Phiếu ôn tập – Môn Tiếng Việt lớp 5 (đề 9, 10)

docx 7 trang thienle22 10340
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu ôn tập – Môn Tiếng Việt lớp 5 (đề 9, 10)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxphieu_on_tap_mon_tieng_viet_lop_5_de_9_10.docx

Nội dung text: Phiếu ôn tập – Môn Tiếng Việt lớp 5 (đề 9, 10)

  1. TRƯỜNG TH HOÀNG VĂN THỤ LỚP : 5A . PHIẾU ÔN TẬP – TIẾNG VIỆT A. Đọc thầm bài sau: Thư gửi ngoại Ngoại kính yêu ! Thế là đã hơn hai tháng nay con không được về thăm ngoại và chú dì cùng các em. Hôm nay, con viết thư thăm ngoại, kể cho ngoại nghe tình hình con và kết quả học tập, phấn đấu của con trong học kì I ! Trước hết, con mong ngoại luôn mạnh giỏi, vui nhiều ! Ngoại à, mấy bữa nay đổi thời tiết, cái chân của ngoại có đau không ? Ngoại có đi tập khí công đều không ? Mỗi bữa ngoại có ăn được hai chén cơm như má con dặn không ? Con mong ngoại giữ gìn sức khỏe thật tốt. Về phần gia đình con thì vẫn bình thường. Ba con mấy bữa nay đi công tác. Mẹ vừa đưa rước cả bé Phương và con đi học lại vừa đi làm nên cũng không rảnh. Ngoại à, cuối kì I, con được nhiều điểm 9 điểm 10 lắm ! Con đạt học sinh tiên tiến đó ngoại ! Học kì II con sẽ cố gắng để giữ vững danh hiệu này. Trong các môn học, có lẽ con phải dành nhiều thời gian hơn cho môn Toán, nhất là toán có lời văn hơn. Ngoại cứ yên tâm là bé Hai của ngoại sẽ chăm học và học giỏi hơn nữa. Con nhớ ngoại hoài, muốn kể cho ngoại nghe nhiều chuyện nữa nhưng đã đến giờ chuẩn bị nấu cơm giúp má. Con xin dừng bút, chúc ngoại của con nhiều sức khỏe, ngoại cho con hỏi thăm chú dì và bé Thu nghe ngoại ! Bé Hai của ngoại B. Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu: Câu 1: Bức thư của ai ? Gửi tới ai ? a. Thư của bé Hai gửi bà ngoại ở xa. b. Thư của người thân trong gia đình gửi chú dì ở xa. c. Thư của bé Hai gửi bà ngoại và chú dì cùng các em. Câu 2: Bé Hai viết thư để làm gì ? a. Thăm hỏi sức khỏe của bà ngoại, hỏi thăm tình hình quê hương. b. Kể về gia đình mình, về kết quả học tập của bản thân. c. Thăm hỏi bà ngoại, thông báo về tình hình gia đình và kết quả học tập ở học kì I. Câu 3: Lời thăm hỏi trong thư cho biết điều gì ? a. Bà của bạn Bé Hai hay đau chân, không đi tập thể dục được. b. Bà của Bé Hai đã già yếu, bị đau chân, bạn rất quan tâm, rất tình cảm đối với bà. c. Bà của bạn thường đi tập khí công, tập thể dục, ăn uống điều độ. Câu 4:Ở đoạn 3, Bé Hai thông báo tình hình gì cho bà ngoại biết ? a. Kết quả học tập của bạn trong học kì I và lời hứa với bà.
