Phiếu ôn tập số 3 - Ngữ văn 9

docx 5 trang thienle22 7741
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu ôn tập số 3 - Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxphieu_on_tap_so_3_ngu_van_9.docx

Nội dung text: Phiếu ôn tập số 3 - Ngữ văn 9

  1. PHIẾU ÔN TẬP SỐ 3 ĐỀ 1 Phần I: (6.0 điểm) Cho câu thơ: “Hồi nhỏ sống với đồng” ( Trích Ánh trăng – Nguyễn Duy ) Câu 1. Hãy ghi lại chính xác 7 dòng tiếp theo của dòng thơ trên? Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? Hoàn cảnh đó có liên quan như thế nào đến chủ đề tác phẩm? Câu 2. Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ em vừa chép và phân tích tác dụng? Câu 3. Từ các câu thơ em vừa chép, em hãy viết một đoạn văn theo hình thức lập luận diễn dịch khoảng 12 câu làm rõ tình cảm gắn bó thân thiết giữa người và trăng trong quá khứ. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần biệt lập tình thái và câu ghép (gạch dưới thành phần biệt lập tình thái và câu ghép) Câu 4. Hình ảnh “đồng, sông, bể, rừng” trong các câu thơ em vừa chép còn xuất hiện ở một khổ thơ khác của bài thơ. Hãy chép chính xác khổ thơ đó và cho biết sự khác nhau của các hình ảnh này trong những khổ thơ trên. Phần II: (4.0 điểm) Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Cái mạnh của con người Việt Nam ta là sự cần cù, sáng tạo. Điều đó thật hữu ích trong một nền kinh tế đòi hỏi tinh thần kỉ luật cao và thái độ nghiêm túc đối với công cụ và quy trình lao động với những máy móc, thiết bị rất tinh vi. Tiếc rằng ngay trong mặt mạnh này của chúng ta cũng lại ẩn chứa những khuyết tật không tương tác chút nào với một nền kinh tế công nghiệp hóa chứ chưa nói tới nền kinh tế tri thức. Người Việt Nam ta cần cù thì cần cù thật những lại thiếu đức tính tỉ mỉ.” 1. Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào, của ai? Nêu thời điểm văn bản đó ra đời. Thời điểm ấy có ý nghĩa đặc biệt gì? 2. Theo em, thế nào là “nền kinh tế tri thức”? 3. Chỉ ra một phép liên kết trong đoạn trích trên. Nêu từ ngữ được dùng để liên kết. 4. Ngày nay, sự sáng tạo có ý nghĩa rất quan trọng. Qua đoạn trích trên và những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về sự sáng tạo bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi. ĐỀ 2 Phần I: (6 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa. Còn cô kĩ sư chỉ “ô” lên một tiếng! Sau gần hai ngày, qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách xa Hà Nội, đứng trong mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia, bỗng nhiên lại gặp hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong ngay lúc dưới kia là mùa hè, đột ngột và mừng rỡ, quên mất e lệ, cô chạy đến bên người con trai đang cắt hoa. Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy”. Câu 1. (1điểm) Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm? Câu 2. (1điểm) Truyện được xây dựng trên cơ sở tình huống như thế nào? Nhận xét về tình huống truyện đó? Câu 3. (1điểm): Đoạn trích trên giúp em hiểu gì về nhân vật “người con trai’’?
