Phiếu bài tập Lớp 4 (từ ngày 9/3 đến ngày 13/3)

doc 10 trang thienle22 5690
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu bài tập Lớp 4 (từ ngày 9/3 đến ngày 13/3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docphieu_bai_tap_lop_4_tu_ngay_93_den_ngay_133.doc

Nội dung text: Phiếu bài tập Lớp 4 (từ ngày 9/3 đến ngày 13/3)

  1. TRƯỜNG TH PHÚ THỊNH PHIẾU BÀI TẬP ( Ngày 09/3/2020) ( Dành cho HS lớp 4 trong thời gian nghỉ do dịch viêm phổi cấp ) Họ và tên: Lớp: 4 Đề bài :Toán Câu 1: Số: Hai mươi ba triệu chín trăm mười; được viết là: A. 23 910 B. 23 000 910 C. 23 0910 000 D. 230 910 Câu 2: Trong các số 5 784; 6874 ; 6 784; số lớn nhất là: A. 5785 B. 6 784 C. 6 874 D. 5875 Câu 3: Giá trị của chữ số 3 trong số 653 297 là: A. 30 000B. 3000C. 300 Câu 4 Trong các số 66815; 24510; 25738; 2229 số nào chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5. A. 66815 B. 24510 C. 25738 D. 2229 Câu5:Đặt tính rồi tính: 186 954 + 247 436839 084 – 246 937428 374935 : 45 Câu 6. Tuổi của mẹ và tuổi của con cộng lại là 55 tuổi. Mẹ hơn con 31 tuổi. Hỏi mẹ bao nhiêu tuổi, con bao nhiêu tuổi? Bàigiải
  2. Tiếng Việt: Đọc bài sau : Cảnh đông con Mẹ con bác Lê ở một căn nhà cuối phố, một căn nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác, có mỗi một chiếc giường nan đã gãy nát. Mùa rét thì rải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó. Từ sáng sớm tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta phải trở dậy đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng kia đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ, bác Lê lo sợ vì không ai mướn làm việc gì nữa. Thế là cả nhà chịu đói. Mấy đứa nhỏ nhất khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét. Bác Lê ôm lấy con trong ổ rơm lấy cái hơi ấm của mình ấp ủ cho nó. Hai thằng con lớn thì từ sáng đã ra cánh đồng kiếm con cua, con ốc hay đi mót những bông lúa còn sót lại trong khe ruộng. Thật là sung sướng, nếu chúng đem về được một lượm, trong những ngày may mắn. Vội vàng bác Lê đẩy con ra lấy bó lúa để dưới chân vò nát, vét hột thóc, giã lấy gạo. Rồi một bữa cơm lúc buổi tối giá rét, mẹ con xúm quanh nồi, trong khi bên ngoài gió lạnh rít qua mái tranh. THẠCH LAM – Trích (Nhà mẹ Lê) *Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1: Chi tiết nói lên cảnh cơ cực, nghèo đói của gia đình bác Lê là: a. Ăn đói, mặc rách. b. Nhà cửa lụp xụp. c. Từ sáng đã ra cánh đồng kiếm con cua, con ốc. d. Cả 3 ý trên đều đúng. Câu 2: Nguồn sống của gia đình bác Lê thu nhập từ: a. Ruộng của nhà bác Lê. b. Đi làm mướn. c. Đồng lương của bác Lê .d. Đi xin ăn. Câu 3: Nguyên nhân dẫn đến gia đình Bác Lê nghèo đói: a. Bác Lê lười lao động. c. Bị thiên tai, mất mùa. b. Các con bác Lê bị tàn tật, ốm đau. d. Gia đình không có ruộng, đông con. Câu 4: Vào mùa trở rét thì gia đình bác Lê ngủ trên a. Chiếc giường cũ nát b. Chiếc nệm mới. c. Ổ rơm d. Cả 3 ý trên đều đúng Câu 5: Từ trái nghĩa với cực khổ là: a. Sung sướng b. Siêngnăng.c. Lườibiếng.d. Cựckhổ Câu 6: Gạchdưới động từ trong mỗi dãy sau: a, cho, biếu, đẹp, tặng, sách, mượn, lấy b, ngồi, ghế, nằm, đi, đứng, chạy. nhanh c, phấn khởi, lo lắng, hồi hộp, nhẹ nhàng
