Sáng kiến kinh nghiệm Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội

pdf 58 trang thienle22 2160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_cac_phuong_phap_giao_duc_cach_giao_tie.pdf

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội

  1. Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. PHÒNG GD&ĐT QUẬN ĐỐNG ĐA  MÃ SKKN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CÁCH GIAO TIẾP, ỨNG XỬ THANH LỊCH, VĂN MINH CHO HỌC SINH HÀ NỘI sLĩnh vực của SKKN: Giáo dục tập thể. Cấp học: Trung học cơ sở (Lớp7). Tài liệu kèm theo: File SKKN. Năm học 2016-2017 Page 1
  2. Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. ` `MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 2 1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu: 2 2. Ý nghĩa và tác dụng của đề tài: 4 3. Phạm vi áp dụng của đề tài: 5 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 9 I. Một vài nét giới thiệu về nếp sống thanh lịch, văn minh 9 1. Thế nào là thanh lịch, văn minh? 9 2. Một số biểu hiện của một người thanh lịch, văn minh. 9 3. Nét đẹp văn hóa truyền thống của người Hà Nội trong cách giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống hàng ngày. 9 4. Những phương diện cần giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. 11 II. Thực trạng của vấn đề: 13 III. Các biện pháp đã tiến hành: 13 Phần 1: Phương pháp làm gương cho học sinh 16 Phần 2: Phương pháp tạo môi trường 17 Phần 3: Phương pháp tích hợp, lồng ghép vào các môn học 18 Phần 4: Phương pháp tâm sự, chia sẻ 19 Phần 5: Phương pháp tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp 20 Phần 6: Phương pháp giáo dục chính khóa 22 Phần 7: Phương pháp thu thập thông tin phản hồi từ học sinh → điều chỉnh phương pháp cho phù hợp 23 IV. Hiệu quả của SKKN: 24 PHẦN III: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 25 1. Kết luận: 25 2. Kiến nghị: 26 3. Bài học kinh nghiệm: 27 PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO 28 Page 2
  3. Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu: Cha ông ta có câu: “Tiên học lễ, hậu học văn’’, đây là bài học mà mỗi chúng ta, ai cũng thuộc. Nhưng không phải ai cũng thực hiện tốt bài học này trong cuộc sống hàng ngày. Từ lúc còn bé thơ, ai cũng được dạy dỗ những bài học về đạo đức, về nhân cách, về lối sống nhưng khi lớn dần lên, chịu ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh, đặc biệt là hiện nay, một bộ phận học sinh đã lãng quên điều đó, để rồi có những hành vi ứng xử thiếu văn hóa với những người thân yêu trong gia đình, với thầy cô, bạn bè, và mọi người xung quanh. Đây là vấn đề cấp thiết không chỉ của gia đinh, nhà trường mà toàn xã hội đều phải quan tâm. Ứng xử thiếu văn hóa là tình trạng xuống cấp của văn hóa học đường được hiểu là tình trạng xuống cấp trong lối giao tiếp ứng xử giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với thầy cô và mọi người xung quanh. Có thể thấy ứng xử thiếu văn hóa diễn ra ở nhiều nơi, đang dóng lên hồi chuông cảnh báo cho xã hội hiện nay . Đi giữa sân trường chúng ta có thể nghe thấy những câu nói tục, chửi bậy của một số bạn học sinh - một hành vi ứng xử thiếu văn hóa của các nam thanh, nữ tú. Nhiều bạn học sinh cho rằng chửi bậy, nói tục là một phương pháp để giảm căng thẳng, stress thậm chí còn cho đó là “cá tính” của mình, dám nói tức là dám thể hiện cá tính. Hơn thế nữa, hằng ngày trên các phương tiện truyền thông đại chúng xuất hiện rất nhiều những phát ngôn gây sốc của các thần tượng nổi tiếng khiến các bạn học sinh lầm tưởng đó là cách gây được sự chú ý, lập tức tung hê và áp dụng ngay vào trong trường học. Học sinh hiện nay đang cố gắng thể hiện cá tính một cách không đúng đắn. Khi cắp sách đến trường học sinh khó tránh khỏi những mâu thuẫn, xích mích đối với bạn bè. Trước đây, những xích mích đó chỉ là những chuyện bình thường, tranh luận để tìm ra cái sai, để tập nói tiếng xin lỗi, cám ơn và đôi khi lại có thêm bạn mới. Nhưng hiện nay, những xích mích không chỉ đơn thuần là tranh cãi trong phạm vi nhà trường mà nó vượt ra ngoài xã hội. Gần đây, dư luận bàng hoàng với các video đăng rầm rộ trên mạng xã hội các vụ đánh nhau của học sinh mà điều đặc biệt là có sự tham gia nhiều của các học sinh nữ . Các bạn học sinh nam nữ hiện đại có lẽ đang xem nhẹ việc bạo lực học đường. Cứ ngỡ cách ứng xử thiếu văn hóa của các bạn học sinh chỉ dừng lại ở đó, nhưng không - ngoài chửi thề, nói bậy, cãi vã thì còn có bạn cãi lại thầy cô. Thầy cô là người chúng ta phải mang ơn thật nhiều nhưng có lẽ một số học sinh đã không nhận ra điều đó. Chỉ ở việc nhỏ nhặt nhất là cúi chào thầy cô thôi mà cũng thật khó khăn. Một số học sinh xem việc chào thầy cô thật vất vả. Khi thầy Page 3
  4. Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. cô quan tâm khuyên nhủ thì lòng “ tự ái” đã lấn át tất cả mọi thứ để rồi cãi lại thầy cô hoặc có những cách cư xử chưa đúng mực với thầy cô giáo. Nhưng thay vì than trách về cách ứng xử của học sinh, thì có lẽ chúng ta cũng nên nhìn xem điều gì đã khiến học sinh như vậy? Điều gì đã khiến học sinh có cách cư xử thiếu văn hóa? Đầu tiên có lẽ là sự giáo dục từ gia đình. Vì nhiều lí do khác nhau mà cha mẹ không quan tâm chu đáo đến con mình, không trang bị cho con mình những kĩ năng sống cần thiết. Có thể tổ ấm gia đình tan vỡ, cha mẹ không gương mẫu, nuôi dạy con cái không đúng cách là một trong những lí do cốt lõi khiến một số học sinh có cách cư xử thiếu văn hóa . Bên cạnh đó, trên các trang mạng xã hội có trò chơi trực tuyến gây ảnh hưởng không ít đối với học sinh. Một số học sinh thường xuyên chơi game online – loại hình giải trí đông người tham gia - dẫn đến việc nghiệm game rồi trở thành “con nghiện” và quên cuộc sống thực của mình, sa đà vào cuộc sống ảo giác và thực hiện những hành vi bạo lực, những hành vi vi phạm pháp luật . Cách ứng xử thiếu văn hóa lại càng rõ hơn khi các bạn học sinh thích thể hiện cá tính của mình không kiểm soát được hành vi và rất dễ bị kích động. Tất cả những cách ứng xử trên không tốt đối với học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường . Chúng ta cần phải giúp học sinh nhìn nhận và thay đổi lại bản thân, phân biệt được điều đúng, sai và học theo những việc làm tốt. Cần có sự chung tay góp sức của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Gia đình cần quan tâm đến con mình nhiều hơn nữa. Trường học cần chú trọng nâng cao văn hóa ứng xử của học sinh. Cần có nhiều bài học về đạo đức và cách giao tiếp, ứng xử của học sinh trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội. Thiết nghĩ, những bài học này cần được lồng ghép vào các môn học dưới nhiều hình thức tổ chức và phương pháp phong phú, đa dạng. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường gặp gỡ và tiếp túc với nhiều người, vì thế hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ và hành động xảy ra như một điều tất yếu, hoạt động này được gọi là ứng xử. Hiện nay ứng xử còn được xem là chuẩn mực để đánh giá sự khéo léo, thông minh, đạo đức của một con người. Vấn đề này đặt ra cho nhiều người nỗi băn khoăn, không biết mình cư xử như thế nào mới là ứng xử có văn hóa. Vậy văn hóa ứng xử là gì? Theo tôi, đó là cách đối nhân xử thế thích hợp giữa người với người trong cuộc sống. Việc ứng xử có văn hóa không chỉ tạo nên nét đẹp cho từng cá nhân, mà còn phản ánh bản sắc văn hóa của một cộng đồng, một quốc gia, một dân tộc. Giao tiếp ứng xử có văn hóa chính là cơ sở để tạo nên những mối quan hệ tốt đẹp. Page 4
  5. Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. Một trong những biểu hiện cụ thể của văn hóa ứng xử là ngôn ngữ giao tiếp. Chính vì thế, ông cha ta thường dạy rằng: “Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” 2. Ý nghĩa và tác dụng của đề tài: Qua kinh nghiệm giảng dạy của bản thân và học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, tôi nhận ra rằng việc giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh hiện nay là một vấn đề cấp thiết, nó là trách nhiệm, là nghĩa vụ để gìn giữ và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc, đặc biệt là nét đẹp văn hóa của người Hà Nội – Một thủ đô ngàn năm văn hiến. “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài Dẫu không thanh lịch, cũng người Tràng An” Vì vậy, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài SKKN “Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội” Page 5
  6. Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. Giá trị thiết thực của đề tài: Ý nghĩa và tác dụng Tiến trình của đề tài Làm gương cho học sinh về cách giao tiếp, ứng xử Học sinh được quan sát và nhìn nhận về cách có văn hóa. giao tiếp ứng xử có văn hóa - Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương về cách giao tiếp, ứng xử có văn hóa cho học sinh noi theo. - Giúp học sinh có niềm tin và có nhận thức đúng - Treo các khẩu hiệu, pano, tranh ảnh tuyên truyền về về giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh. cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh Tạo môi trường văn hóa trong giao tiếp, ứng xử Học sinh được tiếp xúc thường xuyên với sự giao - Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương về cách giao tiếp ứng xử có văn hóa tiếp, ứng xử có văn hóa cho học sinh noi theo. - Treo các khẩu hiệu, pano, tranh ảnh tuyên truyền về - Giúp những cách giao tiếp, ứng xử có văn hóa cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh dần dần đi sâu vào tiềm thức của học sinh Tích hợp, lồng ghép giáo dục nếp sống thanh lịch, Học sinh biết cách xử lý các tình huống trong văn minh cho học sinh vào các tiết học thực tế một cách khéo léo, có văn hóa của những môn học khác nhau. - Khi có những tình huống trong tiết học, bài học có - Rèn cho học sinh kỹ năng giao tiếp, ứng xử liên quan đến cách giao tiếp, ứng xử thầy cô giáo thanh lịch, văn minh qua các tình huống thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. phân tích, hướng dẫn học sinh cách cư xử có văn hóa (lồng ghép vào nội dung bài học) Page 6
