. 3. Sách bài tập Hóa học 8 – Nhà xuất bản Giáo dục. 4. Rèn luyện kỹ năng giải toán Hóa học 8 – Nhà xuất bản Giáo dục. 5. Một số tài liệu từ nguồn internet. 29
  30. Rèn kĩ năng giải bài tập tính theo PTHH cho học sinh đại trà lớp 8 PHẦN IV. MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP 1-Học sinh thực hiện theo yêu cầu của Giáo viên Em: Lê Đăng Hiệp- Lớp 8B - Trường THCS Tam Giang ( Thực hiện yêu cầu bài tập bằng cách:Tính theo tỉ lệ số mol) Em Nguyễn Thị Phương Nga – Lớp 8B – Trường THCS Tam Giang ( thực hiện yêu cầu bài tập bằng cách tính dựa vào tỉ lệ khối lượng) 30
  31. Rèn kĩ năng giải bài tập tính theo PTHH cho học sinh đại trà lớp 8 Em Chu Thị Oanh – Lớp 8B – Trường THCS Tam Giang (thực hiện yêu cầu bài tập bằng cách dựa vào tỉ lệ thể tích chất khí) 2- Một số bài kiểm tra số 1 và số 2 điển hình được chụp lại 31
  32. Rèn kĩ năng giải bài tập tính theo PTHH cho học sinh đại trà lớp 8 3- Kết quả bài kiểm tra số 1 và số 2 của học sinh (trước và sau khi áp dụng phương pháp) Bài kiểm tra số 1( trước khi Bài kiểm tra số 2( sau khi áp Sĩ áp dụng biện pháp) dụng biện pháp) Lớp số 0-2,75 8-10 5-7,75 3-4,75 0-2,75 8-10 5-7,5 3-4,5 8B 38 5 15 12 6 8 19 8 3 8C 38 6 13 13 6 10 17 7 4 8D 40 10 14 10 6 14 14 10 2 Minh chứng trên cho thấy việc vận dụng các phương pháp kiểm rèn kĩ năng giải bài tập tính theo PTHH cho học sinh đại trà lớp 8 là phù hợp với nội dung bài học đã cho kết quả hoàn toàn khả quan. 32
  33. Rèn kĩ năng giải bài tập tính theo PTHH cho học sinh đại trà lớp 8 PHẦN V: CAM KẾT Tôi xin cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền; các biện pháp đã triển khai thực hiện và minh chứng về sự tiến bộ của học sinh là trung thực. Tam Giang, ngày 15 tháng 1 năm 2022 GIÁO VIÊN Thang Thị Thu Hằng 33