Phiếu ôn tập môn Vật lý Lớp 6 - Tuần 28

docx 6 trang Thương Thanh 25/07/2023 1920
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu ôn tập môn Vật lý Lớp 6 - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxphieu_on_tap_mon_vat_ly_lop_6_tuan_28.docx

Nội dung text: Phiếu ôn tập môn Vật lý Lớp 6 - Tuần 28

  1. PHIẾU ÔN TẬP VẬT LÝ 6 (Tuần 28 từ ngày 24/2/2020 – 29/2/2020) I. TRẮC NGHIỆM Ghi lại những chữ cái đặt trước câu trả lời đúng ( ví dụ : 1 – a, 2- b,c ) Câu 1: Khi sử dụng bình tràn và bình chia độ để đo thể tích của vật rắn không thấm nước, thể tích của vật bằng: a. Thể tích bình tràn. b. Thể tích bình chứa. c. Thể tích nước tràn từ bình tràn ra bình chứa. d. Thể tích nước còn lại trong bình. Câu 2: Dùng thước đo được kết quả độ dài là 21,1 cm. Độ chia nhỏ nhất của thước này là: a. 1cm b. 0,5cm c. 0,1cm d. 10mm Câu 3: Lực có thể gây ra tác dụng nào dưới đây ? a. Chỉ có thể làm cho vật đứng yên phải chuyển động. b. Chỉ có thể làm cho vật đang chuyển động phải dừng lại. c. Chỉ có thể làm cho vật bị biến dạng. d. Có thể gây ra cả ba tác dụng trên. Câu 4: Lực nào sau đây không phải là trọng lực ? a. Lực làm cho nước mưa rơi xuống. b. Lực của nam châm tác dụng vào thanh sắt. c. Lực tác dụng vào viên phấn khi buông tay. d. Lực tác dụng vào quả nặng treo thẳng đứng làm lò xo giãn ra. Câu 5: Quả cân 250g ở mặt đất có trọng lượng là : a. 2,5N b. 250N c. 0,25N d. 25N Câu 6 : Trong các máy dưới đây, đâu không phải là máy cơ đơn giản. a. Đồng hồ b. Đòn bẩy c. Ròng rọc d. Mặt phẳng nghiêng II. TỰ LUẬN Câu 1: Một chất lỏng có thể tích là 30 lít thì có trọng lượng là 300 N. Hãy xác định : a. Khối lượng của 30 lít chất lỏng đó ? b. Khối lượng riêng của chất lỏng đó ? Câu 2: Có hai bình đựng dung tích lần lượt là 2 lít và 5 lít. Hãy tìm cách đong được 1 lít nước mà chỉ dùng hai bình đó ? Câu 3: Trước một cây cầu có cắm một biển báo hình tròn, bên trong có kí hiệu “9T”. Biển báo đó có ý nghĩa gì ?
  2. PHIẾU ÔN TẬP VẬT LÝ 7 (Tuần 28 từ ngày 24/2/2020 – 29/2/2020) I. TRẮC NGHIỆM Ghi lại chữ cái đặt trước câu trả lời đúng ( ví dụ : 1- a) Câu 1: Chiếu một chùm tia tới song song lên một gương cầu lõm, ta thu được chùm tia phản xạ nào dưới đây : a. Song song b. Hội tụ c. Phân kì d. Bất kì, không theo đường thẳng Câu 2: Một tia sáng chiếu tới gương phẳng và hợp với mặt gương một góc 30 0, lúc này góc phản xạ bằng: a. 600 b. 450 c. 300 d. 150 Câu 3: Vật nào sau đây phản xạ âm tốt a. Miếng xốp b. Tấm vải c. Đệm cao su d. Mặt gương Câu 4: Vật phát ra âm cao hơn khi nào ? a. Khi vật dao động mạnh hơn. c. Khi vật bị lệch khỏi vị trí cân bằng nhiều hơn. b. Khi vật dao động nhẹ hơn. d. Khi tần số dao động lớn hơn. Câu 5: Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng nhật thực a. Mặt trời ngừng phát ra ánh sáng. b. Mặt trời bỗng nhiên biến mất. c. Mặt trời bị Mặt trăng che khuất nên ánh sáng của Mặt trời không đến được Mặt đất. d. Người quan sát đứng ở nửa sau Trái đất, không được Mặt trời chiếu sáng. Câu 6: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có tính chất a. Ảnh ảo, bằng vật và ở xa gương. b. Ảnh thật, bé hơn vật và đối xứng với vật qua gương. c. Ảnh áo, bằng vật và đối xứng với vật qua gương. d. Ảnh thật, lớn hơn vật và đối xứng với