  7. Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. Giá trị thiết thực của đề tài: Tiến trình của đề tài Ý nghĩa và tác dụng Tâm sự, chia sẻ với học sinh về các tình huống giao Học sinh được tiếp thu được kiến thức và kinh tiếp ứng xử trong cuộc sống hàng ngày và cách giải nghiệm thực tế. quyết hợp lý. - Thầy cô giáo có nhiều kinh nghiệm, có cách giao - Học sinh tích lũy được kinh nghiệm về cách cư xử văn hóa trong giao tiếp hàng ngày. tiếp ứng xử chuẩn mực và gần gũi với HS nên dễ dàng tâm sự, chia sẻ. Học sinh được tiếp xúc thường xuyên với sự giao tiếp ứng xử có văn hóa Hướng dẫn HS tự tổ chức các chương trình, đàm thoại về cách giao tiếp, ứng xử trong học đường - Học sinh được tự mình tìm hiểu về kiến thức và - Thầy cô giáo hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu về kiến kỹ năng giao tiếp, ứng xử. thức và kỹ năng giao tiếp, ứng xử. - Biết cách tổ chức một chương trình để tuyên - Hướng dẫn cách tổ chức một chương trình để tuyên truyền cho các bạn khác cùng cư xử có văn hóa truyền cho các bạn khác cùng cư xử có văn hóa khi khi giao tiếp. giao tiếp. Học sinh coi trọng việc học tập, rèn luyện về Thực hiện nghiêm túc việc giảng dạy tài liệu: cách giao tiếp, ững xử có văn hóa (đặc biệt trong Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh thời kỳ hội nhập và phát triển hiện nay) cho học sinh Hà Nội - Giúp HS nhận thức nghiêm túc, coi trọng và tiếp thu - Học sinh ý thức sâu sắc được tầm quan trọng nó như các môn học khác. của việc rèn luyện nếp sống thanh lịch, văn minh. Trao đổi với học sinh, thu thập thông tin phản hồi từ Học sinh trao đổi với thầy cô về những kiến thức, học sinh → điều chỉnh phương pháp kỹ năng tiếp thu được và chưa tiếp thu được Page 7
  8. Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. 3. Phạm vi áp dụng của đề tài: Với thực trạng hiện nay, học sinh thường chưa ý thức đầy đủ và nghiêm túc về việc tu dưỡng rèn luyện cách giao tiếp, ứng xử có văn hóa với mọi người xung quanh; mà chỉ thích sống theo phong trào, theo xu thế mà không suy nghĩ kỹ xem nó có phù hợp với lưa tuổi, có phù hợp với bản sắc văn hóa của dân tộc hay không? Đây là một thực trạng khá phổ biến trong học sinh hiện nay. Nếu tiếp tục để tình trạng này kéo dài, sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến một thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước. Điều đó có thể gây ra những hậu quả khôn lường. Tôi nghĩ rằng, trong cuộc sống hội nhập và phát triển hiện nay, chúng ta cần học tập những cái mới, cái hiện đại nhưng phải văn minh và vẫn giữ gìn được nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. Tức là chúng ta cần “Hòa nhập nhưng không hòa tan, đổi mới nhưng không đổi màu.” Điều này cũng được áp dụng hoàn toàn đúng khi chúng ta nói đến việc giao tiếp, ứng xử của học sinh hiện nay. Chúng ta cần giúp học sinh ý thức sâu sắc tư tưởng này qua việc giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh đặc biệt là học sinh Hà Nội. Tôi đã tiến hành khảo sát cách giao tiếp, ứng xử của học sinh khối 7 năm học 2016-2017 tại trường THCS tôi đang tham gia giảng dạy và thu được kết quả như sau: Lớp Số học sinh có cách giao tiếp ứng xử thanh lịch, văn minh Tỉ lệ % 7A 35/52 67,3% 7B 40/53 75,4% 7C 35/50 70% 7D 38/54 70,3% 7E 45/54 83,3% 7G 46/53 86,7% Page 8
  9. Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. Vì vậy, tôi đã xây dựng đề tài SKKN này và đã áp dụng đối với những học sinh lớp 7 mà tôi đang dạy. Kết quả là học sinh đã có sự chuyển biến rất tích cực trong cách giao tiếp ứng xử với gia đình, với thầy cô, bạn bè và mọi người xung quan (qua lời nói, việc làm cụ thể). Tôi rất mong, đề tài SKKN của mình nhận được nhiều sự góp ý của các cấp lãnh đạo, các đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn và được áp dụng rộng rãi hơn đối với học sinh các lớp trong trường tôi nói riêng và học sinh Hà Nội nói chung. Page 9
  10. Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Một vài nét giới thiệu về nếp sống thanh lịch, văn minh 1. Thế nào là thanh lịch, văn minh? - Thanh lịch là sự thanh thoát, thanh tao trong lời ăn, tiếng nói, là sự lịch lãm trong cách ứng xử. - Văn minh là vẻ đẹp hiện đại, nó chỉ sự phát triển về văn hóa của một dân tộc, một quốc gia. - Thanh lịch, văn minh luôn là hai khái niệm đi song hành với nhau, hỗ trợ, bổ sung cho nhau để tạo nên một giá trị văn hóa cao đẹp trong cốt cách của một con người, một dân tộc. 2. Một số biểu hiện của một người thanh lịch, văn minh. - Nho nhã trong cách ăn uống. - Lịch sự, tinh tế khi ăn mặc. - Sạch sẽ, gọn gàng và khéo léo trong cách bài trí nơi ở. - Nhã nhặn, lễ phép trong lời ăn, tiếng nói. - Hòa nhã, lịch thiệp và tôn trọng người khác khi giao tiếp, ứng xử (trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội) - Đĩnh đạc trong tác phong, - Thân thiện với thiên nhiên, môi trường - Có ý thức gìn giữ và bảo vệ các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử. 3. Nét đẹp văn hóa truyền thống của người Hà Nội trong cách giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống hàng ngày. Khi nói đến nét đẹp văn hóa truyền thống của người Hà Nội xưa, có lẽ chúng ta sẽ phải tốn rất nhiều giấy mực,rất nhiều ngôn từ mà cũng không diễn tả được hết, chúng ta chỉ có thể cảm nhận được nét tinh tế, cảm nhận được tinh hoa của một nền văn hóa nghìn năm tuổi Có bao giờ chúng ta tự hỏi: Tại sao với mảnh đất Kinh kỳ, người ta nhắc nhiều đến ngày xưa như vậy? Phải chăng cái ngày xưa ấy à nét riêng có, không thể pha lẫn của đất Hà Thành. Người Hà Nội bao đời vẫn tự hào với lời ngợi khen: "Chẳng thơm cũng thể hoa nhài Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An". Page 10
  11. Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. Nét Tràng An ấy được khắc họa qua hình ảnh người Hà Nội đầy văn hóa. Bức tranh về Hà Nội xưa được hình dung qua những nét vẽ đẹp đẽ vô cùng: Nơi mà ở đó, nam hay nữ khi ra đường đều khoác lên mình chiếc áo dài truyền thống, dáng vẻ lịch thiệp, khoan thai; Nơi mà người ta nói chuyện với nhau nhẹ nhàng như hơi thở dịu dàng, lúc nào cũng lễ phép, kínhnhường; Nơi mà dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào họ cũng không so đo, kì kèo, không giận hờn, quát tháo. Thành phố lặng lẽ, êm đềm, cuộc sống dịu dàng quá đỗi. Bởi vậy mà hai chữ "thanh lịch" đã gắn liền với người Hà Nội tự lúc nào không hay. Nét Tràng An toát lên ngay tại chính từ lời ăn tiếng nói, từ văn hóa ứng xử ngày thường của người Hà Nội. Khi có khách tới chơi nhà, họ ân cần hỏi thăm, trong nhà có đồ gì ngon đều lấy ra mời khách. Họ duy trì lối sống rất giản dị, khiêm nhường, lối ứng xử, giao tiếp ân tình, mộc mạc, niềm nở. Bữa cơm hàng ngày không thực sự thịnh soạn, đủ đầy nhưng cách mọi người thể hiện trên mâm cơm thật khiến người khác nể trọng. Vào bữa cơm, con cháu lần lượt mời từ trên xuống, ai cũng ăn uống nhỏ nhẹ, từ tốn. Ông bà gắp miếng ngon cho khách rồi cho các cháu, bố mẹ lại gắp thức ăn cho ông bà. Trong bữa ăn, mọi người chỉ nói về những câu chuyện vui vẻ. Ai cũng để ý xem thức ăn có hợp khẩu vị với tôi không để lần sau có thể mời khách những món ăn ngon nhất, vừa miệng nhất. Người dân xứ kinh kỳ trọng tình làng nghĩa xóm, hiểu rõ tầm quan trọng của sự cố kết cộng đồng làng xã. Họ luôn có ý thức tạo lập, củng cố và thắt chặt những quan hệ ấy, họ nhận thức rõ sức mạnh của khối cộng đồng được gắn bó bởi sợi dây tình cảm. Người Hà Nội lấy chữ tình làm nguyên tắc ứng xử, luôn biết trọng danh dự và chữ tín. Trong giao tiếp ngày thường, họ quan tâm, hỏi han đến người khác, nhưng tuyệt nhiên không đàm tiếu, bình luận về chuyện của xóm giềng. Họ giúp đỡ nhau nhiệt tình, chân thật, không vụ lợi, tính toán. Đã là người dân Hà Thành thì không quản là cô bán hàng rong trên phố hay công nhân, viên chức, ta đều có thể dễ dàng nhận ra họ qua những nét ứng xử đẹp đẽ, thanh tao. Họ sẽ không bao giờ quên nói lời cảm ơn khi nhận được sự hỗ trợ, càng không quên nói câu xin lỗi vì phải cắt ngang lời ai đó. Người con gái xứ đế đô thùy mị, nết na, kín đáo từ cách ăn mặc đến lối cư xử, không khiến người khác phật lòng. Có người đã nói người Hà Nội thanh lịch khi xưa ấy đã lỗi thời, cuộc sống hiện tại không cho phép chúng ta sống chậm rãi để mà từ tốn, nhỏ nhẹ. Nhưng kỳ thực, chính nét Tràng An ấy đã hun đúc nên một nền "văn hóa Thăng Long" rất riêng, rất đáng tự hào của Thủ đô. Và chính cái nền tảng văn hóa ấy mới giúp con người và đất nước ta ngày một phát triển hơn. Tôi nghĩ rằng, chúng ta hãy luôn hội nhập và phát triển, hãy luôn học hỏi tiếp thu cái mới, cái văn minh hiện đại trên nền tảng của một truyền thống văn hiến ngàn năm. Hãy luôn nhớ rằng dẫu cuộc sống có vội vã, bon chen thì người Tràng An vẫn gìn giữ, bảo tồn nét thanh lịch ngàn đời. Và dù xã hội có phát triển Page 11
  12. Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. đến đâu đi chăng nữa, mỗi chúng ta dẫu có phải là người dân đất kinh kỳ hay không, hãy luôn giữ nét văn hóa đáng trân trọng ấy, giữ từ những điều giản dị nhất, từ lời ăn tiếng nói, hãy cứ mộc mạc, ân tình, hãy dùng tình cảm để làm nguyên tắc cư xử với nhau. Bởi suy cho cùng, những nét Hà Nội nhất cũng là những nét văn hoá đặc trưng nhất của người Việt chúng ta. Gìn giữ hôm nay, để ngày mai ta không phải với vọng nó trong miền ký ức về một thời đã qua. Hà Nội sẽ còn phát triển nhanh hơn nữa, mạnh hơn nữa, nhưng nét văn hóa Hà Thành thì vẫn luôn còn lại mãi với thời gian! 4. Những phương diện cần giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. Qua nghiên cứu và qua kinh nghiệm thực tế, tôi thấy để gìn giữ và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của người Hà Nội xưa, chúng ta cần giáo dục học sinh các nội dung sau (Trong đề tài này, tôi tập trung nói đến các phương pháp giáo dục cách giao tiếp ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội): 1.1. Giáo dục học sinh hiểu đúng về thanh lịch, văn minh – nét đẹp của người Hà Nội. 1.2. Giáo dục về cách ăn, uống của người Hà Nội. 1.3. Giáo dục về cách ăn mặc của người Hà Nội. 1.4. Giáo dục về tác phong của người Hà Nội 1.5. Giáo dục về nơi ở của người Hà Nội. 1.6. Giáo dục về cách giao tiếp ứng xử: - Trong gia đình. - Trong nhà trường. - Ngoài xã hội. 1.7. Giáo dục về cách giao tiếp, ứng xử: - Khi tham gia giao thông. - Với môi trường tự nhiên. - Với các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Page 12
