Phiếu bài tập khối 7 (từ 30/3 đến 4/4)

pdf 22 trang thienle22 3210
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phiếu bài tập khối 7 (từ 30/3 đến 4/4)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphieu_bai_tap_khoi_7_tu_303_den_44.pdf

Nội dung text: Phiếu bài tập khối 7 (từ 30/3 đến 4/4)

  1. Trường THCS Trung Hòa PHÒNG GI ÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN CẦU GIẤY TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRUNG HOÀ  PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (Từ 30/3/2020 đến 4/4/2020) 1. Toán học 7. Địa lí 2. Ngữ văn 8. Giáo dục công dân 3. Tiếng Anh 9. Công nghệ 4. Vật lí 10. Âm nhạc 5. Sinh học 11. Mĩ thuật 6. Lịch sử NĂM HỌC: 2019 - 2020 PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (30/3/2020 – 4/4/2020) - 0 -
  2. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3 NHÓM TOÁN 7 MÔN: TOÁN – KHỐI 7 NĂM HỌC 2019 – 2020 I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ *Đại số: Ôn tập chương III *Hình học:Luyện tập các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông. 1. Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác vuông: - Nếu hai cạnh góc vuông của tam giác vuông này lần lượt bằng hai cạnh của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau (theo trường hợp c.g.c) - Nếu một cạnh góc vuông và một góc nhọn kề cạnh ấy của tam giác vuông này bằng một cạnh góc vuông và một góc nhọn kề cạnh ấy của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau (theo trường hợp g.c.g). - Nếu cạnh huyền và một góc nhọn của tam giác vuông này bằng cạnh huyền và một góc nhọn của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau (theo trường hợp cạnh huyền-góc nhọn). - Nếu cạnh huyền và một cạnh góc vuông của tam giác vuông này bằng cạnh huyền và một cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau ( trường hợp cạnh huyền- cạnh góc vuông) II. CÁC BÀI LUYỆN TẬP A. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Chọn câu sai trong các câu sau: A. Tam giác có hai cạnh bằng nhau là tam giác cân B. Tam giác có ba cạnh bằng nhau là tam giác đều C. Tam giác cân là tam giác đều D. Tam giác đều là tam giác cân Câu 2:Cho hai tam giác ABC có A = 900 , BD là tia phân giác của góc B (D ∈ AC). Trên cạnh BC lấy điểm E sao cho BE = BA. Hai góc nào sau đây bằng nhau? A. EDC = ACB B. EDC = ABC C. EDC = ECD D. EDC = BAC Câu 3:Cho tam giác ABC có B = 800 ;3A = 2C . Tính A;C ? A. A = 6000 ;C = 40 B. A = 3000 ;C = 50 C. A = 4000 ;C = 60 D. A = 4000 ;C = 30 B. TỰ LUẬN Bài 1. HS làm bài 65, 66 trong SGK tr137. Bài 2. Cho tam giác ABC cân tại A có đường cao AH. a. Chứng minh ΔABH = ΔACH và AH là tia phân giác của góc BAC . b. Cho AH= 8cm, AB= 10cm.Tính BC. c. Vẽ tia Hx song song với AC, tia Hx cắt AB tại F. Chứng minh FA = FH = FB. Bài 3. Cho tam giác ABC cân tại C. Vẽ CH⊥ AB tại H. PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (30/3/2020 – 4/4/2020) - 1 -
  3. Trường THCS Trung Hòa a. Chứng minh H là trung điểm của AB. b. Tia phân giác của BAC cắt CH tại D. Chứng minh AD = BD. c. Trên cạnh AC lấy điểm K sao cho AK = AH. Chứng minh DK⊥ AC . d. Cho AD = 5cm, AB = 8cm. Tính DH. e. Tìm điều kiện của tam giác ABC để ba điểm B, D, K thẳng hàng. Bài 4. Cho tam giác ABC, phân giác của góc B và phân giác góc C cắt nhau tại I. Kẻ ID vuông góc với AB, IK vuông góc với BC, IE vuông góc AC. a. Chứng minh ID = IK=IE. b. Chứng minh AI là phân giác của góc . c. Kẻ phân giác góc ngoài tại đỉnh B và đỉnh C cắt nhau ở M, chứng minh A, I, M thẳng hàng. -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (30/3/2020 – 4/4/2020) - 2 -