vật qua gương. II. TỰ LUẬN Câu 1: Vẽ ảnh của vật AB bằng cách sử dụng tính chất ảnh. B A Câu 2: Bạn Lan cao 1,5m, đứng trước gương phẳng đặt thẳng đứng, khoảng cách từ bạn đến gương là 0,6m. Hỏi: a. Ảnh của bạn Lan cao bao nhiêu mét và cách bạn ấy một khoảng bằng bao nhiêu? b. Bạn muốn ảnh cách mình một khoảng bằng 3,2m thì bạn phải dịch chuyển như thế nào đối với gương và dịch chuyển một đoạn bằng bao nhiêu ? Câu 3: Kinh nghiệm của những người câu cá cho biết, khi có người đi đến bờ sông, có ở dưới sông lập tức “lẩn trốn ngay”. Hãy giải thích tại sao? Câu 4: Trong một cơn giông, sau khi nhìn thấy tia chớp, 5 giây sau người ta mới nghe thấy tiếng sét. Hỏi sét xảy ra cách nơi quan sát bao xa? Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s
  3. PHIẾU ÔN TẬP VẬT LÝ 8 (Tuần 28 từ ngày 24/2/2020 – 29/2/2020) I. TRẮC NGHIỆM Ghi lại chữ cái đặt trước câu trả lời đúng ( ví dụ : 1 – a ) Câu 1: Cặp lực nào sau đây tác dụng lên một vật làm vật đang đứng yên thì tiếp tục đứng yên ? Chọn đáp án đúng nhất. a. Hai lực cùng cường độ, cùng phương. b. Hai lực cùng phương, ngược chiều. c. Hai lực cùng cường độ, có phương cùng nằm trên một đường thẳng, chiều ngược nhau. d. Hai lực cùng phương, cùng cường độ, cùng chiều. Câu 2 : Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào cần tăng lực ma sát ? a. Đường đất khi trời mưa bị trơn. c. Ở bản lề cánh cửa bị khô. b. Xích xe đạp bị khô. d. Giữa mặt bào với gỗ cần bào khi bị khô. Câu 3 : Phát biểu nào sau đây là đúng ? a. Áp suất và áp lực có cùng đơn vị đo. b. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với lực bị ép. c. Áp lực là lực tác dụng của vật lên dây treo. d. Giữa áp suất và áp lực không có quan hệ nào. Câu 4 : Lực đẩy Ác- si – mét phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? a. Trọng lượng riêng của chất lỏng và của vật b. Trọng lượng riêng và thể tích của vật. c. Trọng lượng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. d. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Câu 5: Chọn phát biểu sai về hiện tượng do quán tính gây ra ? a. Khi ô tô đột ngột hãm phanh, hành khách bị ngả về phía trước. b. Khi ô tô đột ngột hãm phanh, hành khách bị ngả về phía sau. c. Rũ mạnh quần áo có thể làm sạch bụị bẩn bám vào. d. Khi ô tô đột ngột rẽ phải, hành khách trên xe bị nghiêng về bên trái. Câu 6: Ba thỏi kim loại đặc : Đồng – sắt – nhôm có cùng thể tích, được nhúng chìm trong cùng một chất lỏng. So sánh độ lớn của lực đẩy Ac-si-mét tác dụng lên ba vật ? a. Fnhôm = Fđồng = Fsắt. c. Fnhôm Fđồng > Fsắt. d. Fnhôm < Fsắt < Fđồng II. TỰ LUẬN Câu 1: a. Viết công thức tính áp suất, nêu tên và đơn vị của các đại lượng trong công thức đó. b. Một vật hình lập phương có độ dài cạnh là 0,6m được đặt trên mặt sàn nằm ngang. Biết khối lượng của vật là 54kg. Tính áp suất của vật tác dụng lên mặt sàn. Câu 2: Treo một vật nặng vào lực kế rồi đặt ngoài không khí thì số chỉ của lực kế là 60N. Khi nhúng vật chìm hoàn toàn trong nước thì thấy số chỉ của lực kế là 30N. Biết 3 trọng lượng của nước là dnước = 10000 N/m a. Tìm độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật. b. Tìm thể tích của vật. Câu 3: Tại sao khi lặn càng sâu xuống dưới nước người ta lại càng thấy cảm giác tức ngực.