  2. b. Tình hình gia đình và kết quả học tập, lời hứa của Bé Hai với bà. c. Tình hình học tập các môn, nhớ ngoại, muốn về quê thăm ngoại. Câu 5 : Ý chính của đoạn cuối bức thư là gì ? a. Chúc sức khỏe ngoại. b. Mong và chúc bà ngoại khỏe, gửi lời hỏi thăm những người trong gia đình. c. Kể chuyện cho bà nghe. Câu 6: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các đại từ xưng hô có trong bức thư ? a. Ngoại (bà ngoại), con, chú dì, các em, ba, mẹ. b. Con, ba, mẹ, chú, dì, bác, các em. c. Con, ba, mẹ, bà, bác, ông, em. Câu 7: Trong câu: “ Con nhớ ngoại hoài, muốn kể cho ngoại nghe nhiều chuyện nữa nhưng đã đến giờ chuẩn bị nấu cơm giúp má” quan hệ từ nhưng biểu thị quan hệ gì giữa các bộ phận câu ? a. Quan hệ tăng tiến b. Quan hệ điều kiện, giả thiết – kết quả c. Quan hệ tương phản Câu 8: Từ phấn đấu thuộc từ loại nào ? a. Danh từ b. Động từ c. Tính từ Câu 9: Trong bức thư có mấy câu hỏi ? a. Ba câu hỏi b. Bốn câu hỏi c. Hai câu hỏi Câu 10: Trong câu: “ Hôm nay, con viết thư thăm ngoại, và kể cho ngoại nghe kết quả học tập, phấn đấu của con trong học kì I.” từ ngữ nào là trạng ngữ ? Trạng ngữ đó bổ sung ý nghĩa gì cho câu ? a. Trong học kì I. Đó là trạng ngữ chỉ thời gian. b. Hôm nay. Đó là trạng ngữ chỉ thời gian. c. “Hôm nay ” và “trong học kì I”. Đó là trạng ngữ chỉ thời gian. ( CHÚC CÁC CON VUI KHỎE, ÔN TẬP TỐT)
  3. TRƯỜNG TH HOÀNG VĂN THỤ LỚP : 5A . PHIẾU ÔN TẬP – TIẾNG VIỆT A. Đọc thầm văn bản sau: NGƯỜI HỌC TRÒ CỦA CHU VĂN AN Tương truyền khi Chu Văn An dạy học ở Cung Hoàng, hằng ngày có một chàng thanh niên khôi ngô tuấn tú đến nghe giảng rất chăm chú. Chàng học hành thông minh, được thầy thương bạn mến nhưng không ai biết tông tích quê quán của chàng ở đâu. Chu Văn An cho người dò xem thì được biết chàng là Thủy Thần. Năm ấy đại hạn, khắp vùng khô cạn, cây cối úa vàng, dân tình đói khổ. Chu Văn An bèn gọi người học trò đến, bảo: “ Ta băn khoăn tìm cách cứu dân khỏi cảnh hạn hán. Con có thể cùng thầy bàn mưu cứu trăm họ được không ?”. Vốn là Thủy Thần hiện thân thành học trò theo học Chu Văn An, được thầy dạy về đạo đức thánh hiền, chàng muốn làm theo những điều nhân nghĩa. Nhưng thật khó nghĩ: Tuân lệnh thiên đình hay nghe lời dạy của thầy ? Sau một đêm suy nghĩ, chàng đến vái chào thầy và hứa làm theo lời thầy dạy, dẫu phải chịu mọi hình phạt của thiên đình. Chàng lấy nước lã mài mực, dùng bút nhúng mực vẩy lên trời rồi tung nghiên bút mỗi thứ đi một phía. Lập tức mây đen ùn ùn kéo đến, trời mưa tầm tã, nước đen như mực chảy khắp mặt đất. Bút của chàng rơi xuống làng Tả Thanh Oai, còn nghiên thì rơi xuống cánh đồng Quỳnh Đô và biến thành khu đầm nước màu đen gọi là Đầm Mực. Chu Văn An cùng nhân dân trong vùng hả hê vui sướng. Nhưng người học trò không thấy có mặt ở trường. Chu Văn An lo lắng, cho người đi tìm thì thấy một con thuồng luồng chết nổi lên giữa đầm Cung Hoàng. Ông biết đó là hiện thân của người học trò yêu quý đã bị trừng phạt vì dám chống lệnh của thiên đình. Đau xót, tiếc thương người học trò đã bỏ mình vì việc nghĩa, Chu Văn An cùng nhân dân trong làng vớt xác thuồng luồng và đem chôn cất tử tế. Theo Nguyễn Anh B. Dựa vào bài đọc hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất 1. Đoạn 1 giới thiệu đặc điểm tính nết của người học trò như thế nào ? a. Khôi ngô tuấn tú, được thầy thương bạn mến, không rõ tung tích quê quán. b. Nghe giảng rất chăm chú, học hành thông minh, được thầy thương bạn mến. c. Khôi ngô tuấn tú, nghe giảng rất chăm chú, được thầy thương bạn mến. d. Nghe giảng rất chăm chú, học hành thông minh, không rõ tung tích 2. Khi trời đại hạn, Chu Văn An mong muốn người học trò làm gì ? a. Xin thiên đình cho mưa xuống mặt đất. b. Làm mưa xuống cho dân tình đỡ khổ. c. Tìm cách cứu dân thoát cảnh hạn hán. d. Xin thiên đình làm cho dân vui sướng.