  13. Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. SƠ ĐỒ MÔ TẢ Thanh lịch, văn minh Cách ăn uống của người Hà Nội Nét đẹp của người Hà Nội GIÁO DỤC NẾP SỐNG Trang phục của người Hà Nội THANH LỊCH, VĂN MINH Nơi ở của người Hà Nội CHO HỌC Tiếng nói của người Hà Nội SINH HÀ NỘI Giao tiếp, ứng xử : Khi Với Với di Trong Trong Ngoài tham môi tích, gia nhà xã hội gia trường danh đình trường giao tự thắng thông nhiên Page 13
  14. Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. II. Thực trạng của vấn đề: Hiện nay, những bộn bề, lo toan của cuộc sống hối hả hiện đại đã tác động nhiều đến việc giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc, của người dân chốn Kinh kỳ xưa. Nhiều học sinh không coi trọng việc rèn luyện cách giao tiếp ứng xử, thường có xu hướng đua đòi, bắt chước những thói hư tật xấu theo phong trào, a dua theo các bạn xấu.Nguyên nhân là do các con chưa có đủ kiến thức, chưa đủ hiểu biết để phân tích cái đúng, cái sai và chưa được rèn luyện cách giải quyết, xử lý vấn đề khi đối diện với những thói hư tật xấu, với những tình huống xẩy ra trong cuộc sống hàng ngày. Việc giáo dục kỹ năng sống trong đó có việc giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh đặc biệt là học sinh Hà Nội chưa thực sự được chủ trọng quan tâm và chưa được các nhà giáo dục nhận thức một cách đúng đắn và nghiêm túc. III. Các biện pháp đã tiến hành: Dựa trên những thực trạng của vấn đề, tôi nhận thấy, việc giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội là một việc vô cùng quan trọng và cần thiết. Nó cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc, thực hiện một cách đồng thời cùng với các môn học khác và cần được thực hiện đồng bộ trong phạm vi gia đình, lớp học, trường học, để tạo một môi trường giáo dục đúng nghĩa, để học sinh được rèn luyện một cách thường xuyên, liên tục dần dần hình thành kỹ năng giao tiếp, ứng xử văn hóa. Và trên hết, nó sẽ được nâng tầm lên thành nét đẹp văn hóa trong giao tiếp ứng xử của học sinh. Như vậy, chúng ta mới có thể vừa gìn giữ vừa phát triển tinh hoa văn hóa của Thủ đô ngàn năm văn hiến ; mới có thể đào tạo được thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước vừa hồng vừa chuyên, vừa có tài vừa có đức như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Chính vì vậy, tôi mạnh dạn đề xuất một số phương án trong cách giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội như sau : - Bản thân luôn coi trọng việc giao tiếp ứng xử với mọi người xung quanh : Phụ huynh, học sinh, đồng nghiệp, lao công, bảo vệ, có cách giao tiếp, ứng xử hòa nhã, thân thiện, hòa đồng, tôn trọng, để làm gương cho học sinh. Page 14
  15. Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. - Treo các khẩu hiệu, pano, tranh ảnh xung quanh lớp học, trường học để tạo không khí, thúc đẩy học sinh có ý thức tu dưỡng rèn luyện đạo đức trong lối sống, trong cách sống hàng ngày, hàng giờ, phấn đấu rèn luyện không ngừng nghỉ. - Lồng ghép những tình huống thực tế vào trong nội dung bài học để học sinh tự giải quyết → học sinh khác nhận xét, bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình → giáo viên phân tích, hướng dẫn và giúp học sinh định hướng hành động và cách giải quyết đúng đắn, hợp lý, có văn hóa. - Thường xuyên chia sẻ với học sinh những vấn đề thực tế cuộc sống, chia sẻ kinh nghiệm trong cách xử lý và giải quyết các tình huống thường gặp sao cho khéo léo, tế nhị mà vẫn chân thành. - Thường xuyên tổ chức hoặc hướng dẫn học sinh tổ chức các chương trình kỹ năng sống, trong đó có các chương trình về giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh. Hướng dẫn học sinh không chỉ thực hiện giao tiếp, ứng xử có văn hòa mà còn biết cách tuyên truyền cho các bạn khác cùng thực hiện. - Luôn coi trọng và thực hiện nghiêm túc tài liệu : Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. Đây là một tài liệu rất có ý nghĩa với cả học sinh và giáo viên. Thông qua việc nghiên cứu tài liệu này, tôi cũng dần hoàn thiện mình hơn trong cách giao tiếp, ứng xử với mọi người xung quanh. Vì vậy tôi cũng muốn tuyên truyền đề bạn bè, đồng nghiệp cùng hiểu và thực hiện việc dạy học theo tài liệu này một cách nghiêm túc không chỉ là trách nhiệm mà hơn hết là thực hiện nó với một sự say mê và tâm huyết. Sau đây, tôi sẽ trình bày cụ thể các biện pháp và phương pháp đã tiến hành : Page 15
  16. Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. Phương pháp làm gương. Phương pháp tạo môi trường. Phương pháp tích hợp, lồng ghép vào các môn học. Phương pháp tâm sự, chia sẻ. Phương pháp tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Phương pháp giáo dục chính khóa. Phương pháp thu thập thông tin phản hồi từ học sinh Page 16
  17. Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. Phần 1: Phương pháp làm gương cho học sinh Tôi nhận thức được rằng, các nhà giáo dục cần thực hiện tốt cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” Đây là cuộc vận động có ý nghĩa to lớn trong toàn ngành giáo dục cũng như đối với mỗi giáo viên. Chính vì vậy, mỗi chúng ta cần có cách giao tiếp ứng xử thanh lịch, văn minh để học sinh nhìn vào đó mà noi theo. Đó là một trong những phương pháp giáo dục thiết thực và hiệu quả nhất, bởi thầy cô là những người dìu dắt, dạy dỗ học sinh những điều hay lẽ phải. Nhưng nếu chúng ta chỉ dạy lý thuyết suông mà không có hành động và việc làm cụ thể thì đấy là phản giáo dục. Điều đó sẽ khiến học sinh không còn niềm tin vào thầy cô và sẽ không tiếp thu những kiến thức khác nữa. Người ta thường nói, học phải đi đôi với hành, lời nói cần phải đi đôi với việc làm. Điều này luôn đúng trong mọi trường hợp. Chính vì vậy, ngoài việc cung cấp cho học sinh những kiến thức về cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh, tôi luôn luôn đề cao và coi trọng cách cư xử, cách đối nhân xử thế với mọi người xung quanh, đặc biệt là cách giao tiếp với học sinh. Tôi luôn thực hiện theo phương pháp sau: - Thân thiện nhưng nghiêm khắc với học sinh. - Chan hòa, chân thành với đồng nghiệp. - Tôn trọng những người lớn tuổi. - Chuẩn mực, khéo léo, tế nhị khi giao tiếp với phụ huynh. Qua đó, học sinh có thể nhìn nhận, tiếp thu được cách giao tiếp, ứng xử đúng ựm c và noi theo. Tóm lại, phương pháp làm gương giúp học sinh có cái nhìn trực quan về nếp sống thanh lịch, văn minh trong giao tiếp, ứng xử hàng ngày với mọi người xung quanh. Đây là phương pháp mang lại hiệu quả cao và nhanh chóng. Chúng ta có thể hình dung phương pháp làm gương này qua sơ đồ sau: Học sinh hành Học sinh quan Thầy cô giáo động đúng, noi sát, ghi nhớ, làm gương. theo thầy cô giáo. tiếp nhận. Thầy cô kiểm tra, đánh giá và giúp học sinh điều chỉnh hành vi đúng chuẩn mực giao tiếp ứng xử có văn hóa. Page 17
  18. Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. Phần 2: Phương pháp tạo môi trường Có thể nói, môi trường giáo dục đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tiếp thu kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho học sinh bởi môi trường có tác động trực tiếp và thường xuyên đối với học sinh. Những học sinh thường xuyên học tập trong một môi trường có cách giao tiếp ứng xử đẹp thì bản thân học sinh đó cũng sẽ có ý thức phấn đấu, rèn luyện để thích nghi với môi trường học tập của mình. Đó cũng là cách để học sinh tự rèn luyện cách giao tiếp ứng xử thanh lịch, văn minh. Vì vậy, tôi luôn khuyến khích học sinh xây dựng các phong trào thi đua để hướng ứng các cuộc vận động của ngành giáo dục, trong đó có cuộc vận động: “Nhà trường văn hóa – Nhà giáo mẫu mực – Học sinh thanh lịch” Hay cuộc vận động “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” Cách làm như vậy, vừa giúp thầy cô và học trò cùng cố gắng phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện bản thân, vừa giúp cho tình thầy trò thêm gắn bó bền chặt. Hơn nữa, qua đó còn gây được sự hứng thú và ham thích đối với học sinh, khích lệ học sinh nỗ lực hơn, hăng hái tham gia các phong trào tập thể để rèn luyện thêm các kỹ năng sống cần thiết trong đó có kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa. Và để động viên, thúc đẩy các phong trào trên đạt hiệu quả tốt, một phần không thể thiếu đó là các “cổ động viên nhiệt tình” đó chính là các khẩu hiệu, pano, tranh ảnh về nét đẹp văn hóa trong giao tiếp, ứng xử. Tất cả những điều này như một lời nhắc nhở hàng ngày cho học sinh, không ngừng nỗ lực phấn đấu, rèn luyện về phong cách sống. MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG LỚP HỌC Lớp học Bảng tin được trang của lớp trí rất thật sinh động độc đáo. và ý nghĩa. Tóm lại, một môi trường giao tiếp ứng xử đẹp sẽ góp phần rất lớn vào việc đào tạo nên những con người thanh lịch, văn minh của Thủ đô ngàn năm văn hiến. Page 18
