Phiếu ôn tập – Môn Tiếng Việt lớp 5 (đề 3, 4)

docx 7 trang thienle22 11450
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu ôn tập – Môn Tiếng Việt lớp 5 (đề 3, 4)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxphieu_on_tap_mon_tieng_viet_lop_5_de_3_4.docx

Nội dung text: Phiếu ôn tập – Môn Tiếng Việt lớp 5 (đề 3, 4)

  1. TRƯỜNG TH HOÀNG VĂN THỤ LỚP : 5A PHIẾU ÔN TẬP – MÔN TIẾNG VIỆT I – Bài tập về đọc hiểu Thả thuyền Trời đang chuyển mưa. Những đám mây bông xô nhau dạt về phía chân trời nhường chỗ cho những đám mây đen nặng như chì vần vũ như muốn kéo toạc bầu trời xuống thấp. Sấm rền vang, chớp thi nhau vạch những đường loằng ngoằng lóe sáng. Gió từ đâu thổi đến làm cho cây cơm nguội trước sân oằn mình nghiêng ngả. Những chiếc lá trên cành run rẩy, lắc lư rồi rơi xuống đất, nằm trơ trọi. Mưa bắt đầu rơi. Tí tách tí tách rồi lộp bộp lộp bộp. Những hạt mưa to dần, to dần Mưa như trút nước lên mặt sân Nước mưa ướt sũng trên nền gạch rồi tràn xuống vỉa hè chảy thành dòng lênh láng. Được một lúc, cơn mưa tạnh dần rồi dứt hẳn. Những chú chim nấp trong hốc cây, vòm lá giờ bay ra chuyển cành hót líu lo. Trời quang đãng hơn, những đám mây trắng lại nối đuôi nhau bồng bềnh trên vòm trời xanh thẳm. Trước sân, có tiếng ríu rít của bọn trẻ đang xúm lại chơi thả thuyền. Những chiếc thuyền bằng giấy đủ màu được lần lượt thả xuống dòng nước. Chiếc nào cũng tròng trành, nghiêng ngửa một lúc rồi mới lướt đi băng băng. Bọn trẻ thích thú đuổi theo những chiếc thuyền, vừa chạy vừa reo hò. Đoàn thuyền trôi xa dần. Bỗng dòng nước chững lại rồi đột ngột chồm lên chui tọt vào miệng cống. Những chiếc thuyền xoay tròn mấy vòng rồi mất hút trong dòng xoáy sủi bọt. Bọn trẻ tần ngần hồi lâu rồi lập tức chạy ngay về nhà lấy thêm những chiếc thuyền mới. Cứ thế, hàng loạt chiếc thuyền được thi nhau thả xuống. Đã thấy lác đác xuất hiện những chiếc thuyền lá. Thuyền lá bao giờ cũng trôi nhanh hơn thuyền giấy, có lẽ vì lá không thấm nước. Từ đây cuộc đua thuyền đã trở nên sôi nổi hơn bao giờ hết. Bọn trẻ reo hò, tranh cãi nhau xem thuyền của đứa nào trôi nhanh nhất. Chiếc thuyền trở thành niềm hi vọng của mỗi chủ nhân nhỏ tuổi. Dường như chúng đang chở trên mình cả một thời bé dại. Hãy cứ trôi đi thuyền nhỏ chở những nụ cười, niềm vui của một thời trẻ con hồn nhiên, nghịch ngợm đến miền tuổi thơ được tắm mát bằng những cơn mưa. (Hà Thị Bình Thanh) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1. Bài văn trên nói về điều gì? a- Cảnh mưa rào đến rồi tạnh hẳn và cảnh vật thiên nhiên sau mưa b- Cảnh mưa rào và trò chơi thả thuyền của các bạn nhỏ sau mưa c- Những kỉ niệm khó quên thời thơ ấu của tác giả và các bạn nhỏ Câu 2. Cảnh vật thanh bình sau cơn mưa được miêu tả qua đoạn văn nào?
