Phiếu bài tập khối 7 (từ 6/4 đến 11/4)
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu bài tập khối 7 (từ 6/4 đến 11/4)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- phieu_bai_tap_khoi_7_tu_64_den_114.pdf
Nội dung text: Phiếu bài tập khối 7 (từ 6/4 đến 11/4)
- TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN CẦU GIẤY TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRUNG HOÀ PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (Từ 6/4/2020 đến 11/4/2020) 1. Toán học 7. Địa lí 2. Ngữ văn 8. Công nghệ 3. Tiếng Anh 9. Âm nhạc 4. Vật lí 10. Mĩ thuật 5. Sinh học 11. Thể dục 6. Lịch sử NĂM HỌC: 2019 - 2020 PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 6/4/2020 – 11/4/2020) - 0 -
- TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 4 NHÓM TOÁN 7 MÔN: TOÁN – KHỐI 7 NĂM HỌC 2019 – 2020 LUYỆN TẬP BIỂU THỨC ĐẠI SỐ ÔN TẬP CHƯƠNG II(HÌNH HỌC) I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ * Đại số: - Khái niệm biểu thức đại số, biến số - Các chú ý trong SGK tr25 (tập 2) *Hình học - Trả lời các câu hỏi ôn tập chương II trong SGK trg 139 (tập 1) II. BÀI TẬP A. TRẮC NGHIỆM: Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng trong các câu sau Câu 1. Tích của tổng x và y với hiệu của x và y là: A. (x + y).x – y B. (x + y).(x – y) C. (x + y.x) – y D. x + (y.x) – y Câu 2. Một người đi xe máy với vận tốc 30 km/h trong x giờ, sau đó tăng vận tốc thêm 5km/h và đi trong y giờ. Tổng quãng đường người đó đi được là: A. 30x + 5y B. 30x + (30 + 5)y C. 30(x + y) + 35y D. 30x + 35(x + y) Câu 3. Hiệu bình phương của hai số a và b là: A. (a – b)² B. a – b² C. a² – b² D. a + b² Câu 4. Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau: A. Nếu hai cạnh và góc xen giữa của tam giác này bằng hai cạnh và góc xen giữa của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau. B. Nếu hai cạnh góc vuông của tam giác vuông này lần lượt bằng hai cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau. C. Nếu một cạnh góc vuông và góc nhọn kề của tam giác vuông này bằng cạnh góc vuông và góc nhọn kề của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau. D. Nếu hai cạnh và một góc của tam giác này bằng hai cạnh và một góc của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau. Câu 5. Cho tam giác ABC, gọi I là trung điểm của AB. Trên tia đối của tia IC lấy điểm D sao cho ID = IC. Khẳng định nào sau đây sai? A. ΔAID = ΔBIC B. AD = BC C. AD // BC D. ΔAIC = ΔAID B. TỰ LUẬN Bài 1. HS làm bài 4, 5 trong SGK tr 27(tập 2); Bài 70 trong SGK tr141(tập 1) Bài 2. Viết biểu thức đại số để biểu thị: a. Tích của 3 số x, y, z e. Bình phương của hiệu x và y b. Tổng của x với tích của 7 và y f. Trung bình cộng của 3 số x, y, z c. Tích của x với tổng của 7 và y g. Tổng bình phương của hai số lẻ liên tiếp d. Hiệu bình phương của x và y h. Tổng lập phương của a và b PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 6/4/2020 – 11/4/2020) - 1 -
- TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA i. Diện tích và chu vi hình chữ nhật có chiều dài a(cm) và chiều rộng là 7(cm) k. Diện tích và chu vi hình vuông có cạnh bằng a Bài 3. Diễn đạt các biểu thức sau bằng lời: a. x + 2y d. x2 + y2 b. 5.(x + y) x+ y + z + t c. 7x – 3y e. 4 Bài 4. Từ biểu thức đã cho dưới đây, hãy xây dựng bài toán có kết quả chính là biểu thức đó: a. 2x + 5y b. a2 + b2 +c2 Bài 5. Cho góc nhọn xOy và N là một điểm thuộc tia phân giác của góc (N khác O). Kẻ NA⊥ Ox(A Ox), NB ⊥ Oy(B Oy) . a. Chứng minh NA = NB. b. Tam giác OAB là tam giác gì? Vì sao? c. Đường thẳng BN cắt Ox tại D, đường thẳng AN cắt Oy tại K. Chứng minh ND = NK. d. Gọi E là giao điểm của ON và DK. Chứng minh OE⊥ DK. e. Tìm điều kiện của góc nhọn để B là trung điểm của OK. Bài 6. Cho tam giác MNP cân tại M. PH⊥ MN tại H, NK⊥ MP tại K. Gọi I là giao điểm của PH và NK. a. Chứng minh rằng: MPH = MNK, HNP = KPN. b. Chứng minh rằng tam giác IPN cân. c. Chứng minh rằng HK // NP. d. Kéo dài MI cắt NP tại O, trên IO lấy điểm S sao cho O là trung điểm IS. Chứng minh rằng tam giác MPS vuông. -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 6/4/2020 – 11/4/2020) - 2 -
- TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 4 NHÓM VĂN 7 MÔN NGỮ VĂN KHỐI 7 NĂM HỌC 2019 – 2020 LUYỆN TẬP TIẾNG VIỆT: THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU (TIẾP THEO) TẬP LÀM VĂN: TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN CHỨNG MINH A. Hướng dẫn học sinh luyện tập - Đọc lại bài Thêm trạng ngữ cho câu (Tiếp theo) và bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh. (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2). - Theo dõi và ghi chép lại các bài giảng trên truyền hình (Kênh 2 - Đài phát thanh - Truyền hình Hà Nội). - Hoàn thành phiếu bài tập số 4. B. Luyện tập Phần I. Câu 1. Những từ, cụm từ được in đậm dưới đây có phải là trạng ngữ không? Vì sao? a. Mùa xuân, ngày nào cũng là ngày hội. Muôn loài vật trên đồng lũ lượt kéo nhau đi. (Xuân Quỳnh) b. Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng (Vũ Bằng) c. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng. (Vũ Bằng) Câu 2. Chỉ ra trạng ngữ trong các câu dưới đây. Có thể lược bỏ các trạng ngữ đó không? Vì sao? a. Một thời gian dài, ở Hà Nội chỉ có xe đạp và xích lô. Đến thời kì đổi mới, số lượng xe máy và ô tô ở Hà Nội tăng lên hàng ngày. b. Mẹ: - Khi nào con đi học? An: - Khoảng một tuần nữa, con sẽ đi học ạ. c. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. (Thép Mới) Câu 3. Chỉ ra hiện tượng tách trạng ngữ thành câu riêng trong các câu sau và nêu tác dụng của cách viết này. a. Sột soạt gió trêu tà áo biếc. Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang. (Hàn Mặc Tử) PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 6/4/2020 – 11/4/2020) - 3 -
- TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA b. Những người Pháp muốn thật thà cộng tác với ta thì ta thật thà cộng tác với họ. Để cho thế giới biết rằng, ta là một dân tộc văn minh (Hồ Chí Minh) Câu 4. Viết đoạn văn khoảng 10 đến 12 nêu cảm nhận về một món ăn mà em yêu thích. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một câu đặc biệt, hai trạng ngữ. Giải thích vì sao cần thêm các trạng ngữ đó. (Gạch chân, chú thích trạng ngữ và câu đặc biệt). Phần II. Em hãy đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới. Hoài nghi là một thói quen của những người làm công tác nghiên cứu, và nói chung là của giới trí thức. Chúng ta đang cố gắng tìm ra những quy luật của thế giới tự nhiên và xã hội. Tìm được đúng các quy luật thì mới xác định được đúng các hành động cho phù hợp với quy luật đó, hoặc muốn chống lại một quy luật khắc nghiệt nào đó thì cũng phải tìm ra một biện pháp thích hợp. Tuy nhiên, nhận thức của chúng ta về các quy luật của tự nhiên và xã hội nhìn chung là gần đúng, và may mắn thay lại ngày càng gần đúng hơn. Một điều chắc chắn là: không có thói quen hoài nghi thì không thể có hiện tượng “càng ngày càng đúng hơn”. Nếu không có sự hoài nghi của Cô-péc-nic và Ga-li-lê về thuyết vũ trụ trước đó của A- ri-xtôt và Ptô-lê-mi thì không thể có thuyết “nhật tâm” (thuyết “nhật tâm” nói rằng quả đất quay xung quanh mặt trời); nếu không có sự hoài nghi về “cơ học cổ điển” của Niu-tơn thì làm sao có thuyết tương đối của Anh-xtanh và cơ học lượng tử? Nói chung, ta có thể nêu nhiều ví dụ tương tự trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nữa. Khi một lí thuyết cũ được thay thế bằng một lí thuyết mới, đúng đắn hơn thì quá trình đó thường bắt đầu bằng những hoài nghi. (Theo Văn Như Cương, Một góc nhìn tri thức) Câu 1. Giải thích ý nghĩa của từ hoài nghi trong đoạn trích trên. Câu 2. Xác định luận điểm của văn bản trên. Câu 3. Tác giả đã sử dụng dẫn chứng nào để chứng minh cho luận điểm mình đưa ra? Câu 4. Từ đoạn văn bản trên, em rút ra bài học gì cho bản thân trong việc học tập? Câu 5*. Em hãy tìm thêm một ví dụ để chứng minh: Khi một lí thuyết cũ được thay thế bằng một lí thuyết mới, đúng đắn hơn thì quá trình đó thường bắt đầu bằng những hoài nghi. (Gợi ý: Em có thể tra cứu trong sách khoa học, các trang web về các phát minh khoa học .) Phần III. Đọc thông tin chú thích về những hình ảnh sau: 1. Thức trắng đêm đón người từ khu cách li Hòa Lạc (nhatkybacsi) 2. Tình nguyện viên, đội ngũ hậu cần tranh thủ chợp mắt trong những ca làm thâu đêm, giữa các chuyến xe đưa người tới cách ly. (tienphong.vn) 3. Các bác sĩ tiến hành hội chẩn cho một nam bệnh nhân đang cấp cứu tại A9 Bạch Mai, sau khi có lệnh cách ly, tất cả các bác sĩ đều ở lại để tiếp tục điều trị cho bệnh nhân. (tuoitreonline) 4. Bộ đội Biên phòng Cao Bằng “ăn lán, ngủ rừng”, ngăn chặn dịch COVID-19 ngay từ mép biên giới (baotainguyenmoitruong.vn) Theo em, nếu lấy những thông tin của các hình ảnh dưới đây làm dẫn chứng cho một luận điểm thì luận điểm đó là gì? Hãy ghi lại luận điểm đó vào chỗ trống. PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 6/4/2020 – 11/4/2020) - 4 -
- TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA 2 1 1 3 4 -HẾT!- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 6/4/2020 – 11/4/2020) - 5 -
- TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 6/4/2020 – 11/4/2020) - 6 -
- TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 6/4/2020 – 11/4/2020) - 7 -
- TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2 NHÓM VẬT LÝ 7 MÔN: VẬT LÝ – KHỐI 7 NĂM HỌC 2019 - 2020 Tiết 24 - Chủ đề: Các tác dụng của dòng điện I. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI MỚI 1. HS đọc thông tin ở mục I – SGK trang 60: - Kể tên một số dụng cụ, thiết bị điện thường được đốt nóng khi có dòng điện chạy qua. - Tìm hiểu lại cấu tạo bóng đèn dây tóc (H20.1 – SGK trang 55) và chỉ ra bộ phận nào phát sáng khi có dòng điện chạy qua. - Dự đoán hiện tượng xảy ra khi có dòng điện chạy qua mạch điện 22.2 SGK trang 61 SGK. - Tìm hiểu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của cầu chì. 2. HS đọc thông tin ở mục II – SGK trang 61, 62: - Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của bóng đèn bút thử điện - Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của đèn điốt phát quang (đèn Led-đèn nhấp nháy) II. LUYỆN TẬP. Bài 1. Trắc nghiệm: Khoanh vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. 1. Dòng điện không gây ra tác dụng nhiệt trong các dụng cụ nào dưới đây khi chúng hoạt động bình thường? A. Bóng đèn bút thử điện. B. Đèn điốt phát quang C. Quạt điện. D. Không có trường hợp nào. 2. Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua bộ phận hay dụng cụ điện nào dưới đây khi chúng đang hoạt động bình thường? A. Ruột ấm điện. B. Công tắc. C. Dây dẫn điện của mạch điện trong gia đình . D. Đèn báo tivi. 3. Dòng điện chạy qua dụng cụ nào dưới đây khi hoạt động bình thường vừa có tác dụng nhiệt, vừa có tác dụng phát sáng? A. Thanh nung của nồi cơm điện B. Radio (máy thu thanh) C. Điôt phát quang (đèn LED) D. Ruột ấm điện 4. Dòng điện chạy qua đèn nào dưới đây làm phát sáng chất khí? A. Đèn LED (điôt phát quang) B. Đèn dây tóc đui cài C. Đèn dây tóc đui xoáy D. Đèn của bút thử điện 5. Trong các cụm vật dụng liệt kê dưới đây, cụm nào hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện? A. Nồi cơm điện, quạt điện, radio, tivi. B. Máy bơm nước, bàn là, bút thử điện, đồng hồ điện. C. Ấm điện, máy tính bỏ túi, máy chụp ảnh tự động, chuông điện. D. Bếp điện, bóng đèn dây tóc, nồi cơm điện, bàn là, lò sưởi điện. Bài 2. Hãy ghép các dụng cụ cho ở cột bên phải phù hợp với mỗi tác dụng của dòng điện được nêu ở cột bên trái. PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 6/4/2020 – 11/4/2020) - 8 -
- TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA Tác dụng của dòng điện Dụng cụ điện 1. Làm vật dẫn nóng lên đến nhiệt độ cao và phát sáng. a. Ấm điện, nồi cơm điện, bàn là 2. Làm nóng chảy đoạn dây dẫn và ngắt mạch điện b. Bóng đèn dây tóc phát sáng. c. LED 3. Khi đi qua theo một chiều nhất định thì đèn phát d. Bóng đèn bút thử điện sáng. e. Cầu chì 4. Làm nóng dây dẫn để tạo thành các nguồn toả nhiệt. Bài 3. Người ta sử dụng ấm điện để đun nước. Hãy cho biết: a. Nếu còn nước trong ấm thì nhiệt độ của ấm cao nhất là bao nhiêu? b. Nếu vô ý để quên, nước trong ấm cạn hết thì có sự cố gì xảy ra? Vì sao? Bài 4. Tại sao người ta lại dùng Vônfram để làm dây tóc bóng đèn mà không dùng dây đồng hay dây thép? -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 6/4/2020 – 11/4/2020) - 9 -
- TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 NHÓM SINH 7 MÔN: SINH-KHỐI 7 NĂM HỌC 2019-2020 Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa Bài 44: ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP CHIM PHÂN CÔNG CÁC TỔ LÀM BÀI THUYẾT TRÌNH PPT VỀ CÁC NHÓM CHIM. - TỔ 1: LÀM BÀI THUYẾT TRÌNH PPT VỀ NHÓM CHIM CHẠY. - TỔ 2: LÀM BÀI THUYẾT TRÌNH PPT VỀ NHÓM CHIM BƠI. - TỔ 3: LÀM BÀI THUYẾT TRÌNH PPT VỀ NHÓM CHIM BAY. - TỔ 4: LÀM BÀI THUYẾT TRÌNH PPT VỀ VAI TRÒ CỦA LỚP CHIM. -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 6/4/2020 – 11/4/2020) - 10 -
- TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2 NHÓM LỊCH SỬ 7 MÔN LỊCH SỬ - KHỐI 7 NĂM HỌC 2019 – 2020 Tiết 46: Làm bài tập lịch sử Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa các bài 18, 19, 20 để làm các bài tập sau: Phần I. Trắc nghiệm. Em hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng. Câu 1: Cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ kéo dài trong thời gian bao lâu? A. 7 tháng. B. 8 tháng. C. 9 tháng. D. 10 tháng. Câu 2. Nguyên nhân nào dẫn đến thất bại trong cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ? A. Đường lối kháng chiến của nhà Hồ sai lầm. B. Đường lối kháng chiến của nhà Hồ sai lầm, không biết dựa vào nhân dân để đánh giặc. C. Do không được nhân dân ủng hộ. D. Bị ảnh hưởng từ các cuộc nổi dậy của quý tộc nhà Trần. Câu 3. “Ngày 10-12-1427, xin hàng và chấp nhận mở hội thề ở Đông Quan để được an toàn rút quân về nước”. Ai là người xin hàng và chấp nhận mở hội thể ở Đông Quan? A. Liễu Thăng. B. Vương Thông. C. Lương Minh. D. Ô Mã Nhi. Câu 4. Thời Lê sơ, cách đào tạo, tuyển chọn, bổ dụng quan lại dựa trên phương thức chủ yếu nào? A. Dựa vào việc lập công lớn trong triều. B. Dựa vào học tập, thi cử. C. Dựa vào quan hệ thân thích trong hoàng tộc. D. Tuyển chọn ngẫu nhiên. Câu 5. Trước tình hình quân Minh tấn công mạnh mẽ, ai là người đã đề nghị nghĩa quân tạm rời núi rừng Thanh Hóa, chuyển quân vào Nghệ An? A. Nguyễn Trãi. B. Lê Lợi. C. Nguyễn Chích. D. Trần Nguyên Hãn. Câu 6: Vào thời gian nào nghĩa quân của Lê Lợi bất ngờ tập kích đồn Đa Căng (Thọ Xuân – Thanh Hóa)? A. Vào ngày 12 tháng 9 năm 1424. B. Vào ngày 12 tháng 10 năm 1424. C. Vào ngày 10 tháng 12 năm 1424. D. Vào ngày 9 tháng 12 năm 1424. Câu 7. Tác phẩm văn học nổi tiếng của Nguyễn Trãi được đánh giá là áng “Thiên cổ hùng văn” ra đời ngay sau chiến thắng chống quân Minh xâm lược, chính thức mở ra thời kì mới – hòa bình, phát triển trong lịch sử nước ta là A. “Bình Ngô đại cáo”. B. “Sông núi nước Nam”. C. “Phò giá về kinh”. D. “Hịch tướng sĩ”. PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 6/4/2020 – 11/4/2020) - 11 -
- TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA Câu 8. Thời Lê sơ, các khoa thi được tổ chức mấy năm một lần? A. Một năm. B. Hai năm. C. Ba năm. D. Bốn năm. Câu 9. Thời Lê sơ, Quốc sử viện có nhiệm vụ gì? A. Biên soạn các công trình lịch sử, văn hóa và in ấn, lưu trữ các tư liệu tham khảo. B. Giám sát ở triều đình nhằm giữ kỉ cương, phép nước. C. Soạn thảo, điều chỉnh luật pháp. D. Soạn đặt tờ chiếu thay vua. Câu 10. Luật pháp thời Lê sơ có điểm gì tiến bộ so với luật pháp thời Lý – Trần? A. Bảo vệ quyền lợi của vua và giai cấp thống trị. B. Bảo vệ trật tự xã hội. C. Bảo vệ việc sản xuất nông nghiệp. D. Bảo vệ quyền lợi phụ nữ và đề cập đến vấn đề bình đẳng giữa nam giới – nữ giới. Phần II. Tự luận Câu 1. Em hãy đóng vai là một người dân sống dưới thời Lê sơ kể về một số thành tựu tiêu biểu trên các lĩnh vực văn học, khoa học của nước Đại Việt thời bấy giờ. Câu 2. Theo em, vì sao nước Đại Việt thời Lê sơ đạt được những thành tựu đó? -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 6/4/2020 – 11/4/2020) - 12 -
- TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2 NHÓM ĐỊA LÍ 7 MÔN: ĐỊA LÍ – KHỐI 7 NĂM HỌC 2019 – 2020 Nghiên cứu Bài 43: Dân cư xã hội Trung và Nam Mĩ, hoàn thành nội dung sau: I. Tự luận Câu 1: Dựa vào hình 43.1, nêu tên các đô thị lớn ở Trung và Nam Mĩ. Câu 2: Trình bày đặc điểm dân cư Trung và Nam Mĩ. II. Trắc nghiệm Câu 1: Vùng nào thưa dân nhất (mật độ dân số thấp nhất) Trung và Nam Mĩ? A. Vùng đồng bằng sông A-ma-dôn. B. Vùng ven biển. C. Vùng núi An-đét và trên các cao nguyên. D. Vùng cửa sông. Câu 2: Trung và Nam Mĩ có tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số vào loại A. cao (> 1,7%). B. trung bình (1% - 1,7%). C. thấp (0 - 1%). D. rất thấp (<0%) Câu 3. Để nhận biết sự khác nhau giữa các chủng tộc, người ta căn cứ vào A. chỉ số thông minh. B. hình thái bên ngoài. C. cấu tạo cơ thể. D. tình trạng sức khỏe. Câu 4: Xao Pao-lô là thành phố đông dân nhất Nam Mĩ, thuộc nước nào? A. Ac-hen-ti-na. B. Bra-xin. C. Vê-nê-xu-ê-la. D. Pa-ra-goay. Câu 5: Lễ hội Các-na-van diễn ra hàng năm ở nước nào thuộc Nam Mĩ? A. Ac-hen-ti-na. B. Bra-xin. C. Vê-nê-xu-ê-la. D. Pa-ra-goay. Câu 6. Hiện nay tốc độ đô thị hóa đang diễn ra nhanh tại A. các nước phát triển. B. các nước châu Phi. C. các nước đang phát triển. D. các nước châu Âu. Câu 7. Trung và Nam Mĩ giáp với biển và đại dương nào sau đây? A. Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Ban-tich. B. Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương, Ca-ri-bê. C. Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ca-ri-bê. D. Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương, Bắc Hải. Câu 8: Tốc độ đô thị hóa nhanh ở Trung và Nam Mĩ là hệ quả của A. tốc độ phát triển kinh tế nhanh. B. trình độ công nghiệp hóa cao. C. đô thị hóa tự phát, kinh tế còn chậm phát triển. D. đô thị hóa có quy hoạch. Câu 9. Khu vực Trung và Nam Mĩ còn có tên: A. châu Mĩ Ăng-lô Xắc-xông. B. Tân thế giới. C. châu lục của người nhập cư. D. châu Mỹ La tinh. Câu 10: Bộ tộc nào là người bản địa của Trung và Nam Mĩ? A. Người In-ca. B. Người Mai-a. C. Người A-xơ-tếch. D. Người Anh-điêng. -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 6/4/2020 – 11/4/2020) - 13 -
- TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2 NHÓM CÔNG NGHỆ 7 MỐN: CÔNG NGHỆ 7 NĂM HỌC 2019 - 2020 Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa Bài 28: Khai thác rừng( phần I, II). Bài 29. Bảo vệ và khoanh nuôi rừng, trả lời các câu hỏi sau: I. Trắc nghiệm. Câu 1: Lượng cây chặt hạ trong khai thác trắng là: A. Chặt toàn bộ cây rừng trong 3 đến 4 lần khai thác. B. Chặt toàn bộ cây rừng trong 1đến 2 lần khai thác. C. Chặt toàn bộ cây rừng trong 1 lần khai thác. D. Chặt chọn lọc cây rừng đã già, sức sống kém. Câu 2: Thời gian chặt hạ trong khai thác chọn là: A. Kéo dài 5 đến 10 năm. B. Kéo dài 2 đến 3 năm. C. Trong mùa khai thác gỗ ( 1 năm). D. Không hạn chế thời gian. Câu 6: Trong khai thác dần, để thúc đẩy tái sinh tự nhiên để rừng tự phục hồi cần giữ lại bao nhiêu cây giống tốt trên 1 ha? A. 30 đến 40 cây. B. 40 đến 50 cây. C. 50 đến 60 cây. D. 60 đến 70 cây PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 6/4/2020 – 11/4/2020) - 14 -
- TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA Câu 7: Lượng cây chặt hạ trong khai thác chọn là: A. Chặt toàn bộ cây rừng trong 3 đến 4 lần khai thác. B. Chặt toàn bộ cây rừng trong 1 đến 2 lần khai thác. C. Chặt toàn bộ cây rừng trong 1 lần khai thác. D. Chặt chọn lọc cây rừng đã già, sức sống kém. Câu 8: Trong các loài sau, loài nào là động vật rừng quý hiếm ở Việt Nam? A. Voọc ngũ sắc, voọc mũi hếch, công, gà lôi. B. Voi, trâu rừng, bò nuôi, sói. C. Gấu chó, chó, vượn đen, sóc bay. D. Mèo tam thể, cầy vằn, cá sấu, tê giác một sừng. Câu 9: Hành động nào sau đây không bị nghiêm cấm? A. Gây cháy rừng B. Khai thác rừng có chọn lọc. C. Mua bán lâm sản trái phép. D. Lấn chiếm rừng và đất rừng. Câu 10. Các biện pháp khoanh nuôi phục hồi rừng gồm: A. bảo vệ, cấm chăn thả đại gia súc. B. tổ chức phòng chống cháy rừng. C. tra hạt hay trồng cây vào nơi đất có khoảng trống nhỏ. D. phát dọn dây leo, bụi rậm, cuốc xới đất quanh gốc cây gieo giống và cây trồng bổ sung. Câu 11. Tại Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 rừng bị phá hủy khoảng A. 2 triệu ha. B. 3 triệu ha. C. 4 triệu ha. D. 5 triệu ha. II. Tự luận Câu 1: Các biện pháp nào để bảo vệ tài nguyên rừng và đất rừng? Câu 2: Liên hệ bài đã học và thực tế sản xuất, em hãy nêu dẫn chứng về tác hại của việc phá rừng, cháy rừng, -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 6/4/2020 – 11/4/2020) - 15 -
- TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2 NHÓM ÂM NHẠC MÔN: ÂM NHẠC - KHỐI 7 NĂM HỌC: 2019-2020 Học hát: ‘‘Ca-Chiu-sa’’ 1. Tìm hiểu về đất nước, nền âm nhạc Nga 2. Tìm hiểu về nhạc sĩ Phạm Tuyên 3. Tìm hiểu các kí hiệu âm nhạc có trong bài hát 4. Chia câu hát? 5. Nội dung bài hát ,liên hệ bản thân 6. Ý nghĩa tên gọi Ca-Chiu-sa 7. Đọc và tìm hiểu nội dung trong bài đọc thêm PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 6/4/2020 – 11/4/2020) - 16 -
- TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2 NHÓM MĨ THUẬT MÔN: MĨ THUẬT - KHỐI 7 NĂM HỌC 2019 - 2020 Em hãy tìm hiểu và trả lời những câu hỏi sau: - Vẽ theo mẫu là gì? - Khi sắp xếp bố cục, cần chú ý điều gì? - Vẽ theo mẫu gồm mấy bước? Đó là những bước nào? Chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau: - SGK, vở ghi - Giấy vẽ A4 - Bút chì, màu vẽ, tẩy - Vật mẫu: lọ hoa, các loại quả khác nhau. -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 6/4/2020 – 11/4/2020) - 17 -
- TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2 NHÓM THỂ DỤC MÔN THỂ DỤC - KHỐI 7 NĂM HỌC: 2019-2020 Câu 1. Em hãy thực hiện tại chỗ động tác đá lăng trước, đá lăng ngang, đá lăng sau (mỗi động tác thực hiện 2 lần 8 nhịp). Câu 2. Thực hiện bật xa tại chỗ: Nam 6 lần, Nữ 4 lần. Câu 3. Em hãy thực hiện 6 động tác, vươn thở, tay, chân, lườn, bụng, phối hợp nằm trong nội dung bài thể dục với cờ (Mỗi động tác thực hiện 4 lần 8 nhịp). * Chuẩn bị đồ dùng trang phục giờ học: Quần áo thể dục, 2 cờ cầm tay. * Ghi chú: - Học sinh tập luyện hàng ngày lúc 16h30. - Yêu cầu phần thực hành học sinh quay lại video. - HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 6/4/2020 – 11/4/2020) - 18 -