  4. PHIẾU ÔN TẬP VẬT LÝ 9 (Tuần 28 từ ngày 24/2/2020 – 29/2/2020) Câu 1: Quy tắc Bàn Tay Trái không thể xác định: A. Chiều của lực điện từ. B. Chiều của đường sức từ C. Chiều của dòng điện chạy trong ống dây. D. Chiều của các cực nam châm. Câu 2: Một khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường và mặt phẳng khung vuông góc với đường sức từ. Lực từ sẽ: A. Nén khung dây. B. Kéo dãn khung dây. C. Làm cho khung dây quay. D. Làm cho khung dây chuyển động từ trên xuống dưới. Câu 3: Đặt một khung dây dẫn hình chữ nhật có dòng điện chạy qua trong từ trường sao cho mặt phẳng khung dây vuông góc với các đường sức từ như hình vẽ. lực từ tác dụng lên khung có tác dụng gì ? A. Lực từ làm khung dây quay. B. Lực từ làm dãn khung dây. C. Lực từ làm khung dây bị nén lại. D. Lực từ không tác dụng lên khung dây. I Câu 4: Động cơ điện là dụng cụ biến đổi: A. Nhiệt năng thành điện năng. C. Điện năng chủ yếu thành cơ năng. B. Cơ năng thành điện năng. D. Điện năng thành nhiệt năng. Câu 5: Cách nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng ? A. Nối hai cực của pin vào hai đầu cuộn dây dẫn B. Nối hai cực của nam châm với hai đầu cuộn dây dẫn C. Đưa một cực của acquy từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín D. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín. Câu 6: Thực hiện thí nghiệm với cuộn dây và nam châm điện đặt dọc theo trục của ống dây . Trường hợp nào không xuất hiện dòng điện cảm ứng ? A. Dòng điện ổn định, nam châm điện và cuộn dây đứng yên . B. Dòng điện ổn định, di chuyển cuộn dây C. Dòng điện ổn định, di chuyển nam châm điện D. Dòng điện chạy qua nam châm điện biến đổi. Câu 7: Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây . A. luôn luôn tăng B. luôn luôn giảm C. luân phiên tăng giảm. D. không đổi Câu 8: Các thiết bị nào sau đây không sử dụng dòng điện xoay chiều ? A. Máy thu thanh dùng pin. B. Bóng đèn dây tóc mắc vào điện gia đình 220V C. Tủ lạnh. D. Ấm đun nước Câu 9: Tác dụng nào phụ thuộc vào chiều của dòng điện ? A. Tác dụng nhiệt. B. Tác dụng từ. C. Tác dụng quang. D. Tác dụng sinh lý. Câu 10: Nếu hiệu điện thế giữa hai đầu đường dây tải điện không đổi mà dây dẫn có chiều dài tăng gấp đôi thì hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây sẽ A. Tăng lên gấp đôi. B. Giảm đi một nửa. C. Tăng lên gấp bốn. D. không đổi. Câu 11: Chọn câu trả lời đúng: A. Điện trở của một dây dẫn ngắn luôn luôn nhỏ hơn điện trở của một dây dẫn dài . B. Một dây nhôm có đường kính lớn có điện trở nhỏ hơn một sợi dây nhôm có đường kính nhỏ C. Một dây dẫn bằng bạc luôn luôn có điện trở nhỏ hơn một dây dẫn bằng sắt. D. Nếu người ta so sánh hai dây đồng có cùng tiết diện, dây có chiều dài lớn sẽ có điện trở lớn hơn. Câu 12: Máy biến thế là thiết bị A. Giữ hiệu điện thế không đổi. B. Giữ cường độ dòng điện không đổi. C. Biến đổi hiệu điện thế xoay chiều. D. Biến đổi cường độ dòng điện không đổi. Câu 13: Không thể sử dụng dòng điện không đổi để chạy máy biến thế vì khi sử dụng dòng điện không đổi thì từ trường trong lõi sắt từ của máy biến thế