  19. Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. Phần 3: Phương pháp tích hợp, lồng ghép vào các môn học Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi chúng ta đều phải giao tiếp, ứng xử mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh, Chính bởi thế, ngoài các phương pháp đã nêu ở trên, tôi mạnh dạn đề xuất phương pháp lồng ghép, tích hợp việc giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh vào các môn học chứ không chỉ dừng lại ở môn Văn học, môn Giáo dục công dân. Với mỗi môn học, trong các tiết học, chúng ta có thể đưa ra những tình huống thực tế liên quan đến nội dung bài học. Hoặc trong tiết học có những tình huống sư phạm, chúng ta có thể kết hợp xử lý tình huống để giáo dục luôn cho học sinh về cách nghĩ, cách làm và cách sống. Chúng ta có thể giải quyết tình huống ngay trong tiết học nếu thời gian cho phép và phù hợp với nội dung của tiết học hoặc sẽ giải đáp cho học sinh vào giờ nghỉ giải lao. Tóm lại, nếu học sinh thường xuyên được tiếp xúc và xử lý các tình huống thực tế về cách giao tiếp ứng xử trong tất cả các môn học, từ tất cả các thầy cô giáo giảng dạy thì tôi tin chắc rằng chúng ta sẽ bồi dưỡng các thế hệ học sinh trở thành những chủ nhân Thăng Long vừa hồng vừa chuyên, những con người thanh lịch, văn minh của mọi thời đại. Văn học Toán Âm nhạc Giáo dục cách giao tiếp, ứng Tích hợp Lịch sử Vật lý Mỹ thuật xử thanh lịch, văn minh cho Hóa học Thể dục GD công dân học sinh Hà Lồng ghép Nội Địa lý Tiếng anh Sinh học Tin học Công nghệ Page 19
  20. Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. Phần 4: Phương pháp tâm sự, chia sẻ Học sinh trong giai đoạn cấp THCS có những đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi rất riêng. Nếu các thầy cô giáo không hiểu tâm lý học sinh sẽ không có phương pháp giáo dục phù hợp và kết quả giảng dạy sẽ không cao. Học sinh trong lứa tuổi này thường không thích quát mắng mà ưa nói nhẹ nhàng, phân tích giảng giải để các con hiểu được vấn đề và tự mình nhận thức, rồi chuyển thành hành động, việc làm cụ thể. Nếu chúng ta áp dụng phương pháp áp đặt có thể sẽ gây ra sự phản kháng, chống đối trong học sinh. Như vậy, không những không thu được kết quả tốt khi giáo dục cách giao tiếp ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh mà còn có thể gây phản tác dụng, khiến học sinh càng bất mãn và có những cách cư xử không đúng mực. Vậy phương pháp được xem là tối ưu khi áp dụng với học sinh trong giai đoạn này là: hãy cố gắng làm bạn với học sinh. Các thầy cô hãy chân thành, tâm sự, chia sẻ với học sinh, tạo được niềm tin với học sinh. Khi học sinh đã tin tưởng và xem thầy cô giáo không chỉ là người thầy mà còn là người bạn lớn thì các con cũng sẽ mạnh dạn tâm sự, chia sẻ những khúc mắc, những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày với thầy cô. Qua đó, thầy cô có thể giáo dục học sinh cách giải quyết tình huống, cách xử lý sao cho khéo léo, vừa tế nhị vừa lịch thiệp. Từ đó học sinh có thể tự giải quyết các vấn đề khác của mình trong cuộc sống. Phương pháp này đồi hỏi các thầy cô phải thực sự tâm huyết, phải yêu nghề mến trẻ mới có thể thu được kết quả mong muốn. Tâm sự Thầy Học Người bạn cô sinh Người bạn giáo Chia sẻ Page 20
  21. Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. Phần 5: Phương pháp tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp Một trong những đặc điểm rất quan trọng của học sinh trong độ tuổi THCS là sự ham thích hoạt động. Dường như việc học qua các trò chơi luôn thu hút đặc biệt và gây được nhiều hứng thú đối với các con. Kiến thức và kỹ năng mà các con thu được qua các trò chơi luôn nhiều hơn so với phương pháp học truyền thống tẻ nhạt (đọc - ghi). Người ta thường nói: Học một cách vui vẻ chính là chơi và hơi có ích chính là học. Hay ông cha ta xưa vẫn có câu: Học mà chơi, chơi mà học. Hiểu được điều này, tôi đã áp dụng phương pháp tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh tự tìm hiểu, tự trau dồi kỹ năng sống, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa. Với phương pháp này, tôi đã thực hiện theo quy trình như sau: Xây dựng một nhóm học sinh → Tạo thành nhóm hoạt động phong trào (Có phân công nhiệm vụ cụ thể) Hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch các chương trình theo từng tuần, từng tháng với các chủ đề khác nhau (Có bản kế hoạch dán trên lớp) Với từng chương trình cụ thể, hướng dẫn học sinh: (Có bản kế hoạch dán trên lớp) 1. Tìm hiểu nội dung cho chương trình. 2. Lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp với đối tượng, quy mô, địa điểm, 3. Xây dựng chương trình chi tiết: - Phân công công việc. - Thời gian tập luyện. - Thời gian tổng duyệt. - Thời gian tổ chức chương trình. 4. Tổ chức chương trình. Rút kinh nghiệm sau chương trình Page 21
  22. Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. Việc giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội hiện nay cũng được tổ chức qua các chương trình và giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện theo quy trình trên. Chúng ta có thể cho học sinh tổ chức trong các tiết học của các môn khác nhau hay vào các giờ sinh hoạt lớp, các tiết hoạt động ngoại khóa hoặc tổ chức các chương trình tọa đàm có quy mô lớn hơn. Ví dụ: Hình ảnh học sinh tổ chức chương trình tọa đàm về cách giao tiếp, ứng xử trong quan hệ bạn bè Phương pháp này có rất nhiều ưu điểm: - Học sinh được hoạt động nhiều → phát huy được tính chủ động, tích cực của học sinh - Học sinh được tự tìm hiểu kiến thức. - Qua các hoạt động, học sinh rèn được: + Kỹ năng xây dựng kế hoạch khoa học. + Kỹ năng tổ chức chương trình. + Kỹ năng điều hành, phân công công việc. + Kỹ năng hoạt động nhóm, Page 22
  23. Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. Phần 6: Phương pháp giáo dục chính khóa Với thực trạng về cách giao tiếp, ứng xử hiện nay của học sinh THCS nói riêng và của thanh thiếu niên nói chung, tôi thiết nghĩ, việc giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh cần phải được coi trọng như các tiết học chính khóa. Điều này hoàn toàn có thể thực hiện được khi mỗi giáo viên chúng ta ý thức đầy đủ và thực hiện nó không chỉ là trách nhiệm mà còn là tâm huyết và tình cảm của người thầy đối với những thế hệ học trò thân yêu. Nhìn rộng và xa hơn nữa, đó còn là cách chúng ta gìn giữ và phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc, của xứ Kinh kỳ ngàn năm văn hiến, để nó có thể trường tồn với thời gian và không gian. Bản thân tôi đã thực hiện việc này rất nghiêm túc và đã tổ chức những tiết học cho học sinh. Kết quả là học sinh rất hào hứng, say mê và có ý thức trong việc tu dưỡng, rèn luyện mình trở thành một học sinh thanh lịch, văn minh, xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước. Tôi đã thực hiện hai tiết dạy giáo dục cách giao tiếp, ứng xử cho học sinh và được đánh giá cao về chất lượng và hiệu quả. (Có hai giáo án kèm theo cuối SKKN) Page 23
  24. Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. Phần 7: Phương pháp thu thập thông tin phản hồi từ học sinh → điều chỉnh phương pháp cho phù hợp Một trong những yếu tố rất quan trọng để thu được hiệu quả cao trong công tác giảng dạy đó là tiếp nhận thông tin phản hồi từ học sinh để nắm bắt được kiến thức, kỹ năng và phương pháp mình áp dụng khi giáo dục học sinh đã phù hợp với đối tượng học sinh chưa. Và mục tiêu mình đặt ra đạt được bao nhiêu phần trăm (học sinh tiếp thu được bao nhiêu kiến thức, kỹ năng, biết vận dụng kiến thức được học vào thực tế ở mức độ vận dụng thấp, vận dụng cao hay vận dụng linh hoạt, ). Trên cơ sở những thông tin có được, chúng ta sẽ quyết định duy trì hay bổ sung hay thay đổi kiến thức, kỹ năng, phương pháp khác cho phù hợp hơn với đối tượng học sinh, phù hợp với từng trình độ học sinh. Mục đích cuối cùng là giúp học sinh hình thành nhân cách tốt qua việc rèn luyện cách giao tiếp, ứng xử hàng ngày. Để thu thập thông tin phản hồi, chúng ta có thể sử dụng các hình thức sau: - Trao đổi trực tiếp với học sinh. - Tiếp nhận thông tin một cách gián tiếp thông qua một đối tượng khác. - Sử dụng phiếu khảo sát. - Sử dụng phiếu bài tập kiểm tra, Thầy cô Truyền đạt kiến thức, kỹ năng, phương pháp giáo Học sinh Thông tin phản hồi (Tiếp (Điều chỉnh) nhận) Page 24
  25. Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. IV. Hiệu quả của SKKN: Đề tài SKKN trên tôi đã áp dụng đối với học sinh khối 7 của một trường THCS và đã thu được kết quả tương đối tốt. Qua phiếu khảo sát và qua thực tế tôi đưa ra bảng thống kê như sau Số học sinh có cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh trong trường học (học sinh khối 7), trước và sau khi áp dụng đề tài SKKN Lớp Trước khi áp dụng đề tài SKKN Sau khi áp dụng đề tài SKKN Số học sinh có cách giao tiếp Tỉ lệ % Số học sinh có cách giao tiếp Tỉ lệ % ứng xử thanh lịch, văn minh ứng xử thanh lịch, văn minh 7A 35/52 67,3% 50/52 96,1% 7B 40/53 75,4% 52/53 98,1% 7C 35/50 70% 49/50 98% 7D 38/54 70,3% 52/54 96,3% 7E 45/54 83,3% 53/54 98,1% 7G 46/53 86,7% 53/53 100% Rất nhiều học sinh đã có cách giao tiếp ứng xử đẹp trong cuộc sống hàng ngày hơn thế nữa, nhiều học sinh đã có ý thức tự giác tuyên truyền để các bạn khác cùng thực hiện nếp sống thanh lịch, văn minh trong giao tiếp, ứng xử. Đây là nền tảng cơ sở để chúng ta kế thừa, gìn giữ và phát huy những nét đẹp văn hóa mang đậm bản sắc của dân tộc, để nó mãi là niềm tự hào của người dân Việt Nam, của Thủ đô văn hiến. Page 25