  4. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3 NHÓM VĂN 7 MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 7 NĂM HỌC 2019 – 2020 LUYỆN TẬP VĂN BẢN: “Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG”; TIẾNG VIỆT: THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU A. Hướng dẫn học sinh luyện tập - Đọc lại văn bản “Ý nghĩa văn chương” và bài “Thêm trạng ngữ cho câu” (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2). - Theo dõi và ghi chép lại các bài giảng trên truyền hình (Kênh 2- Đài phát thanh - Truyền hình Hà Nội). - Hoàn thành phiếu bài tập số 3. B. Luyện tập Phần I. Câu 1. Đọc lại văn bản “Ý nghĩa văn chương” (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2) và điền thông tin vào chỗ trống để hiểu được các luận điểm chính của văn bản. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG Nhiệm vụ của (Hoài Thanh) văn chương Công dụng của văn chương PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (30/3/2020 – 4/4/2020) - 3 -
  5. Trường THCS Trung Hòa Câu 2. Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? Tác giả đã dẫn dắt vào luận điểm này như thế nào? Em hãy nêu tác dụng của cách viết này. Câu 3. Trong văn bản “Ý nghĩa văn chương”, Hoài Thanh viết: Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống. a. Xác định từ loại và giải thích ý nghĩa của từ được gạch chân. b. Em hãy giải thích ý kiến trên. c. Từ những tác phẩm mà em đã đọc, hãy tìm ít nhất bốn dẫn chứng để chứng minh cho ý kiến trên. d. Theo em, có phải nhà văn chỉ nên miêu tả cái đẹp trong cuộc sống không? Vì sao? Phần II. Câu 1. Xác định trạng ngữ, công dụng của trạng ngữ trong các câu dưới đây: a. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước. (Theo Hồ Chí Minh) b. Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì, sau mỗi lần dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. (Theo Nguyễn Tuân) c. Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. (Theo Mai Văn Tạo) d. Nhằm giáo dục ý thức phòng chống dịch bệnh cho học sinh, các nhà trường đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực. e. Với một lối văn nghị luận vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh, Hoài Thanh đã khẳng định: nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. (Theo Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2) Câu 2. Em hãy lập dàn ý, viết đoạn văn từ 10 đến 12 câu trình bày suy nghĩ của em về nhận định: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có. (Hoài Thanh). Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 2 trạng ngữ (Gạch chân, chú thích cụ thể). Câu 3. Giới thiệu một cuốn sách văn học em đã đọc có tác động lớn đến suy nghĩ, cảm xúc của em. (Có thể chuẩn bị trên slide powerpoint). HẾT PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (30/3/2020 – 4/4/2020) - 4 -
  6. Trường THCS Trung Hòa PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (30/3/2020 – 4/4/2020) - 5 -
  7. Trường THCS Trung Hòa PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (30/3/2020 – 4/4/2020) - 6 -
