Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm về việc rèn đọc cho học sinh trong giờ tập

doc 19 trang thienle22 2800
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm về việc rèn đọc cho học sinh trong giờ tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_ve_viec_ren_doc_cho.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm về việc rèn đọc cho học sinh trong giờ tập

  1. Sáng kiến kinh nghiệm Tên đề tài: Một số kinh nghiệm về việc rèn đọc cho học sinh trong giờ tập đọc lớp 4. Người thực hiện : Đàm Thu Hà. Trường: Tiểu học Khương Thượng - Đống Đa - Hà Nội Hà Nội 4/ 2001 I-lý do chọn đề tài: Dạy đọc có một ý nghĩa rất to lớn ở tiểu học.Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với những người đi học.Đầu tiên các em phải học đọc,sau đó phái đọc để học.Đọc giúp các em chiếm lĩnh được ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập . Nó là công cụ để học tập các môn học khác .Nó tạo ra hứng thú vàđộng cơ học tập .Nó tạo điều kiện để học sinh có khả năng Tự học và tinh thần học tập suốt cuộc đời . Nó là một khả năng không thể thiếu được của con người thời đại văn minh . Đọc một cách có ý thức cũng sẽ tác động tích cực tới trình độ ngôn ngữ cũng như tư duy của người đọc . Việc dạy đọc sẽ giúp học sinh hiểu biết hơn,bồi dưỡng cho các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp , dạy cho các em biết suy nghĩ một cách lô gic cũng như biết tư duy có hình ảnh.Như vậy , đọc có một ý nghĩa to lớn ,nó bao gồm nhiệm vụ giáo dưỡng , giáo dục và phát triển . Những điều ở trên đã khẳng định sự cần thiết của việc hình thành và phát triển một cách có hệ thống và có kế hoạch năng lực đọc cho học sinh. Tập đọc với tư cách là một phân môn Tiếng Việt ở tiểu học, có nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu này - Hình thành và phát triển năng lực đọc cho học sinh. Mặc dù đã có nhiều lần cải cách , chỉnh lý chương trình sách giáo khoa cũng như đổi mới , cải tiến phương pháp dạy tập đọc nói chung, việc dạy tập đọc ở các trường tiểu học hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế . Giáo viên nặng về truyền đạt , quen sử dụng phương pháp truyền thống, không kích thích được hứng thú học tập của học sinh tham gia tìm hiểu , xây dựng cách đọc bài. Nhiều giáo viên ở các lớp 4-5 còn coi nhẹ giờ tập đọc , bởi họ còn phải dành nhiều thời gian cho việc luyện toán , luyện văn . Với ý nghĩa quan trọng của phân môn tập đọc và thực trạng về phương pháp Dạy-Học tập đọc ở các trường tiểu học hiện nay ,tôi mạnh dạn chọn phân môn tập đọc để nghiên cứu
  2. và thể hiện trong việc đổi mới phương pháp Dạy-Học tập đọc ở tiểu học . Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài “Rèn đọc cho học sinh trong giờ tập đọc”. II-phạm vi đề tài: Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối lớp 5, lớp 4 và đặc biệt là học sinh lớp 4E trường tiểu học Khương Thượng. Môn nghiên cứu: Phân môn tập đọc, tập trung vào việc rèn đọc cho học sinh. Mục đích nghiên cứu: Tìm ra phương pháp dạy đọc tốt nhất để giúp học sinh học tốt phân môn Tập đọc. 3.Mục tiêu, đặc trưng bộ môn: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng đọc ngày càng thành thạo. Rèn tốt cả hai hình thức đọc: Đọc thành tiếng và đọc thầm. Trau dồi vốn Tiếng Việt, vốn văn học, phát triển tư duy, mở rộng sự hiểu biết của học sinh về cuộc sống. Giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, tâm hồn cho học sinh. Đáp ứng với mục tiêu đào tạo của bậc tiểu học: “Giáo dục con người phát triển toàn diện”. Phần II Đánh giá hiện trạng trong năm học Để có biện pháp, phương pháp dạy đọc tốt, chúng ta hãy nhìn lại và đánh giá hiện trạng trong năm học. 1.Thuận lợi:
  3. Từ năm học 1994 - 1995, các bài tập đọc được đưa vào phân môn tập đọc và được trình bày ở đầu sách Tiếng Việt mỗi tập. Mỗi tuần có hai bài tập đọc cũng là 2 tiết. Về nội dung, các bài tập đọc lớp 4- 5 xoay quanh ba chủ đề: “ Măng non” ( 10 bài ở lớp 4, 14 bài ở lớp 5), “ Đất nước” ( 28 bài ở lớp 4, 52 bài ở lớp 5 ), “ Nhân dân” ( 28 bài ở lớp 4 ). Bài tập đọc ở sách học sinh lớp 4 - 5 gồm các phần: Văn bản ( Bài văn hoặc bài thơ ), chú giải, hướng dẫn đọc: Chỉ dẫn cách đọc một số câu khó, đoạn khó về cách ngắt nhịp, nhấn giọng hoặc gợi ra những đặc điểm nội dung, những sắc thái tình cảm được biểu hiện qua giọng đọc. Phần tìm hiểu bài gồm những câu hỏi, bài tập giúp học sinh hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài văn, bài thơ. ở nhiều bài còn có yêu cầu học thuộc lòng, rất thuận lợi cho người dạy, người học. Trong năm học 1994 - 1995, các trường đều được học về vấn đề “ Đổi mới sách giáo khoaTiếng Việt” và từ đó đến nay, chúng ta đã thực hiện nhiều chuyên đề dạy Tiếng Việt theo phương pháp mới “ Lấy học sinh làm trung tâm”; các chuyên đề “ Đổi mới phương pháp dạy tập đọc lớp 2,3”; chuyên đề “ Đổi mới phương pháp dạy tập đọc lớp 4,5”. Nhà trường còn được học văn bản của Sở về “ Thực hiện đổi mới phương pháp Dạy - Học môn tập đọc”. 