  26. Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. PHẦN III: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Trên đây chỉ là một vài kinh nghiệm nhỏ tôi đã rút ra được trong quá trình giảng dạy của mình, cũng như học hỏi thêm kinh nghiệm từ đồng nghiệp. Việc giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội là một việc làm quan trọng, cấp thiết và có ý nghĩa to lớn. Bản thân tôi, là một giáo viên trẻ, cũng chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệmnên tôi tự nhận thấy đề tài SKKN của mình còn chưa thực sự hoàn chỉnh. Nhưng với đề tài này, tôi tự nhận thấy một vài ưu điểm sau: - Giúp học sinh hiểu được nét đẹp văn hóa của người Hà Nội xưa. - Giúp học sinh ý thức được tầm quan trọng của việc cần tu dưỡng rèn luyện để có nếp sống thanh lịch, văn minh, đặc biệt là trong cuộc sống hội nhập và phát triển hiện nay. - Rèn cho học sinh cách xử lý các tình huống trong cuộc sống, cách giao tiếp tế nhị, khéo léo và cách cư xử đẹp, có văn hóa với mọi người xung quanh. - Học sinh nhận thức và có cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch văn minh với mọi người đồng thời tuyên truyền cho các bạn khác cùng thực hiện, góp phần xây dựng một môi trường văn hóa giao tiếp, ứng xử. - Nhiều học sinh nhận thức được giao tiếp ứng xử đẹp không chỉ là trách nhiệm mà thực hiện nó với một tình cảm chân thành và một niềm vui, niềm hạnh phúc. - Giúp học sinh rèn thêm nhiều kỹ năng sống khác, Page 26
  27. Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. 2. Kiến nghị: Đề tài SKKN trên đây của tôi đã được áp dụng và đã có hiệu quả thực tế, tuy nhiên chưa đạt được hiệu quả 100%, vì: - Một số học sinh do đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi đang lớn, muốn thể hiện cái tôi cá nhân, nên chưa ý thức sâu sắc việc cần thiết phải rèn luyện cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh. Một số khác có thực hiện nhưng còn mang tính chất chống đối, chưa tự giác. - Thêm nữa, do cuộc sống hiện đại với sự bùng nổ của mạng xã hội, nhiều nguồn thông tin xấu chưa được kiểm duyệt về nội dung đã nhanh chóng lan tràn trên mạng xã hội và học sinh tiếp xúc với các nội dung đó rất nhanh. Trong khi đó các con vẫn chưa có đủ kiến thức, kỹ năng để phân tích và quyết định hành động. Vì vậy, có thể khi còn ở môi trường giáo dục, các con rất hiểu về cách giao tiếp ứng xử có văn hóa nhưng khi ra ngoài xã hội lại bị bạn bè dụ dỗ, lôi kéo nên quên mất những kiến thức, kỹ năng đã được thầy cô dạy bảo. - Chính bởi thế, trong đề tài SKKN này, tôi nghĩ chúng ta cần phải áp dụng đồng thời cả 6 phương pháp trên và thực hiện một cách thường xuyên, liên tục, để củng cố và tiếp tục giáo dục những học sinh trên có nếp sống thanh lịch, văn minh, có cách cư xử có văn hóa trong gia đình, nhà trường và cả ngoài xã hội. - Tôi là một giáo viên trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm → chưa hình dung và bao quát được hết các tình huống thực tế, các phương pháp có thể áp dụng để giúp nhiều học sinh có cách cư xử đẹp, có lối sống văn minh. Từ đề tài SKKN này tôi sẽ tiếp tục thu thập những ý kiến đóng góp của bạn bè, của đồng nghiệp và của cả học sinh để bổ sung cho đề tài SKKN này được hoàn chỉnh hơn. Tôi cũng mong các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp đóng góp thêm ý kiến cho tôi để để tài SKKN được bổ sung, chỉnh sửa và đạt được hiệu quả cao hơn. Tôi mong đề tài của mình được áp dụng rộng rãi hơn đối với học sinh ở nhiều lứa tuổi khác nhau để kiểm nghiệm và thu được những phản hồi hữu ích từ phía học sinh và để hoàn thiện SKKN này. Page 27
  28. Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. 3. Bài học kinh nghiệm: Qua quá trình giảng dạy thực tế và qua quá trình áp dụng SKKN tôi nhận thấy rằng, việc tu dưỡng rèn luyện về cách giao tiếp ứng xử thanh lịch, văn minh không chỉ cần thiết đối với học sinh mà trên thực tế nó cũng rất có ích cho những nhà làm giáo dục. Tôi tự nhận thấy rằng: bản thân mình cũng cần phải tự trau dồi nhiều kiến thức thực tế, kỹ năng xử lý tình huống và kinh nghiệm cuộc sống nhiều hơn nữa để tự hoàn thiện mình và có thêm nhiều phương pháp hay, bổ ích trong giáo dục kỹ năng sống đặc biệt là kỹ năng giao tiếp ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. Việc giáo dục này cần phải được tiến hành đồng bộ, thường xuyên và liên tục mới có thể đạt được hiệu quả nhanh chóng. Ngoài việc tự nghiên cứu tài liệu, thống kê những kinh nghiệm thực tế của bản thân, tôi cũng nhận được nhiều sự giúp đỡ, đóng góp của đồng nghiệp, các cấp quản lý nhà trường, đặc biệt là sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong tổ, các giáo viên chủ nhiệm có nhiều năm kinh nghiệm. Vậy tôi xin được gửi tới họ những lời cảm ơn chân thành nhất! Page 28
  29. Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu: Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội – Cấp THCS – Lớp 6,7,8,9. 2. Tài liệu hướng dẫn: Hoạt động ngoài giờ lên lớp – Cấp THCS – Lớp 6,7,8,9. 3. Sách: Giáo dục công dân – Lớp 6,7,8,9. 4. Sách: Văn học – Lớp 6,7. 5. Các sách giới thiệu về nét đẹp văn hóa của người Hà Nội xưa. 6. Các sách hướng dẫn giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. 7. Một số tài liệu khác. 8. Nguồn tư liệu trên Internet. Page 29
  30. Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. Hà Nội, ngày 01/03/2017 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Page 30
  31. Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. Bài 2 - Tiết 1: GIAO TIẾP ỨNG XỬ TRONG GIA ĐÌNH A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp học sinh: I. Kiến thức: 1. HS hiểu được nét đẹp của Hà Nội xưa và nay: cảnh vật, con người, nét đẹp trong văn hóa giao tiếp ứng xử. 2. HS hiểu được thế nào là giao tiếp ứng xử, các yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếp ứng xử. 3. HS hiểu được nét thanh lịch văn minh trong giao tiếp ứng xử của người Hà Nội xưa. 4. Hs nắm được tổ chức gia đình của người Hà Nội (Các thế hệ trong một gia đình, quan hệ họ hang, những mối quan hệ của các thành viên trong gia đình). II. Kĩ năng: 1. Rèn kỹ năng, hành vi giao tiếp ứng xử thanh lịch văn minh đối với ông bà, cha mẹ. 2. Rèn kỹ năng xử lý các tình huống trong giao tiếp ứng xử của cuộc sống hàng ngày. III. Thái độ: 1. Có hướng điều chỉnh và có ý thức thực hiện hành vi giao tiếp ứng xử ở mức độ đúng, ầd n dần nâng lên hành vi giao tiếp ứng xử đẹp. Từ đó xây dựng, hình thành thói quen và lối sống đẹp. 2. Luôn có ý thức rèn luyện cách giao tiếp ứng xử thanh lịch, văn minh trong gia đình. Page 31
  32. Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. IV.Tích hợp liên môn:Môn Văn, Giáo dục công dân, Lịch sử, Âm nhạc, Mỹ thuật 1. Môn Văn: Ca dao, tục ngữ ca ngợi công ơn của ông bà, cha mẹ 2. Môn Giáo dục công dân: Giáo dục ý thức, trách nhiệm của con cháu đối với những người có công sinh thành và nuôi dưỡng mình thông qua cách giao tiếp ứng xử hàng ngày. 3. Môn Lịch sử: Tìm hiểu những nét đẹp của Hà Nội xưa về văn hóa truyền thống, nét hào hoa thanh lịch của người Hà Nội → Giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy cho muôn đời sau. 4. Môn Âm nhạc: Những ca khúc hay về Hà Nội, bài hát ca ngợi công ơn của cha mẹ, 5. Mỹ thuật: thể hiện tổ chức gia đình của người Hà Nội bằng mô hình cây, V. Phát triển năng lực của học sinh: - Năng lực giao tiếp ứng xử, kỹ năng thuyết trình, - Năng lực giải quyết tình huống thực tế trong giao tiếp ứng xử hàng ngày - Năng lực cảm thụ âm nhạc, hội họa, B. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phân tích, thuyết trình, đàm thoại - Nêu vấn đề, tạo tình huống, thảo luận nhóm - Giải quyết tình huống bằng tiểu phẩm, băng hình, - Hệ thống, tổng hợp: bài vè, ca dao, - Liên hệ thực tế C. SỰ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: 1. Thiết kế giáo án bằng phần mềm PP 2. Sưu tầm các tình huống giao tiếp ứng xử với ông bà và cha mẹ trong cuộc sống hàng ngày. 2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của giáo viên. D. BÀI MỚI Page 32
  33. Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. 1. Vào bài - Giới thiệu nét đẹp của Hà Nội (5’): - GV chiếu đoạn phim về vẻ đẹp của Hà Nội và con người Hà Nội. -GV hỏi: Con có cảm nghĩ gì khi xem đoạn băng trên? (HS phát biểu) - Gv thể hiện cảm xúc về Hà Nội: Hà Nội của chúng ta đẹp thật các con ạ! Nếu đi dọc theo những con phố ở Hà Nội, ta dễ dàng cảm nhận được cái đẹp rất riêng, chỉ Hà Nội mới có! Không chỉ đẹp về cảnh quan thiên nhiên, về kiến trúc nghệ thuật, về ẩm thực, hay trang phục mà Hà Nội còn đẹp ở những chiếc xe hàng hoa, và những thứ bình dị nhất. Hà Nội đẹp từng góc phố, con đường, từng hàng cây ghế đá, từng ánh mắt, nụ cười. Đặc biệt Hà Nội còn đẹp ở lời ăn tiếng nói của những con người hào hoa, thanh lịch. Một lối sống thanh lịch, văn minh luôn đi cùng những hành vi giao tiếp ứng xử có văn hóa. Đó là truyền thống, là giá trị tinh thần vô giá của người Hà Nội. Cho đến ngày nay, nét đẹp đó vẫn luôn là niềm tự hào của người Hà Nội. Tuy nhiên, thoảng đâu đó, trong nhịp sống hối hả, khẩn trương của cuộc sống hiện đại hôm nay, nét đẹp trong văn hóa giao tiếp ứng xử của người Hà Nội dường như cũng phôi pha ít nhiều. Đó là một nét thoáng buồn của Hà Nội cổ kính ngàn năm văn hiến. Chính vì thế, để nét đẹp của Hà Nội là trường tồn với thời gian, trong tiết học hôm nay cô trò mình sẽ cùng trao đổi về cách giao tiếp ứng xử của người Hà Nội. Vậy, trước hết con cần hiểu giao tiếp ứng xử là gì? (HS phát biểu) - GV chốt: Giao tiếp là hoạt động truyền tải thông tin từ người nói đến người nghe, ứng xử là một biểu hiện của giao tiếp. Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến giao tiếp: mục đích, đối tượng , nội dung, phương tiện, hoàn cảnh giao tiếp. →Khi giao tiếp ứng xử phải dung hòa các yếu tố này. - GV giới thiệu nét văn minh thanh lịch của người Hà Nội. -GV chuyển ý: Trong các mối quan hệ giao tiếp thì gia đình luôn là cái nôi giúp hình thành nhân cách của con người. → tìm hiểu cách giao tiếp, ứng xử của người Hà Nội trong gia đình, đầu tiên cần hiểu về tổ chức gia đình của người Hà Nội. Page 33