  2. a- Đoạn 1 (“Trời dang chuyển mưa đến nằm trơ trọi.”) b- Đoạn 2 (“Mưa bắt đầu rơi đến thành dòng lênh láng.”) c- Đoạn 3 (“Được một lúc đến vòm trời xanh thẳm.”) Câu 3. Nội dung chính của đoạn “Trước sân đến một thời bé dại.” là gì? a- Cảnh thả thuyền trên sông của các bạn nhỏ b- Trò chơi thả thuyền của các bạn nhỏ sau mưa c- Cảnh chơi thả thuyền giấy của các bạn nhỏ Câu 4. Hình ảnh chiếc thuyền giấy “chở trên mình cả một thời bé dại” ý nói gì? a- Chiếc thuyền đem theo cả niềm vui thời trẻ con hồn nhiên, nghịch ngợm b- Chiếc thuyền chở theo cả tiếng cười thích thú của bọn trẻ khi vui chơi c- Chiếc thuyền chở theo cả một thời quá khứ rất dại dột của bọn trẻ con. II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn Câu 1. Ghi dấu hỏi, dấu ngã, đúng quy tắc trên các chữ in nghiêng: a) quyên sách, nhuần nhuyên b) phát triên, nhân nghia c) cái thuông, đôi đua d) khen thương, chưa bài Câu 2. Xếp những từ sau vào chỗ trống thích hợp ở các ô trong bảng: nhỏ, bé, nhỏ bé, nhỏ nhắn, nhỏ nhẹ, nhỏ nhen, đẹp, tươi, đẹp tươi, đẹp đẽ, đẹp xinh, đèm đẹp, vui, mừng, vui chơi, vui thích, vui vẻ, vui vầy Từ đơn Từ phức Từ ghép Từ láy Câu 3. Tìm 2 từ đồng nghĩa, 2 từ trái nghĩa với từ in đậm ở cột A và ghi vào từng ô trong bảng: Từ đồng Từ trái A nghĩa nghĩa . . im lặng . . . . rộng rãi . . . . gọn gàng . . Câu 4. Cho biết từ in đậm (kèm theo VD trong ngoặc đơn) ở cột A là từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa (bằng cách ghi dấu + vào cột tương ứng trong bảng): Từ đồng Từ nhiều A âm nghĩa M : đá (tảng đá, tượng đá, đá bóng, đá cầu, ) + (1) quả (quả cam, quả ổi, quả đất, quả địa cầu, )
  3. (2) đồng (cánh đồng, tượng đồng, năm nghìn đồng, ) (3) lá (lá cây, nhà lá, lá thư, lá phổi, lá gan, ) (4) lợi (sưng lợi, hỏ lợi, lợi ít hại nhiều, có lợi cho mình) Câu 5. Hoàn thành đơn xin học môn tự chọn (Tin học hoặc Tiếng Anh, Tiếng Pháp, ) theo mẫu dưới đây: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ,ngày .tháng .năm . ĐƠN XIN HỌC MÔN TỰ CHỌN Kính gửi: Em tên là: Nam, Nữ: Sinh ngày: . Tại: Địa chỉ thường trú : . Học sinh lớp .của Trường Em làm đơn này kính đề nghị xét cho em được học môn theo chương trình tự chọn. Em xin hứa thực hiện đầy đủ nội quy và hoàn thành nhiệm vụ học tập Em xin trân trọng cảm ơn. Ý kiến của cha mẹ học sinh Người làm đơn (Kí và ghi rõ họ tên) (Kí và ghi rõ họ tên ) . ( CHÚC CÁC CON VUI KHỎE, ÔN TẬP TỐT)
  4. TRƯỜNG TH HOÀNG VĂN THỤ LỚP : 5A PHIẾU ÔN TẬP – MÔN TIẾNG VIỆT Lòng nhân ái thật sự Một cơn bão vừa tàn phá thị trấn nhỏ ở gần thành phố của chúng tôi làm nhiều gia đình phải sống trong cảnh khốn khó. Tất cả các tờ báo địa phương đều đăng hình ảnh và những câu chuyện thương tâm về một số gia đình mất mát nhiều nhất. Có một bức ảnh làm tôi xúc động. Một phụ nữ trẻ đứng trước ngôi nhà đổ nát của mình, gương mặt hằn sâu nỗi đau đớn. Đứng cạnh bà là một cậu bé chừng 7 hay 8 tuổi, mắt nhìn xuống. Đứa con gái nhỏ bám chặt quần mẹ, nhìn chằm chặp vào máy ảnh, mắt mở to vẻ bối rối và sợ hãi. Bài báo đi kèm kêu gọi mọi người giúp đỡ những người trong gia đình đó. Tôi nhận thấy đây sẽ là một cơ hội tốt để dạy các con mình giúp đỡ những người kém may mắn hơn. Tôi đưa tấm ảnh gia đình đó cho các con tôi xem, giải thích nỗi khổ của họ cho hai đứa con trai sinh đôi 7 tuổi và đứa con gái 3 tuổi. Tôi bảo chúng : “Chúng ta có quá nhiều trong khi những người này bây giờ không còn gì cả. Chúng ta hãy chia sẻ với họ những gì mình có.”