Phiếu bài tập khối 7 (từ 13/4 đến 18/4)

pdf 19 trang thienle22 3110
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu bài tập khối 7 (từ 13/4 đến 18/4)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphieu_bai_tap_khoi_7_tu_134_den_184.pdf

Nội dung text: Phiếu bài tập khối 7 (từ 13/4 đến 18/4)

  1. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN CẦU GIẤY TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRUNG HOÀ  PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (Từ 13/4/2020 đến 18/4/2020) 1. Toán học 7. Địa lí 2. Ngữ văn 8.Giáo dục công dân 3. Tiếng Anh 9. Công nghệ 4. Vật lí 10. Âm nhạc 5. Sinh học 11. Mĩ thuật 6. Lịch sử 12. Thể dục NĂM HỌC: 2019 - 2020 PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 13/4/2020 ĐẾN 18/4/2020) - 0 -
  2. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 5 NHÓM TOÁN 7 MÔN: TOÁN – KHỐI 7 NĂM HỌC 2019 – 2020 LUYỆN TẬP GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC ĐẠI SỐ LUYỆN TẬP ĐƠN THỨC I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ - Khái niệm đơn thức, đơn thức thu gọn, bậc của đơn thức. - Các chú ý trong SGK tr30, 31, 32(tập 2). - Cách tính giá trị của một biểu thức đại số. - Cách tìm bậc của một đơn thức, cách nhân hai đơn thức. II. BÀI TẬP A. TRẮC NGHIỆM: Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng trong các câu sau: 5 Câu 1. Giá trị của biểu thức 2x2 – 5x + 1 tại x = là: 2 A. –1 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 2. Giá trị của biểu thức P = 2(x – y)3 + y2 tại x = –2, y = –1 là: A. P = 1 B. P = 3 C. P = –1 D. –3 1 Câu 3. Phần hệ số của đơn thức 9x2. (–y)3 là: 3 A. 9 B. C. 3 D. –3 Câu 4. Tích của các đơn thức 7x2y7 ; (–3)x3y ; (–2) là: A. 42x5y7 B. 42x6y8 C. –42x5y7 D. 42x5y8 Câu 5. Bậc của đơn thức (–2x3).3x2y là: A. 3 B. 5 C. 6 D. 7 B. TỰ LUẬN Bài 1. HS làm bài 6, 9 trong SGK tr 28, 29; bài 12, 13 trong SGK tr32(tập 2) Bài 2. Tính giá trị của các biểu thức sau: 11 a. A = 2x2 + 8 tại x= − 1;x = ;x = − 22 b. B = x2 y2 + xy + x3 + y3 tại x = –1; y = 3 c. C = x3 – 2x2 + 1 biết 2x – 1 = 0 d. D = 3x2 + 2xy - y2 biết x = -2; y1= Bài 3. Tính giá trị của các biểu thức sau: a. E = (x67 + y - 2)(2y- 4) tại x = 100; y = 2 b. F = (x67+ y − 2)(x + y) − x − y1 + biết x + y = 0 4x− 3y x1 c. N = biết = x+ 2y y2 PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 13/4/2020 ĐẾN 18/4/2020) - 1 -
  3. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA Bài 4. Nhân các đơn thức sau rồi tìm bậc, phần hệ số, phần biến của các đơn thức nhận được: 2 2 4 1 2 2 2 a. (-2x y) .(5xy ) d. − xy .(3x yz ).(7xy ) 3 4 27 42 5 2 1 2 3 b. xy . xy e. (- 2x y). − x .(y z) 10 9 2 3 1 3 2 2 c. - x y f. (-4 y ) . bx (b là hằng số) 3 53 2 -9 2 Bài 5. Cho đơn thức: A = x y z . xy z 3 40 a. Thu gọn đơn thức A. b. Tìm bậc của đơn thức A. c. Xác định phần hệ số, phần biến của đơn thức A. d. Tính giá trị của A tại x=2;y=1;z=-1. e. Tại giá trị nào của x thì đơn thức A có giá trị là -6 biết rằng y = -1; z = 4. f. Chứng minh rằng A luôn nhận giá trị âm với mọi x 0; y 0;z 0. −1 Bài 6*. Hai đơn thức xy3 và 5x5 y có thể cùng có giá trị dương được không? Vì sao? 2 -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 13/4/2020 ĐẾN 18/4/2020) - 2 -