  8. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1 NHÓM VẬT LÝ 7 MÔN: VẬT LÝ – KHỐI 7 NĂM HỌC 2019 - 2020 Tiết 23: Sơ đồ mạch điện. Chiều dòng điện. I/ HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI MỚI 1. HS đọc thông tin ở mục I – SGK trang 58: - Quan sát và nhận biết kí hiệu của 1 số bộ phận mạch điện. - Vẽ lại được kí hiệu của 1 số bộ phận mạch điện. - Dùng kí hiệu của một số bộ phận mạch điện vẽ sơ đồ cho mạch điện H19.3 SGK trang 54 SGK 2. HS đọc thông tin ở mục II – SGK trang 58 để nắm được: - Quy ước về chiều dòng điện và so sánh được chiều quy ước của dòng điện với chiều dịch chuyển có hướng của các electron tự do trong dây dẫn kim loại. - Cách biểu diễn chiều dòng điện trên sơ đồ mạch điện. II/ LUYỆN TẬP. Bài 1. Trắc nghiệm: Khoanh vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. 1. Chiều dòng điện chạy trong mạch điện kín được quy ước như thế nào? A. Cùng chiều kim đồng hồ khi nhìn vào sơ đồ mạch điện kín. B. Ngược chiều kim đồng hồ khi nhìn vào sơ đồ mạch điện kín. C. Chiều dịch chuyển có hướng của các điện tích âm trong mạch. D. Chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện. 2. Dòng điện được cung cấp bởi pin hay ắc – qui là A. Dòng điện không đổi. C. Dòng điện xoay chiều. B. Dòng điện một chiều. D. Dòng điện biến thiên. 3. Sơ đồ của mạch điện là gì? A. Là ảnh chụp mạch điện thật. B. Là hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu của các bộ phận mạch điện. C. Là hình vẽ mạch điện thật đúng như kích thước của nó. D. Là hình vẽ mạch điện thật nhưng với kích thước được thu nhỏ. 4. Mũi tên trong sơ đồ mạch điện nào dưới đây chỉ đúng chiều quy ước của dòng điện? Bài 2. Hãy vẽ sơ đồ cho mạch điện hình 21.1, hình 21.2 và vẽ thêm mũi tên vào mỗi sơ đồ để chỉ chiều dòng điện chạy trong mạch đó khi công tắc đóng: PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (30/3/2020 – 4/4/2020) - 7 -
  9. Trường THCS Trung Hòa Bài 3. Xét mạch điện kín với các dây dẫn bằng đồng. Hỏi: a. Khi có dòng điện chạy trong mạch kín này thì các electron tự do trong dây dẫn dịch chuyển có hướng từ cực nào sang cực nào của nguồn điện? b. Chiều dịch chuyển có hướng của electron trong câu trên là cùng chiều hay ngược chiều với chiều quy ước của dòng điện? -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (30/3/2020 – 4/4/2020) - 8 -
  10. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 NHÓM SINH 7 MÔN: SINH - KHỐI 7 NĂM HỌC 2019-2020 1. Nghiên cứu sách giáo khoa trang 140-141 về nội dung cấu tạo trong của chim bồ câu. 2. Truy cập link: Quan sát video về chim bồ câu (Pigeon genius – Nat Geo kids) mô tả lại cách bay của chim và cấu tạo trong của chim bồ câu. 3. Trả lời câu hỏi: I. Tự luận Trình bày những đặc điểm cấu tạo trong của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn? II. Trắc nghiệm Câu 1: Tại sao nói hệ tiêu hoá của chim bồ câu có tốc độ tiêu hoá cao hơn bò sát? A. Vì chim bồ câu chỉ ăn thức ăn mềm. B. Vì chim bồ câu có 2 dạ dày. C. Vì hệ tiêu hoá của chim bồ câu hoàn chỉnh hơn. D. Vì chim bồ câu không có rang. Câu 2: Ngoài vai trò dự trữ khí cho hô hấp, hệ thống túi khí ở chim bồ câu có vai trò gì? A. Giảm khối lượng riêng của chim, thích nghi với đời sống bay lượn. B. Giúp giảm ma sát giữa các nội quan với nhau khi bay. C. Giúp giữ ấm cơ thể chim. D. Giúp hạn chế sức cản của không khí khi hạ cánh. Câu 3: Khi chim đâu, hoạt động hô hấp được thực hiện nhờ A. sự nâng hạ của thềm miệng. B. sự nâng hạ của cơ ức đòn chũm. C. sự thay đổi của thể tích lồng ngực. D. sự hút đẩy của hệ thống túi khí. Câu 4: Trong hệ bài tiết của chim bồ câu thì cơ quan nào bị tiêu giảm? A. Thận sau. B. Huyệt. C. Ống dẫn nước tiểu. D. Bóng đái. Câu 5: Phát biểu nào dưới đây về hệ thần kinh và giác quan của chim bồ câu là sai? A. Chưa có vành tai. B. Chưa có ống tai ngoài. PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (30/3/2020 – 4/4/2020) - 9 -
