Kiến thức phần Địa lí Việt Nam

docx 152 trang thienle22 8140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kiến thức phần Địa lí Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxkien_thuc_phan_dia_li_viet_nam.docx

Nội dung text: Kiến thức phần Địa lí Việt Nam

  1. CHỦ ĐỀ 1: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
  2. NỘI DUNG 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ 1. Trình bày được vị trí địa lí, giới hạn và phạm vi lãnh thổ Việt Nam 2. Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đối với tự nhiên, kinh tế- xã hội và quốc phòng 1. Đặc điểm - Lãnh thổ toàn vẹn của nước ta bao gồm hai bộ phận: Phần đất liền và phần biển rộng lớn với các đảo và quần đảo ở phía Đông và Nam. Phần lãnh thổ trên đất liền nước ta có đặc điểm: * Nằm ở rìa đông nam lục địa Á Âu, phía Bắc giáp Trung Quốc, Phía Tây giáp Lào và Campuchia, phía Đông, Đông Nam giáp biển Đông Việt Nam nằm ở vị trí trung tâm của khu vực Đông Nam Á với các tọa độ trên đất liền: + Điểm cực bắc: 23023’B thuộc Lũng Cú – Đồng Văn – Hà Giang. + Điểm cực nam: 8034’B thuộc Đất Mũi – Ngọc Hiển – Cà Mau. + Điểm cực tây: 102009’Đ thuộc Sín Thầu – Mường Nhé – Điện Biên. + Điểm cực đông: 109024’Đ thuộc Vạn Thạnh – Vạn Ninh – Khánh Hòa. → Như vậy phần đát liền kéo dài 15 độ vĩ tuyến và tương đối hẹp ngang với diện tích 331 212km2. + Đại bộ phận lãnh thổ nằm trong múi giờ số 7. 2 * Bù lại, phần biển nước ta mở khá rộng về phía đông và đông nam với khoảng 1 triệu km gồm hai quần đảo lớn Trường Sa (Khánh Hòa) và Hoàng Sa ( Đà Nẵng), tiếp giáp với vùng biển của Trung Quốc, Philippin, Brunay, Indonexia, Malaysia, Thái Lan và Campuchia. 2. Phạm vi lãnh thổ: Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời. -Vùng đất: + Diện tích: 331 212 km2 (bao gồm toàn bộ phần đất liền và các hải đảo), được giới hạn bởi đường biên giới với các nước láng giềng và bờ biển. + Đường biên giới dài 4600km, trong đó biên giới Việt Nam – Trung Quốc dài 1400km, Việt Nam – Lào dài gần 2100km, Việt Nam – Campuchia dài 1100km. Phần lớn biên giới nằm ở miền núi, vì vậy việc thông thương với các nước láng giềng chỉ có thể tiến hành ở một số cửa khẩu thuận lợi. + Đường bờ biển dài 3260km, là điều kiện cho nước ta khai thác những tiềm năng to lớn ở Biển Đông. + Nước ta có khoảng 4000 đảo, phần lớn ở ven bờ và có 2 quần dảo ngoài khơi xa trên biển Đông: Hoàng Sa (Đà Nẵng) và Trường Sa (Khánh Hòa) - Vùng biển: bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa. Nước ta có chủ quyền trên vùng biển rộng trên 1 triệu km2 tại Biển Đông. + Nội thủy: là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phia trong đường cơ sở, được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền. + Lãnh hải của Việt Nam có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở về phía biển, là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển. Ranh giới của lãnh hải là đường biên giới quốc gia trên biển. + Vùng tiếp giáp lãnh hải: rộng 12 hải lí, nằm ngoài lãnh hải, là vùng biển được qui định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển. + Vùng đặc quyền kinh tế: là vùng tiếp giáp với lãnh hải hợp với lãnh hải thành vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở. Nhà nước có toàn quyền về kinh tế nhưng các nước khác có quyền đặt ống dẫn, cáp quang và được tự do hàng không, hàng hải. + Thềm lục địa: là phần đất dưới đáy biển, có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa.
  3. - Vùng trời: Là khoảng không gian không giới hạn độ bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta; trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian các đảo. 3. Ý nghĩa: a. Đối với tự nhiên: Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. - Nằm ở vị trí rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương trong khoảng vĩ độ từ 23 023’B đến 8034’B, nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới nửa cầu Bắc, do đó thiên nhiên nước ta mang đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, với nền nhiệt ẩm cao. Vì vậy thảm thực vật của nước ta bốn mùa xanh tốt, khác hẳn với cảnh quan hoang mạc của một số nước cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và châu Phi - Nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á, khu vực gió mùa điển hình trên thế giới, nên khí hậu nước ta có hai mùa rõ rệt, mùa đông bớt lạnh và khô, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều - Giáp biển Đông, là nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt và ẩm, nên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển Đông. Biển Đông đã tăng cường tính ẩm cho nhiều khối khí trước khi ảnh hưởng đến lãnh thổ phần đất liền Vị tri địa lý góp phần làm cho nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú. - Nằm ở nơi giao thoa của hai vành đai sinh khoáng TBD và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải, nên có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đặc biệt là các nguồn năng lượng và kim loại màu, đây là cơ sở để phát triển nhiều ngành công nghiệp, trong đó có các ngành công nghiệp trọng điểm và mũi nhọn - Nằm ở nơi giao thoa giữa các luồng di cư của nhiều động vật và thực vật thuộc các khu hệ sinh vật khác nhau, khiến cho tài nguyên sinh vật nước ta rất phong phú Vị trí và lãnh thổ nước ta đã tạo nên sự phân hoá đa dạng của tự nhiên thành các vùng tự nhiên khác nhau giữa miền Bắc với miền Nam, giữa đồng bằng và miền núi, ven biển và hải đảo. b. Đối với việc phát triển kinh tế, văn hoá xã hội và an ninh quốc phòng * Về kinh tế: - Nằm ở ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế, đầu mút của các tuyến đường bộ xuyên Á, nên có điều kiện để phát triển các loại hình giao thông, thuận lợi trong việc phát triển quan hệ ngoại thương với các nước trong và ngoài khu vực. - Việt Nam còn là cửa ngõ mở lối ra biển của Lào, Đông Bắc Thái Lan, Campuchia và khu vực Tây Nam TQ - Vị trí này có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút đầu tư nước ngoài. * Về văn hoá –xã hội: - Việt Nam nằm ở nơi giao thoa các nền văn hoá khác nhau, nên có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hoá – xã hội và mối giao lưu lâu đời với các nước trong khu vực. → Điều đó góp phần làm giàu bản sắc văn hoá dân tộc → Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á
  4. * Về quốc phòng: - Nước ta có vị trí quan trọng của vùng Đông Nam Á - một khu vực kinh tế năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới - Biển Đông của nước ta là một hướng chiến lược có ý nghĩa sống còn trong công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước 4. Khó khăn: - Thiên nhiên nhiệt đới gió mùa thiếu ổn định, sự phân mùa của khí hậu, thuỷ văn, tính thất thường của thời tiết, các tai biến thiên nhiên thường xuyên xảy ra đã ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và đời sống - Nước ta diện tích không lớn, nhưng có đường biên giới trên bộ và trên biển kéo dài. Hơn nữa Biển Đông lại chung với nhiều nước. Vì thế việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của nước ta gặp nhiều khó khăn - Sự năng động của các nước trong và ngoài khu vực đã đặt nước ta vào một tình thế vừa phải hợp tác cùng phát triển vừa phải cạnh tranh quyết liệt trên thị trường thế giới trong điều kiện nền kinh tế còn chậm phát triển *Câu hỏi: 1./ Hình dạng lãnh thổ nước ta có đặc điểm gì? Hình dạng ấy có ảnh hưởng như thế nào tới các điều kiện tự nhiên và hoạt động giao thông vận tải? 2./ Nêu đặc điểm của vị trí Địa lýnước ta? Đặc điểm đó đã tác động như thế nào đến đặc điểm tự nhiên và việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng nước ta? 3. / Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy xác định: a. Các tỉnh giáp biển của nước ta lần lượt từ Bắc vào Nam (28 tỉnh) b. Kể tên một số đảo, quần đảo ở nước ta - Đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) - Đảo Trường Sa (Khánh Hòa) - Đảo Vân Đồn, Cô Tô, Cái Bàu (Quảng Ninh) - Đảo Cát Hải, Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) - Đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) - Đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) - Đảo Phú Quý (Bình Thuận) - Đảo Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu) - Đảo Phú Quốc (Kiên Giang) c. Kể tên một số cửa khẩu quốc tế quan trọng trên đường biên giới của nước ta với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia . - Hữu Nghị (Lạng Sơn), Tà Lùng, Trà Lĩnh (Cao Bằng), Thanh Thủy (Hà Giang), Mường Khương (Lào Cai), Ma Lu Thàng (Lai Châu). - Tây Trang (Điện Biên), Pa Háng (Sơn La), Na mèo (Thanh Hóa), Nậm Cắn (Nghệ An), Cầu Treo (Hà Tỉnh), Cha Lo (Quảng Bình), Lao Bảo (Quảng Trị) - Bờ Y (Kon Tum), Lệ Thanh (Gia Lai), Hoa Lư (Đăk Nông), Xa Mát, Mộc Bài (Tây Ninh), Vĩnh Xương (An Giang), Xà Xía (Kiên Giang).
  5. NỘI DUNG 2: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LÃNH THỔ VIỆT NAM 1. Trình bày được đặc điểm 3 giai đoạn phát triển của tự nhiên Việt Nam\ 2. Nêu được ý nghĩa của mỗi giai đoạn đối với tự nhiên Việt Nam 3. Chứng minh giai đoạn tân kiến tạo vẫn còn đang tiếp diễn cho đến ngày hôm nay. 1. Giai đoạn Tiền Cambri, giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất - hơn 2 tỷ năm Hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam. Vì: Ở giai đoạn tiền Cambri lớp vỏ Trái đất chưa được hình thành rõ ràng và có rất nhiều biến động, đây là giai đoạn sơ khai của lịch sử Trái Đất. Các đá biến chất tuổi tiền Cambri làm nên những nền móng ban đầu của lãnh thổ nước ta. Trên lãnh thổ nước ta lúc đó chỉ có các mảng nền cổ như: Vòm sông Chảy, Hoàng Liên Sơn, cánh cung sông Mã, khối nhô Kon Tum làm hạt nhân tạo thành những điểm tựa cho sự phát triển lãnh thổ sau này. Đặc điểm: a/ Là giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất trong lịch sử phát triển lãnh thổ Việt Nam: Các đá biến chất cổ nhất được phát hiện ở Kon Tum, Hoàng Liên Sơn có tuổi cách đây 2-3 tỷ năm. Và kết thúc cách đây 540 triệu năm. b/ Chỉ diễn ra trong một phạm vi hẹp trên phần lãnh thổ nước ta hiện nay: chỉ diễn ra ở các vùng núi và đồ sộ nhất nước ta. c/ Trong giai đoạn này các điều kiện cổ địa lý còn rất sơ khai và đơn điệu: Lớp vỏ thạch quyển, khí quyển ban đầu còn rất mỏng, thuỷ quyển mới xuất hiện với sự tịch tụ các lớp nước trên bề mặt. Sinh vật bắt đầu xuất hiện ở dạng sơ khai và đơn điệu như: tảo, động vật thân mềm 2. Giai đoạn Cổ kiến tạo, tiếp nối giai đoạn Tiền Cambri, kéo dài 475 triệu năm. Là giai đoạn có tính chất quyết định đến lịch sử phát triển lãnh nước ta. Vì: - Trong giai đoạn này nhiều bộ phận lãnh thổ được nâng lên trong các pha uốn nếp của các kỳ vận động tạo núi Calêđôni và Hecxini thuộc đại Cổ sinh, các kỳ vận động tạo núi Inđôxini và Kimêri thuộc đại Trung sinh hình thành các khu vực lãnh thổ nước ta. - Giai đoạn này cũng còn có các sụt võng, đứt gãy hình thành các loại đá và các loại khoáng sản trên lãnh thổ nước ta. - Các điều kiện cổ địa lý của vùng nhiệt đới ẩm nước ta giai đoạn này được hình thành và phát triển thuận lợi. Đặc điểm: a/ Diễn ra trong thời kỳ khá dài, tới 475 triệu năm: Giai đoạn cổ kiến bắt đầu từ kỷ Cambri, cách đây 540 triệu năm, trải qua hai đại Cổ sinh và Trung sinh, chấm dứt vào kỷ Krêta, cách đây 65 triệu năm. b/ Là giai đoạn có nhiều biến động mạnh mẽ nhất trong lịch sử phát triển tự nhiên nước ta: Trong giai đoạn này tại lãnh thổ nước ta hiện nay có nhiều khu vực chìm ngập dưới biển trong các pha trầm tích và được nâng lên trong các pha uốn nếp của các kỳ vận động tạo núi Calêđôni và Hecxini thuộc đại Cổ sinh, các kỳ vận động tạo núi Inđôxini và Kimêri thuộc đại Trung sinh.
  6. Đất đá của giai đoạn này rất cổ, có cả các loại trầm tích (trầm tích biển và trầm tích lục địa), macma và biến chất. Các đá trầm tích biển phân bố rộng khắp trên lãnh thổ, đặc biệt đá vôi tuổi Đêvon và Cacbon- Pecmi có nhiều ở miền Bắc. Các hoạt động uốn nếp và nâng lên diễn ra ở nhiều nơi : trong đại Cổ sinh là các địa khối thượng nguồn sông Chảy, khối nâng Việt Bắc, địa khối Kon Tum; trong đại Trung sinh là các dãy núi có hướng Tây Bắc-Đông Nam ở Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, các dãy núi có hướng vòng cung ở Đông Bắc và khu vực núi cao ở Nam Trung Bộ. Kèm theo các hoạt động uốn nếp tạo núi và sụt võng là các đứt gãy, động đất có các loại đá macma xâm nhập và mac ma phun trào như granit, riôlit, anđêzit cùng các khoáng quý như : đồng, sắt, thiếc, vàng , bạc, đá quý. c/ Là giai đoạn lớp vỏ cảnh quan địa lý nhiệt đới ở nước ta đã rất phát triển: Các điều kiện cổ địa lý của vùng nhiệt đới ẩm ở nước ta vào giai đoạn này đã được hình thành và phát triển thuận lợi mà dấu vết để lại là các hóa đá san hô tuổi Cổ sinh, các hóa đá than tuổi Trung sinh cùng nhiều loài sinh vật cổ khác. Có thể nói về cơ bản đại bộ phận lãnh thổ Việt Nam hiện nay đã được định hình từ khi kết thúc giai đoạn cổ kiến tạo. 3. Giai đoạn Tân kiến tạo, giai đoạn cuối cùng trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta, kéo dài tới ngày nay. Là giai đoạn tiếp tục hoàn thiện các điều kiện tự nhiên làm cho đất nước ta có diện mạo và đặc điểm tự nhiên như hiện nay: a/ Diễn ra ngắn nhất trong lịch sử hình thành và phát triển của tự nhiên nước ta (bắt đầu cách đây 65 triêụ năm và dẫn tiếp tục cho đến ngày hôm nay). b/ Chịu sự tác động mạnh mẽ của kỳ vận động tạo núi Anpơ-Hymalaya và những biến đổi khí hậu có quy mô toàn cầu: + Vận động tạo núi Anpơ - Hymalaya có tác động đến lãnh thổ nước ta bắt đầu từ kỷ Nêôgen, cách đây 23 triệu năm, cho đến ngày nay. + Do chịu tác động của vận động tạo núi Anpơ-Hymalaya, trên lãnh thổ nước ta đã xảy ra các hoạt động như: uốn nếp, đứt gãy, phun trào macma, nâng cao và hạ thấp địa hình, bồi lắp các bồn trũng lục địa. Cũng vào giai đoạn này, đặc biệt trong kỷ Đệ Tứ, khí hậu Trái Đất có những biến đổi lớn với những thời kỳ băng hà gây nên tình trạng dao động lớn của mực nước biển. Đã có nhiều lần biển tiến và biển lùi trên lãnh thổ nước ta mà dấu vết để lại là thềm biển, cồn cát, các ngấn nước trên vách đá ở vùng ven biển và các đảo ven bờ. c/ Là giai đoạn tiếp tục hoàn thiện các điều kiện tự nhiên làm cho đát nước ta có diện mạo và đặc điểm tự nhiên như hiện nay. - Ảnh hưởng của hoạt động Tân kiến tạo ở nước ta làm cho các quá trình địa mạo như hoạt động xâm thực, bồi tụ được đẩy mạnh, hệ thống sông suối đã bồi đắp nên những đồng bằng châu thổ rộng lớn, mà điển hình nhất là đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ, các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh được hình thành như dầu mỏ, khí đốt, than nâu, bôxit. - Các điều kiện tự nhiên nhiệt đới ẩm đã được thể hiện rõ nét trong quá trình tự nhiên như quá trình phong hóa và hình thành đất, trong nguồn nhiệt ẩm dồi dào của khí hậu, lượng nước phong phú của mạng lưới sông ngòi và nước ngầm, sự phong phú và đa dạng của thổ nhưỡng và giới sinh vật đã tạo nên diện mạo và sắc thái của thiên nhiên nước ta ngày nay.