  4. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 5 NHÓM VĂN 7 MÔN NGỮ VĂN - KHỐI 7 NĂM HỌC 2019 – 2020 LUYỆN TẬP TIẾNG VIỆT: CÂU RÚT GỌN, CÂU ĐẶC BIỆT, TRẠNG NGỮ TẬP LÀM VĂN: CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH VÀ LUYỆN TẬP LẬP LUẬN CHỨNG MINH. A. Hướng dẫn học sinh luyện tập - Ôn tập kiến thức Tiếng Việt đã học: Câu đặc biệt, Câu rút gọn, Trạng ngữ. - Đọc lại bài Cách làm bài văn lập luận chứng minh và Luyện tập lập luận chứng minh. (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2). - Theo dõi và ghi chép lại các bài giảng trên truyền hình (Kênh 2 – Đài Truyền hình Hà Nội). - Hoàn thành phiếu luyện tập số 5. B. Luyện tập Phần I. Câu 1. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào về những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. (Hồ Chí Minh) a. Luận điểm của đoạn văn trên là gì? b. Em hãy nhận xét về cách đưa ra dẫn chứng trong đoạn trích. c. Câu văn in đậm gợi em nhớ tới câu tục ngữ nào đã học? Hãy giải thích câu tục ngữ đó. Câu 2. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: (1) Tinh thần yêu nước cũng như những thứ của quý. (2) Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng, dễ thấy. (3) Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương trong hòm. (4) Bổn phận của chúng ta là làm cho những thứ của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. (5) Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. (Hồ Chí Minh) a. - Em hãy chỉ ra các câu rút gọn trong đoạn trích trên. - Cho biết thành phần được rút gọn và thử khôi phục lại. Có nên khôi phục như vậy không? Vì sao? b. Từ những câu nói, bài văn, bài thơ của Bác mà em đã học, đã đọc, hãy cho biết vì sao những chân lý mà Bác đưa ra có thể “thâm nhập vào con tim và khối óc của hàng triệu người”? (Phạm Văn Đồng). PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 13/4/2020 ĐẾN 18/4/2020) - 3 -
  5. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA Phần II. Câu 1. Tìm ít nhất ba luận cứ chứng minh cho các luận điểm sau: a. Bác Hồ là người có lối sống giản dị mà thanh cao. b. Đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống. Câu 2. Lập dàn ý, viết đoạn văn nghị luân từ 10 đến 12 câu chứng minh nhận định: “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài”. (Hoài Thanh). Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất hai trạng ngữ và một câu đặc biệt. Lí giải vì sao em lại sử dụng trạng ngữ và câu đặc biệt đó. - HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 13/4/2020 ĐẾN 18/4/2020) - 4 -
  6. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 13/4/2020 ĐẾN 18/4/2020) - 5 -
  7. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 13/4/2020 ĐẾN 18/4/2020) - 6 -