  2. Câu 4. (3điểm) : Em hãy viết đoạn văn tổng – phân – hợp (khoảng 10 câu) làm sáng tỏ những nét đẹp phẩm chất của nhân vật mà em vừa nêu ở trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu phủ định và một lời dẫn trực tiếp. (Gạch dưới câu phủ định và lời dẫn, chỉ rõ). Phần II (4.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: “Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng thời chúng hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng. Tuổi chúng phải được sống trong vui chơi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển. Tương lai của chúng phải được hình thành trong sự hòa hợp và tương trợ. Chúng phải được trưởng thành khi được mở rộng tầm nhìn, thu nhận thêm những kinh nghiệm mới”. Câu 1 (1.0 điểm): Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Nêu xuất xứ của văn bản? Câu 2 (1.0 điểm): Tìm trong đoạn trích trên các từ, cụm từ cùng trường từ vựng chỉ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em? Câu 3 (2.0 điểm): Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa toàn cầu. Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) phát biểu ý kiến về sự quan tâm, chăm sóc của nhà trường và chính quyền địa phương đối với trẻ em. ĐỀ 3 Phần I: (6 điểm) "Làng" là tác phẩm thành công của nhà văn Kim Lân viết về người nông dân. Trong tác phẩm, nhà văn có viết: "Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lén đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu Ông lão nắm chặt hai tay lại và rít lên: - Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này." Câu 1 (1.0 điểm): Đoạn trích trên diễn tả tâm trạng gì của ông Hai? Vì sao ông Hai lại có tâm trạng như vậy? Câu 2 (1.0 điểm): Ghi lại những câu văn có sử dụng hình thức độc thoại nội tâm ở trong đoạn văn trên. Nêu tác dụng của những câu văn này? Câu 3 (1.0 điểm): Chép chính xác 4 câu thơ trong một đoạn trích "Truyện Kiều" mà em đã được học cũng sử dụng hình thức độc thoại nội tâm này. Câu 4 (3.0 điểm): Em hãy viết đoạn văn tổng – phân – hợp (khoảng 12 câu) phân tích diễn biến tâm trạng của ông Hai từ khi nghe tin làng Dầu theo giặc đến khi tâm sự với người con út. (Trong đoạn văn có sử dụng một câu bị động và một câu cảm thán, chú thích rõ) Phần 2: (4điểm) Trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy có khổ thơ: “Thình lình đèn điện tắt phòng buyn-đinh tối om vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn ” Câu 1 (1.0 điểm): Hãy giải nghĩa từ “buyn-đinh”? Nghĩa của từ ngữ gợi cho em nhớ tới hoàn cảnh ra đời của bài thơ như thế nào? Câu 2 (1.0 điểm): Dựa vào khổ thơ vừa chép, hãy cho biết “vầng trăng” xuất hiện trong tình huống nào? Ý nghĩa của sự xuất hiện ấy là gì?
  3. Câu 3 (2.0 điểm): Từ thông điệp trong khổ thơ, kết hợp với những hiểu biết xã hội của em, hãy viết đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về lòng biết ơn của người Việt Nam hiện nay. ĐỀ 4 Câu 1: Cho đoạn thơ: Quê hương anh nước mặn đồng chua. Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi hai người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau Súng bên súng đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ Đồng chí! 1)Trong đoạn thơ trên có một từ bị chép sai. Đó là từ nào, việc chép sai như vậy có làm ảnh hưởng đến giá trị biểu cảm của câu thơ hay không? Vì sao? 2) Theo em tình đồng chí của những người lính trong bài thơ này được hình thành từ những cơ sở nào? Hãy tìm những hình ảnh thơ trong đoạn thơ trên thể hiện sự gắn bó keo sơn của các anh bộ đội? 3) Câu thứ 6 trong đoạn thơ trên có từ tri kỷ. Một bài thơ đã học trong chương trình ngữ văn 9 cũng có câu thơ dùng tri kỷ. Đó là câu thơ nào, thuộc bài thơ nào? Xét về ý nghĩa khi sử dụng từ tri kỷ trong hai câtu thơ đó có gì giống và khác nhau? 4) Câu thứ 7 trong đoạn thơ trên là một câu đặc biệt. Hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu theo kết cấu T - P - H để phân tích nét đặc sắc của câu thơ đó.Trong đoạn văn có sử dụng một câu văn chứa thành phần cảm thán, một câu mở rộng thành phần vị ngữ. ( Gạch chân các thành phần đó) C©u 2: Cho đoạn thơ: Ruéng n­¬ng anh göi b¹n th©n cµy Gian nhµ kh«ng, mÆc kÖ giã lung lay, GiÕng n­íc gèc ®a nhí ng­êi ra lÝnh. 1. Ghi râ tªn, n¨m s¸ng t¸c vµ tªn t¸c gi¶ cña bµi th¬ cã nh÷ng c©u th¬ trªn. Theo em, cÇn nhí nh÷ng ®iÓm c¬ b¶n nµo vÒ hoµn c¶nh s¸ng t¸c ®Ó hiÓu bµi th¬ h¬n? 2. Tõ “mÆc kÖ” ®Æt gi÷a c©u th¬ cïng víi h×nh ¶nh lµng quª quen thuéc ®· gîi cho em c¶m xóc g× vÒ t×nh c¶m cña anh bé ®éi vèn xuÊt th©n tõ n«ng d©n trong kh¸ng chiÕn chèng Ph¸p. 3. §äc ba c©u th¬ trªn, em nhí tíi bµi ca dao nµo? §iÒu g× khiÕn em cã sù liªn t­ëng ®ã. Câu 3: 1) Trong bài thơ đồng chí có câu : Thương nhau tay nắm lấy bàn tay Theo em từ thương ở câu thơ trên có thể thay thế bằng những từ nào ? Phân tích giá trị biểu cảm của từ thương trong câu thơ trên? 2) Ghi lại những cụm từ được tổ chức theo phương thức thành ngữ trong bài thơ và nêu tác dụng? 3) Câu thơ đầu súng trăng treo được ngắt nhịp 2/2 . Bạn em cho rằng có thể đảo ngược vị trí giữa hai vế của câu thơ trên thành trăng treo đầu súng mà không ảnh hưởng đến nhịp thơ. Ý kiến của em như thế nào? 4) Và cũng trong bài thơ Đồng chí cặp đại từ anh – tôi luôn được dùng sóng đôi nhau và bao giờ cũng anh trước tôi sau. Em hiểu gì về dụng ý nghệ thuật đó của tác giả? 5) Hãy viết đoạn văn từ 10 đến 12 câu theo kết cấu diễn dịch thể hiện cảm nhận của em về hình ảnh thơ đầu súng trăng treo trong khổ thơ cuối của bài thơ Đồng chí. Trong đó có sử dụng một câu có phép thế, câu cảm thán. ( Gạch chân các thành phần đó)
  4. ĐỀ 5 Bài tập 1: Cho câu thơ: Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi Câu 1: Hãy chép chính xác 6 câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ trên và cho biết đoạn thơ em vừa chép nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ? Câu 2: Tìm và nêu tác dụng của 1từ láy có trong đoạn thơ trên? Câu 3: Trong khổ thơ trên, tác giả có sử dụng cách tách và lặp lại từ. Điều này thể hiện ở cụm từ nào? Nêu tác dụng của cách làm đó. Câu 4: Viết đoạn văn theo mô hình quy nạp có độ dài 10-12 câu để phân tích và cảm nhận đoạn thơ em vừa chép. Trong đoạn văn có sử dụng 1 câu cảm thán và 1 lời dẫn trực tiếp. (Gạch chân câu cảm thán và lời trích dẫn trực tiếp.) Bài tập 2: Đọc những câu thơ sau và trả lời câu hỏi: Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh: “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố, Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ, Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!” Câu 1. Ghi lại lời dẫn trực tiếp trong đoạn thơ trên. Cho biết đó là lời của ai nói với ai? Câu 2.Câu thơ:“Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ/ Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!” xét về mục đích nói thuộc kiểu câu gì? Câu 3. Chỉ ra và phân tích ngắn gọn ý nghĩa của trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại trong đoạn thơ trên? Câu 4: Ghi lại