Bài tập ôn tập môn Ngữ văn Lớp 6 - Lần 6

pdf 6 trang Thương Thanh 01/08/2023 960
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn tập môn Ngữ văn Lớp 6 - Lần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_tap_on_tap_mon_ngu_van_lop_6_lan_6.pdf

Nội dung text: Bài tập ôn tập môn Ngữ văn Lớp 6 - Lần 6

  1. NỘI DUNG TẬP VĂN 6 A. Hoàn thành các bảng thống kê sau và học thuộc 1. Phần Văn bản Văn bản Xuất xứ, Thể loại Nội dung, nghệ thuật Phụ huynh kiểm tra, nhận xét mức độ (Tác giả) Hoàn (Phương thức chính. thuộc bài và kí xác nhận cảnh sáng biểu đạt chính) (Ghi nhớ SGK) tác 1.Bài học đường đời đầu tiên. (Tô Hoài) 2.Sông nước Cà Mau . 3. Bức tranh của em gái tôi . 2. Phần Tiếng Việt Nội dung Ví dụ Phụ huynh kiểm tra, nhận xét mức độ Đơn vị kiến thức (Ghi nhớ SGK) (không học thuộc) thuộc bài và kí xác nhận a. Phó từ là gì? 1.Phó từ b. Các loại phó từ (mỗi loại lớn lấy một ví dụ) 2.So sánh a. So sánh là gì? b. Cấu tạo của phép so sánh. 3.Phần Tập làm văn Đơn vị kiến thức Nội dung Phụ huynh kiểm tra, nhận xét mức độ thuộc bài và kí xác nhận (Ghi nhớ SGK) 1.Thế nào là văn miêu tả? 2. Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
  2. B. Đề luyện Đề 1 Câu 1: Tìm và phân tích cấu tạo của phép so sánh (theo mô hình phép so sánh) trong các câu thơ sau : a. Ngoài thềm rơi chiếc lá đa Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng (Trần Đăng Khoa) b. Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay (Đỗ Trung Quân) Câu 2: Tìm 4 thành ngữ so sánh và đặt câu với chúng. Mẫu : Khỏe như voi Câu 3: Hãy tả một đầm sen vào mùa hoa nở. Đề 2 Câu 1 Chép các cụm động từ dưới đây vào mô hình cụm động từ ? a) đã đi nhiều nơi b) còn đang đùa nghịch ở sau nhà c) đang cắt cỏ ngoài đồng d) sẽ học thật giỏi Phần trước Phần trung tâm Phần sau Câu 2: Cho câu ca dao sau: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con Viết đoạn văn ngắn (khoảng 7 câu) phân tích tác dụng của phép so sánh trong câu ca dao trên Câu 3: Tả một loài hoa em yêu.
  3. ĐỀ 3 Phần I: Đọc - hiểu ( 5 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “ Từ khi qua Chà Là, Cái Keo, rồi bỏ con sông Bảy Háp xuôi thuyền trôi theo dòng sông, thì tôi bắt đầu có cái cảm giác trên đây Ở đây, người ta gọi tên đất, tên sông không phải bằng những danh từ mĩ lệ, mà theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên. Chẳng hạn gọi rạch Mái Giầm, vì hai bên bờ rạch mọc toàn những câu mái giầm, cọng tròn xốp nhẹ, trên chỉ xòa ra độc một cái lá xanh hình chiếc bơi chèo nhỏ; gọi là Bọ Mắt vì ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng, chúng cứ bay theo thuyền từng bầy như những đám mây nhỏ ” Câu 1: Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu xuất xứ của văn bản có đoạn văn trên. Câu 2: Chỉ ra tên các địa danh được nhắc đến trong đoạn văn. Việc đặt tên các địa danh này có điều gì đặc biệt? Câu 3: Chỉ ra biện pháp so sánh trong đoạn văn trên. Câu 4: Từ đoạn văn trên kết hợp với những kiến thức đã học, hãy viết một đoạn văn ( khoảng 6 – 8 câu) nêu suy nghĩ của em về vùng đất Cà Mau. Trong đoạn văn có sử dụng một phó từ. II. Tập Làm Văn ( 5 điểm) Em hãy miêu tả một danh lam thắng cảnh mà em đã từng được đến thăm .