  7. *Câu hỏi: 1./ So sanh khai quat cac đăc điêm cua 3 giai đoan chinh trong lich sử hinh thanh va phát triển lãnh thổ Việt Nam? Tiền Cambri Cổ kiên tao Tân kiên tao Cổ nhất và keo dài Diên ra trong thời gian khá Diên ra ngăn nhất trong lịch sử hình Thơi nhất (hơn 2 tỉ năm). dài (477 triêu năm). thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam gian (cách đây 65 triêu năm và vân tiếp diên cho đến ngày nay). Diên ra trong một - Có các kỳ vận động kiến Chịu sư tác động mạnh mẽ của kì vận phạm vi hep trên tạo chính là: Calêđôni, động tạo núi Anpơ - Hymalaya và phần lanh thổ nước Hexcini (đại Cổ sinh), những biến đổi khí hậu có quy mô toàn ta hiên nay (tập Inđôxini, Kimêri (đại Trung cầu. Xảy ra hoạt động uốn nếp, đứt gãy, Hoat trung ở khu vưc núi sinh). Cùng với đó là hoạt phun trào mắc ma, nâng cao và hạ thấp đông cao Hoàng Liên động uôn nếp, đưt gay, phun địa hình, bồi lấp các bồn trũng lục địa. kiên Sơn và Trung trào, biên tiến, vận động tạo đa có nhiều lần biên tiến và biên lùi trên tao Trung Bộ). núi phần lanh thổ Viêt Nam. - Lanh thổ nước ta chấm dưt chế độ địa máng, chuyên sang chế độ phát triên luc địa. Canh Các điều kiên địa Lớp vỏ cảnh quan địa lý Tiếp tục hoàn thiện các điều kiện tự quan lý con rất sơ khai và nhiệt đới đã rất phát triển. nhiên làm cho đất nước ta có diện mạo đia li đơn điêu. và đặc điểm tự nhiên như hiện nay 2./ So sánh đặc điểm của giai đoạn Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam? a) Giống nhau: - Cả 2 giai đoạn Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo đều góp phần vào sự hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta. - Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo đã hình thành các điều kiện về địa lí của vùng nhiệt đới ẩm. b) Khác nhau: Giai đoạn Cổ kiến tạo: - Là giai đoạn có tính chất quyết định đến lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam. Có thể nói về cơ bản, đại bộ phận lãnh thổ Việt Nam hiện nay đã được hình thành kể từ khi kết thúc giai đoạn Cổ kiến tạo. - Là giai đoạn diễn ra trong suốt thời gian khá dài: lên tới 477 triệu năm. Giai đoạn Cổ kiến tạo băt đầu từ kỷ Cambri – cách đây 542 triêu năm, trải qua 2 giai đoạn Cổ sinh và Trung sinh và kết thúc vào kỷ Krêta, cách đây 65 triêu năm. - Là giai đoạn có nhiều biến động mạnh mẽ trong lịch sử phát triển tự nhiên nước ta: + Có nhiều khu vực chìm ngập dưới biển trong các pha trầm tích và được nâng lên trong các pha uôn nếp của các thời kỳ tạo núi. + Các hoạt động uốn nếp và nâng lên diễn ra ở nhiều nơi, đi liền là các hiện tượng đứt gãy, động đất + Các vận động kiến tạo chính là: Calêđôni, Hexcini (đại Cổ sinh), Inđôxini, Kimêri (đại Trung sinh). - Là giai đoạn lớp vỏ cảnh quan địa lý nhiêt đới ở nước ta đa rất phát triên (dẫn chứng). Giai đoạn Tân kiến tạo: - Diễn ra vào Đại địa chất Tân sinh. Là giai đoạn cuối cùng trong lịch sử hình thành và phát triển của tự nhiên nước ta và còn được kéo dài cho đến ngày nay. - Là giai đoạn diễn ra ngắn nhất trong lịch sử hình thành và phát triển của tự nhiên Việt Nam, giai đoạn này chỉ mới bắt đầu từ cách đây 65 triệu năm và vẫn còn tiếp diễn cho đến hiện nay.
  8. - Chịu sư tác động mạnh mẽ của kỳ vận động tạo núi Anpơ - Hymalaya và những biến đổi khí hậu có quy mô toàn cầu: + Xảy ra vận động tạo núi Anpơ - Hymalaya, các hoạt động uốn nếp, đứt gãy, phun trào mắcma, nâng cao và hạ thấp địa hình, bồi lấp các bồn trũng lục địa. + Khi hậu Trái Đất có nhiều thời kỳ trở lạnh gây nên nhiều lần biên tiến và biên lùi trên lanh thổ Việt Nam. - Là giai đoạn tiếp tục hoàn thiện các điều kiện tự nhiên làm cho đất nước ta có diện mạo và đặc điểm tự nhiên như hiện nay: + Các quá trình địa mạo được đẩy mạnh (1 số vùng núi được nâng lên, đại hình trẻ lại, các hoạt động xâm thực, bồi tụ được đẩy mạnh), sông suối đã bồi đắp nên những đồng bằng châu thổ rộng lớn (đồng bằng BBộ và đồng bằng NBộ), các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh được hình thành (dầu khí, than nâu, bôxít ). + Các điều kiện thiên nhiên nhiệt đới ẩm đã thể hiện rõ trong các quá trình tự nhiên, trong khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật. 3./ Nêu đặc điểm của một số đá xuất hiện trong thang địa tầng cổ nhất trên lãnh thổ nước ta. Xác định trên bản đồ những vùng có thang địa tầng đó. Chúng có mối liên hệ gì với các mảng nền cổ đã được học? - Loại đá có tuổi cổ nhất trong thang địa tầng là địa tầng thuộc giới Ackêôzôi - thống ocđôvic dưới - Đặc điểm của các loại đá trong địa tầng này: Các thành tạo biến chất tạo móng kết tinh vỏ lục địa gồm các đá biến chất tướng granit, đá phiến hai mica, đá phiến lục có tuổi biến chất Mêzôzôi sớm (245 triệu năm) của các đá trầm tích phun trào nguyên sinh có thể có tuổiAckêôzôi - ocđôvic sớm - Các vùng có địa tầng thuộc giới Ackêôzôi - thống ocđôvic dưới trên lãnh thổ nước ta là: + Vùng dọc thung lũng sông Hồng (hiện nay là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Con Voi) + Vùng thượng nguồn sông Chảy + Vùng thượng và trung lưu sông Mã + Vùng thung lũng sông Nậm Mô (Nghệ An) + Vùng núi Bạch Mã và phần phía Tây +Vùng Bắc Tây Nguyên Sự liên hệ với các mảng nền cổ Hoàng Liên Sơn, Việt Bắc, sông Mã, Pu Hoạt, và khối nền cổ KonTum 4./ Xác định trên bản đồ những vùng có thang địa tầng trẻ nhất trên lãnh thổ nước ta. Vị trí của chúng tương ứng với dạng địa hình nào hiện nay? - Vùng có tuổi địa tầng trẻ nhất nước ta là địa tầng thuộc giới Kainôzôi bao gồm các lọai đá cuội, cát, sét kết và các thành tạo bở rời - Vùng phân bố của địa tầng này chủ yếu ở duyên hải và phần hạ lưu các hệ thống sông lớn, tương ưng với địa hình của đồng bằng (có độ cao dưới 200m ngày nay) như ĐBBBộ, ĐBNBộ 5./ Hãy nêu sự phân bố các mỏ dầu, mỏ khí đốt của nước ta. Vị trí của chúng có mối liên hệ gì với sự phân bố của các bồn trầm tích Kainôzôi? - Sự phân bố của các mỏ dầu, khí đốt: + Các mỏ dầu ở nước ta phân bố chủ yếu ở vùng thềm lục địa phía Nam, với các mỏ lớn đã được đưa vào khai thác là: Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Đại Hùng, Bunga Kêkoa + Các mỏ khí đốt có cả ở trên đất liền (mỏ khí Tiền Hải) và ngoài khơi (Lan Đỏ, Lan Tây) - Các mỏ dầu và khí đốt phân bố trong các bồn trầm tích Kainôzôi. Như vậy chúng được hình thành muộn hơn so với các mỏ than đá
  9. 6./ Hãy nêu sự phân bố (tên mỏ và tên tỉnh) của một số khoáng sản sau: Than đá, sắt, bôxit, thiêc, apatit ở nươc ta. Khoang san Tên mỏ Tên tỉnh Vàng Danh, Hon Gai, Cẩm Phả Quảng Ninh Quỳnh Nhai Điện Biên Than đá Lạc Thuỷ Ninh Bình Phấn Mễ Thái Nguyên Nông Sơn Quảng Nam Trại Cau Thái Nguyên Tùng Bá Hà Giang Sắt Văn Bàn, Quý Xa Yên Bái Thạch Khê Hà Tĩnh Măng Đen KonTum Bôxit Đăk Nông Đăk Nông Di Linh, Đà Lạt Lâm Đồng Tĩnh Túc Cao Bằng Thiếc Sơn Dương Tuyên Quang Quỳ Châu Nghệ An Apatit Cam Đường Lào Cai 7./ Tìm dân chứng để khẳng định giai đoạn Tân kiến tạo vẫn còn đanh hoạt động? - Năm 1923, có hiện tượng phun trào Bazan, tạo nên núi lửa Hòn Tro ở thềm lục địa cực nam Trung Bộ, về phía nam đảo Phú Quý. Hiện nay bị sóng biển san bằng, chỉ còn là một hòn đảo ngầm, nằm ở độ sâu 20-50m. - Động đất còn xảy ra nhiều nơi. - Hoạt động Mac-ma vẫn tồn tại qua các suối nước nóng từ Bắc chí Nam và qua các trận động đất. - Dãy Hoàng Liên Sơn nằm ở rìa của dãy Hymalaya vẫn đang được tiếp tục nâng cao do các hoạt động địa chất ở khu vực Hymalaya. - Các đồng bằng lớn ở nước ta vẫn tiếp tục quá trình thành tạo và mở rộng. ĐBSCL mỗi năm lấn ra biển từ 60-80m. - Một số trận động đất xảy ra gần đây ở Điện Biên, Lai Châu.
  10. NỘI DUNG 3: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỰ NHIÊN 3.1 Đất nước nhiều đồi núi: 1. Nêu được Đặc điểm chung của địa hình nước ta 2. Trình bày được vị trí,đặc điểm của các khu vực địa hình ( 4 vùng núi, 3 đồng bằng) 3. Phân tích được các thế mạnh và hạn chế của khu vực đồi núi; đồng bằng đối với phát triển kinh tế-xã hội. 3.2 Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của Biển: 1. Nêu được khái quát Biển Đông 2. Phân tích ảnh hưởng của Biển Đông đến ( khí hậu, địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển, tài nguyên thiên nhiên vùng biển và một số thiên tai). 3.3 Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa: 1. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa - Tính chất nhiệt đới: nguyên nhân, biểu hiện - Lượng mưa, độ ẩm lớn: nguyên nhân, biểu hiện - Gió mùa: nguyên nhân, biểu hiện 2. Tính nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện qua các thành phần tự nhiên: ( biểu hiện và nguyên nhân) - Địa hình. - Sông ngòi - Đất - Sinh vật 3. Ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống ( thuận lợi và khó khăn ) 3.4 Thiên nhiên phân hóa đa dạng * Thiên nhiên phân hóa theo Bắc-Nam ( nguyên nhân: do sự phân hóa của khí hậu ) - Đặc điểm phần lãnh thổ phía Bắc - Đặc điểm phần lãnh thổ phía Nam * Thiên nhiên phân hóa theo Đông-Tây: - Đặc điểm vùng biển và vùng thềm lục địa - Đặc điểm vùng đồng bằng ven biển - Đặc điểm vùng đồi núi * Thiên nhiên phân hóa theo độ cao: - Đặc điểm đai nhiệt đới gió mùa - Đặc điểm đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi - Đặc điểm đai ôn đới gió mùa trên núi. 3.5 Các miền địa lí tự nhiên - Phân tích được phạm vi và đặc điểm cơ bản về tự nhiên của 3 miền tự nhiên. - Giải thích được vì sao các miền lại có những đặc điểm tự nhiên như thế.