2. Khó khăn: Trình độ học sinh không đồng đều trong một lớp: Có nhiều học sinh đọc đúng, nhanh và diễn cảm nhưng cũng không ít học sinh đọc còn ngắc ngứ, lý nhí, chưa tốt. Tôi đã điều tra chất lượng đọc đầu năm của học sinh khối 4, trong đó có lớp 4E trường tiểu học Khương Thượng được thể hiện qua bảng thống kê sau: Năm học 1999- 2000 Khối 4: 300 em; Giỏi 18 em - 6,1%; Khá 45 em-15%; Trung bình 179 em-59,6%; yếu58 em-19,3% Lớp 4E: 55 em; Giỏi 5 em-10%; Khá 15 em-27,2%; Trung bình 22 em-40%; yếu 13 em- 23,6%
  4. Như vậy, chất lượng đọc thực tế cho thấy còn thấp. Thực tế ở các trường tiểu học nhiều giáo viên còn dạy sai đặc trưng, biến giờ tập đọc thành giờ “ giảng văn” nặng nề, không phù hợp đối tượng học sinh. Có giờ tập đọc giáo viên lại đi sâu vào giảng từ ngữ, như một giờ từ ngữ nặng nề, khó khăn, chiếm mất nhiều thời gian nên lúc học sinh luyện đọc còn rất ít thời gian hoặc nếu có dạy đọc thì cũng qua loa, áp đặt cách đọc để học sinh phải đọc thụ động, ít gợi ý để học sinh khám phá, tìm hiểu cách đọc, dẫn đến hiệu quả đạt được trong giờ tập đọc chưa cao. Đồ dùng dạy học: Phương tiện trực quan chủ yếu trong tiết tập đọc là ngôn ngữ của giáo viên và bài tập đọc trong sách giáo khoa, tranh màu phóng to minh họa và một số vật thật hoặc mô hình để giảng từ và ý chưa được sử dụng thường xuyên. Phần III Quá trình triển khai thực hiện đề tài Trong một giờ tập đọc tôi luôn chú ý : Rèn cho học sinh kỹ năng đọc ngày càng thành thạo. Đây là yêu cầu có tính đặc trưng của phân môn tập đọc. Dạy tập đọc cho học sinh chính là quá trình làm việc của thầy và trò để thực hiện hai hình thức: Đọc thành tiếng và đọc thầm. Đây chính là: “ Hai biện pháp dạy đọc”. Hai hình thức đọc này gắn bó chặt chẽ với nhau, cộng tác cùng thực hiện để đạt một mục đích cuối cùng của đọc: Thông hiểu nội dung văn bản. Chất lượng đọc thành tiếng bao gồm 4 phẩm chất: Đọc đúng, đọc nhanh ( lưu loát ), đọc có ý thức ( thông hiểu nội dung văn bản ) và đọc diễn cảm. Chất lượng của đọc thầm chỉ gồm 3 phẩm chất đầu, đọc diễn cảm không được bàn đến khi nói về đọc thầm. 1. Chuẩn bị cho việc đọc: Tôi luôn chú ý đến tư thế đọc của học sinh. Khi ngồi đọc cần ngay ngắn, khoảng cách từ mắt đến sách khoảng 30 - 35 cm, cổ và đầu thẳng. Khi cô giáo gọi đọc phải bình tĩnh, tự tin, không hấp tấp đọc ngay. Tư thế đứng đọc phải đàng hoàng, thoải mái, sách phải được mở rộng và cầm bằng hai tay. Tôi luôn cho học sinh hiểu khi đọc thành tiếng: Các em đọc không phải chỉ cho mình cô giáo mà để cho tất cả các bạn trong lớp cùng nghe, nên cần đọc đủ cho tất cả nghe rõ.
  5. Nhưng không có nghĩa là đọc quá to hoặc gào lên. Đối với học sinh đọc quá nhỏ “ lý nhí”, tôi kiên nhẫn luyện và động viên các em đọc to dần. 2. Luyện đọc đúng. a. Khái niệm: Đọc đúng là sự tái hiện mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác, không có lỗi. Đọc đúng là không đọc thừa, không sót từng âm, vần và tiếng. Đọc đúng bao gồm đọc đúng các âm thanh ( đúng các âm vị ), nghỉ ngắt hơi đúng chỗ ( đọc đúng ngữ điệu ). b. Biện pháp: Đầu năm tôi đã phân loại để nắm được trình độ đọc của học sinh, từ đó có kế hoạch luyện đọc cho từng em. Trước khi lên lớp, tôi dự tính các lỗi học sinh lớp tôi dễ mắc, những từ, những câu khó lần trước chưa đọc tốt để luyện. Luyện đọc đúng các âm đầu: Làm việc, nó nói, phụ nữ, phụ lão, cá rô, khoẻ khoắn Đọc đúng các âm khó: Chai rượu, con hươu, đêm khuya, lưu luyến, cái rìu Phần luyện này tôi kết hợp luôn trong lúc đọc cá nhân. Ví dụ: Khi dạy bài: “ Phong cảnh Pác Bó” Học sinh A đọc đoạn 1. Học sinh B nhận xét: bạn đọc sai “ thấm thoát”, sửa lại là: “ thấm thoắt”, “ Pắc Bó” sửa lại là: “ Pác Bó” Tôi cho học sinh A đọc lại cho đúng. Sau đó gọi 2 đến 3 học sinh khác nhắc lại. Đọc đúng bao gồm đúng cả tiết tấu, ngắt hơi, nghỉ hơi, ngữ điệu câu. Việc ngắt nghỉ hơi phải phù hợp với các dấu câu: Nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu hơn ở dấu chấm. Tôi dựa vào nghĩa và quan hệ ngữ pháp để xác định cách ngắt nhịp đúng các câu: - “ Chị rướn đôi tay bị còng / chụp một con bướm bay qua”. - “Mấy sợi mây còn vắt ngang qua / mỗi lúc một mảnh dần / rồi đứt hẳn ”. Đối với những bài thơ ngắt nghỉ cần đúng với nhịp thơ. Ví dụ: Bài “ Trên hồ Ba Bể”, mỗi khổ thơ 4 câu, mỗi câu 7 tiếng, nhịp thơ phổ biến là 4/3: “ Thuyền ta chầm chậm / vào Ba Bể Núi dựng cheo leo / hồ lặng im Lá rừng với gió / ngân se sẽ Hoạ tiếng lòng ta / với tiếng chim”.