  34. Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. 2. Tiến trình bài mới PT HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HĐ CỦA HS NỘI DUNG GHI BẢNG Hoạt động 1 (6’) Hướng dẫn HStìm hiểu về tổ chức gia đình của người Hà Nội Phương pháp: Giao nhiệm vụ, làm việc nhóm, thuyết trình, tổng hợp. Thuyết - GV đã giao nhiệm vụ cho nhóm 1 tìm hiểu về tổ chức gia - HS trình bày I. Tổ chức gia đình của trình đình của người Hà Nội → Mời nhóm 1 lên trình bày. - Lớp theo dõi người Hà Nội. - GV nhận xét, khen ý tưởng sáng tạo của nhóm → Hỏi 1. Giao tiếp ứng xử xem học sinh nào sống trong gia đình hai thế hệ, trong gia với ông bà đình nhiều thế hệ? - GV chốt:dù trong gia đình hai thế hệ hay nhiều thế hệ thì - Lắng nghe các thành viên đều cần có một mối quan hệ hòa thuận ấm êm → quay lại hình ảnh cây tổ chức gia đình của người Hà Nội để nhấn mạnh: Như cái cây muốn có nhiều hoa thơm trái ngọt → cần được chăm bón cẩn thận để có mạch nhựa tốt lành + Gia đình cũng vậy, muốn bền vững, hưng thịnh, con cháu thành đạt → mỗi gia đình cần có nếp sống riêng (gọi là gia phong) Gia phong: chính là mối quan hệ giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh giữa các thành viên trong gia đình, là sợi dây vô hình liên kết các thành viên thêm yêu thương, gắn bó. Hoạt động 2 (15’) Hướng dẫn hs tìm hiểu cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh với ông bà Phương pháp: Đưa ra tình huống → phân tích → tổng hợp kiến thức → Rút ra bài học Page 34
  35. Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. - GV dẫn dắt: ông bà là người lớn tuổi → có nhiều đặc II. Giao tiếp ứng xử điểm (tâm lý, thói quen, sở thích, ) khác với chúng ta → thanh lịch, văn minh Khi giao tiếp ứng xử phải thật khéo léo → Hãy cùng xem trong gia đình hai bạn Khoa và Thảo trong tình huống sau đã làm được điều đó chưa. Video (Đoạn băng hình) - Theo dõi - GV hỏi: - Trả lời Con có nhận xét gì về cách cư xử của Khoa và Thảo đối với ông bà của hai bạn. Dựa vào đâu con có nhận xét như vậy? - GV dẫn dắt: Khoa và Thảo cư xử như vậy bởi các bạn ấy chưa hiểu được đặc điểm (tâm lý, sở thích, thói quen, ) của ông bà mình. Các con hãy giúp bạn chỉ ra những đặc điểm của ông bà mà - Trả lời chúng ta cần phải chú ý khi giao tiếp ứng xử để ông bà vui lòng. - GV nhận xét câu trả lời của HS. Máy - GV chốt đặc điểm của ông bà - Theo dõi Ông bà là những người thích truyền thống, hay nói về cái đã qua; Ông bà tuổi cao, hay đau yếu nên thích yên tĩnh; Thích sống có nền nếp ngăn nắp, rất trân trọng những kỷ vật cũ . - GV hỏi: - Trả lời Khi đã hiểu được đặc điểm của ông bà, nếu con là Khoa và Thảo, con sẽ cư xử với ông bà như thế nào? - GV nhận xét câu trả lời của HS. Page 35
  36. Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. - GV dẫn dắt: Qua đây cô rất vui vì các con đều biết cách - Lắng nghe cư xử đúng mực đối với ông bà. Các con biết không, ông bà nhiều tuổi nhưng sống rất tình cảm, yêu thương con cháu, tuổi già chỉ có con cháu là niềm vui chính. Vì thế, nếu cư xử không khéo, ta có thể làm ông bà cảm thấy tủi thân hoặc bị tổn thương, các con ạ. Con cháu thường rất ít khi đặt mình vào vị trí của ông bà để hiều ông bà nghĩ gì, cần gì. Và chắc hẳn, Khoa và Thảo cũng chưa hề biết điều này Video (Đoạn băng lời tâm sự của bà) - Theo dõi - GV hỏi: Đã có lúc nào con làm ông bà của mình buồn vì cách cư xử - Chia sẻ chưa đẹp của mình hay chưa? Con có sẵn sàng chia sẻ với cô và các bạn không? - GV chốt:Các con ạ! Cô tin là các con không phải là - Lắng nghe những người không biết yêu thương, kính trọng ông bà, mà đôi khi chỉ là do bất cẩn, vô tâm, vô tư mà chúng ta chưa chú ý đến lời ăn tiếng nói, cách cư xử của mình khiến ông bà buồn lòng. Nếu cứ như thế, chúng ta sẽ làm ông ba cô đơn trong chính ngôi nhà của mình, giữa con cháu mình đấy các con ạ! Vì thế hãy luôn nhớ, đối với ông bà, các con cần biết quan sát, lắng nghe và thấu hiểu, hãy luôn nhẹ nhàng và chừng mực, tôn kính với ông bà, các con có làm được không? - GV chuyển ý sang tìm hiểu về cha mẹ. Page 36
  37. Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. Hoạt động 3 (15’) Hướng dẫn hs tìm hiểu cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh với cha mẹ Phương pháp: Giao nhiệm vụ, trình bày, sử dụng tiểu phẩm tình huống → phân tích → giải quyết vấn đề → rút ra bài học - GV dẫn dắt: Để có cách giao tiếp ứng xử thật đúng mực - Lắng nghe 2. Giao tiếp ứng xử với cha mẹ, các con cần hiểu được công ơn sinh thành và với bố mẹ dưỡng dục của cha mẹ →được vun đắp lòng biết ơn chân thành sâu sắc. Đây chính là nền tảng giúp các con biết nói thế nào cho hay và làm thế nào cho đúng khi giao tiếp ứng xử với cha mẹ trong cuộc sống hàng ngày. Hát - GV giới thiệu nhóm 2 lên có phần trình bày để ca ngợi - Trình bày công ơn của cha mẹ đối với con cái (cô đã giao nhiệm vụ). - GV khen nhóm 2. - GV dẫn dắt: chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng đều hiểu, đều biết ơn công lao to lớn của cha mẹ. Nhưng trong cuộc sống hàng ngày, có đôi lúc chúng ta cũng vô tình làm cho cha mẹ phiền lòng mà không hề nhận ra, giống như một bạn học sinh trong tiểu phẩm sau đây: Tiểu - GV giới thiệu tiểu phẩm: Chuyện của Đức Anh - Diễn tiểu phẩm - GV hỏi: phẩm Qua đoạn tiểu phẩm vừa rồi, con có nhận xét gì về cách cư - Trả lời xử của người con đối với bố? Máy - GV nhận xét câu trả lời của HS → phân tích thêm về cách - Lắng nghe cư xử chưa đúng của bạn học sinh trong tiểu phẩm. Page 37
  38. Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. + Khi bố đi làm về, không quan tâm hỏi han xem bố có mệt không chỉ chăm chăm nghe nhạc và nghịch máy tính + Ăn nói cộc lốc với bố + Nói với bố là ở trường không có chuyện gì (nhưng lại lẩm nhẩm: dại gì mà nói với bố để phải nghe một bài giáo huấn à) + Đòi hỏi bố mua cho điện thoại đắt tiền để đua đòi theo bạn bè mà không quan tâm xem bố mẹ kiếm tiền có vất vả không + Cãi lời bố khi bố góp ý + Bỏ đi trong khi đang nói chuyện với bố ➔ Đức Anh chưa biết yêu thương, kính trọng, chưa biết quan tâm và sẻ chia cùng cha mẹ, phải không các con. - Trả lời - GV hỏi: Nếu con là Đức Anh, con sẽ cư xử như thế nào? Tổ - GV nhận xét câu trả lời của HS. - Tổ chức chức - GV giới thiệu nhóm 3 lên tổ chức chương trình để HS chương trình chương được xử lý các tình huống thực tế, thường gặp. (cô đã giao trình nhiệm vụ → Nhóm 3 có chương trình riêng và các câu hỏi tình huống ) TÌNH HUỐNG 1: Hôm đó là sinh nhật bạn, đã muộn mà một số bạn vẫn chưa về. Mẹ gọi bạn ra và nói: Đã muộn rồi, con bảo các bạn về nghỉ để mai còn đi học. Lúc đó bạn sẽ nói gì với mẹ bạn? Page 38
  39. Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. - GV nhận xét cách cư xử của các bạn qua tình huống 1. TÌNH HUỐNG 2: Bạn rất quý mến một bạn khác giới trong lớp nhưng chưa bao giờ nói với cha mẹ về điều đó. Hôm đó, cha bạn vô tình cầm được bức thư bạn bày tỏ tình cảm với người bạn kia. Bố rất giận và nói với bạn: Bố rất buồn vì con, ở tuổi này, các con phải tập trung học hành, không được để ý đến - Lắng nghe chuyện tình cảm như thế này. - GV phân tích tình huống 2: Các con có tình cảm quý mến với một bạn khác giới ở độ tuổi này cũng là điều hết sức bình thường, đó là tình cảm đáng trân trọng. Quan trọng là các con phải nhận thức - Lắng nghe đúng và hãy cố gắng giữ nó là một tình cảm trong sáng và có thể trở thành động lực giúp các con học tập tốt hơn. vì vậy các con đừng ngại chia sẻ với bố mẹ về điều này. Khi bố mẹ biết việc này, đừng giận dỗi và cho rằng bố mẹ đã can thiệp vào chuyện riêng tư của mình và cũng đừng tìm cách nói dối vòng vo.Bởi đó không phải là một cách giải quyết tốt cho vấn đề này. Hãy nói với bố mẹ rằng: đúng là con rất yêu quý bạn đó nhưng con sợ bố mẹ không ủng hộ nên con chưa dám nói. Nhưng bây giờ bố đã biết thì con xin kể mọi chuyện và rất muốn nghe lời khuyên của bố. Page 39
  40. Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. - Lắng nghe - GV Chốt cuối hoạt động: Các con ạ, mọi chuyện trong cuộc sống, dù có phức tạp đến đâu thì cũng đều có cách giải quyết nếu ta nhận thức đúng và có những lời nói chân thành, khéo léo. Hãy luôn nhớ rằng, cha mẹ không chỉ là những người đã sinh ra ta mà còn thực sự là những người bạn lớn của ta. Trong cuộc sống, không thể tránh khỏi những lúc con cái và cha mẹ có những bất đồng, mâu thuẫn nhưng cha mẹ bao giờ cũng là những người thương yêu các con nhất. Dù còn bé thơ hay khi đã trưởng thành, dù thành công hay khi vấp ngã, thì gia đình luôn là bến đỗ bình yên nhất mà Video mỗi chúng ta đều có thể tìm về trong vòng tay, trong những - Theo dõi lời ru ấm áp của mẹ cha - Lắng nghe (Đoạn băng hình về công lao cha mẹ) - GV nhấn mạnh: Các con ạ, chúng ta cần nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất và thật xấu hổ biết nhường nào cho những ai không biết yêu thương kính trọng, không biết quan tâm sẻ chia với cha mẹ mình, phải không các con. Hoạt động 4: Củng cố - Hướng dẫn về nhà (4’) Phương pháp: ôn luyện, thực hành, chuẩn bị - GV chốt toàn bài và hướng dẫn về nhà: Page 40
  41. Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. Như vậy, cô và các con vừa tìm hiểu xong cách giao tiếp ứng xử thanh lịch văn minh với ông bà, với cha mẹ. Trong cuộc sống thực tế, còn rất nhiều tình huống giao tiếp ứng xử khác nữa nhưng cô tin qua tiết học hôm nay các con đã trang bị cho mình những kỹ năng giao tiếp ứng xử không chỉ đúng mà còn đẹp, phải không nào! - Ghi nhớ - GV hướng dẫn về nhà. - GV dẫn dắt: để giúp các con ghi nhớ cách cư xử đẹp đối với ông bà, cha mẹ, cô có một món quà bất ngờ dành tặng Vè cho các con. Bài vè của lớp - Lắng nghe - GV chốt lời kết bài: tiết học của chúng ta đã khép lại nhưng cô tin chắc rằng tấm lòng của mỗi chúng ta đều đang rộng mở với tràn ngập tình cảm yêu thương ông bà, cha mẹ, cô mong rằng tình cảm đó sẽ có sức lan tỏa đến các con. Hãy biến yêu thương thành lời nói và cách ứng xử đẹp để xứng đáng với tình yêu thương vô bờ bến mà ông bà, cha mẹ đã dành cho chúng ta. Sau cùng, xin dành lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy cô và cảm ơn tất cả các con. Page 41