  8. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3 NHÓM VẬT LÝ 7 MÔN: VẬT LÝ – KHỐI 7 NĂM HỌC 2019 - 2020 Tiết 25 - Chủ đề: Các tác dụng của dòng điện (tiếp) I. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI MỚI 1. HS đọc thông tin ở mục I – SGK trang 63: - Yêu cầu HS quan sát một số nam châm và trả lời: + Tại sao 2 đầu nam châm thường được sơn màu khác nhau(xanh,đỏ)? + Nam châm có tính chất gì? + Khi các nam châm ở gần nhau thì có hiện tượng gì xảy ra? - Tìm hiểu cấu tạo của nam châm điện (H23.1/SGK) và nêu tính chất của nam châm điện? 2. HS đọc thông tin ở mục II và quan sát H23.3 – SGK trang 64: - Kể tên các dụng cụ TN ở mạch điện H23.3. - Tìm hiểu: + Than là vật liệu dẫn điện hay cách điện?có màu gì? + Dung dịch đồng sunphat là chất cách dẫn điện hay cách điện? Dung dịch đồng sunphat có màu gì? Kim loại đồng có màu gì? + Đóng công tắc K, hãy dự đoán hiện tượng xảy ra đối với mạch điện? 3. HS đọc thông tin mục III – SGK trang 65: - Dòng điện đi qua cơ thể người có lợi hay có hại? - Nếu để dòng điện từ mạng điện sinh hoạt trực tiếp qua cơ thể người thì sao? II. LUYỆN TẬP Bài 1. Trắc nghiệm: Khoanh vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. 1. Vật nào dưới đây có tác dụng từ? A. Một pin còn mới đặt riêng trên bàn. C. Một cuộn dây dẫn đang có dòng điện chạy qua. B. Một mảnh nilông đã được cọ xát mạnh. D. Một đoạn băng dính. 2. Dòng điện không có tác dụng nào dưới đây? A. Làm tê liệt thần kinh. C. Làm nóng dây dẫn. B. Làm quay kim nam châm D. Hút các vụn giấy. 3. Khi cho dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn quanh lõi sắt non thì cuộn dây này có thể hút: A. các vụn nhôm. C. các vụn đồng. B. các vụn sắt. D. các vụn giấy viết. 4. Tác dụng hoá học của dòng điện khi đi qua dung dịch muối đồng sunfat được biểu hiện ở chỗ: A. làm dung dịch này nóng lên. B. làm dung dịch này bay hơi nhanh hơn. C. làm biến màu của hai thỏi than nối với hai cực của nguồn điện được nhúng trong dung dịch này. D. làm biến màu thỏi than nối với cực âm của nguồn điện được nhúng trong dung dịch này. PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 13/4/2020 ĐẾN 18/4/2020) - 7 -
  9. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA 5. Hoạt động của dụng cụ nào dưới đây dựa trên tác dụng từ của dòng điện? A. Ấm điện B. Quạt điện C. Đèn LED D. Nồi cơm điện Bài 2. Hãy kẻ đoạn thẳng nối mỗi điểm ở cột bên trái với một điểm ở cột bên phải trong khung dưới đây để chỉ ra sự phù hợp nội dung giữa chúng. Bài 3. Hãy ghép một đoạn câu ở cột bên trái với một đoạn câu ở cột bên phải để thành một câu hoàn chỉnh có nội dung đúng: 1. Bóng đèn bút thử điện phát sáng là do a) tác dụng từ của dòng điện. 2. Có thể mạ một lớp kim loại cho bề mặt của b) tác dụng nhiệt của dòng điện. các đồ vật là do c) tác dụng hoá học của dòng điện. 3. Cơ bị co khi có dòng điện đi qua là do d) tác dụng phát sáng của dòng điện. 4. Bóng đèn dây tóc phát sáng là do e) tác dụng sinh lí của dòng điện. 5. Chuông điện kêu liên tiếp là do Bài 4. Muốn mạ bạc cho một cái hộp bằng đồng thì ta phải làm cách nào? -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 13/4/2020 ĐẾN 18/4/2020) - 8 -