  6. Với bài thơ lục bát “ Hành quân giữa rừng xuân”, nhịp thơ phổ biến 2 / 4 và 4 / 4: “ Rừng xa / vọng tiếng chim gù Ngân nga tiếng suối / vi vu gió ngàn Mưa xuân / đẫm lá nguỵ trang Đường ra tiền tuyến / nở vàng hoa mai” Với thể thơ 5 chữ, nhịp 3/ 2, 2 /3 trong bài “ Rừng mơ”: “ Rừng mơ / ôm lấy núi Mây trắng / đọng thành hoa Gió chiều đông / gờn gợn Hương bay gần / bay xa”. Đối với một bài thơ, đoạn văn, câu văn học sinh đọc cá nhân thành tiếng chưa ngắt nghỉ hơi đúng, tôi cho một học sinh khác đứng tại chỗ hoặc lên bảng đấnh dấu lại chỗ ngắt, nghỉ hơi và cho cả lớp đọc đồng thanh. Ví dụ dạy bài: “ Những chú gà xóm tôi”. Tôi cho học sinh lên bảng: Đánh dấu chỗ ngắt và gạch dưới những từ ngữ cần nhấn giọng ( Vì học sinh đọc cá nhân chưa biết cách ngắt nghỉ). “ Đột ngột,/ nó quay lại/ nện cho chó Vện một đá vào đầu / rồi nhảy phốc lên cổng chuồng trâu / đứng nhìn xuống tỏ vẻ phớt lờ./” Sau đó cho cả lớp đọc đồng thanh. Việc đọc đồng thanh trong giờ tập đọc làm cho không khí lớp học vui tươi, phù hợp với lứa tuổi tiểu học. Tạo điều kiện cho tất cả học sinh đều tham gia vào đọc thành tiếng. Tuỳ theo từng bài, tuỳ vào mức độ đọc của học sinh mà giáo viên cho học sinh đọc đồng thanh cả bài hay đọc 1 đến 2 câu văn, đoạn văn khó. Với bài thơ” Hành quân giữa rừng xuân”, tôi cho học sinh đọc đồng thanh cả bài. Bài “ Phong cảnh Pác Bó”, tôi cho học sinh đọc đồng thanh 2 lần: Lần 1 đọc đoạn văn khó “ Vùng này đầu núi” . Lần 2 đọc câu văn dài “ Sau bao năm người Nùng”. 3. Luyện đọc lưu loát: a. Khái niệm: Đọc lưu loát là nói đến phẩm chất đọc về mặt tốc độ, đọc không ê a, ngắc ngứ. Tốc độ đọc nhanh chỉ thực hiện được khi đã đọc đúng. Khi đọc phải chú ý xác định tốc độ để cho người nghe hiểu kịp được. Nhưng đọc nhanh không phải là đọc liến thoắng. Tốc độ chấp nhận được của đọc nhanh khi đọc thành tiếng trùng với tốc độ của lời nói. ( Tốc độ đọc thành tiếng lớp 4: 120 tiếng/ phút; lớp 5: 150 tiếng/ phút ). Khi đọc thầm thì tốc độ đọc sẽ nhanh hơn nhiều.
  7. b. Biện pháp: Tôi hướng dẫn cho học sinh làm chủ tốc độ bằng cách đọc mẫu để học sinh đọc thầm theo. Ngoài ra, tôi còn dùng biện pháp đọc tiếp nối trên lớp , đọc nhẩm có sự kiểm tra của giáo viên, của bạn để điều chỉnh tốc độ. Ví dụ: Khi học sinh đọc cá nhân toàn bài hoặc đọc một khổ thơ, một đoạn văn tôi đều nhắc cả lớp đọc thầm theo. Tôi còn gây hứng thú cho học sinh bằng những trò chơi cuối giờ như: Thi đọc tiếp sức, đọc thơ truyền điện Kết thúc trò chơi bao giờ tôi cũng cho học sinh chọn và tuyên dương nhóm đọc nhanh nhất, giỏi nhất và gợi ý rút kinh nghiệm cho lần chơi sau. Muốn học sinh đọc nhanh, đúng tốc độ cần có sự chuẩn bị bài ở nhà tốt, học sinh phải được đọc trước nhiều. Em nào đọc chậm tôi phải giúp các em luyện thêm sau giờ học. 4. Luyện đọc có ý thức ( Đọc hiểu) a. Khái niệm: Để giúp học sinh đọc cảm nhận văn bản, hiểu văn bản thì trong việc dạy môn tập đọc phải chú ý rèn luyện khả năng đọc hiểu cho học sinh. Đó là vấn đề cần thiết, quan trọng đối với học sinh lớp 4,5. Có hiểu nội dung bài văn, bài thơ thì mới có cách đọc đúng, đọc hay và diễn cảm được.Việc luyện đọc hiểu thường được thực hiện trong bước đọc thầm. Sự thực thì đọc thầm có ưu thế hơn hẳn đọc thành tiếng ở chỗ nhanh hơn đọc thành tiếng từ 1,5 đến 2 lần. Nó có ưu thế hơn hẳn để tiếp nhận , thông hiểu nội dung văn bản vì người ta không phải chú ý đến việc phát âm mà chỉ tập trung để hiểu nội dung điều mình đọc. Hiệu quả của đọc thầm được đo bằng khả năng thông hiểu nội dung văn bản đọc. Do đó, dạy đọc thầm chính là dạy đọc có ý thức, đọc hiểu. Kết quả đọc thầm phải giúp học sinh hiểu nghĩa của từ, cụm từ, câu, đoạn, bài tức là toàn bộ những gì đọc được. b. Biện pháp: Kết hợp chặt chẽ giữa việc tìm hiểu bài với việc luyện đọc. Tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài đến đâu rèn đọc ngay đến đó. Không tách rời hai khâu tìm hiểu bài và rèn đọc. Ví dụ: Dạy bài thơ “ Hành quân giữa rừng xuân”. Sau khi tìm hiểu nội dung 4 câu thơ đầu: Miêu tả cảnh rừng vào mùa xuân. Tôi hỏi cách đọc đoạn 1. Học sinh sẽ trả lời được ngay: giọng đọc êm nhẹ, tha thiết, nhấn giọng ở