  11. Trường THCS Trung Hòa C. Có mi mắt thứ ba. D. Đại não, hai thùy thị giác và tiểu não phát triển hơn bò sát. Câu 6: Số túi khí trong hệ thống túi khí của chim bồ câu là A. 9 túi. B. 8 túi. C. 7 túi. D. 6 túi. Câu 7: Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau: Ở chim bồ câu, tim có (1) , gồm hai nửa phân tách nhau hoàn toàn là nửa trái chứa máu (2) và nửa phải chứa máu (3) . A. (1): bốn ngăn; (2): đỏ thẫm; (3): đỏ tươi B. (1): bốn ngăn; (2): đỏ tươi; (3): đỏ thẫm C. (1): ba ngăn; (2): đỏ tươi; (3): đỏ thẫm D. (1): ba ngăn; (2): đỏ thẫm; (3): đỏ tươi Câu 8: Sự tiêu giảm, thiếu hụt một số bộ phận trên cơ thể có ý nghĩa như thế nào trong đời sống của chim bồ câu? A. Giúp hạn chế sức cản của không khí lên cơ thể khi hạ cánh. B. Giúp giảm ma sát giữa các nội quan khi bay. C. Giúp giảm khối lượng của chim, thích nghi với đời sống bay lượn. D. Giúp giảm mức năng lượng tiêu hao. Câu 9: Hệ hô hấp của chim bồ câu bao gồm các bộ phận sau A. khí quản, phế quản, 2 lá phổi, túi khí. B. da, khí quản, phế quản, 2 lá phổi. C. khí quản, 2 lá phổi, túi khí. D. khí quản, phế quản, phổi. - HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (30/3/2020 – 4/4/2020) - 10 -
  12. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1 NHÓM LỊCH SỬ 7 MÔN: LỊCH SỬ KHỐI 7 NĂM HỌC 2019-2020 * Lưu ý: Học sinh nghiên cứu SGK Lịch sử địa phương và tìm hiểu trên Google Bài : Đông Đô, Đông Kinh thời Hồ đến Lê sơ và trả lời các câu hỏi dưới đây: I. Trắc nghiệm Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng. Câu 1. Quân Minh đánh bại nhà Hồ, xâm chiếm và đặt thủ phủ của chính quyền đô hộ tại kinh thành Thăng Long vào năm nào? A. 1400 B. 1403 C.1404 D. 1407 Câu 2. Chiến dịch giải phóng Đông Quan (1426-1428) của nghĩa quân Lam Sơn diễn ra qua mấy giai đoạn? A. 2 giai đoạn. B. 3 giai đoạn. C. 4 giai đoạn. D. 5 giai đoạn. Câu 3. Hội thề Đông Quan diễn ra vào ngày, tháng, năm nào? A. 22/11/1426 . B. 29/12/1427. C. 10/12/1427. D. 03/11/1427. Câu 4. Đâu không phải là tên gọi của phường thủ công nổi tiếng thời Lê sơ? A. Nghi Tàm. B. Đồng Xuân. C.Yên Thái. D. Hàng Đào. Câu 5. Điền từ ngữ còn thiếu vào chỗ trống trong câu ca dao sau: “Rủ nhau chơi khắp Long Thành phố rành rành chẳng sai” A. Ba mươi sáu. B. Hai mươi sáu. C. Bốn mươi ba. D. Ba mươi bảy. Câu 6. Tòa thành cổ nhất trên đất Thủ đô Hà Nội là tòa thành nào? A. Thành Đại La. B. Thành Cổ Loa. C. Thành cổ Sơn Tây. D. Thành cổ Hà Nội. Câu 7. Trong khu di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội, di sản nào là của thời Lê? A. Khuê Văn Các. B. Đại Bái Đường. C. Nhà Thái Học. D. Bia Tiến Sỹ. Câu 8. Những công trình nào trong “Tứ đại khí” nước Đại Việt thời Lý - Trần đã được tạo tác ở Thăng Long? A. Tháp Báo Thiên. B. Chuông Quy Điền. C. Tượng Quỳnh Lâm. D. Vạc Phổ Minh. PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (30/3/2020 – 4/4/2020) - 11 -
  13. Trường THCS Trung Hòa Câu 9. Ngôi “Làng hai Vua” ở phía Tây Thủ đô - là quê hương của Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng và Ngô Vương Quyền, tên là gì? A. Nhị Khê. B. Thủ Lệ. C. Hạ Lôi. D. Đường Lâm. Câu 10. Năm 1010, Hoàng đế Lý Thái Tổ đã cho xây Tòa chính điện Càn Nguyên của Kinh đô Thăng Long ở trên cao điểm nào? A. Núi Cung. B. Núi Nùng. C. Núi Khán. D. Núi Sưa. II. Tự luận Câu 1. a. Từ thời nhà Hồ đến triều Lê sơ, Thăng Long đã trải qua mấy lần đổi tên, đó là những tên gọi nào? b. Nêu cảm nhận của em về Hà Nội thời kỳ này (1400-1527) bằng một đoạn văn (3-4 câu). Câu 2. Cầu Giấy là một vùng đất trong “Tứ danh hương” của đất kinh kì Thăng Long xưa. Em hãy sưu tầm và giới thiệu về một di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu trên địa bàn quận Cầu Giấy, nơi em đang sinh sống và học tập. -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (30/3/2020 – 4/4/2020) - 12 -