  42. Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. Bài 3: GIAO TIẾP ỨNG XỬ TRONG NHÀ TRƯỜNG (Tiết 1) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh: I. Kiến thức: 1. Hiểu được nét đẹp văn hóa trong giao tiếp ứng xử của người Hà Nội. 2. Hiểu được truyền thống của nhà trường với bề dày thành tích của thầy và trò. 3. Hiểu được nét thanh lịch văn minh khi giao tiếp ứng xử trong quan hệ thầy trò, quan hệ bạn bè. II. Kĩ năng: Rèn kỹ năng, hành vi giao tiếp ứng xử thanh lịch văn minh trong quan hệ thầy trò, quan hệ bạn bè hàng ngày. III. Thái độ: 3. Có ý thức thực hiện hành vi giao tiếp ứng xử ở mức độ đúng. 4. Từ việc hiểu được ý nghĩa, giá trị của cách giao tiếp ứng xử đẹp, có hướng điều chỉnh, hình thành thói quen và lối sống đẹp trong quan hệ giao tiếp ứng xử với thầy cô và bạn bè. 5. Trân trọng, ủng hộ và làm theo những hành vi đẹp, phê phán những hành vi chưa chuẩn mực trong giao tiếp ứng xử. IV. Tích hợp liên môn:Văn, GDCD, Lịch sử, Âm Nhạc, Mỹ thuật, V. Phát triển năng lực của học sinh: - Năng lực giao tiếp ứng xử, kỹ năng thuyết trình, - Năng lực giải quyết tình huống thực tế trong giao tiếp ứng xử hàng ngày Page 42
  43. Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. - Năng lực âm nhạc, hội họa, - Năng lực diễn xuất, đóng vai - Năng lực tổ chức, điều hành chương trình, hoạt động, B. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Phân tích, thuyết trình, đàm thoại. - Nêu vấn đề, tạo tình huống, thảo luận nhóm. - Giải quyết tình huống bằng tiểu phẩm, băng hình, - Hệ thống, tổng hợp. - Liên hệ thực tế. C. SỰ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên: - Thiết kế giáo án bằng phần mềm Powerpoint - Sưu tầm các tình huống giao tiếp ứng xử trong quan hệ thầy trò, bạn bè. - Băng hình, tranh ảnh, số liệu, - Cẩm nang giao tiếp ứng xử trong nhà trường. - Trang trí góc thanh lịch, văn minh của lớp. 2. Học sinh:Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của giáo viên. Page 43
  44. Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. D. BÀI MỚI: HOẠT ĐỘNG CỦA TÍCH HỢP HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN NỘI DUNG CHÍNH HỌC SINH LIÊN MÔN Hoạt động 1: Tìm hiểu nét đẹp của Hà Nội (2') - Mục tiêu: Giúp HS hiểu và cảm nhận được nét đẹp rất riêng của Hà Nội > Tự hào về người Tràng An. "Chẳng thơm cũng thể hoa nhài Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An!" - Phương pháp: Trực quan. - Tư liệu sử dụng: Video Nét đẹp của Hà Nội. - Kết quả: Video cảm nghĩ của HS về Hà Nội. - Các môn học được tích hợp: Mỹ thuật, Văn học, GDCD. - Chiếu video: Nét đẹp của Hà Nội. - Theo dõi. - Mỹ thuật: Cảm nhận cái NÉT ĐẸP CỦA HÀ NỘI (Tích hợp với Mỹ thuật) đẹp - Đưa ra câu hỏi: - Lắng nghe. ? Con có cảm nghĩ gì sau khi được nhìn - Nói lên cảm nghĩ của lại nét đẹp của một Hà Nội ngàn năm mình. văn hiến? - Văn học: HS sử dụng (Tích hợp với Văn học, GDCD) kiến thức về văn biểu cảm nói lên cảm nghĩ. - GDCD: Giáo dục ý thức gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa vô giá của dân tộc, của người Tràng An. Page 44
  45. Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. HOẠT ĐỘNG CỦA TÍCH HỢP HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN NỘI DUNG CHÍNH HỌC SINH LIÊN MÔN - GV dẫn dắt: Hà Nội đẹp ở lời ăn tiếng nói và cách cư xử > HS của Thủ đô cần rèn luyện cách giao tiếp ứng xử đặc biệt là: GIAO TIẾP ỨNG XỬ TRONG NHÀ TRƯỜNG (Tiết 1) Hoạt động 2: Tìm hiểu truyền thống trường THCS Thái Thịnh (5') - Mục tiêu: Giúp HS hiểu và tự hào về nhà trường. - Phương pháp: Phân công nhiệm vụ, làm việc nhóm, thuyết trình, tổng hợp. - Tư liệu sử dụng: Hình ảnh, video về truyền thống nhà trường. - Kết quả: Video cảm nghĩ của HS về mái trường thân yêu. - Các môn học được tích hợp: HĐNGLL, GDCD, Văn học. - Phân công nhóm 1 trình bày về truyền - Trình bày. 1. Tìm hiểu truyền thống trường THCS Thái Thịnh. thống nhà trường. (Tích hợp HĐNGLL) - Lắng nghe. a. Khung cảnh sư phạm. - Nhận xét, khen ngợi. - HĐNGLL: HS được tìm b. Thành tích của thầy, - Đưa ra câu hỏi: - Lắng nghe. hiểu về truyền thống nhà trò và nhà trường. ? Để xứng đáng với truyền thống trường. trường mình, con cần phải làm gì? (Tích hợp GDCD, Văn học) - GDCD: Giáo dục HS có ý thức: + Bảo vệ khung cảnh sư phạm. Page 45
  46. Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. HOẠT ĐỘNG CỦA TÍCH HỢP HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN NỘI DUNG CHÍNH HỌC SINH LIÊN MÔN + Tự hào về thành tích của thầy trò và nhà trường > rèn luyện về học tập và đạo đức. - Văn học: HS sử dụng kỹ năng thuyết trình trong văn nói. - GV dẫn dắt: Để xứng đáng với truyền thống nhà trường, HS cần có cách giao tiếp ứng xử thanh lịch văn minh với thầy cô. Hoạt động 3: Trao đổi về cách giao tiếp ứng xử trong quan hệ thầy – trò (20') - Mục tiêu: Giúp HS hiểu và biết cách giao tiếp ứng xử thanh lịch văn minh với thầy cô giáo. - Phương pháp: + Vấn đáp, thuyết trình. + Liên hệ thực tế, thị phạm. + Đưa ra tình huống > phân tích > tổng hợp kiến thức > rút ra bài học. + Hồi tưởng, nêu gương: HS cũ về trường thăm cô, tham dự tiết học. - Tư liệu sử dụng: + Hình ảnh cách chào hỏi; + Video cách chào thanh lịch, văn minh; + Video tình huống; + Video lời tâm sự của học sinh; + Video tri ân thầy cô; - Kết quả: Video cách giao tiếp ứng xử thanh lịch văn minh của HS với thầy cô giáo. Page 46
  47. Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. HOẠT ĐỘNG CỦA TÍCH HỢP HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN NỘI DUNG CHÍNH HỌC SINH LIÊN MÔN 2. Giao tiếp ứng xử - Dẫn dắt: Ông cha ta có câu: thanh lịch văn minh Tiên học lễ, hậu học văn. - Văn học: ca dao tục trong quan hệ thầy - trò. Lời chào cao hơn mâm cỗ - Lắng nghe. ngữ về lễ giáo phong tục > Chào hỏi rất quan trọng. chào hỏi của người Việt. (Tích hợp Văn học) Hàng ngày, HS đều thực hiện việc chào a. Chào hỏi thầy cô. hỏi thầy cô rất tốt, tuy nhiên vẫn còn một số bạn chưa thực sự để ý đến việc chào hỏi >Tìm hiểu cách chào hỏi. - Đưa ra yêu cầu: ? Con hãy nêu ra những cách chào thầy cô chưa đúng của một số bạn học sinh. - GDCD: HS chỉ ra biểu (Tích hợp GDCD) hiện chưa đúng, đẹp khi - Trả lời. chào thầy cô giáo. - Nhận xét câu trả lời. - Giới thiệu cách chào hỏi thanh lịch văn minh của người Hà Nội: - Lắng nghe. + Nét mặt: vui vẻ. + Ngôn ngữ: chuẩn mực phù hợp với - Lắng nghe. đối tượng giao tiếp. + Cử chỉ, hành động: lịch sự nhã nhặn. Page 47
  48. Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. HOẠT ĐỘNG CỦA TÍCH HỢP HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN NỘI DUNG CHÍNH HỌC SINH LIÊN MÔN - Từ cách chào hỏi đẹp trên > giới thiệu HS lên thực hiện cách chào mẫu - Chào mẫu. của HS đối với thầy cô giáo. - Nét mặt: tươi vui, rạng (Tích hợp Văn học, GDCD) rỡ. - Văn học: HS sử dụng - Cử chỉ, hành động: kỹ năng thuyết trình nghiêm túc, ớhư ng về trong văn nói. thầy cô, hơi cúi người. - GDCD: HS chỉ ra - Ngôn ngữ: đầy đủ câu, - Đưa ra câu hỏi: những biểu hiện đúng, thêm từ "ạ" cuối câu để Theo con, vì sao HS cần phải chào thầy đẹp khi chào thầy cô giáo thể hiện sự tôn trọng - Trả lời cô giáo một cách thanh lịch văn minh? (Tích hợp GDCD) - GDCD: HS hiểu ý - Nhận xét câu trả lời và chốt: nghĩa của việc chào hỏi Chào hỏi lễ phép không chỉ là trách - Lắng nghe. nhiệm mà còn thể hiện sự biết ơn, tôn kính thầy cô giáo. Page 48
  49. Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. HOẠT ĐỘNG CỦA TÍCH HỢP HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN NỘI DUNG CHÍNH HỌC SINH LIÊN MÔN - Lắng nghe. - Chuyển ý hướng dẫn HS tìm hiểu cách b. Cách cư xử với thầy cô. cư xử với thầy cô giáo. - Theo dõi. - Đưa ra đoạn băng hình tình huống với nội dung: HS có lời nói, hành động và thái độ chưa đúng mực với cô giáo. - Trả lời. - Đưa ra câu hỏi: ? Qua đoạn băng hình, con có nhận xét gì về cách cư xử của bạn học sinh đối với cô giáo? Nếu con là bạn, con sẽ làm thế nào? (Tích hợp GDCD) - Nhận xét, đánh giá. - Yêu cầu các nhóm nhận xét, đánh giá. - GDCD: + Phát hiện lời nói, hành động và thái độ chưa - Tổng hợp, chốt nội dung. - Lắng nghe, ghi bài. đúng ựm c của bạn HS - Không hài lòng về điều + Liên hệ bản thân, nêu gì > Bình tĩnh, lễ phép ra cách cư xử đúng, đẹp. hỏi lại thầy cô. - Khi thầy cô nhắc nhở > Tiếp thu, sửa chữa, cảm ơn thầy cô đã góp ý. - Khi chưa hiểu rõ về một sự việc > Không nên - GV chiếu video: Lời tâm sự của bạn đánh giá, bình luận không - Lắng nghe, cảm nhận. HS. hay về thầy cô. Page 49
  50. Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. HOẠT ĐỘNG CỦA TÍCH HỢP HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN NỘI DUNG CHÍNH HỌC SINH LIÊN MÔN - Giới thiệu HS cũ (chính là HS trong - Giao lưu. video) về giao lưu, chia sẻ với cả lớp, tặng thầy cô bài hát. (Tích hợp với Âm Nhạc) - Âm nhạc: Bài hát "Người thầy" của nhạc sĩ Nguyễn Nhất Huy + - Chuyển ý và tặng sách "Cẩm nang - Lắng nghe, nhận sách, Violon giao tiếp ứng xử trong nhà trường". cảm ơn cô. (Tích hợp với Mỹ thuật) - Mỹ thuật: trang trí sách - Chốt: - Lắng nghe. Cần rèn luyện cách cư xử > trở thành HS thanh lịch văn minh của Thủ đô ngàn năm văn hiến. - GV dẫn dắt: Ngoài cách giao tiếp ứng - Lắng nghe. xử với thầy cô, HS cần có cách giao tiếp ứng xử đẹp với bạn bè. Page 50
  51. Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. HOẠT ĐỘNG CỦA TÍCH HỢP HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN NỘI DUNG CHÍNH HỌC SINH LIÊN MÔN Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tìm hiểu về cách giao tiếp ứng xử thanh lịch văn minh trong quan hệ bạn bè (15') - Mục tiêu: Giúp HS hiểu và biết cách giao tiếp ứng xử thanh lịch văn minh với bạn bè. - Phương pháp: + Giao nhiệm vụ > Tổ chức chương trình. + Đưa ra tình huống > Phân tích > Đưa ra phương án giải quyết. + Hoạt động nhóm > Thuyết trình. - Tư liệu sử dụng: + Câu hỏi trắc nghiệm các tình huống khi giao tiếp ứng xử với bạn bè; + Video 2MC tổ chức chương trình về cách giao tiếp ứng xử với bạn bè; + Video tiểu phẩm tình huống; + Hình ảnh HS gửi các thông điệp đến các bạn. - Kết quả: Video cách giao tiếp ứng xử thanh lịch văn minh của HS với bạn bè. - Giới thiệu chủ đề 3. Giao tiếp ứng xử - Giới thiệu MC lên điều hành chương chương trình và các thanh lịch văn minh trình (Phân công nhóm 2 tổ chức phần thi + luật chơi + trong quan hệ bạn bè. chương trình) giám khảo. - Làm giám khảo cho các phần thi. - Hướng dẫn HS tổ chức phần 1: Bạn Phần 1: Bạn làm thế làm thế nào? Phần 1: Bạn làm thế nào? Nội dung 1: Giúp đỡ bạn nào? + Mục đích: Giúp HS cócách cư xử đẹp - Khi bạn bè gặp khó khi ủng hộ, giúp đỡ người khác. khăn. + Hình thức: câu hỏi trắc nghiệm. + Nội dung câu hỏi: Page 51