  8. từ ngữ gợi âm thanh sinh động. Hơi kéo dài ở tiếng vần với nhau: gù- vu; ngàn - trang- vàng. Đọc đúng nhịp câu thơ. Tiếp đó, tôi cho học sinh hiểu 8 câu cuối: Tâm trạng của anh chiến sĩ trên đường hành quân. Hỏi cách đọc đoạn 2, học sinh trả lời: Nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm, gợi tả: Biết mấy dặm dài nhớ thương, dõi, thánh thót, xanh biếc, bề bộn Lưu ý cách ngắt nhịp các câu thơ. Đọc rõ ràng, dứt khoát câu: “ Đêm mưa ngày nắng sá gì Quân thù còn đó, ta đi chưa về” Thể hiện ý chí quyết tâm đánh giặc của người chiến sĩ. Tôi thấy cách này rất hay, học sinh dễ nói được cách đọc từ việc hiểu nội dung, nghệ thuật và có cách đọc đúng, diễn cảm. Cách dạy này được tôi thực hiện trong tất cả các tiết dạy tập đọc. Một giờ tập đọc tôi cho học sinh đọc thầm nhiều lần. Đồng thời tôi giao nhiệm vụ cho học sinh trong khi đọc thầm để kiểm tra kỹ năng đọc hiểu. Ví dụ dạy bài: “ Phong cảnh Pác Bó”. Đọc thầm lần 1: Sau khi giới thiệu bài xong, 1 học sinh khá đọc toàn bài, đồng thời cả lớp đọc thầm theo bạn để nắm được nội dung của bài. Đọc thầm lần 2: Trước khi tìm hiểu nội dung đoạn 1, cho 1 học sinh đọc đoạn 1. Cả lớp đọc thầm theo. Giáo viên giao nhiệm vụ: Tìm từ ngữ chỉ cảm xúc của tác giả khi trở về Tổ quốc. Đọc thầm lần 3: Trước khi tìm hiểu nội dung đoạn 2,1 học sinh đọc đoạn 2. Đồng thời cả lớp đọc thầm. Giáo viên giao nhiệm vụ: Tìm nét đẹp của phong cảnh Pác Bó. Đọc thầm lần 4: Trước khi tìm hiểu nội dung đoạn 3, gọi 1 học sinh đọc đoạn 3. Đồng thời cả lớp đọc thầm. Giáo viên giao nhiệm vụ: Tìm xem cuộc sống của Bác Hồ ở đây như thế nào? Như vậy là tôi đã cho học sinh đọc thầm trước khi phân tích nội dung bài, đồng thời với đọc cá nhân thành tiếng để học sinh nắm được nội dung văn bản và từ đó có cách đọc đúng. Như vậy đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa đọc thành tiếng và đọc thầm. Để giúp học sinh đọc hiểu tốt, tôi đã chuẩn bị hệ thống câu hỏi để học sinh nêu nội dung, nghệ thuật, cách đọc bài. Tôi chú ý các câu hỏi để học sinh tìm hiểu nghĩa của từ, đặt câu để làm rõ nghĩa từ; tìm các từ gần nghĩa, cùng nghĩa, trái nghĩa Ví dụ: Tìm hiểu đoạn 1 bài “ Phong cảnh Pác Bó”, tôi đặt các câu hỏi sau: + Tìm những từ ngữ bộc lộ cảm xúc của tác giả khi đặt chân lên dải đất quê hương? ( Bồi hồi, ấm áp, như đã ở gần nhà). + Con hiểu nghĩa của từ “ bồi hồi” như thế nào? ( cảm xúc vừa hồi hộp vừa vui sướng ).
  9. + Đặt câu với từ “ bồi hồi”? ( Em bồi hồi nhớ người bạn cũ ). Sau đó tôi đặt câu hỏi cách đọc đoạn này, học sinh tìm ra được cách đọc sau khi hiểu nội dung bài.Tôi còn giúp học sinh thấy được vẻ đẹp của ngôn từ, vẻ đẹp của cách nói văn chương, hướng dẫn các em phát hiện những tín hiệu nghệ thuật và đánh giá được giá trị của chúng trong việc biểu đạt nội dung. Ví dụ bài “ Mẹ” ( Lớp 5 ), từ “ Mẹ” được dùng theo nghĩa mới, không dùng để chỉ người đàn bà sinh ra mình mà dùng để chỉ người phụ nữ tác giả tôn là mẹ - Người mẹ chiến sĩ. Đó là giá trị biểu hiện, chất trữ tình của bài thơ. Nếu không chỉ ra giá trị của từ “ ngây ngất” trong “ Nắng bốc mùi hương tràm thơm ngây ngất” ( Rừng Phương Nam - Lớp 4 ) mà chỉ khai thác rừng yên tĩnh như thế nào, có mùi hương ra sao, con kỳ nhông đổi màu như thế nào? thì chưa làm nổi bật sắc vẻ riêng của rừng Phương Nam một cách đầy đủ. Yêu cầu học sinh nắm ý chính của đoạn, của bài, lập được dàn ý , hiểu được giá trị nghệ thuật của bài văn, bài thơ. Tất cả việc phân tích trên nhằm cho học sinh hiểu nội dung, nghệ thuật bài để có cách đọc đúng, đọc diễn cảm. 5. Luyện đọc diễn cảm. a. Khái niệm: Đọc diễn cảm là một yêu cầu đặt ra khi đọc những câu văn bản văn chương hoặc có các yếu tố của ngôn ngữ nghệ thuật. Đó là việc đọc thể hiện ở kỹ năng làm chủ ngữ điệu, chỗ ngừng giọng, cường độ giọng để biểu đạt đúng ý nghĩ và tình cảm mà tác giả đã gửi gắm trong bài đọc, đồng thời biểu hiện được sự thông hiểu, cảm thu của người đọc đối với tác phẩm. Đọc diễn cảm thể hiện năng lực đọc ở trình độ cao và chỉ thực hiện được trên cơ sở đọc đúng và đọc lưu loát. b. Biện pháp: Nội dung của bài đọc đã qui định ngữ điệu của nó nên tôi không bao giờ áp đặt sẵn giọng đọc bài mà để học sinh tự nêu cách đọc và đọc trên cơ sở hiểu từ, hiểu nghĩa. Tôi chỉ là người lắng nghe, sửa cách đọc của từng học sinh. Tôi cũng luôn kích thích, động viên học sinh cố gắng đọc diễn cảm. Ví dụ: Cứ cuối mỗi giờ tập đọc tôi lại hỏi học sinh: + Con hãy đọc đoạn văn ( hoặc khổ thơ ) mà con thích nhất cho cô và cả lớp cùng nghe. + Con hãy đọc diễn cảm cả bài văn ( hoặc bài thơ ).