  10. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HOÀ PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3 NHÓM SINH 7 MÔN SINH HỌC – KHỐI 7 NĂM HỌC 2019 – 2020 Nghiên cứu SGK Sinh Học 7: bài 48,49,50,51 hoàn thành các nhiệm vụ học tập sau: I. TRẮC NGHIỆM 1. Phát biểu nào dưới đây về thú mỏ vịt là sai? A. Chân có màng bơi. B. Mỏ dẹp. C. Không có lông. D. Con cái có tuyến sữa. 2. Phát biểu nào dưới đây về kanguru là đúng? A. Con non bú sữa chủ động trong lỗ sinh dục. B. Có chi sau và đuôi to khỏe. C. Con cái có vú nhưng chưa có tuyến sữa. D. Vừa sống ở nước ngọt, vừa sống ở trên cạn. 3. Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau: Cá voi có cơ thể (1) , có lớp mỡ dưới da (2) và (3) gần như tiêu biến hoàn toàn. A. (1): hình chữ nhật; (2): rất mỏng; (3): chi trước B. (1): hình thoi; (2): rất mỏng; (3): lông C. (1): hình thoi; (2): rất dày; (3): lông D. (1): hình thoi; (2): rất dày; (3): chi trước 4. Ở dơi, giác quan nào sau đây rất nhạy bén? A. Thị giác. B. Xúc giác. C. Vị giác. D. Thính giác. 5. Thức ăn của cá voi xanh là gì? A. Tôm, cá và các động vật nhỏ khác. B. Rong, rêu và các thực vật thủy sinh khác. C. Phân của các loài động vật thủy sinh. D. Các loài sinh vật lớn. 6. Đặc điểm nào dưới đây có ở các đại diện của bộ Ăn thịt ? A. Có tuyến hôi ở hai bên sườn. B. Các ngón chân không có vuốt. C. Răng nanh lớn, dài, nhọn. D. Thiếu răng cửa. 7. Động vật nào dưới đây thuộc bộ Ăn sâu bọ ? A. Chuột chù và chuột đồng. B. Chuột chũi và chuột chù. C. Chuột đồng và chuột chũi. D. Sóc bụng xám và chuột nhảy. 8. Loài thú nào dưới đây không thuộc bộ Gặm nhấm ? A. Thỏ rừng châu Âu. B. Nhím đuôi dài. C. Sóc bụng đỏ. D. Chuột đồng nhỏ. 9. Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của khỉ hình người? A. Có túi má lớn. B. Không có đuôi. C. Có chai mông. D. Thích nghi với đời sống dưới mặt đất. 10. Phát biểu nào dưới đây về các đại diện của bộ Voi là đúng? A. Ăn thực vật (có hiện tượng nhai lại). PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 13/4/2020 ĐẾN 18/4/2020) - 9 -
  11. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA B. Bàn chân năm ngón và có móng guốc. C. Thường sống đơn độc. D. Da mỏng, lông rậm rạp. 11. Ngà voi là do loại răng nào biến đổi thành? A. Răng nanh. B. Răng cạnh hàm. C. Răng ăn thịt. D. Răng cửa. 12. Phát biểu nào dưới đây về thú móng guốc là đúng? A. Di chuyển rất chậm chạp. B. Diện tích chân tiếp xúc với đất thường rất lớn. C. Chân cao, trục ống chân, cổ chân, bàn và ngón chân gần như thẳng hàng. D. Đốt cuối của mỗi ngón chân có móng bao bọc gọi là vuốt. II. TỰ LUẬN: - Trình bày vai trò của lớp thú. - Hãy chỉ ra những đặc điểm chứng tỏ con người thuộc lớp thú - bộ linh trưởng. -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 13/4/2020 ĐẾN 18/4/2020) - 10 -