  3. TRƯỜNG TH PHÚ THỊNH PHIẾU BÀI TẬP ( Ngày 10/3/2020) ( Dành cho HS lớp 4 trong thời gian nghỉ do dịch viêm phổi cấp ) Họ và tên: Lớp: 4 Đề bài :Toán Câu 1: Số chia hết cho cả 2 và 5 là: A. 57 234 B. 35 468 C. 77 285 D. 64 620 Câu 2:Viết chữ số thích hợp vào ô trống a) 5 tấn 175kg > 5 75kg b) tấn 750kg = 2750kg Câu 3: Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn: 68890; 69 899; 66 899; 67 889; 70 890. . Câu 4: Tìm x: a) x - 276 = 29768 b, x : 12 = 35 Câu 5. Trung bình cộng của hai số là số lớn nhất có hai chữ số. Số thứ nhất là 152. Tìm số thứ hai? Bài giải
  4. MÔN TIẾNG VIỆT Câu1 :Nhóm nào sau đây toàn từ láy?Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: a. đường đua, tiếp tục, khập khiễng, bền bỉ, cuối cùng, lo lắng. b. lẩy bẩy, khập khiễng, rạng rỡ, âu yếm, đám đông, khó khăn, đau đớn. c. khập khiễng, rạng rỡ, bền bỉ, lo lắng, líu lo, đau đớn. Câu 2. Tìm từ trái nghĩa với“ lười biếng” và đặt câu với từ đó. - Trái nghĩa với “lười biếng”: . - Đặt câu: Câu 3.Gạch bỏ từ không cùng nhóm với các từ còn lại: a/ nhân từ ;nhân tài; nhân đức ; nhân dân. b/ nhân ái; nhânvật; nhân nghĩa ; nhân hậu . c/ ước muốn ;ước mong; ước vọng; ước nguyện ; ước lượng. d/ mơ ước; mơ mộng; mơ hồ ;mơ tưởng. Câu 4. Điền từ : xanh rờn , xanh tươi , xanh um , xanh ngắt, xanh xao, xanh thẳm vào chỗ chấm . - Đồng cỏ - Trong vườn nhà ngoại, cây cối - Cô ấy ốm lâu ngày ,nước da - Nước hồ - Bầu trời - Ruộng mạ
  5. TRƯỜNG TH PHÚ THỊNH PHIẾU BÀI TẬP ( Ngày 11/3/2020) Họvàtên: Lớp: 4 Đề bài :Toán Câu 1: Thực hiện phép chia 13660 : 130 được kết quả là: A. 15(dư 1) B. 15(dư 10) C. 105(dư 1) D. 105(dư 10) Câu 2 Giá trị của biểu thức 12054 : (45 + 37) là: A. 147 B. 247 C. 157 D. 148 Câu 3: Kết quả của phép chia 483 : 21 là: A. 22 B. 23 C.32 D. 42 Câu 4. Điền số thích hợp vào chỗ chấm: a) 68tấn 700kg = kg 123kg 200g = g 1tấn 50 tạ = tạ 6kg 8g = g 5tấn 4kg = kg 1kg 15g = g b) 7 giờ 46 phút = phút 163 phút = giờ phút 10000 năm = thế kỉ 5 thế kỉ = năm 1 1 ngày = giờ giờ = giây 12 30 Câu 5: Một cửa hàng nhận về 240 bao gạo, mỗi bao đựng 50kg. Cửa hàng bán hết số gạo đó, trung bình mỗi ngày bán được 75kg. Cửa hàng bán hết số gạo trong số ngày là: Tiếng Việt: Đọc 5 lần và viết đoạnvăn sau vào vở Tiếng Việt chiều. Hoa học trò Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán hoa lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.