  14. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 NHÓM ĐỊA LÍ 7 MÔN: ĐỊA LÍ - KHỐI 7 NĂM HỌC 2019-2020 Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa Bài 42: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ (tiếp theo), trả lời các câu hỏi sau: I. Tự luận Câu 1: Nêu tên các kiểu khí hậu chính ở Trung và Nam Mĩ. Câu 2: Trình bày các kiểu môi trường chính ở Trung và Nam Mĩ. II. Trắc nghiệm Câu 1: Đồng bằng A-ma-dôn là một đồng bằng lớn nhất Nam Mĩ A. rừng xích đạo nguyên sinh chiếm phần lớn diện tích đồng bằng. B. rừng xích đạo ẩm nguyên sinh chiếm phần lớn diện tích đồng bằng. C. rừng cận nhiệt đới nguyên sinh chiếm phần lớn diện tích đồng bằng. D. rừng nhiệt đới nguyên sinh chiếm phần lớn diện tích đồng bằng. Câu 2: Bán hoang mạc ôn đới phát triển ở A. cao nguyên Pa-ta-gô-ni. B. miền núi An-đét. C. quần đảo Ảng-ti. D. eo đất phía tây Trung Mĩ. Câu 3: Toàn bộ đồng bằng Pam-pa là A. một đồng bằng nông nghiệp trù phú. B. một thảo nguyên rộng mênh mông. C. một cách đồng lúa mì mênh mông. D. một cánh đồng hoa quả nhiệt đới rộng lớn. Câu 4: Nơi cao nhất Nam Mĩ là đỉnh A-côn-ca-goa 6960m nằm trên A. dãy Atlat. B. dãy núi An-dét. C. dãy Hi-ma-lay-a. D. dãy Cooc-di-e Câu 5: Sông A-ma-dôn là con sông có A. diện tích lưu vực nhỏ nhất thế giới. B. lượng nước lớn nhất thế giới. C. dài nhất thế giới. D. ngắn nhất thế giới. Câu 6: Ở eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti có A. rừng xích đạo. B. rừng cận xích đạo. C. rừng rậm nhiệt đới. D. rừng ôn đới. Câu 7: Sông A-ma-dôn là một con sông dài nhất châu Mĩ nằm ở A. Bắc Mĩ. B. Trung Mĩ. C. Nam Mĩ. D. Bắc Phi. Câu 8: Trung và Nam Mĩ có bao nhiêu đới khí hậu? PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (30/3/2020 – 4/4/2020) - 13 -
  15. Trường THCS Trung Hòa A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 9: Trong số 4 con sông của châu Mĩ, con sông nào có lưu lượng lớn nhất? A. Sông Cô-lô-ra-đô. B. Sông Mi-xi-xi-pi. C. Sông Pa-ra-na. D. Sông A-ma-dôn. Câu 10: Sự thay đổi của thiên nhiên Trung Và Nam Mĩ không phải do A. địa hình. B. vĩ độ. C. khí hậu. D. con người. -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (30/3/2020 – 4/4/2020) - 14 -
  16. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1 NHÓM GDCD 7 MÔN GDCD KHỐI 7 NĂM HỌC 2019-2020 * Lưu ý: Học sinh nghiên cứu SGK bài: “Bảo vệ di sản văn hóa” và trả lời câu hỏi dưới đây: I. TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Di sản văn hoá bao gồm A. di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh B. di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia C. lễ hội, làn điệu dân ca truyền thống, trang phục truyền thống dân tộc D. di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể Câu 2: Trong những hành vi sau đây, hành vi nào là góp phần bảo vệ di sản văn hoá? A. Đi tham quan di tích lịch sử - văn hoá, nhưng hay chê bai. B. Ca ngợi di tích lịch sử - văn hoá, nhưng không tham gia các hoạt động bảo vệ di sản văn hoá. C. Không bao giờ vứt rác, giấy ở những nơi di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh. D. Mặc trang phục truyền thống dân tộc trong những ngày lễ hội. E. Tham gia các buổi trao đổi, tìm hiểu về di sản văn hoá. Câu 3: Những hành vi nào sau đây là thực hiện đúng hoặc vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá? A. Cất giấu cẩn thận cổ vật tìm được trong vườn nhà mình. B. Giữ gìn sạch đẹp danh lam thắng