  4. 3. Vì sao người học trò làm theo lời thầy, dù phải chịu mọi hình phạt của thiên đình ? a. Vì sợ thầy giáo hơn sợ thiên đình. b. Vì quý trọng thầy hơn cả thiên đình. c. Vì muốn đền đáp công ơn thầy dạy dỗ. d. Vì muốn làm những điều nhân nghĩa. 4. Sau khi làm ra trận mưa lớn, người học trò bị thiên đình trừng phạt thế nào? a. Bị biến thành con thuồng luồng. b. Bị chết, xác nổi lên giữa đầm. c. Bị biến thành đầm nước màu đen. d. Bị chết, xác chìm ở đầm. 5. Thái độ của nhân dân đối với người học trò quên mình vì việc nghĩa thể hiện rõ qua ba từ ngữ nào ở đoạn cuối bài ? a. đau xót, vớt xác, chôn cất tử tế. b. tiếc thương, vớt xác, chôn cất tử tế. c. đau xót, tiếc thương, chôn cất tử tế. d. đau xót, tiếc thương, vớt xác. 6. Dòng nào dưới đây gồm 3 từ đồng nghĩa với từ nhân nghĩa ? a. nhân đức, nhân hậu, thiện chí. b. nhân đức, nhân từ, lương thiện. c. nhân hậu, nhân từ, lương tâm. d. nhân ái, nhân hậu, nghĩa cử. 7. Dòng nào dưới đây gồm 3 từ trái nghĩa với từ nhân nghĩa ? a. độc ác, hung bạo, bất lương. b. hung bạo, ác nghiệt, bất tử. c. độc ác, hung dữ, khắc nghiệt. d. ác nghiệt, hung tàn, dữ dội. 8. Dòng nào dưới đây có từ đồng âm ? a. mực đen / mực tím c. mực tươi / mực khô b. lọ mực / con mực d. mực nướng / mực xào 9. Dòng nào dưới đây nêu đúng 3 đại từ xưng hô ở 2 câu: “Ta băn khoăn tìm cách cứu dân khỏi cảnh hạn hán. Con có thể cùng thầy bàn mưu cứu trăm họ được không ?” ? a. ta, dân, con c. con, thầy, họ b. ta, dân, thầy d. ta, con, thầy 10. Trong câu văn: "Chàng học hành thông minh, được thầy thương bạn mến nhưng không ai biết tông tích quê quán của chàng ." ) đã sử dụng mấy quan hệ từ ? (Ghi quan hệ từ vào chỗ trống trong ngoặc đơn ). a. Một quan hệ từ. (Đó là từ : ) b. Hai quan hệ từ. (Đó là các từ : ) c. Ba quan hệ từ. (Đó là các từ : ) d. Bốn quan hệ từ. (Đó là các từ : ) ( CHÚC CÁC CON VUI KHỎE, ÔN TẬP TỐT)
  5. TRƯỜNG TH HOÀNG VĂN THỤ LỚP : 5A . PHIẾU ÔN TẬP – TIẾNG VIỆT DÒNG SÔNG Tôi đã đi dọc con sông bao quanh làng tôi vào ban đêm và ban ngày. Dường như tôi không nghĩ đấy là một dòng sông đầy nước. Trong trí nhớ của tôi, đó là một dòng trời màu xanh điểm một vài đám mây trắng, đó là một dòng sao luôn nhấp nháy dưới tận đáy sâu, đó là một thời gian mãi chảy vào vô tận. Những con thuyền, những mảng bè, lá cây, không phải chúng được dòng nước cuốn đi, mà chính chúng đã trượt trên nền trời, trên sao sáng và thời gian. Nhảy từ trên bờ xuống dòng sông, tôi thả mình vào khoái cảm do dòng nước mát trong mang lại. Nhưng tôi phải trụ lại như những ngôi sao dưới lòng sông, như bầu trời trong xanh dưới lòng sông. Tôi nhìn lên phía thượng nguồn dòng sông, lèn(1) Hai Vai vẫn đứng nguyên chỗ cũ, vững chắc đến nỗi bóng của nó dưới lòng sông, dòng nước không mang đi được. Tôi nhìn xuống hạ lưu, chiếc cầu mang tên dòng sông, cầu Bùng- vẫn uốn khúc cong mình nối đôi bờ phù sa trù phú. Vậy mà có những cây gỗ quý đã bị dòng sông cuốn phăng ra biển. Dòng sông cuộn đi tất cả những gì không thắng sức chảy của nó. Tôi đã nghe những câu hát của dòng sông trong đêm tối trời. Có thể ai đó trên con thuyền xuôi ngược dòng sông đã cất lên câu hát, nhưng tôi không muốn tin đấy là câu hát của con người. Tôi không trông thấy gì cả trong những đêm tối như bưng lấy mắt, và bởi vậy đối với tôi, dòng sông đã hát lên. Cả những lúc tĩnh mịch giăng đầy dòng sông tôi vẫn nghe dòng sông hát, tận đáy sâu. Nguyễn trọng Tạo Chú giải:(1) lèn: Núi đá có vách cao dựng đứng. II. Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời phù hợp nhất cho từng câu hỏi sau : Câu 1: Dòng sông quê hương được tác giả miêu tả qua những hình ảnh nào ? a. Sông phản chiếu màu mây trời, những vì sao lấp lánh. b. Đầy nước, màu xanh điểm màu trắng như bông của mây trời. c. Dòng sao luôn nhấp nháy tận đáy sâu. d. Đó là một thời gian mãi chảy vào vô tận. Câu 2: Điền tiếp vào chỗ chấm cho đủ ý: không phải chúng được dòng nước , mà chính chúng đã trên nền trời, trên sao sáng và thời gian. Câu 3: Dựa vào bài đọc, xác định các thông tin nêu dưới đây đúng hay sai? Thông tin Trả lời Tác giả đã đi dọc con sông cả ngày và đêm. Đúng / Sai Khi bơi, tác giả phải trụ lại nếu không sẽ trôi đi mất. Đúng / Sai Lèn(1) Hai Vai vẫn đứng nguyên chỗ cũ, vững chắc đến nỗi bóng của nó Đúng / Sai dưới lòng sông, dòng nước không mang đi được. Trong bài, tác giả không cho biết tên dòng sông. Đúng / Sai
  6. Câu 4: Theo tác giả, thuyền bè, lá cây trôi ở đâu ? Câu 5: Ở đoạn hai, tác giả cho biết những vật nào không bị dòng sông cuốn đi ? a. Lèn Hai Vai, cầu Bùng, những cây gỗ quý. b. Bóng lèn Hai Vai, thuyền bè. c. Lèn Hai Vai, Cầu Bùng, đôi bờ phù sa. d. Bóng lèn Hai Vai, cầu Bùng. Câu 6: Tác giả nghe thấy gì trong những đêm tối trời ? a. Tiếng mái chèo trên dòng sông quê hương. b. Tiếng hát của dòng sông. c. Tiếng gió thổi, tiếng hò trên dòng sông quê. d. Tất cả các ý trên đều đúng. Câu 7: Ý nào dưới đây gồm toàn các từ nhiều nghĩa? a. dòng chảy, dòng nước, dòng suối, dòng người. b. đường đi, đường dây điện, đường cao tốc, đường kính. c. vạt áo, vạt nắng, vạt nhọn cây gỗ, vạt ngô xanh mướt. d. chỉ vàng, tấm lòng vàng, bộ vàng lưới, vàng bạc. Câu 8: Dòng nào dưới đây gồm các từ láy? a. nhấp nháy, tĩnh mịch, sông sâu, trù phú. b. rác rưởi, nhấp nháy, lung linh, lấp lánh. c. rác rưởi, sao sáng, tĩnh mịch, trù phú. d. rác rưởi, sao sáng, soi sáng, lung linh. Câu 9: Từ nào trong câu “Tôi đã đi dọc con sông bao quanh làng tôi vào ban đêm và ban ngày.” là quan hệ từ? a. và b. vào, và c. đã, vào, và d. đã, vào, bao, và Câu 10: Hình ảnh trong câu: “Tôi đã nghe những câu hát của dòng sông trong đêm tối trời.” là hình ảnh nhân hóa? a. dòng sông b. tôi c. những câu hát của dòng sông d. đêm tối Câu 11: Chủ ngữ trong câu: “Trong trí nhớ của tôi, đó là một dòng trời màu xanh điểm một vài đám mây trắng.”, là gì? a. trí nhớ của tôi b. đó c. đó là một dòng trời màu xanh d. dòng trời màu xanh Câu 12:Tìm đại từ có trong câu sau: Những con thuyền, những mảng bè, lá cây, không phải chúng được dòng nước cuốn đi, mà chính chúng đã trượt trên nền trời, trên sao sáng và thời gian. Có đại từ :
  7. ( CHÚC CÁC CON VUI KHỎE, ÔN TẬP TỐT)