  12. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3 NHÓM LỊCH SỬ 7 MÔN LỊCH SỬ KHỐI 7 NĂM HỌC 2019-2020 Tiết 47: Kinh tế, văn hóa Đại Việt thế kỉ XVI-XVIII Học sinh nghiên cứu bài 23 sách giáo khoa để trả lời các câu hỏi sau: Phần I. Trắc nghiệm. Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng. Câu 1: Ở Đàng Ngoài, bọn cường hào đem cầm bán ruộng công đã làm cho đời sống của người nông dân như thế nào? A. Người nông dân mất đất, đói khổ, bỏ làng phiêu bạt. B. Người nông dân phải chuyển làm nghề thủ công. C. Người nông dân phải chuyển làm nghề thương nhân. D. Người nông dân phải khai hoang, lập ấp mới. Câu 2: Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý phía nam, đặt phủ Gia Định vào năm nào? A. Năm 1776. B. Năm 1771. C. Năm 1689. D. Năm 1698. Câu 3: Nguyên nhân nào hình thành một tầng lớp địa chủ lớn, chiếm nhiều ruộng đất ở Đàng Trong? A. Nông nghiệp Đàng Trong phát triển, điều kiện tự nhiên thuận lợi. B. Chúa Nguyễn có chính sách di dân khẩn hoang. C. Khuyến khích dân lưu vong trở về làm ăn. D. Thủ công nghiệp phát triển. Câu 4: Nhờ đâu nông nghiệp ở Đàng Trong phát triển mạnh mẽ vào thế kỉ XVII – XVIII? A. Nhờ khuyến khích nông dân sản xuất tại chỗ. B. Nhờ việc giảm tô, thuế. C. Nhờ khai hoang mở rộng diện tích nông nghiệp. D. Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên thuận lợi. Câu 5: Kẻ Chợ còn có tên gọi là gì? A. Thăng Long. B. Phố Hiến. C. Hội An. D. Thuận Hóa. Câu 6: Tại sao nửa sau thế kỉ XVIII các thành thị suy tàn dần? A. Chúa Trịnh, chúa Nguyễn thi hành chính sách hạn chế ngoại thương. B. Chúa Trịnh, chúa Nguyễn chỉ lo xây dựng cung vua, phủ chúa. C. Chúa Trịnh, chúa Nguyễn chỉ phát triển nông nghiệp. D. Chúa Trịnh, chúa Nguyễn thực hiện chính sách cấm chợ. Câu 7: Vào thế kỉ XVI – XVII, Nho giáo ở nước ta như thế nào? A. Được xem như quốc giáo. B. Được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại. C. Không hề được quan tâm. PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 13/4/2020 ĐẾN 18/4/2020) - 11 -
  13. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA D. Đã bị xóa bỏ hoàn toàn. Câu 8: Vì sao vào thế kỉ XVII – XVIII, đạo Thiên chúa nhiều lần bị chúa Nguyễn, chúa Trịnh ngăn cấm du nhập vào nước ta? A. Không phù hợp với cách cai trị dân của chúa Nguyễn, chúa Trịnh. B. Không phù hợp với làng quê Việt Nam. C. Đạo phật và Đạo giáo phát triển mạnh. D. Đạo Nho tồn tại ở nước ta. Câu 9: Trạng Trình là tên dân gian của ai? A. Lương Thế Vinh . B. Nguyễn Bỉnh Khiêm. C. Vũ Hữu. D. Lương Đắc Bằng. Câu 10: Truyện Nôm vào thế kỉ XVI – XVII thường mang nội dung gì? A. Viết về hạnh phúc con người, tố cáo những bất công xã hội và bộ máy quan lại thối nát. B. Phản ánh bất công và tội ác xã hội phong kiến. C. Vạch trần quan lại tham nhũng. D. Đã kích vua quan lại phong kiến, bênh vực quyền sống của phụ nữ. II. Tự luận Câu 1. Em hãy giải thích vì sao Hội An trở thành thương cảng lớn nhất Đàng Trong. Câu 2. Em hãy kể tên những làng thủ công có tiếng ở nước ta thời xưa và hiện nay mà em biết. -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 13/4/2020 ĐẾN 18/4/2020) - 12 -
