Phiếu bài tập Văn 6 - Số 8

docx 1 trang thienle22 3320
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu bài tập Văn 6 - Số 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxphieu_bai_tap_van_6_so_8.docx

Nội dung text: Phiếu bài tập Văn 6 - Số 8

  1. PHIẾU ÔN TẬP SỐ 8 Bài tập 1: Cho đoạn văn: Tôi quyết định làm một việc mà tôi vẫn coi khinh: xem trộm những bức tranh của Mèo. Dường như mọi thứ có trong ngôi nhà của chúng tôi đều được nó đưa vào tranh.Mặc dù nó vẽ bằng những nét to tướng, nhưng ngay cả cái bát múc cám lợn, sứt một miếng cũng trở nên ngộ nghĩnh. Co mèo vằn vào tranh còn to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến. Có cảm tưởng nó biết mọi việc chúng tôi làm và lơ đi vì không chấp trẻ em. Gấp lại những bức tranh của Mèo, tôi lén trút ra một tiếng thở dài (Tạ Duy Anh- Bức tranh của em gái tôi) 1. Tại sao nhân vật tôi lại xem trộm những bức tranh của em, một việc mà nhân vật vẫn coi khinh? 2.Chi tiết “Gấp lại những bức tranh của Mèo, tôi lén trút ra một tiếng thở dài” cho em hiểu điều gì về nhân vật tôi ? Bài tập 2: Đoạn kết của truyện “Bức tranh của em gái tôi” có viết: Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy!” 1.Vì sao nhân vật tôi lại “không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá”? 2. Đoạn kết đã hé mở những ý nghĩa của truyện. Theo em đó là ý nghĩa nào? 3. Đọc truyện, em dành thiện cảm cho nhân vật nào? Vì sao? Bài tập 3: Viết một đoạn văn khoảng 10 câu phân tích diễn biến tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh đạt giải của Kiều Phương. Bài tập 4: Hãy viết một đoạn văn có từ 12 đến 15 câu miêu tả cảnh hoàng hôn trên quê hương con. Đoạn văn có sử dụng so sánh và nhân hóa.( Gạch chân và có chú thích). Bài tập 5: Viết một đoạn văn từ 10 đến 12 câu tả cảnh mặt trời mọc, trong đoạn văn có sử dụng hình ảnh so sánh. Gạch chân phép so sánh trong đoạn văn. Gợi ý: + Mở đoạn: giới thiệu về thời điểm quan sát cảnh mặt trời mọc ( ở đâu ? khi nào ?, cảm xúc của em ) + Thân đoạn: - Khi mới xuất hiện ( hình ảnh chân trời, nắng mới sử dụng hình ảnh so sánh.) - Khi mặt trời dần nhô lên (hình ảnh mặt trời, bầu trời, cây cối, đồi núi, phố phường có sử dụng hình ảnh so sánh). - Khi mặt lên cao ( nắng, khung cảnh thiên nhiên ). + Kết đoạn: Nêu cảm nghĩ về cảnh mặt trời mọc