  10. + Hoặc tôi tổ chức các hình thức thi đọc diễn cảm, đọc phân vai, đóng kịch ( đối với các tác phẩm có nhiều lời hội thoại ). Vì vậy, trong giờ tập đọc lớp tôi các em rất thích tham gia đọc diễn cảm. Đọc diễn cảm chỉ có được trên cơ sở hiểu thấu đáo bài đọc. Đọc diễn cảm yêu cầu đọc đúng giọng vui, buồn, giận dữ, trang nghiêm phù hợp với từng ý cơ bản của bài đọc, phù hợp với kiểu câu, thể loại, đọc có cảm xúc cao, biết nhấn giọng ở từ ngữ biểu cảm, gợi tả, phân biệt lời nhân vật, lời tác giả. Để đọc diễn cảm, người đọc phải làm chủ được chỗ ngắt giọng ( kỹ thuật ngắt giọng biểu cảm ), làm chủ được tốc độ đọc ( độ nhanh, chậm, chỗ ngân hay dãn nhịp đọc ), làm chủ cường độ giọng ( đọc to hay nhỏ, nhấn giọng hay không ) và làm chủ ngữ điệu ( độ cao của giọng đọc, lên giọng hay hạ giọng ). Ở tiểu học, khi nói đến đọc diễn cảm, người ta thường nói về một số kỹ thuật như ngắt giọng biểu cảm, sử dụng tốc độ và ngữ điệu. Ngắt giọng biểu cảm là phương tiện tác động đến người nghe, thiên về cảm xúc. Ngắt giọng biểu cảm là những chỗ lắng, sự im lặng có tác dụng truyền cảm, góp phần tạo nên hiệu quả nghệ thuật cao. Đó là sự ngắt giọng có ý đồ nghệ thuật. Ví dụ với bài “ Tiếng hát mùa gặt”, tôi hướng dẫn học sinh câu: “ Mành sân ” có 2 cách ngắt: + Nếu ngắt “ Mảnh sân trăng / lúa chất đầy” thì chỉ có lúa đầy sân. + Nếu ngắt “ Mảnh sân / trăng lúa chất đầy” thì hay hơn vì cả lúa, cả ánh trăng chất đầy sân. Câu thơ giàu hình ảnh, thật nên thơ Câu cuối của bài thơ “ Nói với em”: Nhắm mắt rồi lại mở ra ngay ( Khi nhắm mắt nghĩ về cha mẹ ) nếu ngắt giọng sau “ Nhắm mắt rồi” thì sẽ có hiệu quả nghệ thuật cao hơn so với ngắt giọng bình thường vì ngắt giọng như vậy sẽ tăng âm lượng của bài thơ cho bốn tiếng cuối “ Lại mở ra ngay”, gây sự tập trung chú ý và thôi thúc phải trả lời tại sao nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ thì lập tức phải mở ra ngay. Dạy bài “ Tình quê hương” - Tập đọc lớp 5, tôi hướng dẫn cách đọc ở cuối câu: “ Thôi / tôi nhớ ra rồi ngắt giọng ở từ “ thôi” để người nghe thêm chú ý, hiểu cảm xúc sâu sắc của anh bộ đội đối với xóm làng là mùi vị quê hương, một thứ mùi vị rất khó tả nhưng lại rất quen thuộc như đã ngấm vào máu thịt từ khi còn nhỏ, thu hút và quyến rũ đối với mỗi người. Tốc độ đọc ảnh hưởng đến sự diễn cảm, đặc biệt là chỗ có thay đổi tốc độ gây sự chú ý, có giá trị biểu cảm tốt. Ví dụ khi đọc bài “ Nghệ nhân Bát Tràng” đọc chậm lại, nhịp dãn ra thì câu thơ sẽ đọng lại trong lòng người đọc hơn là đọc với tốc độ bình thường như những câu thơ khác trong bài.
  11. + Bài “ Buổi sáng ở Hòn Gai” - Tập đọc lớp 4, những câu: “ Thuyền lưới mui bằng. Thuyền giã đôi mui cong. Thuyền khu Bốn, buồm chữ nhật. Thuyền Vạn Ninh buồm cánh én” nhịp đọc nhanh, nhưng câu cuối: “ Thuyền nào cũng tôm cá đầy khoang. Người ta khiêng từng sọt cá nặng tươi roi rói lên chợ” đọc chậm lại, nhịp dãn ra để cho câu văn ngân lên, thể hiện đúng cảm xúc. + Bài “ Thăm cõi Bác xưa” - Tập đọc lớp 5, câu thơ: “ Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta” ngân dài ra, gây sự chú ý cho người nghe ở đoạn kết, ý bài thơ dồn lại, khái quát lên phẩm chất nhân ái bao la của Bác Hồ. Ngữ điệu : là sự lên cao hay hạ thấp giọng. Mỗi kiểu câu chia theo mục đích nói đều có ngữ điệu riêng, hạ giọng cuối câu kể, lên giọng ở câu hỏi. Ví dụ : Đọc bài : “ Dừa ơi” ( Lớp 5 ) ở từng khổ thơ, chú ý thay đổi giọng một cách linh hoạt, phù hợp với dấu câu và lời nhân vật. - Khổ 1 : Đọc cao giọng ở cuối câu hỏi “ Dừa có tự bao giờ ?” - Khổ 2 : Đọc giọng âu yếm như lời bà nói với cháu : “ Nội nói : Lúc nội còn con gái Đã thấy bóng dừa mát rượi trước sân ” - Khổ 3 : Đọc cao giọng ở cuối câu hỏi - Khổ 4 : Đọc với giọng căm thù “ Ôi, thân dừa đã bao lần máu chảy, Biết bao đau thương, biết mấy oán hờn.” - Khổ 5 : Đọc giọng mạnh mẽ, nhấn mạnh các từ ngữ : hiên ngang, bám sâu, bám chặt. - Khổ 6 : Chuyển sang giọng vui, tin tưởng “ Tôi ngước nhìn mùa xuân nắng rọi Bốn mặt quê hương giải phóng rồi Tôi bỗng thấy nội tôi trẻ lại Như thời con gái tuổi đôi mươi Như hàng dừa trước ngõ nhà tôi.”