  6. TRƯỜNG TH PHÚ THỊNH PHIẾU BÀI TẬP ( Ngày 12/3/2020) ( Dành cho HS lớp 4 trong thời gian nghỉ do dịch viêm phổi cấp ) Họ và tên: Lớp: 4 Đề bài :Toán Câu 1:Viết thương của mỗi phép chia sau dưới dạng phân số. 17:1 9 = 25: 18 = 3 6: 18 = 1: 3 = Câu 2: Một công viên hình chữ nhật có chu vi là 1080 m. Chiều dài hơn chiều rộng 120 m. Diện tích công viên đó là: A. 288 000 m2 B. 69 300 m2 C.288 000 m D. 69 300 m Câu 3:. Giátrịcủabiểuthức: a + (b – 2520) : c ; với a = 4425; b = 4620 và c = 5 là: A. 1305 B.4845 C. 8541 D. 4005 Câu 4: Đặt tínhrồitính : 378 x 532 615304 : 6 2573 x 30575470 : 68 Câu 5. Một hình chữ nhật có chiều dài là 24m , chiều dài gấp đôi chiều rộng. Tính chu vi, diện tích hình chữ nhật đó ? Bài giải
  7. Tiếng Việt:Đọc 5 lần và viết đoạn văn sau vào vở Tiếng Việt chiều. Hoahọctrò Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm của bông phượng. Hoa phượng là hoa học trò. Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên mất màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây, báo một tim thắm: Mùa hoa phượng bắt đầu. Đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy?
  8. TRƯỜNG TH PHÚ THỊNH PHIẾU BÀI TẬP ( Ngày 13/3/2020) ( Dành cho HS lớp 4 trong thời gian nghỉ do dịch viêm phổi cấp ) Họ và tên: Lớp: 4 Đề bài :Toán Câu 1: Trong các số 7835; 4256; 3973; 81289, số chia hết cho 2 là: A. 7835 B. 4256 C. 3973 D. 81289 Câu 2: Trong các số 7965; 2537; 10346; 9852 số chia hếtcho 5 là: A. 7965 B. 2537 C. 10346 D. 9852 Câu 3: Cho số 75*89. Chữ số điền dấu * để được số có 5 chữ số chia hết cho 9 là: A. 5 B. 6 C. 7 D. 9 Câu 4:. Cho số 320*5. Chữ số điền vào dấu * để được số có 5 chữ số chia hết cho 3 là: A. 1; 4; 7 B. 2; 5; 8 C. 0; 3; 9 D. 1; 3; 4 Câu 5: Tính giá trị biểu thức a, (345 + 120) : 3 b, (369 - 135) : 9 Câu 6. Một đội xe có 5 xe, hai xe đầu mỗi xe chở 245 kg ngô, ba xe sau mỗi xe chở 275 kg ngô. Hỏi trung bình mỗi xe chở bao nhiêu ki-lô-gam hàng? Bài giải
  9. MÔN TIẾNG VIỆT Câu 1. Chủ ngữ trong câu: “Mùa nực cũng như mùa rét, bác ta phải trở dậy đi làm mướn.” là: a. Mùa nực b. Mùa rét c. Bác ta d. Bác ta phải trở dậy Câu 2: Từ trái nghĩa: Cực khổ : Yếu đuối : Hạnh phúc : Lam lũ : Vui vẻ : Rét buốt : . Câu 3: Đọc 5 lần và viết đoạn văn sau vào vở Tiếng Việt chiều. Hoa học trò Bình minh của hoa phượng là màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. Ngày xuân dần hết, số hoa tăng lên, màu cũng đậm dần. Rồi hòa nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: Hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ.