Phiếu ôn tập văn bản: Buổi học cuối cùng
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu ôn tập văn bản: Buổi học cuối cùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- phieu_on_tap_van_ban_buoi_hoc_cuoi_cung.docx
Nội dung text: Phiếu ôn tập văn bản: Buổi học cuối cùng
- PHIẾU ÔN TẬP VĂN BẢN: BUỔI HỌC CUỐI CÙNG I. Trắc nghiệm Đọc kĩ đoạn trích dưới đây, sau đó trả lời các câu hỏi trắc nghiệm bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu tiền của mỗi câu trả lời đúng. Chốc chốc, ngước mắt khỏi trang giấy, tôi thấy thầy Ha-men đứng lặng im trên bục và đăm đăm nhìn những đồ vật quanh mình như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy Bạn nghĩ mà xem! Từ bốn mươi năm nay, thầy vẫn ngồi ở chỗ ấy, với khoảnh sân trước mặt và lớp học y nguyên không thay đổi. Có chăng những chiếc ghế dài, những bàn học dùng nhiều đã nhẵn bóng, những cây hồ đào ngoài sân đã lớn, và cây hu-blông tự tay thầy trồng giờ đây quấn quýt quanh các khung cửa sổ lên tận mái nhà. Con người tội nghiệp hẳn phải nát lòng biết mấy khi giã từ tất cả những vật ấy, khi nghe thấy tiếng người em gái đi đi lại, đóng hòm xiểng, ở gian phòng bên trên, vì ngày mai họ phải ra đi, rời khỏi xứ sở này mãi mãi. Tuy nhiên, thầy vẫn đủ can đảm dạy chúng tôi cho đến hết buổi. Sau tiết viết tập đến bài Lịch sử, rồi những trò nhỏ cất tiếng đọc đồng thanh như hát Ba Be Bi Bo Bu. Đằng kia, cuối phòng học, cụ Hô-de đã đeo kính lên, và nâng cuốn sách vỡ lòng bằng hai tay, cụ đánh vần từng chữ theo bọn trẻ. Cả cụ cũng chăm chú, giọng run run vì xúc động; nghe cụ đọc thật kì cục, đến nỗi tất cả chúng tôi muốn cười và cũng muốn khóc Ôi! Tôi sẽ nhớ mãi buổi học cuối cùng này! [ ] Câu 1. Đoạn trích Buổi học cuối cùng là của tác giả nào dưới đây? A. Vich-to Huy-gô. B. An-đéc-xen. C. H. Ban-zắc. D. An-phông-xơ Đô-đê. Câu 2. Truyện Buổi học cuối cùng viết về buổi học diễn ra ở nước nào? A. Pháp. B. Nga. C. Đức. D. Anh. Câu 3. Truyện Buổi học cuối cùng được viết dựa trên bối cảnh nào? A. Truyện lấy bối cảnh buổi học cuối cùng diễn ra trên đất Phổ, sau đó vùng đất này được trả lại cho Pháp. B. Truyện lấy bối cảnh buổi học cuối cùng diễn ra trên vùng đất An- dát, sau đó vùng đất này phải giao lại cho Phổ vì Pháp thua trận trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ. C. Buổi học diễn ra trước cuộc chiến tranh Pháp - Phổ. Sau đó do chiến tranh diễn ra nên các em học sinh không còn được học nữa.
- D. Truyện lấy bối cảnh buổi học cuối cùng trước khi diễn ra cuộc cách mạng tư sản Pháp. Câu 4. Truyện Buổi học cuối cùng được kể theo lời nhân vật nào? A. Thầy Ha-men. B. Bác phó rèn Oát-stơ. C. Nhân vật xưng tôi tên là Phrăng. D. Cụ già Hô-de. Câu 5. Hai chữ cuối cùng trong nhan đề Buổi học cuối cùng có ý nghĩa gì? A. Là buổi học cuối cùng trong năm học. B. Là buổi học cuối cùng do thầy Ha-men dạy. C. Là buổi học cuối cùng được học bằng tiếng Pháp. D. Là buổi học cuối của đời học sinh. Câu 6. Thầy Ha-men có thái độ như thế nào đối với học sinh trong buổi học cuối cùng? A. Ân cần, dịu dàng, kiên nhẫn giảng bài cho học sinh. B. Mất tập trung và thường nổi cáu với học sinh, C. Không buồn giảng bài cho học sinh nữa. D. Thầy cảm thấy vui vẻ vì từ ngày mai không phải dạy cho lũ học trò tinh nghịch nữa. Câu 7. Thầy Ha-men dạy ở ngôi trường trên được bao nhiêu năm? A. 20 năm. B. 30 năm. C. 40 năm. D. 50 năm. Câu 8. Giá trị cao cả của truyện Buổi học cuối cùng là gì? A. Thể hiện tinh thần chống chiến tranh xâm lược. B. Thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là yêu tiếng nói dân tộc. C. Lên án những nhà lãnh đạo nước Pháp trong việc nhượng đất đai cho nước Phổ. D. Đề cao tình thầy trò và lòng gắn bó với mái trường thân yêu. Câu 9. Chân lí được nêu ra trong truyện Buổi học cuối cùng là gì? A. Tình thầy trò là cao quý nhất, không có gì có thể thay đổi được thứ tình cảm quý báu ấy. B. Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù.
- C. Nếu một dân tộc mà mọi người dân đều có lòng yêu nước thì dân tộc đó sẽ không bao giờ rơi vào vòng nô lệ. D. Tình yêu quê hương, đất nước phải được thể hiện trước tiên qua tình yêu chữ viết và tiếng nói. Câu 10. Tác giả xây dựng thành công hai nhân vật chính trong truyện Buổi học cuối cùng là nhờ vào: A. Miêu tả ngoại hình, cử chỉ, lời nói và tâm trạng của họ. B. Cho nhân vật tự nói lên suy nghĩ của mình. C. Tạo ra nhiều chi tiết biểu cảm cho nhân vật thể hiện tình cảm. D. Đề cao giá trị của tiếng Pháp đối với người đọc. II. Tự luận Câu 1: Phân tích nhân vật Phrăng. Trong tác phẩm này, nhân vật Phrăng có ý nghĩa nghệ thuật gì? Câu 2: Phân tích nhân vật thầy Ha-men và nêu ý nghĩa của hình tượng nhân vật này.