  12. Như vậy là lên giọng, xuống giọng khi đọc một bài tập đọc tạo ra một hiệu quả nghệ thuật cao. Trong từng bài tập đọc, các em cũng cần có giọng đọc thích hợp. Đọc bài “ Những chú gà xóm tôi”. Học sinh đọc giọng dí dỏm, hài hước để thấy rõ sự ngộ nghĩnh đáng yêu của ba chú gà này, mỗi chú một tính cách, một hình dáng khác nhau. Đọc bài “ Trung thu độc lập” giọng tha thiết, thể hiện rõ giọng người anh nói chuyện thân mật với các em thiếu nhi yêu quí. Đoạn 1: Nhấn mạnh các từ tả vẻ trong sáng, đẹp đẽ của trung thu độc lập qua các từ: Bao la, vằng vặc. Đoạn 2: Nhấn mạnh các từ ngữ nói lên lòng tin tưởng của anh chiến sĩ ở tương lai của đất nước như: Các em có quyền, các em sẽ thấy, cũng dưới ánh trăng này Như vậy, ngữ điệu là sự hoà đồng của chỗ ngừng, tốc độ, chỗ nhấn giọng, cao độ tạo nên âm hưởng của bài đọc. Đọc diễn cảm không phải là đọc sao cho “ điệu”, thiếu tự nhiên, dựa vào ý thích chủ quan của người đọc. Đọc diễn cảm là sự sử dụng ngữ điệu để diễn tả cảm xúc của bài đọc. Hoà nhập được với bài văn, bài thơ, có cảm xúc sẽ tìm thấy ngữ điệu thích hợp. Chính văn bản qui định ngữ điệu cho người đọc chứ không phải người đọc tự đặt ra ngữ điệu. Để đọc diễn cảm hay, tôi luôn đàm thoại cho học sinh hiểu ý đồ tác giả, thảo luận vì sao đọc như vậy. Sử dụng hình thức đọc phân vai. Hay khi học sinh đọc cá nhân, giáo viên đọc mẫu, tôi thường đặt câu hỏi: Vì sao đọc như thế? Chỗ nào trong cách đọc của cô làm con thích? Những học sinh đọc còn kém, tôi kiên trì luyện tập thêm, không bỏ qua mà cũng không đòi hỏi ráo riết. Tôi còn tổ chức theo nhóm để các em khá, giỏi kèm cặp các em kém. 6. Chú ý đọc mẫu của giáo viên và ghi bảng: a. Đọc mẫu của giáo viên: Giáo viên đọc mẫu tốt cũng đã dạy học sinh đọc rất nhiều. Bởi vậy, trước giờ tập đọc, tôi phải nghiên cứu nội dung, cách đọc và tập đọc nhiều lần. Có nhiều cách đọc mẫu: + Đọc mẫu toàn bài: để giới thiệu, gây hứng thú cho học sinh.
  13. + Đọc câu , đoạn: Giúp học sinh nhận xét, giải thích, tìm ra cách đọc. Vậy là, tuỳ theo từng bài mà giáo viên đọc cả bài hoặc một đoạn . Đọc vào đầu tiết hay cuối tiết Ví dụ dạy bài: “ Phong cảnh Pác Bó”, tôi đọc mẫu đoạn 2, đó là đoạn khó đọc, học sinh đọc chưa tốt. Dạy bài “ Những chú gà xóm tôi”, tôi đọc mẫu đoạn 3, đoạn thể hiện hình dáng và tính cách của chú gà mới lớn ( đoạn này học sinh thể hiện chưa tốt ). Dạy bài “ Hành quân giữa rừng xuân”. tôi đọc mẫu cả bài, ngay từ lúc giới thiệu bài để gây hứng thú cho học sinh. b. Cách trình bày bảng: Bảng lớp cũng là một đồ dùng trực quan giúp học sinh đọc tốt. Chính vì vậy, tôi luôn trình bày bảng gọn, rõ, đảm bảo tính đặc trưng của bộ môn để học sinh nhìn vào cũng có được cách đọc. Ví dụ đối với bài “ Phong cảnh Pác Bó”, tôi đã trình bày bảng như sau: Thứ ngày tháng năm 2000. Tập đọc Phong cảnh Pác Bó ( Trang 49) 1. Tìm hiểu bài: Dàn ý: Từ ngữ ý 1: Cảm xúc bồi hồi của tác giả khi trở về Tổ quốc. + bồi hồi, ấm áp ý 2: Phong cảnh tươi đẹp của Pác Bó. + bức tranh thuỷ mạc ý 3: Cuộc sống giản dị của Bác Hồ ở Pác Bó. + quần áo chàm giản dị 2. Luyện đọc: - Đọc đúng: Thấm thoắt, Pác Bó, đoạn 2. - Diễn cảm: Thong thả, nhẹ nhàng.