  11. 3.1 ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI 1/ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỊA HÌNH: Địa hình Việt Nam rất đa dạng, phức tạp, thay đổi từ bắc vào nam, từ tây sang đông, từ miền núi đến đồng bằng và bờ biển, hải đảo. Sự đa dạng phức tạp ấy diễn ra trên một nền chung tạo nên những đặc điểm nổi bật của địa hình. a/ Đồi núi chiếm phần lớn diện tích, nhưng chủ yếu là đồ núi thấp - Đồi núi là một bộ phận quan trọng trong cấu trúc địa hình Việt Nam. - Đồi núi chiếm tới ¾ lãnh thổ, nhưng chủ yếu núi thấp dưới 1000m chiếm 85%, núi cao trên 2000m chiếm 1%. Cao nhất là dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phanxipang cao 3143m. - Đồi núi nước ta tạo thành một cánh cung lớn hướng ra biển Đông chạy dài 1400km từ miền Tây Bắc đến Đông Nam Bộ. Nhiều vùng núi lan ra sát biển hoặc bị nhấn chìm thành các quần đảo. - Vùng đồi núi nước ta rất hiểm trở, khó khăn đi lại và bị chia cắt bởi một mạng lưới sông ngòi dày đặc, đồng thời sườn lại rất dốc và đỉnh thì chênh vênh so với thung lũng. - Tương phản với vùng núi là vùng đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồng bằng chân núi và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực, điển hình là dãy đồng bằng Duyên hải Miền Trung. -Ở nước ta địa hình đồi núi chiếm phần lớn diên tich nhưng chủ yếu là đồi núi thấp, vì: +Từ giai đoạn Cổ kiến tạo các vận động uôn nếp, đưt gay, phun trào macma đa làm xuất hiên ở nước ta quang cảnh đồi núi. + Trong giai đoạn Tân kiến tạo, vận động tạo núi Anpơ - Hymalaya ảnh hưởng đến nước ta với cường độ khá yếu và diên ra không liên tuc theo nhiều đợt nên địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp, địa hình phân thành nhiều bậc, cao ở Tây Băc và thấp dần xuông Đông Nam. b/ Cấu trúc địa hình khá đa dạng: - Là miền núi cổ được các vận động Tân kiến tạo nâng lên, làm trẻ lại và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau: núi, đồi, đồng bằng, thềm lục địa - Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam. - Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính: + Hướng núi TB – ĐN là hướng của các dãy núi vùng Tây Bắc, TS Bắc và các hệ thống sông lớn + Hướng vòng cung của địa hình vùng núi Đông Bắc và vùng núi TS Nam. c/ Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa - Cùng với Tân Kiến Tạo, hoạt động ngoại lực đã tác động trực tiếp và làm biến đổi địa hình nước ta. - Trong môi trường nóng ẩm gió mùa đất đá dễ bị phong hóa mạnh mẽ, lượng mưa lớn và tập trung theo mùa đã nhanh chóng xói mòn, cắt xẻ, xâm thực các khối núi lớn. Đặc biệt là nước hòa tan với núi đá vôi tạo nên dạng địa hình karst độc đáo. Những mạch nước ngầm khoét sâu vào lòng núi tạo nên những hang động kì vĩ và rất phổ biến ở Việt Nam. Sinh vật nhiệt đới cũng hình thành nên một số địa hình đặc biệt như đầm lầy, than, bùn ở U Minh và tại các vùng bờ biển, hải đảo và các bờ biển san hô. - Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi - Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông. - Tóm lại, địa hình Việt Nam là địa hình tích tụ, xâm thực nội chí tuyến gió mùa ẩm có sự cân bằng giữa địa chất, địa hình và thổ nhưỡng, sinh vật mà ta cần bảo vệ. d/ Địa hình chịu sự tác động mạnh mẽ của con người: - Con người làm giảm diện tích rừng tự nhiên, dẫn đến việc đẩy mạnh quá trình xâm thực, bóc mòn ở đồi núi, đồng thời các dạng địa hình nhân tạo xuất hiện ngày càng nhiều trên đất nước ta (con người tạo thêm nhiều dạng địa hình mới) như các công trình kiến trúc đô thị, hầm mỏ, đê sông, đê biển, hồ chứa nước
  12. 2/ CÁC KHU VỰC ĐỊA HÌNH: a/ Khu vực đồi núi. Đồi núi nước ta có độ cao, độ dốc và hình dạng khác nhau tùy thuộc theo tính chất nham thạch cũng như cường độ hoạt động địa chất và chịu sự tác động của các yếu tố ngoại lực và được chia thành các vùng núi sau: Đông Bắc Tây Bắc Trường Sơn Bắc Trường Sơn Nam Phạm Tả ngạn sông Giữa sông Hồng và Từ phía nam sông Phía Nam dãy Bạch Mã. vi Hồng sông Cả Cả tới dãy Bạch Mã Hướng Vòng cung Tây Bắc – Đông Tây Bắc – Đông Vòng cung núi Nam Nam Hình - Các cánh cung - Cao nhất cả nước. - Các dãy núi song - Bất đối xứng rõ rệt giữa 2 thái chụm lại ở Tam - Phía Đông và Tây song và so le nhau, sườn Đông – Tây: chung Đảo, mở ra phía là các dãy núi cao cao ở hai đầu và Tây Đông bắc và đông và trung bình. Ở thấp trũng ở giữa. các cao các khối giữa thấp hơn gồm - Kết thúc là dãy nguyên ba núi cao đồ các dãy núi, sơn Bạch Mã đâm dan bằng sộ, sườn nguyên và cao ngang ra biển. phẳng, các dốc chênh nguyên đá vôi. bán bình vênh. nguyên xen đồi Các - Cánh cung Sông - Dãy Hoàng Liên - Dãy Giăng Màn, - Đỉnh Ngọc Linh dãy núi Gâm, Ngân Sơn, Sơn (đỉnh Hoành Sơn, Bạch (2598m), Ngọc Krinh chính, Bắc Sơn, Đông Fanxiphăng Mã. - Đỉnh Pu xai (2025m), Chư Yang Sin các sông Triều. 3143m). lai leng (2711m), (2405m), Lâm Viên chính - Các sông: Cầu, - Sông Đà, Mã, Rào Cỏ (2235m). (2287m) Thương, Lục Nam. Chu. - Sông Cả, Gianh, - Sông Cái, Ba, Đồng Đại, Bến Hải Nai - Vùng bán bình nguyên và đồi trung du: + Nằm chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi là các bề mặt bán bình nguyên hay các đồi trung du có độ cao dưới 300m, độ cắt xẻ giữa các quả đồi 50 - 60m, tối đa là 100m. + Đông Nam Bộ là nơi chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ đến đồng bằng sông Cửu Long, có địa hình gò đồi lượn sóng, thấp dần về phía nam và tây nam. Phần tiếp giáp với các cao nguyên có độ cao thay đổi từ 200 - 600m, phía nam có độ cao trung bình 20 - 200m. + Trung du Bắc Bộ là vùng đồi thấp (dưới 200m) mang tính chất chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi. * Sự giống nhau giữa các vùng núi Tây Bắc - Đông Bắc: - Cả 2 vùng núi đều có hướng nghiêng chung là Tây Bắc – Đông Nam. - Đều có các dãy núi hướng Tây Bắc – Đông Nam. - Có các đỉnh núi cao trên 2.000 mét, các cao nguyên đá vôi và các cánh đồng giữa núi. * Sự giống nhau giữa các vùng núi Trường Sơn Bắc - Trường Sơn Nam: - Hướng chủ yếu là Tây Băc - Đông Nam. - Địa hình núi có độ cao trên 1.500 met. - Có một sô nhánh núi đâm ngang ra sát biên. - Có hai sườn không đôi xưng.
  13. * So sánh sự giống và khác nhau về địa hình giữa vùng núi TS Bắc với vùng núi TS Nam. a) Sự giống nhau giữa các vùng núi Trường Sơn Bắc - Trường Sơn Nam: - Hướng chủ yếu là Tây Băc - Đông Nam. - Địa hình núi có độ cao trên 1.500 met. - Có một sô nhánh núi đâm ngang ra sát biên. - Có hai sườn không đôi xưng. b) Sự khác nhau giữa các vùng núi Trường Sơn Bắc - Trường Sơn Nam: Vùng núi TS Bắc chạy dài từ thượng nguồn sông Cả đến đèo Hải Vân , còn vùng núi TS Nam chạy từ dãy Bạch Mã cho đến tận Đông Nam Bộ. Hai hệ thống (vùng) núi này có những điểm khác nhau: Vùng núi Trường Sơn Bắc Vùng núi Trường Sơn Nam Về độ Bao gồm các dãy núi núi thấp Bao gồm các dãy núi trung bình chiếm ưu thế. cao chiếm ưu thế. Về Núi ở Trường Sơn Bắc chạy theo Núi ở Trường Sơn Nam gồm các dãy núi chạy hướng hướng Tây Bắc - Đông Nam theo hướng Tây Băc - Đông Nam, Băc - Nam, núi Đông Băc - Tây Nam so le kế nhau, tạo thành “gờ núi” vòng cung ôm lấy các cao nguyên phía Tây Về +Trường Sơn Bắc gồm những dãy +Trường Sơn Nam gồm các khối núi khá cao và cấu núi so le chạy song song. cao nguyên bazan. trúc +Tính bất đối xứng giữa 2 sườn +Tính bất đối xứng giữa 2 sườn Đông – Tây Đông – Tây biểu hiện rõ. biểu hiện không rõ. b/Khu vực đồng bằng. Khu vực đồng bằng: ¼ diện tích, gồm 2 loại: đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển. Đồng bằng sông Hồng Đồng bằng sông Cửu Long ĐB duyên hải miền Trung Diện tích Khoảng 15.000km2 Khoảng 40.000km2 Khoảng 15.000km2 Điều kiện Phù sa hệ thống sông Hồng Phù sa sông Tiền và sông Chủ yếu là phù sa biển hình thành và hệ thống sông Thái Bình Hậu Địa hình Cao ở rìa phía tây và tây Thấp và bằng phẳng hơn Hẹp ngang, bị chia cắt thành bắc, thấp dần ra biển. đồng bằng sông Hồng nhiều đồng bằng nhỏ Bị chia cắt thành nhiều ô. Có mạng lưới sông ngòi kênh Thường có sự phân chia thành rạch chằng chịt ba dải: Có hệ thống đê ven sông Không có đê ngăn lũ: mùa lũ Trong Giữa Giáp bị ngập trên diện rộng, mùa cùng biển cạn bị thủy triều xâm nhập Cao Thấp, Cồn cát, Trong đê có các khu ruộng Có các vùng trũng lớn: Đồng hơn trũng đầm phá cao và các ô trũng ngập Tháp Mười, Tứ Giác Long nước Xuyên Đất Trong đê không được bồi Đất phù sa màu mỡ được bồi Nghèo dinh dưỡng, nhiều cát, đắp nên bạc màu, ngoài đê đắp thường xuyên. ít phù sa sông màu mỡ hơn 2/3 diện tích là đất mặn và đất phèn. *ĐB sông Hồng và ĐB sông Cửu Long có những điểm gì giống và khác nhau: Giống nhau : - Đều là hai đồng bằng châu thổ rộng lớn nằm ở hạ lưu các sông lớn của nước ta. - Được hình thành và phát triên do phù sa sông bồi tu dần trên một vịnh biên nông, thềm luc địa mở rộng. - Tiếp giáp với vùng bờ biên phẳng, có măt bằng rộng. - Địa hình thấp, bằng phẳng. Trên bề măt cả 2 đồng bằng có những vùng trung do chưa được phù sa bồi đăp. - Chịu sư tác động mạnh mẽ của con người.
  14. Khác nhau : + Đồng bằng sông Hồng có đê ven sông ngăn lũ, còn đồng bằng sông Cửu Long thì không có đê. + Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích lớn hơn, địa hình thấp hơn và phẳng hơn. Do chịu tác động của sóng biển và thuỷ triều mạnh hơn nên diện tích đất ngập mặn, nhiễm phèn lớn hơn. + Đồng bằng sông Cửu Long có hệ thông sông ngòi, kênh rạch chằng chịt hơn. c/ Địa hình bờ biển: dài 3260km từ Móng Cái đến Hà Tiên được shia thành nhiều đoạn khác nhau. - Bờ biển ở các đồng bằng châu thổ có nhiều bãi bùn, bãi triều, rừng ngập mặn thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản và khai thác muối. - Bờ biển ở các vùng chân núi, hải đảo, khúc khuỷu có nhiều vũng, vịnh sâu kín gió thuận lợi cho việc xây dựng các cảng biển, nhiều bãi cát đẹp thích hợp cho du lịch biển. 3/ THẾ MẠNH VÀ HẠN CHẾ VỀ TỰ NHIÊN CỦA CÁC KHU VỰC ĐỒI NÚI VÀ ĐỒNG BẰNG TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI: a) Khu vực đồi núi: * Các thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên: - Khoáng sản: các mỏ khoáng sản tập trung ở vùng đồi núi là nguyên, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp. - Rừng và đất trồng: tạo cơ sở cho phát triển nền nông, lâm nghiệp nhiệt đới.  Tài nguyên rừng giàu có về thành phần loài động, thực vật và nhiều loài quý hiếm.  Các bề mặt cao nguyên và các thung lũng tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc và trồng cây lương thực.  Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du thích hợp để trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả và hoa màu. - Nguồn thủy năng: các sông miền núi có tiềm năng thuỷ điện rất lớn. - Tiềm năng du lịch: miền núi có điều kiện để phát triển các loại hình du lịch (tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái ) * Các mặt hạn chế: - Do địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng. - Do mưa nhiều độ dốc lớn, miền núi còn là nơi xảy ra nhiều thiên tai (lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất ). - Tại các khu vực đứt gãy sâu có nguy cơ phát sinh động đất. - Vùng núi đá vôi thiếu đất trồng trọt và khan hiếm nước. - Trên các vùng núi cao, địa hình hiểm trở, cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn. b) Khu vực đồng bằng: * Các thế mạnh: - Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông sản. Riêng đồng bằng sông Hồng có thể phát triển một số cây trồng, vật nuôi cận nhiệt và ôn đới (do có một mùa đông lạnh). - Các đồng bằng cũng là nơi cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như thủy sản, khoáng sản và lâm sản: + Ở đồng bằng châu thổ sông Hồng có thể khai thác đá vôi ở rìa Tây Nam, khí tự nhiên ở Thái Bình, than nâu ở các tầng sâu của đồng bằng. Ở đồng bằng sông Cửu Long có thể khai thác đá vôi, bentonit ở Kiên Giang, molipđen ở An Giang, than bùn ở U Minh, Đồng Tháp Mười. Đặc biệt ở dải đồng bằng ven biển miền Trung có sắt, molipđen, sét, cao lanh, cát, đá vôi.
  15. + Rừng ngập mặn ven biển, rừng tràm có mặt suốt chiều dài bờ biển nước ta, nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long cung cấp nhiều sản phẩm có giá trị như gỗ, than hầm từ gỗ (than đước), tinh dầu từ cây tràm, ong và các sản phẩm từ ong + Đặc biệt khả năng cung cấp thuỷ sản (nuôi trồng, đánh bắt) là thế mạnh rất cơ bản của khu vực đồng bằng nước ta. - Các đồng bằng là địa bàn quan trọng để xây dựng các thành phố, các khu công nghiệp tập trung, các trung tâm thương mại – dịch vụ lớn phục vụ công nghiệp hoá và đời sống nhân dân. - Các đồng bằng là địa bàn quan trọng để phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông. * Hạn chế: - Các đồng bằng châu thổ thường thấp, hàng năm chịu nhiều thiên tai (bão tố, lũ lụt, hạn hán ); đất đai bị mặn hoá – phèn hoá do tác động của thuỷ triều. Riêng đồng bằng Bắc Bộ còn chịu ảnh hưởng của rét hại. - Những biến đổi (nóng lên) của khí hậu Trái Đất sẽ làm nước biển dâng cao, các đồng bằng thấp của nước ta rất dễ chịu ảnh hưởng lớn của các tác động toàn cầu này. ĐBSH vùng trong đê phù sa không được bồi đắp dẫn đến đất bạc màu và tạo thành các ô trùng ngập nước. ĐBSCL do địa hình thấp nên thường ngập lụt, chịu tác động mạnh mẽ của sóng biển và thuỷ triều, dẫn tới diện tích đất ngập mặn, nhiễm phèn lớn. Đồng bằng ven biển miền Trung thì quá nhỏ hẹp, bị chia cắt, nghèo dinh dưỡng. *Câu hỏi: 1/Trình bày đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ? So sánh đặc điểm địa hình của miền so với miền Tây Bắc và Đông Bắc? 2/Đặc điểm địa hình của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có tác động gì tới đặc điểm sông ngòi của miền? 3/Địa hình nước ta có đặc điểm chung gì? Đồi núi nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế? 4/Dựa vào Atlas Địa lý Việt Nam . Em hãy cho biết, đoạn từ dãy Bạch Mã đến bờ biển Phan Thiết, ta phải đi qua các cao nguyên nào? Nhận xét về địa hình và nham thạch (địa chất) của các cao nguyên đó? 5./ Nêu ảnh hưởng của độ cao địa hình đồi núi đến sự phân hoá khí hậu, đất, cảnh quan tự nhiên VN. a) Ảnh hưởng của độ cao địa hình đồi núi đến sự phân hoá khí hậu: * Địa hình là nhân tố quan trọng làm cho khí hậu nước ta có sự phân hoá. Sự phân hóa theo độ cao chủ yếu do sự thay đổi khí hậu theo độ cao địa hình núi. Càng lên cao nhiệt độ càng giảm (trung bình cứ lên cao 100 mét nhiệt độ giảm 0,60C). * Theo độ cao khí hậu nước ta được phân thành 3 đai, đặc điểm của mỗi đai: - Đai nhiệt đới gió mùa chân núi: + Có độ cao trung bình dưới 600 – 700m (ở miền Bắc) và 900 – 1000m (ở miền Nam). + Khí hậu nhiệt đới biểu hiện rõ rệt, tổng nhiệt độ năm trên 75000C, mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình tháng trên 250C). Độ ẩm thay đổi tuỳ nơi từ khô hạn đến ẩm ướt. - Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi: +Độ cao từ 600-700m đến 2600m (ở miền Bắc) và từ 900-1000m đến 2600m (ở miền Nam). +Khí hâu mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 200C, tổng nhiệt độ năm trên 45000C, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng. - Đai ôn đới gió mùa trên núi: +Độ cao từ 2600m trở lên (chỉ có ở Hoàng Liên Sơn). +Khí hậu có tính chất tương tự vùng ôn đới, tổng nhiệt độ năm dưới 45000C, quanh năm nhiệt độ dưới 150C, mùa đông dưới 50C.
