Đề cương ôn tập Hóa học 8

docx 2 trang thienle22 4180
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Hóa học 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoa_hoc_8.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập Hóa học 8

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP Câu 1: là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng. A. Sự oxi hóa chậm B. Sự cháy C. Sự tự bốc cháy D. Cả 3 đáp án trên đều sai Câu 2: Oxit là hợp chất của oxi với: A. một nguyên tố kim loại. B. một nguyên tố phi kim khác. C. các nguyên tố hóa học khác. D. một nguyên tố hóa học khác. Câu 3: Quá trình nào dưới đây không làm giảm lượng oxi trong không khí? A. Sự gỉ của các vật dụng bằng sắt B. Sự cháy của than, củi, bếp ga C. Sự quang hợp của cây xanh D. Sự hô hấp của động vật Câu 4: Chọn định nghĩa phản ứng phân huỷ đầy đủ nhất: A. Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó một chất sinh ra một chất mới B. Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó một chất sinh ra hai chất mới C. Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới D. Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học có chất khí thoát ra Câu 5: Sự oxi hoá chậm là: A.Sự oxi hoá mà không toả nhiệt B. Sự oxi hoá mà không phát sáng C. Sự oxi hoá toả nhiệt mà không phát sáng D. Sự tự bốc cháy Câu 6: Dãy gồm toàn các oxit axit là: A. CaO, SO2, SO3 B. P2O5, CO2, CaO C. K2O, NO2, CO2 D. P2O5, CO2, NO2 Câu 7: Chất nào sau đây được dùng để điều chế oxi trong PTN: A.CaCO3 B. SO2 C. KClO3 D. P2O5 Câu 8: Cần bao nhiêu gam lưu huỳnh để đốt cháy hết 3,36 lít khí oxi? A. 1,4 g B. 4,8 g C. 6,9 g D. 2,4 g Câu 9: Phản ứng nào sau đây là phản ứng phân hủy? 푡0 A. 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 B.Mg + 2HCl → MgCl2+ H2 푡0 C. 2NO + O2 → 2NO2 D. S + O2 SO2 Câu 10: Công thức hóa học của sắt(III) oxit và điphotpho pentaoxit lần lượt là: A. Fe2O3 và P2O5 B. FeO và P2O3 C. Fe2O3 và P2O3 D. FeO và P2O5 Câu 11: Tên gọi của P2O3 và FeO lần lượt là: A. điphotpho trioxit và sắt (III) oxit B. điphotpho pentaoxit và sắt (II) oxit C. điphotpho trioxit và sắt (II) oxit D. điphotpho đioxit và sắt (III) oxit Câu 12: Công thức hóa học của sắt(II) oxit và điphotpho trioxit lần lượt là: A. Fe2O3 và P2O5 B. FeO và P2O3 C. Fe2O3 và P2O3 D. FeO và P2O5 Câu 13: Tên gọi của SO3 và CuO lần lượt là: A. lưu huỳnh trioxit và đồng (I) oxit B. lưu huỳnh(VI) oxit và đồng (II) oxit C. lưu huỳnh trioxit và đồng (II) oxit D. lưu huỳnh (VI) oxit và đồng (I) oxit Câu 14: Dãy gồm toàn các oxit bazơ là: A. CuO, NO2, CaO B. P2O3, K2O, NO2
  2. C. K2O, MgO, CaO D. P2O5, CO2, CuO Câu 15: Trong PTN, hóa chất được dùng để điều chế khí oxi là: A. KMnO4, H2O B. CaCO3, KClO3 C. KClO3, KMnO4 D. H2O, KClO3 Câu 16: Cần dùng bao nhiêu gam lưu huỳnh để đốt cháy hết 1,12 lít oxi? A. 3,2 g B. 1,6 g C. 0,8 g D. 3,6 g Câu 17: Phản ứng nào sau đây không thuộc loại phản ứng hóa hợp? 푡0 푡0 A. S + O2 SO2 B. CaCO3 CaO+ CO2 푡0 C. 4Na + O2 2Na2O D. MgO + CO2 → MgCO3 Câu 19: Phản ứng nào dưới đây không phải là phản ứng hoá hợp: A. 3Fe + 3O2 -> Fe3O4 B. 3S +2O2 - > 2SO2 C. CuO +H2 -> Cu + H2O D. 2P + 2O2 - > P2O5 Tự luận: Bài 1: Cân bằng các phản ứng sau và cho biết phản ứng đó thuộc loại phản ứng hóa học nào a) Al(OH)3 > Al2O3 + H2O b) NaNO3 > NaNO2 + O2 c) NO + O2 > NO2 d) KMnO4 > K2MnO4 + O2 + MnO2 e) K + O2 > K2O f) P + O2 > P2O5 g) Fe(OH)3 > Fe2O3 + H2O h) Cu(NO3)2 CuO + NO2 +O2 i) Mg + O2 > MgO k) KClO3 > KCl + O2 Bài 2: Phân loại và gọi tên các hợp chất sau: a) Na2O, CaO, SO2, MgO, CuO, Fe2O3, SO3, BaO b) K2O, P2O5, CO2, N2O5, FeO, P2O3, NO2, Li2O Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn 12,4g photpho trong bình chứa khí oxi thu được chất rắn màu trắng là điphopho pentaoxit (P2O5) a) Viết PTHH của phản ứng trên b) Tính thể tích khí oxi (đktc) đã tham gia phản ứng và khối lượng P2O5 thu được. c) Tính lượng kali clorat (KClO3) cần dùng để điều chế lượng oxi cần cho phản ứng trên Bài 4: Đốt cháy 16,8 g Fe trong khí Oxi vừa đủ thì thu được Fe3O4. a) Tìm thể tích khí Oxi (đktc) để đốt cháy lượng sắt trên b) Tính khối lượng KMnO4 cần dùng để điều chế lượng oxi dùng cho phản ứng trên Bài 5: Cho 3,2 g Oxi tác dụng vừa đủ với Magie. a) Tìm khối lượng của Mg và Magie oxit trong phản ứng b) Tính khối lượng KMnO4 cần dùng để điều chế lượng oxi dùng cho phản ứng trên