  14. Tôi còn chuẩn bị một bảng phụ, chép sẵn nắn nót và đẹp một câu văn dài hoặc một đoạn văn khó đọc để gọi học sinh lên đánh dấu chỗ ngắt, nghỉ hơi, nhấn giọng trước khi đọc đồng thanh và đọc cá nhân. Học sinh lớp tôi quen thuộc và dùng rất tốt các ký hiệu để ghi lại ngữ điệu của bài. Ví dụ: Dấu “ /” dùng khi ngắt hơi; dấu “ / /” để chỉ sự nghỉ hơi dài; “ ” chỉ lên giọng; “ ” chỉ sự xuống giọng; “ ” chỉ đọc chậm lại, kéo dài giọng, dấu gạch dưới biểu thị sự nhấn giọng ( ___ ) . Phần IV Kết quả 1. Với thầy cô giáo: Tôi tự thấy đã tìm được hướng đúng, cách làm đúng cho việc dạy tập đọc: Dạy đúng đặc trưng bộ môn. Tôi thấy rất say sưa, hứng thú khi rèn đọc cho học sinh. Các tiết dạy tập đọc của tôi không bị biến thành giờ giảng văn, cô giảng là chính, trò chỉ ngồi nghe nặng nề, khô khan nữa. Hàng năm, tôi thường dạy hội giảng môn tập đọc được đánh giá cao ( Tiết tốt với 19 điểm ), được đồng nghiệp khen ngợi và học tập. Tôi đã nhiều lần được phân công dạy chuyên đề “ Đổi mới phương pháp dạy tập đọc lớp 4,5” cho cả trường dự, đạt kết quả tốt. Năm học 1999 -2000, tôi cũng vinh dự được Phòng giáo dục cử dạy chuyên đề tập đọc lớp 4 cho cả Quận học tập. Tôi đã được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp Quận môn Tiếng việt nhiều năm liền, liên tục từ năm học 1988 đến nay. 2. Với học sinh: Học sinh lớp tôi không còn ngại ngùng, e dè khi đọc diễn cảm trước cả lớp ( hay lúc có đông người dự), hoặc không còn đọc qua loa, nhanh nhanh cho xong bài. Kết quả được thể hiện ở cuối năm học 1999 -2000 như sau: Lớp 4E. Sĩ số: 55 Kết quả Đọc : Giỏi 15 em ( 27,3% ); Khá 24 em ( 43,6% ); Trung bình 16 em ( 29,1% ). Yếu: 0
  15. Số học sinh đọc kém, lý nhí không còn nữa. Số học sinh đọc đúng, diễn cảm đã tăng lên nhiều. Giáo án chuyên đề tập đọc lớp 4 Bài: Phong cảnh Pác Bó I. Yêu cầu: 1. đọc: - Đọc đúng: Thấm thoắt, Pác Bó, đoạn 2. - Đọc diễn cảm: Thong thả, nhẹ nhàng, thể hiện tình yêu phong cảnh đất nước quê hương, tình yêu lãnh tụ. - Chú ý ngắt nghỉ các câu dài: “ Sau bao nhiêu năm xa nước / hoạt động từ Đông sang Tây / Bác đã trở về góc rừng hoang vắng này của Tổ quốc / với bộ quần áo chàm giản dị / rất tự nhiên trong vai một ông già người Nùng”. 2. Từ ngữ: Bồi hồi, ấm áp, bức tranh thuỷ mạc, quần áo chàm giản dị. 3. Cảm thụ: Học sinh thấy được cảnh đẹp ở Pác Bó và cuộc sống giản dị, lạc quan của Bác. II. Chuẩn bị: - Bản đồ Việt Nam để chỉ tỉnh Cao Bằng (Nơi có hang Pác Bó ). - ảnh cảnh Pác Bó: Suối Lê Nin, Bác Hồ ở Pác Bó. - Băng hình cảnh Pác Bó với bài hát: Tiếng hát giữa rừng Pác Bó. III. Lên lớp: 1. Tổ chức: Giới thiệu thầy cô đến dự. 2. Bài cũ: Đi cấy ( Ca dao cổ) Học sinh 1: đọc thuộc lòng cả bài. Hỏi: tại sao phải nhấn giọng rõ ở từ “ Trông”, hơi kéo dài ở các tiếng vần với nhau? ( cách đọc bài thơ lục bát, từ trông có nhiều nghĩa).
  16. Học sinh 2: Đọc thuộc lòng cả bài. Hỏi: Nội dung chính của bài? ( Nỗi vất vả, lo âu và những ước mơ của người nông dân thuở trước ) . Cả lớp mở vở soạn bài mới. Lớp trưởng báo cáo việc soạn bài. 3. Bài mới: a. Giới thiệu: Pác Bó là một địa danh nổi tiếng ở nước ta. Đây là nơi Bác ở và làm việc sau khi từ nước ngoài về trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng. Phong cảnh và cuộc sống của Bác ở Pác Bó thế nào? Qua bài tập đọc “ Phong cảnh Pác Bó” chúng ta sẽ rõ. Bài văn viết theo thể hồi ký. Trích trong “ Từ Pác Bó đến Tân Trào” do nhà văn Hữu Mai ghi lại theo lời kể của đại tướng Võ Nguyên Giáp. + 1 học sinh khá đọc toàn bài. Cả lớp đọc thầm theo. + 1 học sinh đọc chú giải. + giáo viên sử dụng bản đồ giảng: Pác Bó là tên một hang núi ở huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, sát biên giới Việt Trung. Pác Bó tiếng Nùng có nghĩa là nguồn suối. b. Hướng dẫn tìm hiểu bài và luyện đọc: Dẫn ý 1: Trước cách mạng tháng 8, nhiều cán bộ phải ở nước ngoài hoạt động cách mạng để cứu nước. Khi trở về Tổ quốc, đặt chân đến biên giới mọi người đều có những tình cảm thắm thiết với quê hương. + 1 học sinh đọc đoạn 1. Cả lớp đọc thầm theo. Tìm từ ngữ chỉ cảm xúc của tác giả khi trở về Tổ quốc. + Tìm những từ ngữ bộc lộ cảm xúc của tác giả khi đặt chân lên dải đất quê hương? ( Bồi hồi, ấm áp, như đã ở gần nhà ). + Con hiểu nghĩa của từ “ Bồi hồi” như thế nào? ( Cảm xúc vừa hồi hộp vừa sung sướng, thường là nghĩ đến việc đã qua ). + Đặt câu với từ “ Bồi hồi”? ( Ví dụ: Em bồi hồi nhớ người bạn cũ. Hoặc: Được bố mẹ cho về quê thăm bà ngoại, lòng em thấy bồi hồi. + Tại sao khi đặt chân lên mảnh đất quê hương, tác giả thấy bồi hồi, ấm áp? ( Nhớ quê hương vì sau nhiều ngày xa cách - Sắp gặp lại người thân - Đến biên giới mọi người đều xúc động vì như về tới nhà mình, gia đình mình ). Kể: Phút đầu tiên đặt chân lên mảnh đất quê hương, Bác đã vốc một nắm đất lên tay trong niềm xúc động dạt dào.