  52. Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. HOẠT ĐỘNG CỦA TÍCH HỢP HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN NỘI DUNG CHÍNH HỌC SINH LIÊN MÔN ? Trong lớp có một bạn nhà rất nghèo, cô giáo phát động phong trào “Tương - Trả lời: giơ biển. thân tương ái”. Bạn sẽ nói gì khi giúp đỡ bạn: (Tích hợp GDCD, Văn học) - GDCD: Biết tương trợ, A. Đây, tiền đây, cậu cầm lấy và mua giúp đỡ bạn. những thứ cậu thích, bạn bè cùng lớp - Văn học: Biết sử dụng với nhau cần gì phải khách sáo. những lời nói, cách biểu B. Đây là sách vở, đồ dùng học tập, đạt hợp lý để không làm quần áo mà bọn mình đã góp được, bạn tổn thương. đây đều là những thứ bọn mình vẫn đang dùng và tớ hy vọng rằng chúng sẽ giúp ích cho cậu. C. Tớ không biết nhà cậu có nghèo thật không nhưng cô đã phát động phong + Sẵn sàng giúp đỡ người trào nên tớ vẫn giúp cậu. Tớ tặng cậu - Lắng nghe. khác. cái cặp sách này, cặp sách của cậu rách + Nhưng giúp đỡ người hết rồi. khác không phải là ban D. Quà đây, cậu nhận đi. phát lòng thương hại. - Chốt đáp án, cho điểm các nhóm. + Cần khéo léo tế nhị, Các phương án A, C, D đều có ý đúng không làm người khác tủi nhưng chưa thể hiện cách cư xử đẹp thân. > chọn đáp án B (giúp đỡ một cách khéo léo, chân thành) Page 52
  53. Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. HOẠT ĐỘNG CỦA TÍCH HỢP HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN NỘI DUNG CHÍNH HỌC SINH LIÊN MÔN Nội dung 2: Cách cư xử khi bạn thân mắc khuyết điểm. + Mục đích: giúp HS có cách giải quyết hợp lý khi bạn thân mắc khuyết điểm. + Bạn thân > không bao + Hình thức: Tiểu phẩm (Nhóm 3) che, bỏ qua khuyết điểm - + Nội dung: Bạn thân sử dụng tài liệu -> giúp bạn tiến bộ và - Theo dõi. trong giờ kiểm tra, bạn sẽ làm gì? hoàn thiện mình. -Thảo luận đưa ra (Tích hợp với GDCD, Văn học) - GDCD: Không bao che + Chỉ ra lỗi sai, giúp bạn phương án giải quyết. mà chỉ ra khuyết điểm của sửa sai > yêu thương và bạn và giúp bạn tiến bộ. có trách nhiệm với bạn. - Văn học: Sử dụng lời nói, câu từ thuyết phục để bạn nhận ra sai lầm và sửa sai. - Chốt phương án giải quyết hợp lý - Lắng nghe. nhất, cho điểm. - Các nhóm trình bày, - Hướng dẫn HS tổ chức phần 2: Thông đưa ra thông điệp. điệp gửi bạn. + Mục đích: giúp HShi ểu, có cách giao tiếp ứng xử đẹp trên mạng xã hội. - Văn học: sử dụng kỹ + Hình thức: mỗi nhóm đưa ra một năng thuyết trình trước thông điệp có ý nghĩa theo chủ đề đã tập thể. cho, trong thời gian 1'. - Kỹ năng sống + kiến (Tích hợp Văn học, liên hệ kiến thức thức thực tế: về mạng xã thực tế, kỹ năng sống) hội, bạo lực học đường. Page 53
  54. Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. HOẠT ĐỘNG CỦA TÍCH HỢP HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN NỘI DUNG CHÍNH HỌC SINH LIÊN MÔN - Yêu cầu các nhóm tự chọn một vấn đề - Các nhóm trình bày, - Đừng vung tay, hãy cầm theo nội dung câu hỏi chương trình đưa đưa ra thông điệp. tay! ra > chuẩn bị trước ở nhà. - Thấy lời nói sai, đừng like bạn nhé! - Mạng xã hội chỉ là một phương tiện giao tiếp. Đừng để nó là tất cả cuộc sống của bạn. - GV nhận xét, cho điểm các nhóm. - MC tổng kết điểm. - Khen ngợi, trao quà. - Nhận quà. - Chốt: Bạn bè là nghĩa tương thân → - Lắng nghe, ghi bài. khi giao tiếp ứng xử, dù là trong môi trường nào cũng cần lựa lời nói, cách cư xử, sự quan tâm cụ thể đúng lúc, đúng chỗ, sao cho vừa khéo léo tế nhị mà vẫn chân thành. - Chuyển ý sang phần kết bài. - Lắng nghe. Hoạt động 5 : Kết bài – Hướng dẫn về nhà (3') - Mục tiêu: Giúp HS tổng hợp lại cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh với thầy cô, bạn bè. - Phương pháp: + Sử dụng hình ảnh trực quan. + Tổng hợp kiến thức. + Thuyết trình. - Tư liệu sử dụng: + Đồ dùng tự làm: Hình ảnh "Trao gửi yêu thương". + Video cô giáo nói về ý nghĩa của hình ảnh "Trao gửi yêu thương". - Kết quả: Bài viết cảm nghĩ của HS sau khi tham dự tiết học. Page 54
  55. Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. HOẠT ĐỘNG CỦA TÍCH HỢP HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN NỘI DUNG CHÍNH HỌC SINH LIÊN MÔN - Giới thiệu hình ảnh cô gửi thông điệp - Theo dõi. tới cả lớp. > Đính lên bảng tạo hình : trao gửi - Mỹ thuật: Cách tạo yêu thương. - Lắng nghe. hình, ghép hình. (Tích hợp với Mỹ thuật, GDCD, Văn - GDCD: học) + Tình cảm chân thành giúp ta có cách giao tiếp, ứng xử đẹp. + Cách giao tiếp, ứng xử đẹp lại bồi đắp thêm tình cảm đáng trân trọng. - Văn học: Sử dụng lời nói, câu từ biểu cảm thể hiện thông điệp đi vào lòng người để HS hiểu và thấm thía về nguồn gốc sâu xa của cách giao tiếp ứng xử thanh lịch, văn minh cần xuất phát từ tình cảm thật sự. Page 55
  56. Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. HOẠT ĐỘNG CỦA TÍCH HỢP HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN NỘI DUNG CHÍNH HỌC SINH LIÊN MÔN - Chốt: - Ghi nhớ. + Mọi cách giao tiếp ứng xử đẹp, thanh lịch, văn minh đều cần xuất phát từ tình yêu thương. + Tình cảm chân thành > cách cư xử đẹp và Cách cư xử đẹp > bồi đắp thêm tình cảm. - Hướng dẫn về nhà thông qua việc - Lắng nghe. phát động phong trào: "Học sinh 7G nói lời hay, cư xử đẹp!" > Tổng kết đánh giá phong trào vào dịp chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. (Tích hợp với HĐNGLL) - HĐNGLL: Thi đua lập thành tích chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam thể hiện sự Tôn sư trọng đạo. - Nhắn nhủ HS viết tiếp những trang - Lắng nghe. vàng trong sách cẩm nang bằng cách thực hiện tốt nếp sống thanh lịch văn minh trong giao tiếp ứng xử trong nhà trường. Page 56
  57. Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. *Hiệu quả chung của việc tích hợp liên môn trong bài học: a) Hiểu quả đối với học sinh: Tiết dạy đã được tiến hành dạy thử nghiệm tại các lớp 7A, 7B, 7C, 7D, 7E, 7G của trường THCS và đã thu được hiệu quả cao: + 100% học sinh các lớp nắm được kiến thức và kỹ năng đã đề ra trong mục tiêu bài học. + 100% học sinh các lớp đều hăng hái, sôi nổi và thích thú khi tham gia tiết học. + Sau tiết học, học sinh đều ý thức được việc giao tiếp ứng xử thanh lịch, văn minh với thầy cô, bạn bè và mọi người xung quanh. + Hàng ngày, học sinh đã giao tiếp, ứng xử đúng, đẹp mọi nơi, mọi lúc và thực hiện một cách tự giác, chân thành và tình cảm. - Từ việc thực hiện hàng ngày, học sinh đã ý thức được việc cần phải giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa khi giao tiếp ứng xử và tuyên truyền cho các bạn khác cùng thực hiện. b) Hiệu quả đối với giáo viên: - Giáo viên nhận thấy rất rõ thành công của bài học và hiệu quả thực tiễn của việc dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn trong việc giáo dục cũng như gìn giữ nét đẹp văn hóa giao tiếp ứng xử cho học sinh. - Thông qua hình thức dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn, giáo viên có cơ hội tiếp xúc, trau dồi và tích lũy thêm nhiều kiến thức của các môn học khác. - Qua sự thành công của bài học, giáo viên có ý thức vận dụng kiến thức liên môn trong nhiều môn học khác, trong nhiều giờ học khác và với nhiều đối tượng khác nhau. - Có thể hướng dẫn, chia sẻ với những giáo viên khác về việc dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn để nó có sức lan tỏa rộng rãi. Page 57
  58. Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. * Rút kinh nghiệm sau khi triển khai dạy thử nghiệm bài học: 1. Ưu điểm: - Đối với học sinh: + Giúp học sinh cảm thấy hứng thú hơn với bài học, dễ dàng tiếp nhận và ghi nhớ kiến thức. + Học sinh được tham gia nhiều hoạt động phong phú, bổ ích. + Dễ dàng tiếp nhận được nhiều kiến thức thực tế và có kỹ năng giải quyết các tình huống trong cuộc sống hàng ngày đặc biệt là trong giao tiếp, ứng xử. + Học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo và tự tin thể hiện ý kiến của mình. - Đối với giáo viên: + Biết thêm nhiều kiến thức của các môn học khác và kiến thức thực tế. + Có thêm kỹ năng và kinh nghiệm thiết kế một giờ học theo chủ đề tích hợp liên môn. 2. Nhược điểm: - Khối lượng kiến thức của bài học lớn và tích hợp nhiều môn học nên cần phải đầu tư nhiều thời gian và công sức để thiết kế nội dung và phương pháp hợp lý nhất vừa đảm bảo đủ kiến thức, vừa đảm bảo sự đa dạng, phong phú trong các hoạt động. - Khi tích hợp nhiều môn học cần tích hợp một cách khéo léo và linh hoạt mới đạt hiệu quả cao. 3. Biện pháp khắc phục: - Để phát huy được tối đa hiệu quả việc dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn, giáo viên cần có ý thức trau dồi kiến thức thường xuyên bởi nếu hiểu không đúng hoặc chưa đầy đủ sẽ làm lệch lạc hành vi và thái độ của học sinh. - Cần trao đổi, chia sẻ với đồng nghiệp về nội dung kiến thức và phương pháp tổ chức các hoạt động để xây dựng một tiết học sôi nổi, cuốn hút và bổ ích cho học sinh. - Cần thực hiện các tiết học theo chủ đề tích hợp liên môn thường xuyên và đều đặn với nhiều đối tượng và mở rộng phạm vi áp dụng. - Hiệu quả của bài học phụ thuộc nhiều vào nhận thức và hành động của học sinh nên giáo viên cần quan sát, dõi theo và có phương thức kiểm tra phù hợp để kịp thời điều chỉnh, giúp bài học hoàn thiện hơn. - Giáo viên cần là tấm gương về giao tiếp, ứng xử cho học sinh noi theo. Page 58