  14. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3 NHÓM ĐỊA LÍ 7 MÔN: ĐỊA LÍ – KHỐI 7 NĂM HỌC 2019 - 2020 Em hãy nghiên cứu sách giáo khoa Bài 44: Kinh tế Trung và Nam Mĩ, hoàn thành nội dung sau: I. Tự luận Câu 1. Dựa vào hình 44.4, trình bày sự phân bố các cây trồng chính ở Trung và Nam Mĩ. Câu 2. Nêu sự bất hợp lí trong chế độ sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ. II. Trắc nghiệm Câu 1: Các công ty đã mua đất rộng lớn để lập đồn điền trồng trọt, chăn nuôi và chế biến xuất khẩu là nước A. Hoa Kì và Anh. B. Hoa Kì và Pháp. C. Anh và Pháp. D. Pháp và Ca-na-da. Câu 2: Do lệ thuộc vào nước ngoài nên ngành trồng trọt ở nhiều nước Trung và Nam Mĩ mang tính chất A. đa dạng hóa cây trồng. B. độc canh. C. đa phương thức sản xuất. D. tiên tiến, hiện đại. Câu 3: Hình thức sở hữu đất phổ biến trong nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ là A. hợp tác xã. B. trang trại. C. điền trang. D. hộ gia đình. Câu 4: Trên sườn núi Trung An-đét, người ta nuôi A. bò thịt, cừu. B. cừu, dê. C. dê, bò sữa. D. cừu, lạc đà Lama. Câu 5. Quốc gia Nam Mĩ đặc biệt trồng nhiều cà phê A. Bra-xin. B. Cô-lôm-bi-a. C. Pê-ru. D. U-ru-goay. Câu 6: Thành phần nào chiếm nhiều diện tích đất trồng nhất ở Trung và Nam Mĩ? A. Các công ti tư bản nước ngoài. B. Các đại điền chủ. C. Các hộ nông dân. D. Các hợp tác xã. Câu 7: Cây trồng chủ yếu của Cu Ba là A. bông. B. cà phê. C. mía. D. dừa. Câu 8: Nước có sản lượng cá biển lớn nhất Nam Mĩ là A. Cô-lôm-bi-a. B. Chi-lê. C. Xu-ri-nam. D. Pê-ru. Câu 9: Để giảm bớt sự bất hợp lí trong sở hữu ruộng đất, một số quốc gia Trung và Nam Mĩ đã không làm việc gì sau đây? A. Bán ruộng đất cho các công ti tư bản. B. Ban hành luật cải cách ruộng đất. C. Tổ chức khai hoang đất mới. D. Mua lại đất của điền chủ, các công ti tư bản chia cho dân. Câu 10: Những nước có ngành chăn nuôi bò thịt và bò sữa phát triển với quy mô lớn là A. Bra-xin, Ac-hen-ti-na, U-ru-goay, Chi-lê. B. Bra-xin, Ac-hen-ti-na, U-ru-goay, Pa-ra-goay. C. Bra-xin, Ac-hen-ti-na, Chi-lê, Pa-ra-goay. D. Bra-xin, Cô-lôm-bi-a, U-ru-goay, Pa-ra-goay. -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 13/4/2020 ĐẾN 18/4/2020) - 13 -
  15. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3 NHÓM GDCD 7 MÔN GDCD - KH Ố I 7 NĂM HỌC 2019-2020 *Lưu ý: Học sinh đọc và nghiên cứu SGK bài: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO và trả lời các câu hỏi dưới đây: Phần I. Trắc nghiệm. Khoanh tròn trước chữ cái đầu tiên của đáp án đúng. Câu 1: Thắp hương thờ cúng tổ tiên được gọi là gì? A. Tôn giáo C. Mê tín dị đoan B. Tín ngưỡng D. Truyền giáo Câu 2: Lòng tin vào một cái gì đó thần bí (thần linh, thượng đế, chúa trời) được gọi là gì? A. Tôn giáo B. Tín ngưỡng C. Mê tín dị đoan D. Công giáo Câu 3: Hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, với những quan niệm, giáo lí thể hiện rõ sự tín ngưỡng, sùng bái thần linh và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy được gọi là gì? A. Tôn giáo B. Tín ngưỡng C. Mê tín dị đoan D. Truyền giáo Câu 4: Hiện nay, một số gia đình vẫn thường đi xem bói. Việc làm đó được gọi là gì? A. Tôn giáo B. Tín ngưỡng C. Mê tín dị đoan D. Công giáo Câu 5: Tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên (tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phù phép) dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình, cộng đồng về sức khoẻ, thời gian, tài sản, tính mạng được gọi là gì ? A. Tôn giáo B. Tín ngưỡng C. Mê tín dị đoan D. Truyền giáo Câu 6: Hành vi nào sau đây thể hiện sự tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân? A. Ăn mặc luộm thuộm khi tham quan đền, chùa, nhà thờ B. Tuân theo những quy định của nhà chùa, nhà thờ khi vãn cảnh C. Hút thuốc lá trong đền, chùa, nhà thờ D. Cười nói ồn ào trong khu vực trang nghiêm của đền, chùa nhà thờ Câu 7: Ở Việt Nam, tôn giáo nào chiếm tỷ lệ lớn nhất? A. Phật giáo B. Thiên Chúa giáo C. Đạo Cao Đài D. Đạo Hòa Hảo Câu 8: Hành vi nào sau đây thực hiện đúng nhất quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo? A. Khuyên nhủ người khác theo tôn giáo mới B. Truyền bá tôn giáo trong nhân dân C. Chấp hành mọi chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 13/4/2020 ĐẾN 18/4/2020) - 14 -
  16. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA D. Thắp hương khấn vái tổ tiên, ông bà Câu 9: “Mùng năm mười bốn hai ba/ Đi chơi cũng thiệt huống là đi buôn” nói về yếu tố nào? A. Tôn giáo. B. Tín ngưỡng. C. Mê tín dị đoan. D. Truyền giáo. Câu 10: Thờ đức chúa, không thắp hương mà đi nghe giảng kinh đạo thuộc đạo nào? A. Đạo Tin lành. B. Đạo Thiên Chúa. C. Đạo Phật. D. Đạo Hòa Hảo. Phần II. Tự luận Câu 1. Chính sách tôn giáo và pháp luật của Nhà nước ta đã quy định như thế nào về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo? Câu 2. Anh Quang theo đạo A cùng với cả gia đình. Đến năm 22 tuổi muốn chuyển sang đạo B nhưng bố mẹ anh nhất định không chấp nhận. Bố anh Quang còn tuyên bố, nếu anh bỏ đạo A theo đạo B thì bố anh sẽ không còn coi anh là con nữa vì ông không muốn có đứa con bất hiếu không nghe lời bố mẹ. Theo em, Anh Quang sẽ làm thế nào để thực hiện quyết định của mình mà không trở thành người con bất hiếu trong mắt của bố mẹ? -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 13/4/2020 ĐẾN 18/4/2020) - 15 -
  17. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3 NHÓM CÔNG NGHỆ 7 MỐN: CÔNG NGHỆ 7 NĂM HỌC 2019 – 2020 Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa phần I Bài 30: “Vai trò và nhiệm vụ của chăn nuôi nuôi” và phần II Bài 31: “Giống vật nuôi” trả lời các câu hỏi sau: I. Tự luận Câu 1. Chăn nuôi có vai trò gì trong nền kinh tế nước ta? Câu 2. Giống vật nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi? II. Trắc nghiệm Câu 