  5. A. Chỉ có thể tăng. B. Chỉ có thể giảm. C. Không thể biến thiên. D. Không được tạo ra. Câu 14: Khi có dòng điện một chiều, không đổi chạy trong cuộn dây sơ cấp của một máy biến thế thì trong cuộn thứ cấp đã nối thành mạch kín A. Có dòng điện một chiều không đổi. B. Có dòng điện một chiều biến đổi. C. Có dòng điện xoay chiều. D. Vẫn không xuất hiện dòng điện. Câu 15: Gọi n1; U1 là số vòng dây và hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn sơ cấp. Gọi n2 ; U2 là số vòng dây và hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn thứ cấp của một máy biến thế. Hệ thức đúng là U1 n1 A. = . B. U1. n1 = U2. n2 . C. U1 + U2 = n1 + n2 . D. U1 – U2 = n1 – n2 U2 n2 Câu 16: Hiệu điện thế giữa hai đầu dây cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp của một máy biến thế lần lượt là 220V và 12V. Nếu số vòng dây cuộn sơ cấp là 440 vòng, thì số vòng dây cuộn thứ cấp A. 240 vòng. B. 60 vòng. C. 24 vòng. D. 6 vòng. Câu 17: Công thức nào dưới đây không phải là công thức tính công suất P của đọan mạch chỉ chứa điện trở R, được mắc vào hiệu điện thế U, dòng điện chạy qua có cường độ I. 2 U U 2 A. P= U.I. B. P = . C. P= . D. P=I .R . I R Câu 18: Số oát ghi trên dụng cụ điện cho biết : A. Công suất mà dụng cụ tiêu thụ khi hoạt động bình thường. B. Điện năng mà dụng cụ tiêu thụ khi hoạt động bình thường trong thời gian 1 phút . C. Công mà dòng điện thực hiện khi dụng cụ hoạt động bình thường. D. Công suất điện của dụng cụ khi sử dụng với những hiệu điện thế không vượt quá hiệu điện thế định mức. Câu 19: Năng lượng của dòng điện gọi là: A. Cơ năng. B. Nhiệt năng. C. Quang năng. D. Điện năng. Câu 20: Số đếm của công tơ điện ở gia đình cho biết: A. Thời gian sử dụng điện của gia đình. B. Công suất điện mà gia đình sử dụng. C. Điện năng mà gia đình đã sử dụng. D. Số dụng cụ và thiết bị điện đang được sử dụng. Câu 21: Nếu nhiệt lượng Q tính bằng Calo thì phải dùng biểu thức nào trong các biểu thức sau? A. Q = I.U.t B. Q = 0,24.I.R².t C. Q = 0,24.I².R.t D. Q = I².R.t Câu 22: Cầu chì là một thiết bị giúp ta sử dụng an toàn về điện. Cầu chì hoạt động dựa vào: A. Hiệu ứng Jun – Lenxơ C. Sự nóng chảy của kim loại. B. Sự nở vì nhiệt. D. A và B đúng. Câu 23: Cho hai điện trở mắc nối tiếp, mối quan hệ giữa nhiệt lượng toả ra trên mỗi dây và điện trở của nó được viết như sau: Q R Q R Q Q A. 1 = 1 . B 1 = 2 . C 1 = 2 . D A và C đúng Q2 R2 Q2 R1 R1 R2 Câu 24: Một bếp điện khi hoạt động bình thường có điện trở R=80 và cường độ dòng điện qua bếp khi đó là I=2,5A. Nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong 1giây là: A. 200J. B. 300J. C. 400J. D. 500J. Câu 25: Mắc nối tiếp hai điện trở có giá trị lần lượt là R 1 = 7  và R2 = 13 vào hai đầu đoạn mạch có hiệu điện thế U = 4,6V. Cường độ dòng điện qua đoạn mạch có thể nhận giá trị nào đúng trong các giá trị sau đây: A. I = 0,23A. B. I = 0,4A. C. I = 0,24A . D. I = 1A. Câu 26: Khi hiệu điện thế đặt vào giữa hai đầu dây dẫn tăng hay giảm bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện qua dây dẫn đó thay đổi như thế nào? Chọn kết quả đúng trong các kết quả sau đây: A. Không thay đổi. B. Giảm hay tăng bấy nhiêu lần. C. Không thể xác định chính xác được. D. Tăng hay giảm bấy nhiêu lần. Câu 27: Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện xoay chiều liên tục khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây A. Đang tăng mà chuyển sang giảm. B. Đang giảm mà chuyển sang tăng. C. Tăng đều đặn rồi giảm đều đặn. D. Luân phiên tăng giảm.