  17. - ý đoạn 1: Cảm xúc bồi hồi của tác giả khi trở về Tổ quốc. - Để thể hiện cảm xúc bồi hồi ta cần đọc với tình cảm như thế nào? ( Đọc thong thả, giọng nhẹ nhàng. Nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tình cảm của tác giả: Bồi hồi, ấm áp. Đọc đúng: Thấm thoắt, Pác Bó. Giáo viên goị một số học sinh đọc lại 2 từ này ). Gọi 3 học sinh đọc, học sinh nhận xét, giáo viên nhận xét và cho điểm. * Chuyển ý 2: Theo dấu chân của người cách mạng, chúng ta hãy đến với Pác Bó để ngắm nhìn cảnh sắc nơi đây qua giọng đọc của bạn Gọi 1 học sinh đọc. Cả lớp đọc thầm theo. Hỏi: Phong cảnh Pác Bó có những nét gì đẹp? ( Núi đất xen núi đá; những chùm nhà nhỏ nằm thưa thớt giữa nương ngô hay bên những thửa ruộng nhỏ dưới thung lũng; sương trắng từng dải đọng trên các đầu núi). Giáo viên treo tranh: Vẻ đẹp của Pác Bó đã được hoạ sĩ vẽ lại trong bức tranh Vẻ đẹp ấy được ví với hình ảnh gì? ( Như một bức tranh thuỷ mạc ). + Hỏi: Bức tranh thuỷ mạc là bức tranh thế nào? ( Bức tranh vẽ mực nho đen, có núi non xen kẽ - Là bức tranh giống như tranh của người Tàu ). Giảng: Tranh thuỷ mạc là một loại tranh vẽ theo kiểu truyền thống mỹ thuật Trung Hoa. Tranh được vẽ bằng bút lông, mực nho màu đen, có những nét chấm phá, có độ đậm nhạt khác nhau. Nó gợi tả sinh động cảnh núi non, thiên nhiên hùng vĩ đẹp đẽ. Phong cảnh ở Pác Bó giống như bức tranh thuỷ mạc. Đoạn vừa rồi nêu lên ý gì? ( Phong cảnh tươi đẹp của Pác Bó ). Để diễn tả hết vẻ đẹp của phong cảnh Pác Bó, chúng ta cần đọc giọng như thế nào? ( Đọc chậm rãi, ngắt nghỉ hơi đúng, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả vẻ đẹp của Pác Bó: Hiểm trở, chùm nhà nhỏ, thưa thớt, dải, bức tranh thuỷ mạc ). Gọi 1 học sinh đọc, nhận xét và cho điểm. Giáo viên đưa ra bảng phụ. Gọi học sinh lên bảng đánh dấu chỗ ngắt (/ ), nghỉ ( \ ), gạch chân các từ nhấn giọng ( ___ ) “ Vùng này đầu núi” và đọc luôn đoạn văn. Cả lớp đọc đồng thanh đoạn văn này. Gọi 2 học sinh đọc đoạn 2, gọi h/ s khác nhận xét, giáo viên cho điểm. Giáo viên đọc mẫu đoạn 2. * Chuyển ý 3: Giữa phong cảnh tươi đẹp của Pác Bó, chúng ta gặp Bác trong bộ quần áo Chàm người dân tộc, với phong thái ung dung, giản dị.
  18. Gọi 1 học sinh đọc đoạn 3. Cả lớp đọc thầm và tìm hiểu xem cuộc sống của Bác Hồ ở đây như thế nào? Tìm những chi tiết tả cuộc sống của Bác Hồ ở Pác Bó? ( Mặc bộ quần áo Chàm giản dị,rất tự nhiên trong vai một ông già người Nùng, chỗ ngồi gần những nhũ đá nhấp nhô, hình thù kỳ dị ở hang ẩm lạnh, không có đồ đạc gì, ngoài chiếc sàn nằm làm bằng những cành cây nhỏ gác ngang, gác dọc). áo chàm màu gì? ( Màu xanh thẫm - Bác mặc áo người dân tộc Nùng . Bác bình dị như mọi người. Con có nhận xét gì về cuộc sống của Bác Hồ ở Pác Bó ngày ấy? ( Đơn sơ, giản dị, còn nhiều thiếu thốn về vật chất và khó khăngian khổ nhưng Bác vẫn lạc quan, yêu đời). Tinh thần lạc quan yêu đời thể hiện ở ý nào trong đoạn? ( Đặt tên là núi Các Mác, suối Lê Nin là biểu lộ niềm tin và hy vọng ở cách mạng sẽ thắng lợi). Đoạn này nêu ý gì? ( Cuộc sống giản dị của Bác Hồ ở Pác Bó ) Hỏi: Cách đọc đoạn này? ( Tình cảm. Đọc đúng ngắt nghỉ ở những câu dài. Nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả: Góc rừng hoang vắng, quần áo chàm giản dị ) Học sinh đọc đồng thanh câu: “ Sau người Nùng”. Gọi 3 học sinh đọc, gọi 1 em nhận xét, giáo viên sửa chỗ học sinh ngắt nghỉ sai và cho điểm. Giáo viên đọc mẫu câu: “ Bác trỏ dòng nước rồi nói: Đây là suối Lê Nin. c. Thi đọc diễn cảm: Hãy chọn đoạn văn mình thích để đọc? Gọi 3 học sinh đọc 3 đoạn ( Cầm sách lên bảng đọc). Học sinh nhận xét - Giáo viên sửa lỗi và cho điểm. 4. Củng cố - Tổng kết: Gọi 1 học sinh đọc diễn cảm toàn bài ( Cầm sách lên bảng đọc).Giáo viên nhận xét và cho điểm. Nội dung chính của bài? ( Cảnh đẹp ở Pác Bó và cuộc sống giản dị, lạc quan của Bác). Tổng kết:
  19. Với lời văn nhẹ nhàng, thắm đượm tình yêu quê hương, đất nước. Tác giả cho chúng ta thâý vẻ đẹp của Pác Bó, cuộc sống giản dị, đơn sơ, gian khổ, thiếu thốn về vật chất của Bác nhưng Bác vẫn lạc quan: “ Sáng ra bờ suối tôío vào hang Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng Cuộc đời cách mạng thật là sang” Từ đây cách mạng Việt Nam được Bác lãnh đạo đã đi hết từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Pác Bó trở thành cái nôi của cách mạng Việt Nam 5. Ghi chép - Dặn dò: Về tập đọc diễn cảm lại bài. Soạn bài: Việt Bắc ( trang 50 ) Giáo viên cho học sinh xem băng để hiểu rõ về Pác Bó và cuộc sống của Bác ở đó. Ghi bảng Thứ ngày tháng năm 2000 Tập đọc Phong cảnh Pác Bó 1. Tìm hiểu bài: Dàn ý: Từ ngữ ý 1: Cảm xúc bồi hồi của tác giả khi trở về Tổ quốc. + bồi hồi, ấm áp ý 2: Phong cảnh tươi đẹp của Pác Bó. + bức tranh thuỷ mạc ý 3: Cuộc sống giản dị của Bác Hồ ở Pác Bó. + quần áo chàm giản dị 2. Luyện đọc: - Đọc đúng: Thấm thoắt, Pác Bó, đoạn 2. - Diễn cảm: thong thả, nhẹ nhàng.