  16. * Ở nước ta do địa hình đồi núi chiếm tới ¾ diện tích phần đất liền trong đó chiếm ưu thế là đồi núi thấp nên đai nhiệt đới gió mùa phổ biến ở nước ta. b) Ảnh hưởng của độ cao địa hình đồi núi đến sự phân hoá đất: Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp, độ cao dưới 500m chiếm khoảng 75%, từ trên 500 – 1.000m chiếm khoảng 15% và trên 2.000m chỉ chiếm 1% diện tích lãnh thổ. Do vậy sự phân hoá đất theo độ cao có sự khác nhau: -Ở các vùng đồi núi thấp, quá trình feralitic diễn ra mạnh, đất feralit chiếm 1 diện tích lớn (chiếm khoảng 65% diện tích đất tự nhiên). - Từ độ cao 500 – 600 m đến 1.600 – 1.700m nhiệt độ giảm, lượng ẩm tăng, quá trình feralitic yếu đi, quá trình tích luỹ mùn tăng lên, có đất mùn vàng đỏ trên núi (còn gọi là đất mùn feralit). - Trên 1.600 – 1.700m, quanh năm thường có mây mù lạnh ẩm, quá trình feralitic bị chấm dứt hoàn toàn, có đất mùn thô trên núi cao (đất mùn alít trên núi cao). c) Ảnh hưởng của độ cao địa hình đồi núi đến sự phân hoá cảnh quan tự nhiên: -Ở miền Bắc, tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa thấy rõ ở vành đai chân núi dưới 600 – 700m, ở miền Nam là dưới 1.000m. - Đai nhiệt đới gió mùa chân núi chiếm diện tích rộng nhất, cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đồi núi thấp chiếm ưu thế. - Trên những khối núi cao với những đỉnh vượt trên 2.000m xuất hiện các vành đai khí hậu á nhiệt đới và ôn đới ở đây hình thành đai rừng á nhiệt đới trên núi. Lên cao trên 2.400m nhiệt độ trung bình năm hạ thấp dưới 100C là nơi phân bố đai rừng ôn đới núi cao. - Tính chất nhiều đồi núi làm cho cảnh quan tự nhiên rất đa dạng. Đi từ Bắc – Nam, Đông – Tây, đồng bằng lên miền núi có đủ các cảnh quan khác nhau từ rừng rậm ẩm ướt tới rừng thưa, cây bụi gai, khô hạn, rừng nhiệt đới gió mùa chân núi tới rừng mưa ôn đới núi cao.
  17. 3.2: THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN 1/ KHÁI QUÁT CỦA BIỂN ĐÔNG: a) Đăc điêm cơ ban cua Biên Đông: - Biển Đông là một vùng biển rộng lớn, nguồn nước dồi dào: + Biển Đông có diện tích khoảng 3,447 triệu km 2, đứng thứ 2 về diện tích trong các biển của Thái Bình Dương và đứng thứ ba trong các biển trên thế giới. Biển Đông có 2 vịnh lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan. Phần biển Đông thuộc lãnh thổ nước ta rộng khoảng 1 triệu km 2 (trong đó bao gồm cả 1 phần của 2 vịnh kể trên). + Tổng lượng nước của biển Đông lên tới 3,928 triệu km3. - Là biển tương đối kín: Bao quanh biển Đông là phần đất liền nước ta, phần phía Bắc và Đông Trung Quốc; phía đông và đông nam được bao bọc bởi các quần đảo của Philippin, Inđônêxia Từ biển Đông ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương phải thông qua 1 số eo biển (với Thái Bình Dương qua eo Basi và với Ấn Độ Dương qua eo Malacca). Vì thế biển Đông là biển tương đối kín. - Là vùng biển nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa: Biển Đông nằm trong phạm vi từ chí tuyến Băc (trên eo biên Đài Loan) đến Xich đạo (vùng biên của quần đảo Inđônêxia). Vì vậy biển Đông nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa. - Biển Đông giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản. Ngoài các loại sa khoáng và muối, vùng thềm lục địa còn có các bể chứa dầu khí lớn. Sinh vật nhiệt đới của Biển Đông đa dạng về thành phần loài có năng suất sinh học cao. b) Đặc điểm của phần Biển Đông thuộc lãnh thổ Việt Nam: - Diện tích hơn 1 triệu km2, trong đó có 2 vịnh lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan. - Thềm lục địa mở rộng ở Bắc Bộ (cách cửa sông Hồng 500km) và Nam Bộ (nối với thềm lục địa Malaixia và Inđônêxia), thềm lục địa ở Trung Bộ hẹp – chỉ khoảng 50km. - Là vùng biển tương đối kín. - Có các dòng hải lưu theo mùa chảy sát bờ (hoặc những dòng hải lưu chảy theo những vòng tròn nhỏ ở vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan). 2/ ẢNH HƯỞNG CỦA BIỂN ĐÔNG ĐỐI VỚI THIÊN NHIÊN VIỆT NAM: Ảnh hưởng của biên Đông đôi với thiên nhiên Viêt Nam được biêu hiên: a) Khí hậu: - Biển Đông rộng, nhiệt độ nước biển cao, biến động theo mùa đã làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển. - Biển Đông là nguồn dự trữ nhiệt ẩm to lớn đã làm cho độ ẩm tương đối của không khí thường trên 80%. - Nhờ có biển Đông, hằng năm nước ta có lượng mưa lớn, nhất là ở những sườn núi đón gió biển hoặc núi cao: lượng mưa trung bình từ 1500 – 2000mm/ năm, ở sườn đón gió biển và các khối núi cao lượng mưa có thể lên đến 3.500 – 4.000 mm. - Các luồng gió từ biển thổi vào luồn sâu theo các thung lũng sông làm giảm độ lục địa ở các vùng phía Tây đất nước. - Biển Đông làm biến tính các khối khí khi đi qua biển vào nước ta: Về mùa đông các khối khí lạnh khô qua biển Đông đến nước ta đã bị biến tính thành lạnh - ẩm hơn (hoặc ấm - ẩm hơn) khiến cho mùa khô nước ta dịu đi; còn về mùa hạ không khí từ biển vào nước ta làm dịu bớt nóng bức. Nhờ có biển Đông làm cho khí hậu nước ta mang tính chất hải dương, điều hoà hơn. b) Đia hinh va cac hệ sinh thai vung biên: - Tạo nên địa hình ven biển rất đa dạng, đặc trưng địa hình vùng biển nhiệt đới ẩm với tác động của quá trình xâm thực-bồi tụ diễn ra mạnh mẽ. - Các dạng địa hình ven biển rất đa dạng: vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu thổ với bãi triều rộng lớn, các bãi cát phẳng lì, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và
  18. những rạn san hô có nhiều giá trị về kinh tế biển (xây dựng cảng biển, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, du lịch ). - Các hê sinh thái vùng biên rất đa dạng và giàu có thể hiện ở các hệ sinh thái giàu tài nguyên sinh vật: + Hệ sinh thái rừng ngập mặn có diện tích lớn. + Các hệ sinh thái trên đất phèn, nước mặn, nước lợ và hệ sinh thái rừng trên đảo rất đa dạng, phong phú. c) Tài nguyên thiên nhiên vùng biển: phong phú: - Tài nguyên khoáng sản: dầu – khí (có trữ lượng lớn và giá trị nhất), các sa khoáng như ti tan, các bãi cát ven biển (trữ lượng lớn), vùng ven biển thuận lợi cho nghề làm muối (ven biển Nam Trung Bộ) - Tài nguyên hải sản: sinh vật biển Đông tiêu biểu cho hệ sinh vật vùng biển nhiệt đới giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao, nhất là ở ven bờ. Trong biển Đông có tới trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, vài chục loài mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy. Ven các đảo, nhất là hai quần đảo lớn Hoàng Sa và Trường Sa còn có các rạn san hô và các loài sinh vật khác tập trung - Ngoài ra còn có các bãi cát ven biển, quặng titan là nguyên liệu quý cho công nghiệp. - Vùng ven biển có trữ lượng muối biển lớn, tập trung ở Nam Trung Bộ. d) Thiên tai: Nhiều thiên tai: - Bão: Trung bình mỗi năm có 9 – 10 cơn bão xuất hiện ở biển Đông, trong đó có từ 3 đến 4 cơn bão trực tiếp đổ vào nước ta gây nhiều thiệt hại cho sản xuất và đời sống. - Sạt lở bờ biển: Hiện tượng sạt lở bờ biển đã và đang đe doạ nhiều đoạn bờ biển nước ta, nhất là ở dải bờ biển Trung Bộ. - Nạn cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc, làm hoang hoá đất đai ở vùng ven biển miền Trung. Sử dụng hợp lý nguồn lợi thiên nhiên biển, phòng chống ô nhiễm môi trường biển, thực hiện những biện pháp phòng tránh thiên tai là những vấn đề hệ trọng trong chiến lược khai thác tổng hợp, phát triển kinh tế biển của nước ta *Câu hỏi: 1./ Những anh hưởng của biển Đông đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam: a) Thuận lợi: - Vùng biển nước ta giàu tài nguyên khoáng sản thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp: + Có trữ lượng lớn nhất và giá trị nhất là dầu mỏ dầu mỏ và khí đốt ở vùng thềm lục địa với trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỷ m 3 khí đốt, tập trung ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa như bể trầm tích Sông Hồng, bể trầm tích Nam Côn Sơn, bể trầm tích Thổ Chu – Mã Lai và bể trầm tích Cửu Long Nhiều mỏ đã và đang được thăm dò và khai thác như Hông Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Đại Hùng, mỏ khí Tiền Hải thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu – khí. + Biển có nhiều sa khoáng: Các mỏ sa khoáng ôxit titan có giá trị xuất khẩu, cát trắng ở các đảo thuộc Quảng Ninh, Cam Ranh – Khánh Hoà là nguyên liệu quý để làm thuỷ tinh, pha lê, vật liệu xây dựng + Với độ mặn nước biển khoảng 30%0 biển là kho muối vô tận. Biển Đông cung cấp khoảng 80 vạn tấn muối 1 năm. - Tài nguyên sinh vật biển: + Nguồn lợi hải sản: Vùng biển nước ta có nguồn lợi hải sản phong phú: tổng trữ lượng khoảng 3,9 – 4,0 triệu tấn, cho phép hằng năm có thể khai thác 1,9 triệu tấn. Vùng biển nước ta có hơn 2.000 loài cá (trong đó khoảng 100 loài có giá trị kinh tế cao); 1.647 loài giáp xác, 70 loài tôm, hơn 2.500 loài nhuyễn thể, trên 600 loài rong biển Tập trung ở 4 ngư trường trọng
  19. điểm: Cà Mau – Kiên Giang, Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, Hải Phòng – Quảng Ninh, Hoàng Sa – Trường Sa. + Một số đặc sản: đồi mồi, hải sâm, vích, tôm hùm (ở Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hoà ), đặc biệt là tổ yến (trên các đảo đá ven bờ biển Nam Trung Bộ). + Ven bờ biển có nhiều vũng vịnh, đầm phá, bãi triều, rừng ngập mặn thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản. Với nguồn tài nguyên sinh vật biển phong phú, năng suất sinh học cao tạo nguyên liệu dồi dào để phát triển công nghiệp chế biến, cung cấp nguồn thực phẩm cho người dân và hàng hóa để xuất khẩu. - Tài nguyên du lịch biển: + Có khoảng 125 bãi biển kéo dài từ Trà Cổ đến Hà Tiên. Nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng, đặc biệt là đoạn từ Đại Lãnh (Khánh Hoà) đến Mũi Né (Phan Thiết). Khí hậu nhiệt đới nắng quanh năm, không khí trong lành thuận lợi cho các hoạt động văn hóa, thể thao, nghỉ dưỡng + Vùng biển nước ta có nhiều cảnh quan đẹp như vịnh Hạ Long, vịnh Lăng Cô, cửa Hội An, đảo Phú Quốc, Côn Đảo thuận lợi cho việc phát triển du lịch biển - đảo. + Ven biển, nhất là vùng biển Nam Bộ có nhiều rừng ngập mặn, trong rừng có nhiều loài động vật quý hiếm, có những sân chim nổi tiếng thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái. - Tài nguyên giao thông vận tải biển: + Nằm gần tuyến đường hàng hải quốc tế từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương thuận lợi phát triển các tuyến giao thông trên biển nối nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới. + Đường bờ biển dài, có nhiều vũng vịnh rộng, sâu và kín gió có ĐK để xây dựng các cảng nước sâu và trên thực tế đã hình thành mạng lưới cảng biển: Hải Phòng, Đà Nẵng, Chân Mây– Lăng Cô, Vũng Tàu, Sài Gòn b) Khó khăn: Biển Đông là nơi tiềm ẩn nhiều thiên tai: - Bão: Trung bình mỗi năm có 9 – 10 cơn bão xuất hiện ở biển Đông, trong đó có từ 3 đến 4 cơn bão trực tiếp đổ vào nước ta gây nhiều thiệt hại cho sản xuất và đời sống. - Sạt lở bờ biển: Hiện tượng sạt lở bờ biển đã và đang đe doạ nhiều đoạn bờ biển nước ta, nhất là ở dải bờ biển Trung Bộ. - Nạn cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc, làm hoang hoá đất đai ở vùng ven biển miền Trung. * Chiến lược khai thác tổng hợp kinh tế biển: cần có biện pháp sử dụng hợp lý, phòng chống ô nhiễm môi trường biển và phòng chống thiên tai. Phát triển tổng hợp kinh tế biển gồm các ngành: khai thác khoáng sản biển, khai thác và nuôi trồng thuỷ hải sản, giao thông vận tải biển, du lịch biển. 2./ Vấn đề quan trọng cần giải quyết trong chiến lược khai thác tổng hợp, phát triển kinh tế biển của nước ta là gì ? Phát triển tổng hợp kinh tế biển của nước ta bao gồm những ngành nào ? Vấn đề quan trọng cần giải quyết trong chiến lược khai thác tổng hợp, phát triển kinh tế biển của nước ta là sử dụng hợp lí nguồn lợi thiên nhiên biển, phòng chống ô nhiễm môi trường biển, thực thi những biện pháp phòng tránh thiên tai. Phát triển tổng hợp kinh tế biển ở nước ta bao gồm các ngành : khai thác khoáng sản biển, khai thác và nuôi trồng thuỷ hải sản, giao thông vận tải biển, du lịch biển. 3./ Căn cứ vào Atlat và kiến thức đã học, cho biết vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của các quốc gia nào? Kể tên các hệ sinh thái vùng ven biển nước ta. - Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với các vùng biển của các quốc gia: Malayxia, Brunây, Philippin, Campuchia, Xingapo, Inđônêxia, Thái Lan, Trung Quốc. - Các hệ sinh thái vùng ven biển nước ta gồm: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái trên đất phèn, hệ sinh thái rừng trên các đảo,
  20. 4./ Lập bảng: Ảnh hưởng của biển Kết quả Khí hậu Tăng độ ẩm của các khối khí Lượng mưa và độ ẩm lớn đi qua biển Giảm bớt lạnh khô vào mùa đông và nóng bức vào mùa hạ Khí hậu mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương nên điều hòa hơn Địa hình Tác động phong hóa, mài mòn Địa hình ven biển rất đa dạng:Vịnh cửa sông, bờ biển ven biển của sóng, dòng biển, thủy triều mài mòn, tam giác châu có bãi triều rộng, bãi cát, đàm đến vùng ven biển phá, cồn cát, vũng vịnh, đảo ven bờ, rạn san hô Hệ sinh Khí hậu ven biển có độ ẩm Hệ sinh thái ven biển rất đa dạng và giàu có: HST thái vùng cao hơn, đất nhiễm mặn, phèn rừng ngập mặn, HST trên đất phèn, HST rừng trên ven biển đảo Tài Thềm lục địa có nhiều khoáng Có nhiều bể dầu và khí có giá trị. nguyên sản. thiên Phong hóa mạnh vùng địa Các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn titan. nhiên hình ven biển. vùng biển Ven biển có nhiệt độ cao, Thuận lợi cho nghề làm muối, nhất là ven biển Nam nhiều nắng. Trung Bộ. Thiên tai Bão, sạt lở bờ biển, cát bay, Ven biển nhiều lũ lụt làm thiệt hại nặng nề về người cát chảy, thủy triều xâm nhập và tài sản, ảnh hưởng đến sản xuất. mặn đất đai Làm hoang mạc hóa đất đai 5./ Tinh chât nhiệt đơi ẩm gió mua cua biên Đông được thê hiện như thê nao? Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của biển Đông được thể hiện qua các yếu tố hải văn và sinh vật biển: a) Đặc điểm hải văn: - Nhiệt độ: Nhiệt độ biển Đông rất cao, nhiệt độ trung bình năm của nước biển (ở tầng mặt) là 230C. Đặc điểm này được quyết định bởi vị trí nội chí tuyến và hình dạng kín của biển. Nhiệt độ trên biển Đông có sự thay đổi theo thời gian và có sự biến động lớn. Vào mùa Đông, nhiệt độ trung bình tầng mặt 19 – 27 0C. Thời kỳ chuyên tiếp từ mùa Đông sang mùa Xuân nhiệt độ ở phía Bắc khoảng 27 0C, phía nam khoảng 290C. Mùa Hạ nhiệt độ cao đều và ổn định trên toàn bộ bờ biển có nhiệt độ trên 29 0C. Mùa chuyển tiếp có nhiệt độ hạ thấp, trị số nhiệt trung bình vào khoảng 27,5 đến 280C. Nhiệt độ nước biển Đông còn thay đổi do sự thay đổi của nhiệt độ khí quyển, hải lưu, ảnh hưởng của nước từ lục địa, cường độ và phạm vi tác động của hải lưu. - Độ mặn: Độ mặn của nước biển Đông thuộc loại cao trên thế giới, trung bình khoảng 30 đến 33‰ (thế giới 32‰). Độ mặn của biển đông phân hoá theo không gian và thời gian. Sự phân hoá đó là kết quả của nhiều yếu tố như lượng nước sông đổ ra, độ bốc hơi, hoạt động của hải lưu và quan trọng nhất là ảnh hưởng của gió mùa. + Độ mặn có xu hướng tăng dần từ Bắc đến cực Nam của Trung Bộ sau đó giảm dần. + Độ mặn càng xa bờ càng tăng và có tính ổn định. + Ở gần bờ độ mặn tăng theo độ sâu. Ở ngoài khơi độ mặn trên mặt cao nhất, sau đó giảm ở tầng kế tiếp. Sau tầng độ mặn chuyển tiếp, độ mặn tiếp tục tăng dần theo độ sâu và sau đó ổn định. + Độ mặn lớn nhất vào mùa Xuân dao động từ 34 - 35‰ (vào mùa này số giờ nắng đã tăng lên, lượng mưa ít và sự hoạt động của hải lưu Đông Bắc còn mạnh). Độ mặn đạt cực tiểu vào cuối Hạ, đầu Thu khoảng 30‰, có nơi dưới 30‰ (do độ bốc hơi giảm, mưa diễn ra trên diện rộng, hải lưu Đông Bắc còn chưa tác động hoặc tác động không đánh kể).