  6. Câu 28: Dòng điện xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi A. Cho nam châm nằm yên trong lòng cuộn dây. B. Cho nam châm quay trước cuộn dây. C. Cho nam châm đứng yên trước cuộn dây. D. Đặt cuộn dây trong từ trường của một nam châm. Câu 29: Khi cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của một nam châm thì trong cuộn dây A. Xuất hiện dòng điện một chiều. B. Xuất hiện dòng điện xoay chiều. C. Xuất hiện dòng điện không đổi. D. Không xuất hiện dòng điện. Câu 30: Dòng điện xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây A. lớn. B. Không thay đổi. C. Biến thiên. D. Nhỏ. Câu 31: Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây A. tăng dần theo thời gian. B. đang tăng mà chuyển sang giảm hoặc ngược lại. C. tăng hoặc giảm đều đặn theo thời gian. D. giảm dần theo thời gian. Câu 32: Dòng điện xoay chiều khác dòng điện một chiều ở điểm A. dòng điện xoay chiều chỉ đổi chiều một lần. B. dòng điện xoay chiều có chiều luân phiên thay đổi. C. cường độ dòng điện xoay chiều luôn tăng. D. hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều luôn tăng. Câu 33: Thiết bị nào sau đây hoạt động bằng dòng điện xoay chiều? A. Đèn pin đang sáng. B. Nam châm điện. C. Bình điện phân. D. Quạt trần trong nhà đang quay. Câu 34: Nam Châm điện được sử dụng trong thiết bị: A. Máy phát điện. B. Làm các la bàn. C. Rơle điện từ. D. Bàn ủi điện. Câu 35: Loa điện hoạt động dựa vào: A. Tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua. B. tác dụng từ của Nam Châm lên ống dây có dòng điện chạy qua. C. tác dụng của dòng điện lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua. D. tác dụng từ của từ trường lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua. Câu 36: Để chế tạo một Nam Châm điện mạnh ta cần điều kiện: A. Cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây có nhiều vòng, lõi bằng thép. B. Cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây có nhiều vòng, lõi bằng sắt non. C. Cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây có ít vòng, lõi bằng sắt non. D. Cường độ dòng điện qua ống dây nhỏ, ống dây có ít vòng, lõi bằng thép. Câu 37: Trong bệnh viện, các bác sĩ phẩu thuật có thể lấy các mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt của bệnh nhân một cách an toàn bằng các dụng cụ sau: A. Dùng kéo. B. Dùng kìm. C. Dùng nam châm. D. Dùng một viên bi còn tốt. Câu 38: Trên một bóng đèn có ghi 6V - 3W. Trường hợp nào sau đây đèn sáng bình thường? A. Cường độ dòng điện qua bóng đèn là 0,25A. B. Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn là 3V. C. Cường độ dòng điện qua bóng đèn là 0,5A. D. Trường hợp A và B. Câu 39: Một dây dẫn có chiều dài l và điện trở R. Nếu nối 4 dây dẫn trên với nhau thì dây mới có điện trở R’ là : R A. R’= . B. R’ = 4R . C. R’= R+4 . D.R’ = R – 4 . 4 Câu 40: Hai dây dẫn đều làm bằng đồng có cùng tiết diện S. Dây thứ nhất có chiều dài 20cm và điện trở 5. Dây thứ hai có điện trở 8 .Chiều dài dây thứ hai là: A. 32cm . B.12,5cm . C. 2cm . D. 23 cm .