cảnh. C. Lấn chiếm đất trong khu đền thờ, khu di tích. D. Tự tiện buôn bán cổ vật quốc gia E. Học tập, tìm hiểu về di tích lịch sử - văn hoá. G. Tổ chức tham quan di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh. Câu 4: Thế nào là di sản văn hóa vật thể? A. Là sản phẩm văn hóa có giá trị B. Là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. C. Là các di tích văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh D. Là các vật thể hiện hữu quanh ta có giá trị Câu 5: Đâu là di sản văn hóa vật thể đã được công nhận của nước ta? A. Nhã nhạc cung đình Huế B. Vịnh Hạ Long C. Hát sẩm PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (30/3/2020 – 4/4/2020) - 15 -
  17. Trường THCS Trung Hòa D. Phở Hà Nội Câu 6: Pháp luật nghiêm cấm hành vi nào với các di sản văn hóa? A. Đào bới, mua bán các di sản văn hóa B. Tham quan, chiêm ngưỡng C. Chụp ảnh, quay phim các di sản văn hóa D. Giới thiệu các di sản, văn hóa Câu 7: Ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hóa là gì? A. Thể hiện công đức của các thế hệ cha ông trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc B. Nói lên truyền thống của dân tộc. C. Thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trên các lĩnh vực. D. Nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức của các thế hệ cha ông trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trên các lĩnh vực. Câu 8: Ghép mỗi cụm từ ở cột II với mỗi cụm từ ở cột I để được một câu đúng? I II A. Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm 1. và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, gia thuộc công trình, địa điểm có giá khoa học, trị lịch sử, văn hoá, khoa học. 2. bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, B. Danh lam thắng cảnh là cảnh quan danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, thiên nhiên hoặc địa điểm bảo vật quốc gia C. Di tích lịch sử - văn hoá là công 3. được lưu giữ, lưu truyền từ đời này trình xây dựng, địa điểm sang đời khác. 4. có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mĩ, khoa học. II: TỰ LUẬN Câu 1: Khi đào móng để làm nhà mình, ông An tìm thấy một bộ ấm chén cổ rất đẹp. Ông rửa sạch sẽ bộ ấm chén và cất vào trong buồng nhà mình. Biết tin, ông Phó Chủ tịch phụ trách văn xã đến hỏi chuyện và yêu cầu ông An giao bộ ấm chén này cho xã để nộp lên huyện. Ông An nhất định không nộp vì cho rằng, bộ ấm chén cổ này được tìm thấy trong vườn nhà ông thì nó là tài sản của gia đình ông, không ai có quyền xâm phạm tới. Câu hỏi: PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (30/3/2020 – 4/4/2020) - 16 -
  18. Trường THCS Trung Hòa a. Ông An có nghĩa vụ phải nộp bộ ấm chén cổ cho Ủy ban nhân dân xã không? Vì sao? b. Nếu không nộp thì ông An có vi phạm pháp luật không? Câu 2: Tại Diễn đàn về bảo vệ di sản văn hoá vật thể, có hai loại ý kiến khác nhau: Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, cần phải giữ gìn tất cả mọi di sản văn hoá vật thể theo đúng quy định của pháp luật; Loại ý kiến thứ hai thì lại cho rằng, trong số các di sản văn hoá vật thể, chỉ cần bảo vệ các di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh, vì đây là những nơi có nhiều khách du lịch đến tham quan, mang lại nguồn lợi kinh tế, còn các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thì không cần phải bảo vệ, vì những thứ này không mang lại lợi ích kinh tế. Câu hỏi: Em đồng ý với loại ý kiến nào trên đây? Vì sao? -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (30/3/2020 – 4/4/2020) - 17 -