  21. - Sóng: Biển Đông nằm ở khu vực bất ổn định của vỏ Trái Đất và là nơi hình thành, hoạt động của bão nên sóng trên biển Đông rất lớn. Độ cao sóng trung bình khoảng 0,7 đến 1 mét, cực đại đạt đến 5m (khi có bão trên 6m). Do chịu tác động của gió mùa nên sống cũng có sự thay đổi theo mùa rõ rệt. Sóng mùa đông thường có hướng Đông Bắc, độ cao lớn và ổn định. Sóng mùa Hạ thường có hướng Tây Nam, độ cao nhỏ và rất biến động (do mùa này thường xảy ra các nhiễu loạn như bão, áp thấp nhiệt đới). Các sóng trên biển cũng có sự phân hoá theo không gian, nhất là sóng mùa Hạ. Vào mùa Hạ, sóng ở vùng biển phía nam có cường độ và độ cao lớn hơn vùng biển phía bắc. Ở phía nam, hướng sóng Tây Nam chiếm ưu thế, phía bắc hướng thịnh hành là Nam hoặc Đông Nam. - Thuỷ triều: Thuỷ triều Biển Đông thuộc loại lớn trên thế giới. Đặc tính này của thuỷ triều được quyết định bởi diện tích lớn, độ sâu của biển và sự thông thương với đại dương bằng nhiều cửa. Do điều kiện địa lí đa dạng nên thuỷ triều Biển Đông rất phức tạp cả về tính chất và độ lớn. Chế độ thuỷ triều ven biển nước ta có sự phân hoá theo khu vực từ Móng Cái đến Hà Tiên. Thuỷ triều có ảnh hưởng lớn đến thiên nhiên vùng ven biển và đồng bằng châu thổ. Mực nước triều cường cao hơn bề mặt các đồng bằng ven biển, vì thế dễ nhiễm mặn nước sông và đất trồng ở các đồng bằng đặc biệt là ở ĐBS Cửu Long và ĐBS Hồng. Ở duyên hải miền Trung thuỷ triều ảnh hưởng ít hơn. - Hải lưu: Do biển Đông tương đối kín nên các dòng hải lưu cũng chảy thành vòng tương đối kín. Hải lưu trên biển Đông hình thành và phát triển chịu tác động sâu sắc của gió mùa: + Trong mùa đông: Gió mùa Đông Bắc thịnh hành, hải lưu trên biển Đông làm thành vòng tròn chảy ngược chiều kim đồng hồ (hải lưu có hướng Đông Bắc – Tây Nam chảy dọc theo bờ biển Việt Nam, còn phía Đông biển Đông chảy theo hướng Đông Nam – Tây Bắc). + Mùa hạ: mùa gió Tây Nam hình thành trên biển Đông, hải lưu chảy theo hướng ngược lại với hướng hải lưu vào mùa đông. Trong vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan cũng hình thành các vòng hải lưu nhưng nhỏ hơn và tốc độ yếu hơn trên biển Đông. b) Sinh vật: Sinh vật trong biển Đông nói chung là phong phú, đa dạng (trên nền tảng của vùng biên nhiêt đới gió mùa với sư giàu có về loài) và cung phân hoá theo băc – nam, từ ven biển ra ngoài khơi và theo mùa trong năm. Cá là nguồn hải sản quan trọng trên biển Đông. Ngoài ra còn có nhiều nguồn hải sản khác như tôm, mực, các loài thân mềm, rong biển, san hô Về phân hoá không gian, có thể chia thành: vùng biển miền Bắc (thuộc vịnh Bắc Bộ), vùng biển miền Trung và vùng biển miền Nam (bao gồm phía Tây Nam Bộ, tức vịnh Thái Lan).
  22. 3.3: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA 1/ KHÍ HẬU NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA: Khí hậu nước ta được hình thành bởi các nhân tố: Vị trí địa lí; các hoàn lưu gió mùa và địa hình. - Vị tri địa li: + Lanh thổ nước ta nằm trong vùng nội chi tuyến bán cầu Băc đa tạo cho khi hậu Viêt Nam mang tinh chất nhiêt đới nóng ẩm với nguồn bưc xạ lớn, nền nhiêt cao, trong năm có 2 lần Măt Trời lên thiên đỉnh. + Keo dài từ 8034'B đến 23023'B và ba măt giáp biên nên khi hậu nước ta phân hóa đa dạng, phưc tạp, có lượng ẩm dồi dào. - Các điều kiên địa li tư nhiên (vai tro của địa hình): + Tạo ra các đai cao khi hậu: Từ thấp lên cao có các đai: đai khi hậu nhiêt đới chân núi, đai khí hậu cận nhiệt đới trên núi và đai khí hậu ôn đới núi cao. + Vai tro của các bưc chăn địa hình: sườn Tây và sườn Đông day Trường Sơn, day Con Voi, khôi Kon Tum tạo nên sư phân hóa khi hậu và cảnh quan tư nhiên giữa các sườn núi. - Hoàn lưu khi quyên: Quy định tinh mùa của khi hậu và mùa của cảnh quan tư nhiên. - Sư kết hợp của chế độ gió mùa và địa hình từng nơi, từng địa phương khi hậu khác nhau: + Khi hậu nước ta rất đa dạng, phưc tạp. + Sư thất thường trong chế độ nhiêt và chế độ mưa. → Vì vậy, khí hậu Việt Nam rất đặc sắc so với các nơi khác trên thế giới nằm cùng vĩ độ, vì không khô hạn như Bắc Phi và Tây Á cũng không nóng ẩm quanh năm như ở các quần đảo Đông Nam Á mà có một mùa đông rõ rệt ở phía Bắc, một mùa khô kéo dài ở phía nam. Khí hậu có sự thay đổi từ Bắc vào Nam , từ Tây sang Đông và từ thấp lên cao. Tuy vậy, nhìn chung khí hậu nước ta mang tính chất nội chí tuyến gió mùa ẩm, đa dạng và thất thường. a/ Tính chất nội chí tuyến ( Tính chất nhiệt đới): * Nguyên nhân: - Vị trí Địa lý trên đất liền nước ta với điểm cực bắc sát chí tuyến bắc và điểm cực nam gần đường Xích Đạo đã khiến cho bầu trời quanh năm chan hòa ánh nắng - Do nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc. - Hàng năm, nước ta nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn do góc nhập xạ lớn và ở mọi nơi trong năm đều có hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh. Biểu hiện: - Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương. - Tổng lượng nhiệt hoạt động trong năm (8.000 – 10.000oC) - Nhiệt độ trung bình năm trên 20oC và tăng dần từ Bắc vào Nam. - Tổng số giờ nắng tùy nơi từ 1.400 đến 3.000 giờ b/ Tính chất gió mùa ẩm (Lượng mưa, độ ẩm lớn): Nguyên nhân: Các khối khí di chuyển qua biển (trong đó có Biển Đông) đã mang lại cho nước ta lượng mưa lớn Biểu hiện: - Lượng mưa lớn, trung bình năm từ 1500 - 2000mm, ở sườn đón gió biển và các khối núi cao có thể lên đến 3500 - 4000mm - Độ ẩm không khí cao, trên 80%, cân bằng ẩm luôn luôn dương. - Do vị trí nước ta nằm ở rìa đông của lục địa Á – Âu là nơi gió mùa hoạt động điển hình trên thế giới chính vì thế gió mùa đã chia khí hậu nước ta thành hai nùa rõ rệt phù hợp với hai mùa gió: - Mùa đông: Gió mùa đông bắc xuất phát từ cao áp Xi-bia mang đến cho nước ta một mùa đông lạnh ( nhiệt độ dưới 200C) và khô.
  23. - Mùa hạ gió mùa tây nam hoạt động xen kẽ với các đợt gió đông nam mang đến cho nước ta một mùa hạ nóng ẩm (nhiệt độ luôn trên 200C) và mưa nhiều. c/ Gió mùa: Việt Nam có hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. Gió Tín phong chỉ hoạt động xen kẽ gió mùa và chỉ mạnh lên rõ rệt vào thời kỳ chuyển tiếp giữa 2 mùa gió: Gió Thời Nguồn gốc Hướng Tính Phạm vi Kiểu thời tiết đặc trưng mùa gian gió chất hoạt động Khối khí Đông Lạnh Miền Bắc (Từ - Nửa đầu mùa đông lạnh khô lạnh Bắc khô dãy Bạch Mã - Nửa sau mùa đông lạnh ẩm, Từ phương Bắc trở ra Bắc) mưa phùn ở ven biển và đồng tháng Mùa từ cao áp bằng Bắc Bộ Bắc Trung Bộ XI - IV đông Xibia Tín phong Khô Miền Nam - Mưa ở ven biển Trung Bộ bán cầu Bắc nóng (Từ Đà Nẵng - Khô ở Nam Bộ và Tây trở vào Nam) Nguyên Đầu Khối khí - Mưa lớn ở Nam Bộ và Tây mùa hạ nhiệt đới Nguyên (tháng ẩm Bắc Ấn - Khô nóng ở phần nam của khu V, VI) Độ Dương vực Tây Bắc và ven biển Trung Mùa Bộ hạ Giữa và Tín phong Tây - Mưa lớn kéo dài ở Nam Bộ và Nóng (Từ cuối bán cầu Nam Cả nước Tây Nguyên ẩm tháng mùa hạ Nam vượt - Khô ở Duyên hải Nam Trung V – X) (từ xích đạo lên Bộ tháng - Mưa tháng IX ở Trung Bộ VI – X) (Kết hợp dải hội tụ nhiệt đới) - Mưa ở Bắc Bộ (gió chuyển hướng thành Đông Nam vào) * Hệ quả của nó đối với sự phân chia mùa khác nhau giữa các khu vực. Sự luân phiên của các khối khí hoạt động theo mùa, khác nhau cả về hướng và tính chất đã tạo nên sự phân mùa của khí hậu. - Miền Bắc có 1 mùa Đông lạnh, ít mưa và mùa Hạ nóng ẩm, mưa nhiều. - Miền Nam nóng quanh năm và có sự phân chia ra 2 mùa mưa – khô rõ rệt. - Giữa Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ có sự đối lập về 2 mùa mùa mưa và mùa khô. d/ Tính chất đa dạng: Khí hậu nước ta phân hóa mạnh mẽ theo không gian và thời gian hình thành các miền vùng khí hậu khác nhau rõ rệt. - Miền khí hậu phía bắc từ dãy Bạch Mã (vĩ tuyến 160B) trở ra có một mùa đông tương đối ít mưa và nửa cuối mùa đông ẩm ướt, mùa hạ nóng và mưa nhiều. - Miền khí hậu Đông Trường Sơn bao gồm vùng lãnh thổ Trung Bộ phía đông dãy Trường Sơn, từ dãy Bạch Mã đến mũi Dinh có mùa mưa lệch hẳn về thu đông, mùa hạ nóng. - Miền khí hậu phía nam gồm Nam Bộ và Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao với một mùa mưa và một mùa khô tương phản sâu sắc. - Miền khí hậu Biển Đông Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa hải dương. Sự đa dạng của địa hình nước ta, nhất là độ cao và hướng của các dãy núi góp phần quan trọng hình thành nhiều vùng khí hậu, nhiều kiểu khí hậu khác nhau.
  24. e/ Tính chất thất thường. Do tác động của hoàn lưu gió mùa nên khí hậu nước ta mang tính chất thất thường được biểu hiện: năm rét sớm, năm rét muộn, năm ít rét, năm nhiều rét. Năm mưa nhiều, năm mưa ít, năm hạn hán, năm lũ lụt, năm ít bão, năm nhiều bão Sự thất thường trong chế độ nhiệt chủ yếu diễn ra ở miền Bắc do ảnh hưởng của sự hoạt động gió mùa đông bắc không điều hòa. Các hiện tượng El-Ninô và La-Nina trong các năm qua đã làm tăng cường tính chất đa dạng thất thường của khí hậu Việt Nam. *Câu hỏi: 1/ Chứng minh khí hậu Việt Nam mang tính chất nội chí tuyến gió mùa ẩm? 2/ Khí hậu Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế? 3/ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng và hình thành khí hậu Việt Nam? 4/ Vì sao khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa? Khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa là do tác động của các nhân tố sau: - Nhân tố bức xạ: Nước ta ở vùng nội chí tuyến, nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới bán cầu Bắc nên lãnh thổ nước ta nhận được lượng bức xạ Mặt Trời lớn, trong năm Mặt Trời luôn đứng cao trên đường chân trời và qua thiên đỉnh 2 lần vì vậy nước ta có nền nhiệt cao và lượng bức xạ lớn. Nhân tố bức xạ tạo nên tính chất nhiệt đới của khí hậu. - Nhân tố biển Đông: Phần Đông của nước ta là biển Đông rộng lớn. Biển Đông có tác dụng làm biến tính các khối khí (luồng gió) khi đi qua biển vào đất liền nước ta: tăng lượng nhiệt và ẩm do khối khí lạnh từ phương Bắc tràn xuống (thành lạnh-ẩm hơn hoặc ấm-ẩm hơn) và làm dịu bớt nóng bức các luồng gió thổi qua Xích đạo từ phương Nam. Biển Đông là nhân tố tạo nên tính chất ẩm của khí hậu. - Vị trí trung tâm gió mùa châu Á: Nước ta ở vào vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa: Nằm ở trung tâm KV gió mùa châu Á, nơi giao lưu của các khối khí hoạt động theo mùa giữa BBC và NBC nên khí hậu nước ta có 2 mùa rõ rệt: mùa Đông lạnh và khô, mùa Hạ nóng và mưa nhiều. Đồng thời gió mùa đã mang đến cho nước ta một lượng mưa lớn và độ ẩm cao. Nhân tố này đã tạo nên tính chất gió mùa của khí hậu. 2/ CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN KHÁC: a) Địa hình: Khí hậu NĐAGM với nền nhiệt độ cao, lượng mưa và độ ẩm lớn; nhiệt độ và lượng mưa phân hoá theo mùa đã làm cho quá trình phong hoá, bóc mòn, xâm thực, vận chuyển xảy ra mạnh mẽ ở địa hình đồi núi và bồi tu nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông. Bề măt địa hình có độ dôc lớn, nham thạch dễ bị phong hóa. Ở vùng đồi núi: - Trên các sườn dốc mất lớp phủ thực vật, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi đất trơ sỏi đá tạo nên những hẻm vực, khe sâu, sườn dốc chênh vênh; bên cạnh đó khi mưa lớn còn xảy ra hiện tượng đá lở, đất trượt. - Điạ hình ở vùng núi đá vôi do quá trình phong hoá, hoà tan hình thành địa hình cacxtơ với các hang động ngầm, suối cạn, thung khô, và các đồi đá vôi sót. - Tại các vùng đồi thềm phù sa cổ lớp đất mặt bị bào mòn, rửa trôi lâu ngày tạo thành đất xám bạc màu. - Hiện tượng đất trượt, đá lở làm thành nón phóng vật ở chân núi.  Kết quả: Làm cho địa hình nước ta rất hiểm trở, mang tính chất trẻ hoá.