  4. ĐỀ 4 Phần I: Đọc - hiểu ( 5 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “ Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. Lại đến một buổi chiều, gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng, đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên ” ( Biển đẹp – Vũ Tú Nam – SGK lớp 6 tập 2) Câu 1: Đoạn văn trên viết theo phương thức biểu đạt nào? Câu 2: Chỉ ra các từ láy có trong đoạn văn. Câu 3: Chỉ ra các phó từ trong đoạn văn trên Câu 4: Xác định biện pháp tu từ so sánh trong đoạn văn và phân tích cấu tạo của biện pháp so sánh đó. Câu 5: Đoạn văn trên gợi cho em suy nghĩ gì? Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 câu để trình bày suy nghĩ của mình. Trong đoạn văn sử dụng một phó từ. Phần II: Tập Làm văn ( 5 điểm) Hãy miêu tả quang cảnh lớp em trong một giờ học. ĐỀ 5 Phần I: Đọc - hiểu ( 5 điểm) “ Tôi quyết định làm một việc mà tôi vẫn coi khinh: xem trộm những bức tranh của Mèo. Dường như mọi thứ có trong ngôi nhà của chúng tôi đều được nó đưa vào tranh. Mặc dù nó vẽ bằng những nét to tướng, nhưng ngay cả cái bát múc cám lợn, sứt một miếng cũng trở nên ngộ nghĩnh. Con mèo vằn vào tranh to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến. Có cảm tưởng nó biết mọi việc chúng tôi làm và lơ đi vì không chấp trẻ con ” Câu 1: Văn bản trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Câu 2: Đoạn văn trên được kể bằng ngôi kể nào? Qua lời kể của ai? Tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể ấy. Câu 3: Xác định các phó từ có trong đoạn văn trên. Câu 4: Chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn văn và nêu tác dụng của việc sử dụng các biện pháp tu từ ấy. Phần II: Tập làm văn ( 6 điểm) Em đã trải qua 6 mùa khai trường với biết bao niềm vui và kỷ niệm. Hãy miêu tả lại quang cảnh một ngày khai trường mà em nhớ mãi.
  5. HỌC SINH HỌC LỚP BỒI DƯỠNG HSNK LÀM THÊM CÁC BÀI SAU Câu 1 . Cảm nhận của em về bài thơ sau của tác giả Lê Hồng Thiện: Trăng của mỗi người Mẹ bảo: trăng như lưỡi liềm Ông rằng trăng tựa con thuyền cong mui Bà nhìn như hạt cau phơi Cháu cười: quả chuối vàng tươi ngoài vườn Bố nhớ khi vượt Trường Sơn Trăng như cánh võng chập chờn trong mây. (Thơ với tuổi học trò – Tập I NXB Lao Động- Hà Nội, 1993) Câu 2: (12.0 điểm) Một lần, khi ra thăm vườn rau, vô tình em nghe được cuộc trò chuyện giữa Sâu Rau và Giun Đất. Hãy kể lại câu chuyện đó. Câu 3. Mưa sông Gió bỗng thổi ào, mây thấp lối Buồm căng muốn rách, nước trôi nhanh Trên đường cát bụi vùng theo gió Nón mới cô kia lật nửa vành Ếch gọi nhau hoài tự mấy ao Trên bờ, cây hoảng hốt lao xao Đò ngang vội vã chèo vô bến Lớp lớp tràn sông đợt sóng trào Buồm rơi trơ lại cột tre gầy Loang loáng chân trời chớp xé mây Chim lẻ vội vàng bay nhớn nhác Mưa gieo nặng hột xuống sông đầy (Nguyễn Bính) Từ nội dung bài thơ trên và qua thực tế. Em hãy viết bài văn miêu tả cảnh mưa trên sông. Câu 4 : Đọc đoạn thơ: “Biển giấu mặt trời Sáng ra mới thả Quả cầu bằng lửa Bay trên sóng xanh." (Trích trong bài thơ”Buổi Sáng” của Lam Giang)
  6. Hãy viết một đoạn văn nêu cảm nhận về cái hay, cái đẹp trong đoạn thơ trên, trong đó có một phép so sánh? Câu 5. Tưởng tượng và kể lại câu chuyện đã xảy ra với hai mẹ con chú chim trong một đêm mưa gió dựa vào đoạn văn dưới đây: Suốt đêm, mưa to, gió lớn. Sáng ra, ở tổ chim chót vót trên cây cao, con chim mẹ giũ lông cánh cho khô rồi khẽ nhích ra ngoài. Tia nắng ấm vừa vặn rơi xuống đúng chỗ chú chim non đang ngái ngủ, lông cánh vẫn khô nguyên