  19. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 NHÓM CÔNG NGHỆ 7 MÔN: CÔNG NGHỆ KHỐI 7 NĂM HỌC 2019-2020 Học sinh đọc bài 26 “ Trồng cây rừng” và trả lời các câu hỏi sau: I. Tự luận Câu 1: Em hãy cho biết mùa trồng rừng ở các tỉnh miền Bắc, miền Trung và miền Nam nước ta. Câu 2: Hãy nêu quy trình làm đất để trồng cây rừng. Câu 3: Trồng cây con có bầu khác trồng cây con rễ trần ở đặc điểm nào? II. Trắc nghiệm Em hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất: Câu 1: Mùa trồng rừng chính ở các tỉnh miền Bắc là A. Mùa xuân. B. Mùa thu. C. Mùa hạ. D. Mùa xuân và mùa thu. Câu 2: Có mấy bước trong kĩ thuật đào hố trồng cây rừng? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 3: Kích thước hố loại 1 làm đất trồng cây (chiều dài x chiều rộng x chiều sâu) là: A. 30 x 30 x 30 cm B. 30 x 40 x 30 cm C. 40 x 40 x 40 cm D. 40 x 40 x 30 cm Câu 4: Kích thước hố loại 2 làm đất trồng cây (chiều dài x chiều rộng x chiều sâu) là: A. 30 x 30 x 30 cm B. 30 x 40 x 30 cm C. 40 x 40 x 40 cm D. 40 x 40 x 30 cm Câu 5: Quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu gồm mấy bước? A. 4 . B. 5. C. 6. D. 7. Câu 6: Thứ tự đúng của quy trình trồng cây con rễ trần là PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (30/3/2020 – 4/4/2020) - 18 -
  20. Trường THCS Trung Hòa A. Tạo lỗ trong hố đất → Đặt cây vào lỗ trong hố → Nén đất → Lấp đất kín gốc cây → Vun gốc. B. Tạo lỗ trong hố đất → Đặt cây vào lỗ trong hố → Lấp đất kín gốc cây → Nén đất → Vun gốc. C. Tạo lỗ trong hố đất → Nén đất → Lấp đất kín gốc cây → Đặt cây vào lỗ trong hố → Vun gốc. D. Tạo lỗ trong hố đất → Lấp đất kín gốc cây → Đặt cây vào lỗ trong hố → Nén đất → Vun gốc. Câu 7: Khi tạo lỗ trong hố đất để trồng cây con có bầu, độ sâu của hố đất có yêu cầu gì? A. Phải lớn hơn chiều cao bầu đất. B. Phải nhỏ hơn chiều cao bầu đất. C. Phải đúng bằng chiều cao bầu đất. D. Phải sâu tối thiều 1m Câu 8: Khi trồng cây rừng bằng cây con rễ trần nên nhúng bộ rễ cây vào dung dịch hồ trong bao lâu? A. 5 – 10 phút. B. 3 – 5 phút. C. 15 – 20 phút. D. 10 – 15 phút. Câu 9: Trồng cây con rễ trần hay được áp dụng trong trường hợp A. Cây phục hồi nhanh, bộ rễ khỏe. B. Đất tốt và ẩm. C. Cả A và B đều đúng. D. Cả A và B đều sai. Câu 10: Dung dịch hồ rễ dùng để nhúng bộ rễ của cây con rễ trần trước khi trồng gồm A. 50% đất mùn, 50% phân chuồng hoai, 1-2% supe lân và nước. B. 60% đất mùn, 40% phân chuồng hoai, 1-2% supe lân và nước. C. 50% đất mùn, 50% phân chuồng hoai, 2-4% supe lân và nước. D. 40% đất mùn, 60% phân chuồng hoai, 1-2% supe lân và nước. -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (30/3/2020 – 4/4/2020) - 19 -
  21. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 NHÓM ÂM NHẠC MÔN: ÂM NHẠC - KHỐI 7 NĂM HỌC 2019-2020 TÌM HIỂU VỀ NHẠC SĨ BÉT-TÔ-VEN 1. Sưu tầm tranh ảnh và các câu chuyện về nhạc sĩ Bét-tô-ven. 2. Em hãy nêu năm sinh năm mất của Bét-tô-ven và sự nghiệp âm nhạc của ông. 3. Những tác phẩm tiêu biểu của Bét-tô-ven là gì? - HẾT - PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (30/3/2020 – 4/4/2020) - 20 -
  22. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 NHÓM MĨ THUẬT MÔN: MĨ THUẬT - KHỐI 7 NĂM HỌC 2019-2020 Em hãy tìm hiểu và trả lời những câu hỏi sau: - Thế nào là Kí họa? - Chất liệu thường được sử dụng trong kí họa là những chất liệu nào? Những chất liệu đó có đặc điểm gì? - Sưu tầm một số tác phẩm kí họa mà em thích. Chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau: - SGK, vở ghi - Giấy vẽ A4 - Bút chì, màu vẽ, tẩy -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (30/3/2020 – 4/4/2020) 21