  25. Ở đồng bằng hạ lưu các sông: Vật liệu bị bào mòn từ đồi núi được sông ngòi mang theo bồi tụ ở vùng hạ lưu đã mở rộng nhanh các đồng bằng hình thành các cồn, bãi ven sông. Ở rìa phía đông nam đồng bằng châu thổ sông Hồng và rìa phía tây nam đồng bằng châu thổ sông Cửu Long hằng năm lấn ra biển vài chục đến hàng trăm mét. b) Sông ngòi Khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều và mưa theo mùa đã tạo nên đặc điểm của sông ngòi nước ta: Mạng lưới thuỷ văn dày đặc với lưu lượng lớn, có thuỷ chế theo mùa và có hàm lượng phù sa lớn. - Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc: + Cả nước có 2.360 con sông có chiều dài trên 10 km tuy vậy đa số là sông nhỏ, ngắn. Dọc bờ biển cứ 20 km gặp 1 cửa sông. + Có đặc điểm trên là do nước ta có lượng mưa lớn, do lãnh thổ hẹp ngang, các sông đều bắt nguồn từ vùng đồi núi và phần lớn đổ ra các đồng bằng ven biển Đông. + Trong số 2.360 con sông đó có 106 dòng sông chính và 2.254 phụ lưu. Các hệ thống sông lớn là: Bằng Giang – Kỳ Cùng, sông Thái Bình, sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn, sông Ba (Đà Rằng), sông Đồng Nai – Vàm Cỏ và hệ thống sông Cửu Long. - Sông ngòi có lượng nước lớn do mưa nhiều và nhận 1 lượng nước lớn từ lưu vực ngoài lãnh thổ: + Tổng lượng nước sông ngòi nước ta là 839 tỉ m 3/năm. Trong tổng lượng nước này phần được sinh ra trên lãnh thổ nước ta khoảng 338 tỉ m 3/ năm (chiếm 40,3%); còn phần từ nước ngoài chảy vào tới 501 tỉ m3/năm (59,7%). Riêng hệ thống sông Cửu Long là 451 tỉ m3/năm. + Tuy nhiên lượng nước đó phân bố không đều giữa các hệ thống sông. Hệ thống sông Mê Kông chiếm 60,4%, hệ thống sông Hồng 15,1%, các hệ thống sông còn lại chiếm 24,5%. - Sông ngòi nước ta nhiều phù sa: + Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với lượng mưa lớn, tập trung theo mùa cộng với địa hình dốc nên lượng đất đá bị bào mòn rất lớn (xâm thực dữ dội) khiến cho sông ngòi nước ta nhiều phù sa. Tổng lượng phù sa của sông ngòi nước ta tới 200 triệu tấn/ năm trong đó hệ thống sông Hồng là 120 triệu tấn/ năm (khoảng 60%), hệ thống sông Mê Kông là 70 triệu tấn/ năm (khoảng 35%). - Khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa theo mùa nên chế độ nước cũng theo mùa: + Chế độ nước các sông phụ thuộc chủ yếu vào mùa của khí hậu: mùa mưa cũng là mùa lũ (mùa nước lớn) của các sông, mùa khô là mùa cạn (mùa ít nước) của sông ngòi, độ chênh về lưu lượng giữa 2 mùa rất cao (mùa lũ của các sông trung bình chiếm 70 – 80% tổng lượng nước cả năm). + Ngoài ra, tính thất thường của khí hậu cũng dẫn đến thất thường của chế độ sông ngòi: có năm mưa rất lớn, lũ lớn gây vỡ đê, ngập lụt ở nhiều nơi; có năm lại ít mưa, nước sông cạn. Có năm nước lũ về sớm, có năm lũ muộn ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và sinh hoạt của con người. c) Đất: - Do nước ta nằm trong vùng nhiệt đới, bên bờ biển Đông nên chịu tác động mạnh mẽ của gió mùa vì vậy quanh năm nước ta nhận được lượng nhiệt rất lớn của Mặt Trời, số giờ nắng trên cả nước rất cao, có lượng mưa và độ ẩm lớn, nhiệt ẩm thay đổi theo mùa. - Do có nhiệt ẩm cao lại thay đổi theo mùa nên đã thúc đẩy quá trình phong hoá nham thạch diễn ra rất mạnh (gấp 10 lần ở ôn đới) chủ yếu là phong hoá hoá học tạo nên lớp vỏ phong hoá dày và độ phân giải chất hữu cơ cao (gấp 5 lần ở ôn đới).
  26. -Mưa nhiều theo mùa làm cho quá trình rửa trôi mạnh các chất bazơ dễ tan (Ca 2+, Mg2+, K+) hình thành đất có độ pH thấp (đất chua) đồng thời có sự tích tụ các ôxit sắt (Fe 2O3) và ôxit nhôm (Al2O3) tạo ra màu đỏ vàng. Vì thế loại đất này được gọi là đất feralit đỏ vàng. - Quá trình feralitic diễn ra mạnh ở vùng đồi núi thấp trên đá mẹ axit vì thế đất feralit là loại đất chính ở vùng đồi núi nước ta. -Đất feralit có đặc tính gì và ảnh hưởng đến trồng trọt: Đất feralit có đặc tính chua và nghèo dinh dưỡng vì thế không thích hợp cho phát triển cây lương thực, chỉ thích hợp cho việc phát triển một số loại cây công nghiệp, đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm và một số loại cây ăn quả, bên cạnh đó có thể phát triển đồng cỏ để chăn nuôi và trồng rừng. Do đất feralit chua và nghèo chất dinh dưỡng nên trong quá trình trồng trọt phải luôn chú ý cải tạo đất. Phần lớn đất feralit phân bố ở địa hình cao nên rất dễ bị xói mòn, vì vậy trong quá trình sản xuất cần có biện pháp thích hợp để bảo vệ đất. d) Sinh vật: -Ở nước ta, hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng của khí hậu nóng ẩm là rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh. - Hiện nay rừng nguyên sinh còn lại rất ít mà phổ biến là rừng thứ sinh với các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa biến dạng khác nhau từ rừng gió mùa thường xanh, rừng gió mùa nửa rụng lá, rừng thưa khô rụng lá tới xavan, bụi gai hạn nhiệt đới. - Trong giới sinh vật, thành phần các loài nhiệt đới chiếm ưu thế. Thực vật phổ biến là các loài thuộc các họ cây nhiệt đới như họ Đậu, Vang, Dâu tằm, Dầu. Động vật trong rừng là các loài chim thú nhiệt đới, nhiều nhất là công, trĩ, gà lôi, khỉ, vượn, nai Ngoài ra các loài bò sát, ếch nhái, côn trùng cũng rất phong phú. -Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa phát triển trên đất feralit là cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta. Lập bảng Thành phần Biểu hiện Nguyên nhân Địa hình - Xâm thực mạnh ở miền đồi núi Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa (quá trình - Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông phong hóa, xâm thực, vận chuyển mạnh) Sông ngòi - Mạng lưới sông ngòi dày đặc - Phong hóa mạnh, lượng mưa lớn - Nhiều nước, giàu phù sa - Lượng mưa lớn, vật liệu của xâm thực - Chế độ nước theo mùa nhiều - Gió mùa, mưa theo mùa Đất - Lớp đất dày - Nhiệt ẩm cao nên phong hóa mạnh - Đất feralit là loại đất chính ở vùng đồi - Mưa nhiều, rửa trôi mạnh trên đá mẹ núi axit ở vùng đồi núi thấp Sinh vật Đa dạng, phong phú Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có đường Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa biển dài, địa hình và đất đa dạng với các thành phần loài nguồn gốc nhiệt đới chiếm ưu thế.
  27. 3/ ẢNH HƯỞNG CỦA THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG: Nước ta vừa có đồng bằng, đồi núi vừa có thềm lục địa và vùng biển rộng lớn, giàu tài nguyên; có nguồn nhiệt ẩm phong phú; có mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nước, giàu phù sa nhưng cũng nhiều thiên tai. a) Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp: Thuận lợi: - Chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nước ta có tài nguyên đất phong phú với 2 nhóm đất chính là: nhóm đất phù sa ở đồng bằng và nhóm đất feralít (đỏ nâu, đỏ vàng ) phát triển trên nhiều loại đá mẹ khác nhau tập trung chủ yếu ở vùng đồi núi đây là nguồn tài nguyên đặc biệt quan trọng cho sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện để trồng lúa và hoa màu, trồng cây công nghiệp hằng năm và lâu năm, phát triển đồng cỏ để chăn nuôi gia súc, phát triển rừng - Nước ta có vùng biển rộng nằm trong biển Đông, một biển nhiệt đởi Tây Thái Bình Dương giàu các sinh vật biển (chủ yếu có nguồn gốc nhiệt đới), vùng ven biển có nhiều đảo, cửa sông, vũngvịnh vừa có giá trị nuôi trồng vừa có giá trị đánh bắt thuỷ hải sản. Trên đất liền, nước ta lại có nhiều sông ngòi, kênh rạch, ao hồ, diện tích đất mặt nước vừa là nguồn nước, nguồn phù sa quan trọng cho trồng trọt vừa mở ra khả năng lớn để nuôi trồng thuỷ sản đưa nước ta trở thành nước có ngành thuỷ sản phát triển. - Nước ta có nguồn nhiệt, ẩm cao, số giờ nắng nhiều, phần lãnh thổ phía Bắc có mùa Đông lạnh tạo điều kiện cho việc thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng - vật nuôi, đa dạng hoá nông sản (cây trồng - vật nuôi nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới). Khó khăn, hạn chế: Tuy vậy, thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa cũng có nhiều khó khăn, hạn chế đối với sản xuất nông nghiệp: - Nạn xói mòn, rửa trôi đất màu có tốc độ nhanh, đặc biệt là trên đất dốc với lớp phủ thực vật bị tàn phá. - Quá trình phèn hoá, mặn hoá đất trồng ở những vùng trũng, ven kênh rạch, sông ngòi và vùng đất thấp ven biển gây khó khăn đối với sản xuất, việc cải tạo tốn kém. - Biển Đông và vùng Tây Thái Bình Dương nhiều bão và áp thấp nhiệt đới hằng năm gây thiệt hại không nhỏ cho trồng trọt, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản. - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với những biến động thất thường gây trở ngại nhiều cho nông nghiệp ngập úng, hạn hán, rét đậm, rét hại , đã phát sinh và lan tràn nhiều dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi làm cho sản xuất nông nghiệp trở nên bấp bênh. b) Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống; Thuận lợi: - Tài nguyên sức nước, sức gió, năng lưọng Mặt Trời tạo điều kiện để phát triển CN năng lượng, là động lực để phát triển kinh tế - xã hội nước ta trong công cuộc công nghiệp hóa và phát triển bền vững đất nước. - Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đã tạo cảnh quan để phát triển du lịch. - Mùa khô là điều kiện thuận lợi để thu hoạch và phơi sấy các sản phẩm nông nghiệp đồng thời cũng thuận lợi cho việc xây dựng các công trình, phát triển giao thông. Khó khăn, hạn chế: - Các hoạt động giao thông vận tải, du lịch, công nghiệp khai thác chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa của khí hậu và mùa nước của sông ngòi. - Độ ẩm cao gây ẩm mốc, sét gỉ phải chi phí cao cho việc nhiệt đới hoá máy móc thiết bị, gây khó khăn cho việc bảo quản, máy móc, thiết bị, nông sản. - Các hiện tượng thời tiết bất thường như dông, lốc, mưa đá, sương muối, rét hại, khô nóng gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân. -Môi trường thiên nhiên dẽ bị suy thoái, xuống cấp.
  28. 3.4 THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG 1/ THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA THEO BẮC – NAM: Nguyên nhân: - Từ Bắc vào Nam, nhiệt độ gia tăng do góc nhập xạ tăng và do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc làm giảm nhiệt độ miền Bắc vào mùa đông. - Sự khác nhau về nền nhiệt và biên độ làm khí hậu và thiên nhiên nước ta có sự khác nhau giữa Bắc và Nam (ranh giới là dãy núi Bạch Mã). Biểu hiện: Nhiệt độ trung bình năm của miền Nam bao giờ cũng lớn hơn miền Bắc (nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội là 23,5 0, của TP. Hồ Chí Minh là 27,1 0). Biên độ nhiệt độ của miền Bắc lớn hơn miền Nam rất nhiều (biên độ nhiệt độ của Hà Nội là 12,50, của TP. Hồ Chí Minh là 3,10). Miền Bắc chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa cận chí tuyến, có một mùa đông lạnh ; miền Nam chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt. Sự phân bố nhiệt độ ở nước ta từ Bắc vào Nam: Nhiệt độ trung bình và tổng nhiệt độ trong năm đều tăng dần từ Bắc vào Nam. Các tỉnh phía Nam, nhiệt độ trung bình luôn luôn cao hơn các tỉnh phía Bắc và biên độ nhiệt giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất của miền Bắc cao hơn miền Nam rất nhiều. Sở dĩ có sự khác nhau đó là do lãnh thổ nước ta trải dài trên nhiều vĩ độ, miền Nam nằm gần Xích đạo, góc nhập xạ lớn vì thế mà nhiệt độ trung bình trong năm cao, còn miền Bắc nằm gần chí tuyến và mùa đông lại chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ trung bình trong năm thấp. Khí hậu Cảnh quan Đặc điểm Giới hạn Thiên nhiên Nhiệt Biên Số Sự Đới Thành đặc trưng độ TB độ tháng phân cảnh phần cho kiểu khí năm nhiệt lạnh hoá quan loài hậu năm <200c mùa SV Phần lãnh thổ phía Bắc Phần lãnh thổ phía Nam a) Phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra): đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. + Nhiệt độ trung bình năm trên 200C. Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nên miền Bắc có mùa đông với 2-3 tháng lạnh (t 0< 180C) thể hiện rõ ở đồng bằng Bắc Bộ và trung du phía Bắc, + Cảnh quan tiêu biểu là đới rừng nhiệt đới gió mùa. Thành phần thực vật, động vật nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các loài cây cận nhiệt (dẻ, re) và các loài cây ôn đới (sa mu, pơ mu), các loài thú có lông dầy như: gấu, chồn Ở vùng đồng bằng vào mùa đông trồng được cả các loài rau ôn đới. b) Phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào): thiên nhiên mang sắc thái của vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa. + Nền nhiệt thiên về khí hậu xích đạo, quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình năm trên 250C và không có tháng nào dưới 200C. + Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng cận xích đạo gió mùa. Thành phần thực vật, động vật phần lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới từ phương nam (Mã Lai-Inđônêxia) đi lên hoặc từ phía tây (Ấn Độ-Mianma) di cư sang. Trong rừng xuất hiện nhiều loài cây chịu hạn,
  29. rụng lá vào mùa khô. Động vật tiêu biểu là các loài thú lớn vùng nhiệt đới và xích đạo (voi, hổ, báo ). Vùng đầm lầy có trăn, rắn, cá sấu Ý nghĩa: Sự phân hoá theo Bắc Nam đã làm cho thiên nhiên và cảnh quan nước ta đa dạng hơn, nước ta không chỉ có các loài sinh vật nhiệt đới mà còn có cả sinh vật cận nhiệt và ôn đới. Sự phân hoá thiên nhiên theo Bắc Nam đã tạo cho hai miền Bắc Nam nước ta có những thế mạnh riêng biệt, tăng thêm sự phong phú cho tập đoàn cây trồng và vật nuôi, tăng sự đa dạng cho các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, nhằm đáp ứng nhu cầu phong phú của người dân trong nước và xuất khẩu. So sánh sự khác nhau về khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam. 1) Nền nhiệt và biên độ nhiệt độ: Miền Bắc Miền Nam Nền khí hậu nhiệt đới thể hiện ở nhiệt độ trung Nền nhiệt độ thiên về khí hậu xích đạo, quanh bình năm trên 200C. năm nóng, nhiệt độ trung bình năm trên 250C và không có tháng nào dưới 200C. Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên có Khí hậu gió mùa thể hiện rõ ở sự phân chia 2 mùa Đông với 3 tháng lạnh (nhiệt độ dưới 18 0C) mùa: mùa mưa và mùa khô, đặc biệt rõ từ vĩ độ thể hiện rõ ở đồng bằng Bắc Bộ và vùng núi phía 140B trở vào Bắc. Biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn: từ 90C đến 140C. 2) Chế độ gió mùa: Miền Bắc Miền Nam + Mùa Đông: Từ tháng XI đến tháng IV, miền Bắc chịu tác Từ tháng XI đến tháng IV, từ Đà Nẵng trở vào động của khối khí lạnh phương Bắc thổi theo gió tín phong nửa cầu Bắc cũng thổi theo hướng hướng Đông Bắc, thường gọi là gió mùa Đông Đông Bắc hình thành 1 mùa khô, nắng nóng ở Bắc. Nam Bộ và Tây Nguyên. Gió mùa Đông Bắc tràn vào nước ta theo từng đợt và chỉ tác động mạnh ở miền Bắc tạo nên 1 mùa đông có 2 – 3 tháng lạnh. Khi di chuyển xuống phía nam khối khí này suy yếu dần và hầu như kết thúc bởi bức chắn Bạch Mã. + Mùa Hạ: * Đầu mùa hạ, trong các tháng V – VII, gió Tây * Vào các tháng V, VI, VII: khối khí nhiệt đới từ Nam từ Bắc ẤĐD thổi vào nước ta, sau khi vượt Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng Tây Nam qua dãy Trường Sơn và các dãy núi thuộc biên giới xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Việt – Lào di chuyển vào nước ta khối khí trở nên Nam Bộ và Tây Nguyên. nóng khô. * Từ tháng VI đến tháng VII, gió mùa Tây Nam * Vào các tháng VI đến tháng X: khối khí nhiệt xuất phát từ áp cao cận chi tuyến nửa cầu Nam đới xuất phát từ áp cao cận chi tuyến nửa cầu Nam hoạt động cùng với dải hội tụ nhiệt đới. Khi vượt hoạt động, khi vượt qua Xích đạo khối khí này trở qua Xích đạo, do áp thấp Bắc Bộ khối khí này di nên nóng ẩm thường gây mưa lớn và kéo dài cho chuyển theo hướng Đông Nam vào Bắc Bộ tạo nên các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên. “gió mùa Đông Nam” vào mùa hạ ở miền Bắc nước ta. Đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có 1 Khí hậu mang tính chất gió mùa cận xích đạo, mùa Đông lạnh, ít mưa và mùa Hạ nóng, mưa nóng quanh năm và có sự phân chia ra 2 mùa mưa nhiều. – khô rõ rệt.