và giải thích 1 thành ngữ có trong bài thơ. Câu 5. Viết một đoạn văn T-P-H khoảng 8 - 10 câu, cảm nhận của em về người bà trong bài "Bếp lửa". Trong đoạn có sử dụng câu bị động và phép nối (gạch chân và chú thích). Bài tập 3: Cho câu thơ: Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Câu 1: Hãy chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ trên và cho biết đoạn thơ em vừa chép nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu mạch cảm xúc của bài thơ? Và giải thích nhan đề bài thơ? Câu 2: Em hiểu thế nào về cụm từ “biết mấy nắng mưa” ở đầu đoạn thơ? Hãy tìm một thành ngữ có chứa hai từ “nắng”, “mưa”? Hãy chép lại một câu thơ có chứa cụm từ “ mấy nắng mưa” trong một văn bản khác mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 9? Câu 3: Vì sao trong đoạn thơ trên tác giả nói bếp lửa “kì lạ và thiêng liêng”? Câu 4. Trong khổ thơ trên có một từ nhiều nghĩa. Đó là từ nào? Hãy chỉ rõ nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ đó và cho biết chuyển nghĩa theo phương thức nào ? Câu 5. Hãy nhận xét cấu trúc đặc biệt của câu thơ Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa! Xét về mục đích nói câu thơ trên thuộc kiểu câu gì? Chỉ ra và gọi tên các thành phần biệt lập được dùng trong câu thơ đó? Câu 6: Mở đầu đoạn văn phân tích đoạn thơ trên, một học sinh viết: “ Qua đoạn thơ là những suy ngẫm sâu sắc và tình cảm chân thành của nhà thơ đối với người bà vô cùng yêu thương và kính trọng.” a, Câu văn trên mắc lỗi gì? Hãy sửa lại cho đúng b, Từ câu văn đã sửa, hãy biến đổi thành câu bị động. c, Coi câu bị động trên là câu mở đoạn, viết tiếp phần thân đoạn (khoảng 12 câu) để hoàn thành đoạn văn theo phương pháp lập luận diễn dịch, trong đoạn văn đó có sử dụng ít nhất một câu ghép và thành phần phụ chú. Bài tập 4: Trong bài thơ “Bếp lửa”, Bằng Việt có viết:
  5. Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa Câu 1: Chép 10 câu tiếp theo và nêu ngắn gọn nội dung của đoạn thơ em vừa chép. Câu 2: Trong khổ thơ chi tiết nào được tác giả nhắc đi, nhắc lại nhiều lần? Việc nhắc lại nhiều lần chi tiết này có ý nghĩa gì? Câu 3: Cho câu chủ đề:“Nếu khổ thơ trước là những kỉ niệm tuổi thơ đầy gian khổ, khó khăn thì ở khổ thơ này là những hình ảnh hiện thực thấm đẫm biết bao nghĩa tình sâu nặng trong suốt tám năm ròng cháu ở cùng bà.” a, Xác định chủ đề đoạn văn em sẽ viết? b, Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết một văn diễn dịch (khoảng 12 câu) để làm sáng tỏ nội dung câu văn đã cho. Trong đoạn có sử dụng một câu bị động và một câu cảm thán( gạch chân và chú thích rõ). Câu 4: Từ hiểu biết của mình về bài thơ “Bếp lửa”, em có suy ngẫm gì về tình cảm gia đình (không quá 5 dòng)? Bài tập 5: Khi đang là sinh viên học nghành luật ở nước ngoài, nhà thơ Bằng Việt đã viết một bài thơ rất hay về người bà, trong đó có câu: Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen a)Hãy chép tiếp hai câu để hoàn thành khổ thơ? Cho biết tên bài thơ và hoàn cảnh sáng tác? b) Vì sao ở hai câu cuối tác giả dùng từ ngọn lửa mà không nhắc lại bếp lửa . Hình ảnh ngọn lửa ở đây có ý nghĩa gì? c) Hãy viết đoạn văn từ 8 đến 10 câu theo kết cấu quy nạp trình bày cảm nhận về đoạn thơ em vừa chép.Trong đó có sử dụng một câu bị động và câu có phép lặp. (Gạch chân) * Yêu cầu: Con hoàn thiện các đề bài trên ra vở Ôn tập văn buổi chiều. Tiết văn đầu tiên sau khi đi học, cô giáo sẽ thu và chữa bài. Chúc các con làm bài tốt! Cô giáo: Dương Hồng Hân