1. Vai trò của chăn nuôi trong nền kinh tế gồm: A. Cung cấp phương tiện di chuyển, sức kéo. B. Cung cấp lương thực, thực phẩm. C. Sản xuất vắc-xin. D. Cung cấp phương tiện di chuyển, sức kéo, cung cấp lương thực, thực phẩm, sản xuất vắc-xin. Câu 2. Sản xuất vắc-xin thường hay được thử nghiệm trên con vật nào? A. Lợn. B. Chuột. C. Tinh tinh. D. Gà. Câu 3. Con vật nuôi nào dưới đây là gia súc? A. Vịt. B. Gà. C. Lợn. D. Ngan. Câu 4. Bò không cung cấp được những sản phẩm nào sau đây? A. Trứng. B. Thịt. C. Sữa. D. Da. Câu 5. Con vật nuôi nào dưới đây là gia cầm? A. Vịt. B. Bò. C. Lợn. D. Trâu. Câu 6. Gà không cung cấp được những sản phẩm nào sau đây? A. Trứng. B. Thịt. C. Sữa. D. Lông. Câu 7. Con vật nào dưới đây không cung cấp sức kéo? A. Trâu. B. Bò. C. Dê. D. Ngựa. Câu 8. Năng suất trứng của giống gà Lơ go là: A. 150 – 200 quả/năm/con. B. 250 – 270 quả/năm/con. C. 200 – 270 quả/năm/con. D. 100 – 170 quả/năm/con. Câu 9. Năng suất sữa của giống bò Hà Lan là: A. 3500 – 4000 kg/chu kì ngày tiết sữa/con B. 1400 – 2100 kg/chu kì ngày tiết sữa/con C. 5500 – 6000 kg/chu kì ngày tiết sữa/con D. 5000 – 5500 kg/chu kì ngày tiết sữa/con Câu 10. Tỉ lệ mỡ trong sữa của giống bò Sin là: A. 7,9% B. 3,8% - 4% C. 4% - 4,5% D. 5% -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 13/4/2020 ĐẾN 18/4/2020) - 16 -
  18. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3 NHÓM ÂM NHẠC MÔN ÂM NHẠC - KHỐI 7 NĂM HỌC 2019-2020 1. Tìm hiểu về tác giả và nội dung bài hát “Khúc hát chim sơn ca”. 2. Tìm hiểu các kí hiệu âm nhạc có trong bài, phân chia đoạn, câu hát. 3. Từ bài hát, em có cảm nhận gì về thiên nhiên, cuộc sống quanh em? - HẾT – TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3 NHÓM MĨ THUẬT MÔN MĨ THUẬT - KHỐI 7 NĂM HỌC 2019 - 2020 Em hãy tìm hiểu và trả lời những câu hỏi sau: - Báo tường là gì? - Trên đầu báo tường thường có những nội dung gì? - Sưu tầm một số hình ảnh đầu báo tường thông qua các tài liệu khác nhau như báo, internet Chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau: - SGK, vở ghi - Giấy vẽ A4 - Bút chì, màu vẽ, tẩy -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 13/4/2020 ĐẾN 18/4/2020) - 17 -
  19. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3 NHÓM THỂ DỤC MÔN THỂ DỤC - KHỐI 7 NĂM HỌC 2019-2020 Câu 1. Giới thiệu cách đo đà và chạy đà trong nhảy xa. Câu 2. Em hãy thực hiện tại chỗ động tác đá lăng trước, đá lăng ngang, đá lăng sau (Mỗi động tác thực hiện 2 lần 8 nhịp). Câu 3. Thực hiện bật xa tại chỗ: Nam 6 lần, Nữ 4 lần. Câu 4. Em hãy thực hiện 8 động tác, vươn thở, tay, chân, lườn, bụng, phối hợp,thăng bằng, bật nhảy nằm trong nội dung bài thể dục với cờ (Mỗi động tác thực hiện 4 lần 8 nhịp). * Chuẩn bị đồ dùng trang phục giờ học: Quần áo thể dục, 2 cờ cầm tay. * Ghi chú: - Học sinh tập luyện hàng ngày lúc 16h30. - Yêu cầu phần thực hành học sinh quay lại video. - HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 13/4/2020 ĐẾN 18/4/2020) - 18 -