  30. 2/ THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA THEO ĐÔNG – TÂY: Biểu hiện: Xét một cách tổng thể, thiên nhiên nước ta có sự phân chia thành 3 dải rõ rệt, đó là : vùng biển và thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển, vùng đồi núi. Địa hình nước ta có sự phân hoá theo Đông Tây, từ Đông sang Tây nước ta có 3 dạng địa hình chủ yếu : phía đông là dạng địa hình bờ biển, tiếp đến (ở giữa) là địa hình đồng bằng, phía tây là vùng đồi núi. Khí hậu cũng có sự phân hoá theo Đông Tây, cụ thể tính chất khí hậu hải dương giảm dần từ Đông sang Tây. Từ sự phân hoá khí hậu và địa hình theo Đông Tây dẫn đến đất đai, sinh vật cũng có sự thay đổi từ đông sang tây, cụ thể : ven biển là nơi tập trung đất cát, cát pha và rừng ngập mặn ; đồng bằng ở giữa chủ yếu là đất phù sa thích hợp với cây trồng hàng năm, đặc biệt là cây lúa nước ; vùng đồi núi phía tây là nơi tập trung hệ thống đất badan thích hợp với cây công nghiệp, cây ăn quả và phát triển rừng Từ Đông sang Tây, thiên nhiên nước ta có sự phân hóa thành 3 dải rõ rệt: a) Vùng biển và thềm lụa địa: - Vùng biển lớn gấp 3 lần diện tích đất liền. Độ nông – sâu, rộng-hẹp của thềm lục địa có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng, vùng đồi núi kế bên. - Thiên nhiên vùng biển nước ta đa dạng và giàu có. b) Vùng đồng bằng ven biển: - Hình thành đồng bằng Bắc bộ và đồng bằng Nam bộ, mở rộng các bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng, phong cảnh thiên nhiên trù phú, xanh tươi. - Dải đồng bằng ven biển Trung bộ, đồi núi lan ra sát biển, chia cắt thành những đồng bằng nhỏ, đường bờ biển khúc khuỷu với thềm lục địa hẹp. Các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẽ nhau, các cồn cát, đầm phá khá phổ biến. c) Vùng đồi núi: Sự phân hóa thiên nhiên ở miền đồi núi rất phức tạp, chủ yếu là do tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi. - Khi vùng núi Đông Bắc có mùa đông lạnh đến sớm thì ở vùng núi thấp phía nam Tây Bắc mùa đông bớt lạnh nhưng khô hạn, mùa hạ đến sớm. Khí hậu Tây Bắc lạnh chủ yếu do địa hình núi cao. - Trong khi sườn Đông TS có mưa vào thu đông, thì vùng núi T.Nguyên lại là mùa khô. T.Nguyên vào mùa mưa thì bên sườn Đông TS nhiều nơi lại chịu tác động của gió Tây khô nóng. 3/ THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA THEO ĐỘ CAO: Nguyên nhân Thiên nhiên nước ta có sự phân hoá theo độ cao là do địa hình nước ta rất đa dạng, bao gồm cả địa hình đồng bằng, trung du, núi già, núi trẻ ; có nhiều dãy núi cao như Hoàng Liên Sơn, Bạch Mã, Trường Sơn, Với các độ cao địa hình khác nhau đã làm thay đổi khí hậu theo từng độ cao (cứ lên cao 100 m thì giảm khoảng 0,6 0C) kéo theo sự thay đổi của các thành phần tự nhiên khác. Đai cao Độ cao Khí hậu Đất Hệ sinh thái
  31. Theo độ cao, thiên nhiên nước ta có 3 đai cao: a) Đai nhiệt đới gió mùa: Có độ cao trung bình 600-700m (miền Bắc) và đến 900-1000m (miền Nam). - Khí hậu nhiệt đới biểu hiện rõ rệt, mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình tháng trên 250 C). Độ ẩm thay đổi tuỳ nơi, từ khô đến ẩm. - Có hai nhóm đất: Nhóm đất phù sa (24%), nhóm đất feralit vùng đồi núi thấp (chiếm 60% diện tích đất tự nhiên). - Sinh vật: các hệ sinh thái rừng nhiệt đới: + Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh hình thành ở những vùng núi thấp mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, mùa khô không rõ. Rừng có cấu trúc nhiều tầng. + Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa: rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng thưa nhiệt đới khô. Các hệ sinh thái phát triển các loại thổ nhưỡng đặc biệt (hệ sinh thái rừng nhiệt đới thường xanh trên đá vôi, rừng ngập mặn trên đất mặn, rừng tràm trên đất phèn, hệ sinh thái xavan, cây bụi gai nhiệt đới trên đất cát, đất thoái hóa vùng khô hạn). b) Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi: Có độ cao từ 600-700m đến 2600m (miền Bắc) và từ 900-1000m đến 2600m (miền Nam). - Khí hậu mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 250C, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng. - Từ 600-700m 1600-1700m, các hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim phát triển trên đất feralit có mùn (đặc tính chua, tầng đất mỏng). Trong rừng xuất hiện nhiều chim, thú cận nhiệt đới phương Bắc. Các loài thú lông dày như gấu, sóc, cầy, cáo. - Trên 1600-1700m hình thành đất mùn. Rừng phát triển kém, đơn giản về thành phần loài (có rêu, địa y phủ kín thân, cành cây). Trong rừng, đã xuất hiện các loài cây ôn đới và các loài chim di cư thuộc khu hệ Himalaya. c) Đai ôn đới gió mùa trên núi: Từ 2600m trở lên (chỉ có ở Hoàng Liên Sơn). - Khí hậu có tính chất khí hậu ôn đới, quanh năm nhiệt độ dưới 150C, mùa đông xuống dưới 50 C. Có các loài thực vật ôn đới: Đỗ quyên, Lãnh sam, Thiết sam
  32. 3.5 CÁC MIỀN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN: Nước ta có 3 miền địa lí tự nhiên, đó là : Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. a. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: Đông Bắc và Tây Bắc nằm liền kề nhau, nhưng không nằm cùng một miền địa lí tự nhiên là do hai miền này có những khác nhau cơ bản về một số đặc điểm tự nhiên. Sự khác nhau rõ nhất và quan trọng nhất đó là sự khác nhau về khí hậu, địa chất, địa hình ; sau đó kéo theo sự khác nhau của các thành phần tự nhiên khác như sinh vật, sông ngòi, đất đai, Miền Bắc và Đông Bắc Miền Tây Bắc và Bắc Miền Nam Trung Bộ và Nam Bắc Bộ Trung Bộ Bộ Phạm vi Tả ngạn sông Hồng, gồm Hữu ngạn sông Hồng đến Từ dãy Bạch Mã trở vào Nam. vùng núi Đông Bắc và dãy Bạch Mã. đồng bằng Bắc Bộ. Đặc - Quan hệ với nền Hoa - Quan hệ với nền Vân - Các khối núi cổ, các bề mặt điểm Nam về cấu trúc địa chất Nam về cấu trúc địa hình. sơn nguyên bóc mòn, các cao chung kiến tạo. - Tân kiến tạo nâng mạnh. nguyên bazan. - Tân kiến tạo nâng yếu. - Gió mùa Đông Bắc giảm - Đồng bằng châu thổ lớn ở - Gió mùa Đông Bắc sút về phía Tây và phía Nam Bộ, đồng bằng nhỏ, hẹp ở xâm nhập mạnh. Nam. Nam Trung Bộ. Địa chất - Hướng vòng cung (4 - Địa hình núi trung bình - Khối núi cổ Kom Tum. – cánh cung) và cao chiếm ưu thế, độ dốc - Các núi, sơn nguyên, cao địa hình - Hướng nghiêng chung cao. nguyên ở cực Nam Trung Bộ và là Tây Bắc – Đông Nam. + Hướng Tây Bắc – Đông Tây Nguyên. + Đồi núi thấp (độ cao Nam. - Các dãy nưới hướng vòng trung bình khoảng 600m). + Nhiều cồn cát, bãi biển, cung. + Nhiều địa hình đá vôi đầm phá - Sườn đông thì dốc, sườn tây cacxto + Đồng bằng thu hẹp, thì thoải. + Đồng bằng Bắc Bộ chuyển tiếp từ đồng bằng + Đồng bằng ven biển thì mở rộng. Bờ biển phẳng, châu thổ sang đồng bằng thu hẹp, đồng bằng Nam Bộ thì nhiều vũng, vịnh, đảo và ven biển. mở rộng. quần đảo. + Đường bờ biển Nam Trung Bộ nhiều vũng, vịnh. Khí hậu - Mùa hạ nóng, mưa - Gió mùa Đông Bắc suy - Cận xích đạo. Hai mùa mưa, nhiều. yếu và biến tính: Số tháng khô rõ rệt. - Mùa đông lạnh, ít mưa lạnh dưới 2 tháng (ở vùng + Mùa mưa ở Nam Bộ và với sự xâm nhập mạnh thấp). Trung Nguyên từ tháng V đến của gió mùa Đông Bắc. - Bắc Trung Bộ có gió fơn tháng X, XI. - Khí hậu, thời tiết có Tây Nam, bão mạnh, mùa + Ở đồng bằng ven biển Nam nhiều biến động. mưa lùi vào tháng Trung Bộ từ tháng IX đến tháng - Có bão. VIII,XII,I. Lũ tiểu mãn XII. Lũ có hai cực đại vào tháng tháng VI. IX và tháng VI. - Ảnh hưởng gió Tây Nam khô nóng.