. Tôi và hai con trai chất vào thùng cứu trợ nào đồ hộp và xà bông, mì gói, Tôi cũng khuyến khích chúng chọn ra một số đồ chơi mà chúng không chơi nữa. Đứng nhìn hai anh sắp xếp mọi thứ, con gái tôi có vẻ nghĩ ngợi. Tôi nói với con : “Mẹ sẽ giúp con tìm một thứ gì đó cho em bé trong ảnh.”. Trong lúc hai anh mình đặt những món đồ chơi cũ chúng đã chọn vào thùng, con gái tôi đi vào, tay ôm chặt con búp bê cũ kĩ nhạt màu, tóc rối bù, nhưng là món đồ chơi nó yêu thích nhất. Nó ôm hôn con búp bê lần chót trước khi bỏ vào thùng. Tôi nói : “Con không cần phải cho nó, con thương nó lắm mà.”. Con gái tôi gật đầu nghiêm trang : “Nó đem lại niềm vui cho con mẹ ạ, có lẽ nó cũng sẽ đem lại niềm vui cho bạn kia.” Tôi nhìn sững con, chợt nhận ra rằng bất cứ ai cũng có thể đem cho những thứ mình bỏ đi, nhưng lòng nhân ái thật sự là đem cho những gì mình yêu quý nhất. ( Theo Báo điện tử – hoathuytinh.com ) 1. Điều gì đã khiến người mẹ trong câu chuyện cảm thấy xúc động ? a- Bức ảnh trên báo đăng hình một gia đình bị bão tàn phá rất thương tâm b- Cơn bão vừa tàn phá một thị trấn làm nhiều gia đình phải sống khốn khó c- Bài báo kêu kêu gọi mọi người giúp đỡ những người trong gia đình bị gặp nạn 2. Người mẹ muốn dạy các con mình điều gì ?
  5. a- Biết cho đi những thứ mà mình không cần dùng nữa trong cuộc sống b- Biết nhận ra mình là người may mắn và giúp đỡ người gặp khó khăn c- Biết chia sẻ với những con người đã gặp hoàn cảnh không may mắn 3. Cô bé 3 tuổi đã gửi bạn gái trong bức ảnh cái gì ? a- Rất nhiều đồ hộp, xà bông, mì gói và đồ chơi cũ b- Con búp bê cũ nhưng là đồ chơi bé yêu thích nhất c- Con búp bê cũ là đồ chơi bé không thích chơi nữa 4. Câu nói của cô con gái 3 tuổi làm người mẹ sững người và nhận ra điều gì ? a- Đem cho tất cả những gì mình có mới là lòng nhân ái thực sự b- Đem cho những thứ mình yêu quý nhất mới là lòng nhân ái thực sự c- Đem cho bất cứ cái gì của mình cũng thể hiện lòng nhân ái 5. Dòng nào dưới đây gồm 3 từ đồng nghĩa với từ nhân nghĩa ? a- nhân đức, nhân hậu, thiện chí b- nhân đức, nhân từ, lương thiện c- nhân đức, nhân hậu, nhân từ 6. Dòng nào dưới đây gồm 3 từ trái nghĩa với từ nhân nghĩa ? a- độc ác, hung bạo, bất lương b- hung bạo, ác nghiệt, bất tử c- ác nghiệt, hung tàn, dữ dội 7. Dòng nào dưới đây có từ đồng âm ? a- bàn bạc / bàn cãi b- bàn chân / bàn công việc c- bàn tay / bàn học 8. Dòng nào dưới đây ghi đúng 3 đại từ xưng hô trong 2 câu “Ta băn khoăn tìm cách cứu dân khỏi cảnh hạn hán. Con có thể cùng thầy bàn mưu cứu trăm họ được không ?” ? a- ta, dân, thầy b- con, thầy, họ c- ta, con, thầy 9. Câu “Tất cả các tờ báo địa phương đều đăng hình ảnh và những câu chuyện thương tâm về một số gia đình mất mát nhiều nhất.” thuộc kiểu câu nào em đã học? a- Ai làm gì ? b- Ai thế nào ? c- Ai là gì ? 10. Bộ phận chủ ngữ trong câu “Nó ôm hôn con búp bê lần chót trước khi bỏ vào thùng.” Là từ ngữ nào ? a- Nó
  6. b- Nó ôm hôn c- Nó ôm hôn con búp bê lần chót ( CHÚC CÁC CON VUI KHỎE, ÔN TẬP TỐT)