Phiếu bài tập số 8 - Môn Ngữ văn lớp 9

doc 2 trang thienle22 6880
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu bài tập số 8 - Môn Ngữ văn lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docphieu_bai_tap_so_8_mon_ngu_van_lop_9.doc

Nội dung text: Phiếu bài tập số 8 - Môn Ngữ văn lớp 9

  1. ĐỀ BÀI Phần I: (4 điểm) Cho đoạn văn: [ ]“Cái mạnh của con người Việt Nam ta là sự cần cù, sáng tạo. Điều đó thật hữu ích trong một nền kinh tế đòi hỏi tinh thần kỉ luật cao và thái độ nghiêm túc đối với công cụ và quy trình lao động với những máy móc, thiết bị rất tinh vi.” [ ] (Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới – Vũ Khoan. Ngữ văn 9, tập hai) 1. Em hãy cho biết luận điểm chung của đoạn văn trên. Chỉ ra phép liên kết được sử dụng và nêu rõ tác dụng của phép liên kết ấy. 2. Trong vấn đề chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, theo Vũ Khoan thì “sự chuẩn bị của bản thân con người là quan trọng nhất”. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao 3. Từ văn bản trên và những hiểu biết thực tế, theo em thế hệ trẻ cần chuẩn bị những gì để vững bước vào thế kỉ mới. (Trình bày thành đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy). Phần II: (6 điểm) Đọc đoạn trích sau: “Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa. Còn cô kĩ sư chỉ “ô” lên một tiếng! Sau gần hai ngày, qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách xa Hà Nội, đứng trong mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia, bỗng nhiên lại gặp hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong ngay lúc dưới kia là mùa hè, đột ngột và mừng rỡ, quên mất e lệ, cô chạy đến bên người con trai đang cắt hoa. Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy”. (Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long, SGK lớp 9 tập 1, trang 182) 1. Nêu hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" và nhận xét về tình huống truyện. 2. Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu văn cuối của đoạn trích trên. Xét theo cấu tạo ngữ pháp, đó là kiểu câu gì? 3. Đoạn trích trên giúp em hiểu gì về nhân vật anh thanh niên? 4. Một bạn học sinh đã viết câu mở đầu đoạn văn như sau: "Truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long có những nhân vật không xuất hiện trực tiếp mà chỉ được giới thiệu gián tiếp qua lời kể của anh thanh niên, nhưng cũng góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm." Hãy viết khoảng 10 câu văn tiếp theo câu mở đầu ấy để tạo thành đoạn văn lập luận theo phương pháp Tổng – Phân – Hợp. Trong đoạn văn có sử dụng một câu phủ định và thành phần khởi ngữ . (gạch dưới câu phủ định và thành phần khởi ngữ) 1