  33. Miền Bắc và Đông Bắc Miền Tây Bắc và Bắc Miền Nam Trung Bộ và Nam Bắc Bộ Trung Bộ Bộ Sông - Mạng lưới sông ngòi - Sông ngòi có độ dốc 3 hệ thống sông ngòi dày đặc. lớn, có tiềm năng thủy - Các sông ven biển hướng Tây - Hướng Tây Bắc – điện. – Đông ngắn, dốc (trừ Sông Ba) Đông Nam và hướng - Hướng Tây Bắc – Đông - Ngoài ra, còn có hệ thống vòng cung. Nam. sông Cửu Long và sông Đồng - Bắc Trung Bộ hướng Nai. Tây – Đông. Thổ - Đai nhiệt đới chân núi - Có đủ hệ thống đai cao: - Thực vật nhiệt đới, xích đạo nhưỡng, hạ thấp đai nhiệt đới gió mùa, đại chiếm ưu thế. sinh vật - Trong thành phần, còn cận nhiệt đới gió mùa trên - Nhiều rừng, nhiều thú lớn. có thêm các loài cây cận núi có đất mùn khô, đai ôn - Rừng ngập mặn ven biển rất nhiệt (dẻ,re) và động vật đới trên 2600m. quan trọng. Hoa Nam. - Rừng còn nhiều ở Nghệ An, Hà Tĩnh. Khoáng Giàu khoáng sản: than, Có thiếc, sắt, apatit, titan, - Dầu khí có trữ lượng lớn ở sản sắt, thiếc, vật liệu xây crom, vật liệu xây dựng, thềm lục địa. dựng, bạc, kẽm, bể dầu - Tây Nguyên giàu boxit. khí ở sông Hồng, Thuận - Giàu khoáng sản. - Chăn nuôi đại gia súc, - Đất đai, khí hậu thuận lợi phát lợi - Khí hậu mùa đông trồng cây công nghiệp, triển cho sản xuất nông – lâm lạnh có thể trồng nhiều phát triển nông – lâm kết nghiệp và nuôi trồng thủy sản. cây cận nhiệt, ôn đới, hợp trên các cao nguyên. - Tài nguyên rừng phong phú. nhiều cảnh quan đẹp phát - Nhiều đầm phá thuận lợi - Tài nguyên đa dạng và có giá triển du lịch đánh bắt, nuôi trồng thủy trị kinh tế. hải sản. - Sông ngòi có giá trị thủy điện. Khó Sự bất thường thời tiết, Nhiều thiên tai như: bảo, - Xói mòn, rửa trôi đất ở vùng khăn khí hậu, nhất là vào mùa lũ, lở đất, hạn hán đồi núi. đông lạnh. - Ngập lụt ở đồng bằng Nam Bộ, thiếu nước vào mùa khô. *Câu hỏi: 1./ So sánh đặc điểm địa hình của miền Bắc & Đông Bắc BBộ với miền Tây Bắc & BTBộ. 1) Khái quát vị trí giới hạn của hai miền - Băc và đông Băc Băc bộ nằm ở tả ngạn sông Hồng, giáp TQ phia Băc, vịnh Băc bộ phia đông và đông Nam, giáp miền Tây Bắc ở phía Tây và Tây Nam - Tây bắc và Bắc Trung bộ giáp TQ ở phía Bắc, giáp miền Bắc và Đông Bắc Bắc bộ ở phía Đông Bắc, biển Đông ở phía Đông, giáp Lào phía Tây 2) Giống nhau - Có đủ các các dạng địa hình: núi cao, đồi, đồng bằng, lục địa - Địa hình đều là những vùng được trẻ lại do vận động Tân sinh - Có dải đồng bằng ven biển mới được hình thành do phù sa sông, biển, do đó nhìn chung hướng nghiêng của nền địa hình là thấp dần ra biển - Địa hình có sư phân bậc rõ net, bị căt xẻ bởi mạng lưới sông ngoi khá dày do các vận động địa chất kết hợp với khi hậu nhiêt đới gió mùa ẩm - Đồng bằng hàng năm vân tiếp tuc phát triên do những đồng bằng trẻ lại được hình thành từ kỷ Đê Tư
  34. 3) Khác nhau : - Đối với phần đồi núi + Về độ cao địa hình thì miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ thấp hơn so với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ + Về địa hình chung của miền Băc và Đông Băc Băc bộ là 500m + Vùng Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ chỉ có một bộ phận nhỏ núi cao >2000m ở gần biên giới Việt Trung như PuThaCa (2274m), Kiều Liêu Ti (2402), trong khi đó vùng Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có rất nhiều đỉnh núi cao trên 2000m ở HLSơn, Trường Sơn Bắc, như Phan-xi-păng (3143m), Phu Luông (2985), Rào Cỏ (2236) + Độ dốc và độ cắt xẻ của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ cao hơn so với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ (qua lát cắt A-B và C-D) Giải thích: - Vùng Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có địa hình cao hơn, độ dốc lớn hơn và độ cắt xẻ cao hơn là do trong quá trình vận động địa chất của vỏ Trái Đất, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là một bộ phận của địa máng Việt–Lào do chịu tác động mạnh của hoạt động nâng lên, còn vùng Bắc và và Đông Băc Băc Bộ là ở rìa của khôi nền Hoa Nam vững chăc, nên các vận động nâng lên ở đây yếu hơn - Hướng núi: + Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có hướng núi chủ yếu là các cánh cung mở rộng về phía Bắc, quay bề lồi ra biển và chụm đầu lại ở khối núi Tam Đảo (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều). Trong miền cũng có một số dãy núi chạy theo hướng TB-ĐN đó là dãy núi Con Voi nằm sát tả ngạn sông Hồng + Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có các dãy núi chủ yếu chạy theo hướng TB-ĐN như Hoàng Liên Sơn, Tam Điêp, Trường Sơn Bắc Giải thích: - Do trong quá trình hình thành lanh thổ vùng núi phia Băc và Đông Băc Băc bộ chịu sư quy định hướng của khôi nền cổ Vom Sông Chảy, nên có hướng là các cánh cung, con vùng Tây Băc và Băc Trung Bộ chịu sư quy định hướng của khôi nền cổ Hoàng Liên Sơn, Sông Ma, Pu Hoạt có hướng TB-ĐN, nên các day núi ở đây có hướng TB-ĐN - Miền Băc và Đông Băc Băc Bộ có một vùng đồi chuyên tiếp, con ở miền Tây Băc và Băc Trung Bộ, dạng địa hình này có xuất hiện nhưng sự chuyển tiếp rất đột ngột Giải thích: Do tần suất tác động nâng lên ở tây Bắc và Bắc Trung Bộ lớn, nên các dãy núi cao, còn vùng Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ tần suất yếu và giảm dần, nên xuất hiện vùng trung du chuyển tiếp Đối với phần đồng bằng - Miền Băc và Đông Băc Băc Bộ có một đồng bằng phù sa châu thổ rộng lớn là ĐB BBộ (hình thành từ vùng sut lún do phù sa của hai hê thông S Hồng và S Thái Bình bồi đăp), con miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là dải đồng bằng nhỏ hẹp và có xu hướng hẹp dần khi vào Nam, do các dãy núi ăn ra sát biển, thềm lục địa nhỏ, phù sa sông không nhiều - ĐBBB có tôc độ lấn biên lớn hơn so với đồng bằng ven biên ở Tây Băc và Băc Trung Bộ: ĐBBB hàng năm tiến ra biển 80-100m, còn ở TB và BTB có tốc độ tiến ra biển rất chậm do thềm lục địa hẹp, phù sa ít → Như vậy, ta có thể thấy được sự khác biệt hai miền +TB và BTB có địa hình cao hơn do chịu tác động mạnh hơn của vận động tạo núi so với miền Bắc và ĐBBB. Cũng do vận động tạo núi ảnh hưởng tới hai miền khác nhau mà TB và BTB có độ dốc, độ cắt xẻ lớn hơn miền Bắc và ĐBBB
  35. +Các hướng núi chinh có sư khác biêt rõ net, trong khi ở Miền TB và BTB có hướng TB-ĐN con ở miền B và ĐBBB là các day núi hình vong cung. Nguyên nhân bởi tác dung định hướng của các mảng nền cổ +Tính chất chuyển tiếp giữa vùng núi và đồng bằng ở miền B và ĐBBB rất rõ nét trong khi ở miền TB và BTB lại không thê hiên rõ +Đồng bằng ở Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ rộng, phát triển nhanh hơn Tây Bắc và Bắc Trung Bộ do sông ngòi nhiều phù sa hơn, tthềm lục rộng hơn 2./ Lập bảng so sánh các thế mạnh về tài nguyên và hạn chế của mỗi miền đối với việc phát triển KT-XH Lãnh thổ nước ta chia làm 3 miền tự nhiên: miền B&ĐB Bắc Bộ, miền TB&Bắc TBộ, miền NTBộ và Nam Bộ. Mỗi miền có những thế mạnh về về tài nguyên và hạn chế nhất định đối với việc phát triển KT-XH. Miền Miền Bắc Miền Tây Bắc Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ ĐL TN và Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ -Bờ biển bằng phẳng, -Tài nguyên rừng còn -Rừng cây họ Dầu phát triển, có nhiều vịnh, đảo, quần đảo. tương đối nhiều (đứng thứ các loài thú lớn: voi, hổ, bò rừng, Địa hình bờ biển đa dạng: hai cả nước sau Tây trâu rừng nơi thấp phẳng, nơi nhiều Nguyên về DT và trữ -Rừng ngập mặn ven biển rất đặc vịnh, đảo. Vùng biển đáy lượng). Rừng tập trung ở trưng, các loài trăn, rắn, cá sấu đầm nông, lặng gió, có vịnh vùng núi Nghệ An, Hà lầy, chim. Dưới nước giàu tôm, cá. THẾ nước sâu thuận lợi cho Tĩnh. -Khoáng sản: MẠNH việc phát triển KT biển. -Khoáng sản: có thiếc, sắt, +Dầu khí có trữ lượng lớn ở vùng -Tài nguyên khoáng sản: apatit, crôm, titan, vật liệu thềm lục địa. +Than, sắt, thiếc, xây dựng, đất hiếm +Tây Nguyên giàu bô xít. vonfram, VLXD, chì - bạc -Vùng ven biển có nhiều - kẽm cồn cát, bãi biển đẹp, +Vùng thềm lục địa có bể nhiều nơi có thể xây dựng dầu khí sông Hồng. các cảng biển. +Nhịp điêu mùa của khi Thiên tai thường xảy ra +Xói mòn, rửa trôi ở vùng đồi núi. hậu và nhịp điệu dòng như bão, lũ, trượt lở đất, +Lũ lụt trên diện rộng ở ĐB Nam HẠN chảy sông ngòi bất hạn hán. Bộ và hạ lưu các sông lớn trong CHẾ thường. mùa mưa. +Tính bất ổn định cao của +Nạn thiếu nước nghiêm trọng vào thời tiết. mùa khô.
  36. BỒ SUNG IV/Đặc điểm sôn ngòi Việt Nam. 1/Đặc điểm chung: - Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc phân bố rộng khắp cả nước do có lượng mưa lớn, tập trung trong một mùa lại chảy trên một miền địa hình núi thấp nên tốc độ xâm thực, chia cắt lớn. Cả nước có trên 2360 con sông dài trên 10 km. Đa số sông nước ta là sông nhỏ, ngắn do lãnh thổ hẹp ngang. Các sông lớn: sông Hồng, sông Mê Kông. - Đa số sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính: + Hướng Tây Bắc – Đông Nam: sông Hồng, sông Đà, sông Chảy, sông Tiền, sông Hậu, sông Mã, sông Cả + Hướng vòng cung:sông Gâm, sông Cầu, sông Thương Sông ngòi nước ta đổ ra biển Đông theo hướng cấu trúc địa hình và địa chất. - Sông ngòi nước ta có hai mùa nước tương ứng với hai mùa khí hậu: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt. Mùa lũ chiếm 70 đến 80% lượng nước cả năm gây nên hiện tượng lũ lụt. Mùa cạn thường kéo dài hơn mùa lũ (7 – 8 tháng) với lưu lượng nước nhỏ chiếm từ 20 – 30% tổng lượng nước cả năm gây nên tình trạng thiếu nước trong sản xuất và sinh hoạt. - Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn: hàng năm sông ngòi nước ta vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước cùng với hàng trăm triệu tấn phù sa. Đây là nguồn tài nguyên rất quan trọng cho sản xuất và đời sống. Các sông nước ta có hàm lượng phù sa rất lớn, bình quân 1m 3 nước sông có tới 223 gam cát bùn và các chất hòa tan khác. Tổng lượng phù sa trôi theo dòng nước tới trên 200 triệu tấn mỗi năm. Sông có hàm lượng phù sa lớn là sông Hồng. 2/ Các hệ thống sông lớn ở nước ta: a/ Sông ngòi Bắc Bộ: - Gồm các hệ thống sông lớn: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Kì Cùng – Bằng Giang. - Độ dài sông Hồng là 1126km, đoạn trung và hạ lưu chảy qua nước ta dài 556km. - Đặc điểm: Sông có dạng hình nan quạt, có chế độ nước thất thường, lũ đến nhanh và kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10, cao nhất là tháng 8. b/ Sông ngòi Trung Bộ. - Gồm: sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn và sông Ba. - Sông ngắn và dốc, phân thành nhiều khu vực nhỏ và độc lập. Lũ lên nhanh và đột ngột, rút nhanh. Mùa lũ từ tháng 9 đến tháng 12, cao nhất là tháng 11. c/ Sông ngòi Nam Bộ: - Gồm sông Đồng Nai, sông Vàm Cỏ, và sông Cửu Long. - Sông có lượng nước chảy lớn, chế độ nước theo mùa và tương đối điều hòa. Lũ lên chậm và rút chậm, mùa lũ kéo dài từ tháng 7 đến tháng 11, lũ cao nhất tháng 9,10. *Câu hỏi: 1/ Sông ngòi nước ta có những đặc điểm chung gì? Giải thích vì sao có đặc điểm như vậy? 2/ Trình bày đặc điểm sông ngòi Bắc Bộ? Vì sao có đặc điểm như vậy? 3/ Nêu những thuận lợi và khó khăn do lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long? Cách phòng chống lũ ở đây?
  37. V/ Đặc điểm đất Việt Nam. Đất ở nước ta rất phong phú, đa dạng về thể loại và phức tạp về tính chất, vừa mang tính chất địa đới, vừa mang tính chất nội chí tuyến gió mùa ẩm được thể hiện rõ nhất trong quá trình hình thành đất, đồng thời do các yếu tố hình thành đất như: thời gian, đá mẹ, địa hình, thủy văn, sinh vật và con người. Nước ta có ba nhóm đất chính: Nhóm đất feralit, hệ đất bồi tụ phù sa và đất mùn núi cao. - Đất feralit chiếm 65% diện tích lãnh thổ hình thành trên các vùng đồi núi thấp. Đất chua, nghèo mùn, nhiều sét, thường có màu đỏ vàng, dể bị kết von, đá ong hóa, xói mòn và rủa trôi. Có nhiều loại: đất feralit trên đá ba dan, đất feralit trên đá vôi có độ phì cao thích hợp cho trồng cây công nghiệp lâu năm. - Đất bồi tụ phù sa chiếm 24% diện tích lãnh thổ hình thành do bồi tụ phù sa ở các vùng trũng thấp, tập trung ở các đồng bằng. Đất tơi xốp, it chua, giàu mùn, có màu nâu hoặc xám thích hợp cho trồng cây lúa nước, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Nhóm đất này có nhiều loại: đất trong đê, đất ngoài đê ở đồng bằng sông Hồng, đất phù sa ngọt, đất mặn, đất phèn ở đồng bằng sông Cửu Long. - Đất mùn núi cao chiếm 11% diện tích lãnh thổ được hình thành dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao, chủ yếu là đất rừng đầu nguồn cần được bảo vệ. Đất là tài nguyên quí giá do đó cần phải sử dụng hợp lí chống xói mòn, rửa trôi bạc màu đất ở vùng đồi núi và cải tạo các loại đât mặn, đất chua, đất phèn ở vùng đồng bằng. *Câu hỏi: 1/ Trình bày đặc điểm và sự phân bố các nhóm đất chính ở nước ta? 2/Vì sao cần phải sử dụng hợp lí và đi đôi với việc bảo vệ đất? Nêu một số biện pháp để cải tạo đất của nhân dân ta? VI/ Đặc điểm sinh vật Việt Nam. Đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam là phong phú và da dạng được thể hiện: 1/Sự giàu có về thành phần loài, sự đa dạng về gen di truyền đa dạng về kiểu hệ sinh thái và sau nữa về nữa là sự đa dạng về công dụng sinh học. - Môi trường Việt Nam cần và đủ cho cho sinh vật khá thuận lợi có nhiều luồng sinh vật di cư tới - Con người tác động đến nhiều hệ sinh thái tự nhiên làm biến đổi suy giảm về chất lượng và số lượng. 2/ Sự giàu có về thành phần loài: Nước ta có 11 000 loài thực vật bậc cao, 1030 loài rêu, 2500 loài tảo,826 loài nấm về động vật có 210 loài thú, 840 loài chim, 288 loài bò sát, 162 loài lưỡng cư, 3170 loài cá, 7500 loài côn trùng và động vật không xương sống. Trong đó, có tới 365 loài động vật và 350 loài thực vật quí hiếm được ghi vào “Sách đỏ Việt Nam”. 3/Sự đa dạng về hệ sinh thái: - Hệ sinh thái rừng ngập mặn ở vùng đất triền cửa sông, ven biển. - Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa ở vùng đồi núi. - Hệ sinh thái nông - lâm nghiệp do con người tạo ra. Đến tháng 8/2010, cả nước có 30 vườn quốc gia gồm: Ba Bể, Bái Tử Long, Hoàng Liên, Tam Đảo, Xuân Sơn, Ba Vì, Cát Bà, Xuân Thủy, Cúc Phương, Bến En, Pù Mát, Vũ Quang, Phong Nha-Kẻ Bàng, Bạch Mã, Núi Chúa, Bidoup Núi Bà, Phước Bình, Chư Mom Ray, Chư Yang Sin, Kon Ka Kinh, Yok Đôn, Lò Gò-Xa Mát, Tràm Chim, Mũi Cà Mau, U Minh Hạ, U Minh Thượng, Phú Quốc, Côn Đảo. Sinh vật nước ta là một nguồn tài nguyên to lớn, có giá trị về nhiều mặt đối với đời sống nhưng không phải là vô tận. Vì vậy, việc bảo vệ, phục hồi và phát triển tài nguyên sinh vật là hết sức quan trọng.
  38. *Câu hỏi: 1/ Trình bày đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam? Giải thích vì sao sinh vật nước ta giàu có về thành phần loài? 2/ Vì sao phải bảo vệ tài nguyên sinh vật? Cần làm gì để bảo vệ tài nguyên sinh vật? VII/ Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam. Thiên nhiên Việt Nam có 4 đặc điểm chung. - Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm. - Tính chất bán đảo (tính chất ven biển) - Tính chất đồi núi - Tính chất đa dạng, phức tạp. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm là tính chất nền tảng được thể hiện rõ trong cảnh quan tự nhiên nước ta. - Địa hình: Quá trình phong hóa diễn ra mạnh mẽ, lớp võ phong hóa dày. Quá trình xâm thực diễn ra mạnh mẽ ở vùng đồi núi đi đôi quá trình bồi tụ ở các vùng đồng bằng. - Khí hậu: nóng ẩm, phân hóa rõ rệt theo mùa. - Sông ngòi: dày đặc, nhiều nước, thủy chế theo mùa, không bị đọng băng. - Thổ nhưỡng: đa dạng đặc biệt là quá trình hình thành đất feralit ở vùng đồi núi. - Sinh vật: đặc trưng là vùng nhiệt đới gió mùa, nhiều tầng tán, nhiều thành phần, loài, xanh quanh năm. Thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng tạo nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, đồng thời cũng gây không ít khó khăn. - Tài nguyên đa dạng là cơ sở để xây dựng và phát triển kinh tế đa ngành, thuận lợ cho một nền nông nghiệp nhiệt đới thâm canh, đa dạng về cơ cấu cây trồng, vật nuôi. - Môi trường sinh thái dể bị biến đổi, mất cân bằng. Thiên tai thường xuyên xảy ra: bão lụt,hạn hán, lũ quét gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống. *Câu hỏi: 1/Thiên nhiên Việt Nam có những đặc điểm chung gì nổi bật? Chứng minh tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm là tính chất nền tảng của thiên nhiên Việt Nam? 2/Thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng sẽ có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế?