Phiếu bài tập khối 7 (từ 20/4 đến 25/4)

pdf 19 trang thienle22 4750
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu bài tập khối 7 (từ 20/4 đến 25/4)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphieu_bai_tap_khoi_7_tu_204_den_254.pdf

Nội dung text: Phiếu bài tập khối 7 (từ 20/4 đến 25/4)

  1. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN CẦU GIẤY TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRUNG HOÀ  PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (Từ 20/4/2020 đến 25/4/2020) 1. Toán học 7. Địa lí 2. Ngữ văn 8. Công nghệ 3. Tiếng Anh 9. Âm nhạc 4. Vật lí 10. Mĩ thuật 5. Sinh học 11. Thể dục 6. Lịch sử NĂM HỌC: 2019 - 2020 PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 20/4/2020 ĐẾN 25/4/2020) - 0 -
  2. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 6 NHÓM TOÁN 7 MÔN: TOÁN – KHỐI 7 NĂM HỌC 2019 – 2020 LUYỆN TẬP ĐƠN THỨC ĐỒNG DẠNG ÔN TẬP CHƯƠNG II (HÌNH HỌC) I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ * Đại số: - Khái niệm đơn thức đồng dạng. - Chú ý trong SGK tr33(tập 2). - Cách cộng, trừ các đơn thức đồng dạng. * Hình học - Trả lời các câu hỏi ôn tập chương II trong SGK tr139(tập 1) II. BÀI TẬP A. TRẮC NGHIỆM: Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng trong các câu sau: Câu 1. Đơn thức nào sau đây đồng dạng với đơn thức –3x³y²: 1 A. –3x²y³ B. – (xy)³ C. –2x³y² D. 0x3y² 3 Câu 2. Tổng của các đơn thức 3x²y³; –5x²y³; x²y³ là: A. –2x²y³ B. –x²y³ C. 5x²y³ D. 9x²y³ Câu 3. Đơn thức nào sau đây không đồng dạng với đơn thức (–5x²y²).(–2xy): A. 7x³y³ B. 4x³.6y³ C. 2xy.(–4x²y²) D. –x²y.2xy Câu 4. Cho tam giác ABC vuông cân tại A, có độ dài AB = AC = a(cm). Độ dài cạnh BC là: a A. a(cm) B. 2a(cm) C. a 2 (cm) D. (cm) 2 Câu 5. Cho tam giác ABC có: A = 64°, B = 80°. Tia phân giác của góc BCA cắt AB tại D. Số đo của góc ACD là: A. 144° B. 72° C. 36° D. 18° B. TỰ LUẬN Bài 1. HS làm bài 18, 21 trong SGK tr 35; 36(tập 2) Bài 110 trong SBT trang 153(tập 1) Bài 2. Tìm các đơn thức đồng dạng với nhau trong các đơn thức sau: 2 1 − x3 y; −xy2 ; 5x2 y; −3x32 y. x y; 6xy2 ; 3 5 1 4 122 2x3 y; x52 y ; x2 y; (xy) x3 2 7 25 PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 20/4/2020 ĐẾN 25/4/2020) - 1 -
  3. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 20/4/2020 ĐẾN 25/4/2020) - 2 -
  4. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 6 NHÓM VĂN 7 MÔN NGỮ VĂN KHỐI 7 NĂM HỌC 2019 – 2020 LUYỆN TẬP TIẾNG VIỆT: CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG TIẾNG VIỆT: DÙNG CỤM CHỦ VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU A. Hướng dẫn học sinh luyện tập - Đọc lại bài Chuyển câu chủ động thành câu bị động và bài Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2). - Theo dõi và ghi chép lại các bài giảng trên truyền hình (Kênh 2 – Đài Truyền hình Hà Nội). - Hoàn thành phiếu luyện tập số 6. B. Luyện tập Phần I. Câu 1. Tìm câu bị động trong đoạn trích sau: “Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào rực hồng lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh Mặt trời xế trưa bị mây che lỗ đỗ. Những tia nắng dát vàng một vùng biển tròn, làm nổi bật những cánh buồm duyên dáng như ánh sáng chiếc đèn sân khấu khổng lồ đang chiếu cho các nàng tiên biển múa vui Chiều nắng tàn, mát dịu. Biển xanh veo màu mảnh chai. Núi xa tím pha hồng. Những con sóng nhè nhẹ liếm lên bãi cát, bọt sóng màu bưởi đào.” (Vũ Tú Nam) Câu 2. Đặt câu chủ động rồi chuyển sang câu bị động từ các từ, cụm từ sau: a. Chúng em; lớp học b. Vịnh Hạ Long; UNESCO c. Xuân Quỳnh; bài thơ “Tiếng gà trưa” d. Cô giáo; bạn Nam e. Bác lao công; sân trường Câu 3. Nhận xét về sắc thái ý nghĩa của 2 câu bị động sau: - Ngôi nhà ấy đã được người ta phá đi. - Ngôi nhà ấy đã bị người ta phá đi. Câu 4. Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi: (1)“Nhà máy sản xuất được nhiều sản phẩm có giá trị. Khách hàng quốc tế rất ưa chuộng các sản phẩm này.” (2)“Nhà máy sản xuất được nhiều sản phẩm có giá trị. Các sản phẩm này được khách hàng quốc tế rất ưa chuộng.” Trong hai trường hợp trên, trường hợp nào có sự liên kết giữa các câu tốt hơn? Vì sao? Câu 5. Hãy nêu ví dụ về một trường hợp mà vì lí do tế nhị, dùng câu bị động thì tốt hơn câu chủ động. PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 20/4/2020 ĐẾN 25/4/2020) - 3 -
  5. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA Phần II. Câu 1. Tìm cụm chủ vị (C-V) làm thành phần câu trong những câu sau đây và cho biết đó là thành phần gì trong mỗi câu? a. Những hình ảnh và thảm trạng ấy khiến mọi người xót thương và tìm cách giúp đỡ. b. Công việc này mong anh chị em sốt sắng gắng sức . c. Vừa tới nhà, tôi đã nhìn thấy một chiếc xe tải đỗ trước cổng. d. Khí hậu nước ta ấm áp cho phép ta quanh năm trồng trọt, thu hoạch bốn mùa. e. Con hãy nghĩ đến những cậu bé khuyết tật vẫn cố gắng đi học. f. Bức tranh của Trang bố cục rất hài hòa. Câu 2. Biến đổi mỗi cặp câu sau đây thành một câu có cụm C–V làm thành câu hoặc thành phần cụm từ (có thể thêm hoặc bớt những từ cần thiết hoặc thay đổi trật tự của câu nhưng không làm thay đổi nghĩa chính của câu và vế câu). a. Cánh đồng như một tấm thảm nhung xanh mướt. Nó chỉ muốn ngắm mãi mà không chán mắt. b. Con bé nhìn ra cửa sổ. Giữa bao nhiêu người, mẹ nó đang cố gắng giơ tay vẫy nó. c. Tiếng Việt rất giàu thanh điệu. Điều đó khiến lời nói của người Việt Nam ta du dương, trầm bổng như một bản nhạc. Câu 3. Bằng đoạn văn 10 đến 12 câu, em hãy kể cho các bạn nghe về một ngày sinh hoạt của mình ở nhà trong những ngày nghỉ học chống dịch Covid -19. Đoạn văn có sử dụng một câu bị động và một câu có cụm C-V làm thành phần (gạch chân, chú thích rõ). - HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 20/4/2020 ĐẾN 25/4/2020) - 4 -
  6. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 20/4/2020 ĐẾN 25/4/2020) - 5 -
  7. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 20/4/2020 ĐẾN 25/4/2020) - 6 -
  8. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 4 NHÓM VẬT LÝ 7 MÔN: VẬT LÝ – KHỐI 7 NĂM HỌC 2019 - 2020 Tiết 26 - Cường độ dòng điện. I/ HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI MỚI 1. HS đọc thông tin ở mục I – SGK trang 66: - Quan sát H24.1 – SGK trang 66 và nhận biết dụng cụ đo có tên gọi là Ampe kế. - Tìm hiểu về cường độ dòng điện ở mục 2.SGK trang 66: ý nghĩa, kí hiệu, đơn vị. 2. HS đọc thông tin ở mục II – SGK trang 66 và quan sát H24.2 – SGK trang 67 tìm hiểu Ampe kế. 3. HS đọc thông tin mục III – SGK trang 67: - Vẽ sơ đồ mạch điện H24.3 SGK trang 67. - Ôn lại cách đọc giá trị trên dụng cụ đo có vạch chia (GHĐ,ĐCNN). - Nêu cách mắc Ampe kế trong mạch điện để nó hoạt động được. - Dự đoán mối quan hệ giữa cường độ dòng điện và độ sang của bóng đèn khi có dòng điện chạy qua. II/ LUYỆN TẬP. Bài 1. Trắc nghiệm: Khoanh vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. 1. Ampe kế là dụng cụ dùng để làm gì? A. Để đo nguồn điện mắc trong mạch điện là mạnh hay yếu. B. Để đo lượng electron chạy qua đoạn mạch. C. Để đo độ sáng của bóng đèn mắc trong mạch. D. Để do cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch. 2. Đơn vị đo cường độ dòng điện là gì? A. niutơn (N) B. ampe(A) C. đêxiben(dB) D. héc(Hz) 3. Ampe kế trong sơ đồ mạch điện nào dưới đây mắc đúng? 4. Ampe kế có giới hạn đo là 50mA phù hợp để đo cường độ dòng điện nào dưới đây? A. Dòng điện đi qua bóng đèn pin có cường độ 0,35A. B. Dòng điện đi qua đèn điôt phát quang có cường độ là 28mA. C. Dòng điện đi qua nam châm điện có cường độ là 0,8A. D. Dòng điện đi qua bóng đèn xe máy có cường độ là 0,50A. PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 20/4/2020 ĐẾN 25/4/2020) - 7 -
  9. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA 5. Trong các mạch điện có sơ đồ dưới đây, các công tắc K ở chế độ được biểu diễn như sơ đồ mạch điện. Hỏi ampe kế mắc trong sơ đồ nào có chỉ số khác 0? Bài 2. Đổi đơn vị cho các giá trị sau đây: a. 0,35A = mA b. 425mA = A c. 1,28A = mA d. 32mA = A Bài 3. Hình bên vẽ mặt số của một ampe kế. Hãy cho biết: a. Giới hạn của ampe kế. b. Độ chia nhỏ nhất . c. Số chỉ của ampe kế khi kim ở vị trí (1). d. Số chỉ của ampe kế khi kim ở vị trí (2). Bài 4. Cho các sơ đồ mạch điện như hình dưới đây: a. Hãy ghi dấu (+) và dấu (-) cho hai chốt của ampe kế trong mỗi sơ đồ mạch điện trên đây để có các ampe kế mắc đúng. b. Hãy cho biết với các mạch điện có sơ đồ này thì khi đóng công tắc, dòng điện sẽ đi vào chốt nào và đi khỏi chốt nào của mỗi ampe kế được mắc đúng. -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 20/4/2020 ĐẾN 25/4/2020) - 8 -
  10. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 4 NHÓM SINH 7 MÔN SINH HỌC– KHỐI 7 NĂM HỌC 2019 - 2020 Nghiên cứu SGK Sinh Học 7: bài 55 và các ngành động vật đã học sau đó hoàn thành các nhiệm vụ học tập sau: I. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Phát biểu nào dưới đây về giới tính ở động vật là đúng? A. Nếu yếu tố cái có ở mọi cá thể thì được gọi là cá thể đơn tính. B. Nếu yếu tố đực có ở mọi cá thể thì được gọi là cá thể đơn tính. C. Nếu yếu tố đực và yếu tố cái có trên cùng một cá thể thì được gọi là cá thể lưỡng tính. D. Nếu yếu tố đực và yếu tố cái có trên hai cá thể khác nhau thì được gọi là cá thể lưỡng tính. Câu 2: Động vật nào dưới đây thụ tinh ngoài? A. Cá chép. B. Chim bồ câu. C. Rùa núi vàng. D. Thỏ hoang. Câu 3: Động vật nào dưới đây có tập tính đào hang, lót ổ để bảo vệ con? A. Thằn lằn bóng đuôi dài. B. Ếch đồng. C. Chim bồ câu. D. Thỏ hoang. Câu 4: Chim bồ câu có tập tính nuôi con như thế nào? A. Nuôi con bằng sữa diều, mớm mồi cho con. B. Nuôi con bằng sữa mẹ. C. Chỉ nuôi con bằng cách mớm mồi cho con. D. Con non tự đi kiếm mồi. Câu 5: Vì sao sự đẻ con lại được xem là hình thức sinh sản hoàn chỉnh hơn so với sự đẻ trứng? A. Vì trong sự đẻ con, phôi được phát triển trong cơ thể mẹ nên an toàn hơn. B. Vì trong sự đẻ con, phôi được phát triển trong cơ thể của bố nên an toàn hơn. C. Vì trong sự đẻ con, xác suất trứng gặp tinh trùng là thấp hơn. D. Cả A, B, C đều sai. Câu 6: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau: Hình thức sinh sản (1) không có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực với tế bào sinh dục cái trong sự (2) của trứng, ngược hẳn với hình thức sinh sản (3) . A. (1): vô tính; (2): sinh sản; (3): hữu tính B. (1): vô tính; (2): thụ tinh; (3): hữu tính C. (1): hữu tính; (2): thụ thai; (3): vô tính D. (1): hữu tính; (2): phát triển; (3): vô tính Câu 7: Động vật nào dưới đây phát triển qua biến thái? PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 20/4/2020 ĐẾN 25/4/2020) - 9 -
  11. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA A. Thằn lằn bóng đuôi dài. B. Chim bồ câu. C. Châu chấu. D. Thỏ rừng. Câu 8: Phát biểu nào dưới đây là đúng? A. Sự phát triển gián tiếp qua biến thái tiến bộ hơn sự phát triển trực tiếp (không có nhau thai). B. Sự đẻ con là hình thức sinh sản kém hoàn chỉnh hơn sự đẻ trứng. C. Sự thụ tinh ngoài tiến bộ hơn sự thụ tinh trong. D. Sự phát triển trực tiếp (có nhau thai) tiến bộ hơn sự phát triển trực tiếp (không có nhau thai). Câu 9: Ở động vật, sinh sản vô tính có hai hình thức chính là A. phân đôi cơ thể và mọc chồi. B. tiếp hợp và phân đôi cơ thể. C. mọc chồi và tiếp hợp. D. ghép chồi và ghép cành. Câu 10: Tập tính sinh sản nào dưới đây có ở thỏ hoang? A. Nuôi con bằng sữa diều. B. Nuôi con bằng sữa mẹ. C. Con non tự đi kiếm mồi. D. Mẹ mớm mồi cho con non. II. TỰ LUẬN Hãy lấy 01 ví dụ về cách thú non học tập các kĩ năng sống từ thú mẹ để có thể tồn tại trong tự nhiên (lấy ví dụ thực tế - ví dụ trong SGK chỉ dùng để tham khảo). Hoạt động đó có thể thấy ở các ngành động vật cấp thấp không? Vì sao? PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 20/4/2020 ĐẾN 25/4/2020) - 10 -
  12. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 4 NHÓM SỬ 7 MÔN LỊCH SỬ - KHỐI 7 NĂM HỌC 2019 - 2020 TIẾT 48: LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ Học sinh nghiên cứu các bài 19, 20, 23 sách giáo khoa để trả lời các câu hỏi sau: Phần I. Trắc nghiệm. Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng. Câu 1: Tình hình nông nghiệp ở Đàng Ngoài trước khi xảy ra chiến tranh Nam-Bắc triều như thế nào? A. Kinh tế nông nghiệp phát triển, mùa màng bội thu. B. Kinh tế nông nghiệp giảm sút, mất mùa, đói kém xảy ra liên miên. C. Kinh tế nông nghiệp bình thường, đời sống nông dân ổn định. D. Kinh tế nông nghiệp thất thường, mất mùa xen kẽ với được mùa. Câu 2: Ở Đàng Trong chúa Nguyễn tích cực phát triển nông nghiệp nhằm mục đích chính là gì? A. An cư lạc nghiệp, làm giàu cho chúa Nguyễn. B. Chiêu mộ dân từ Đàng Ngoài vào Đàng Trong. C. Xây dựng cơ sở vật chất mạnh để chống lại họ Trịnh. D. Sản xuất được nhiều nông sản để buôn bán, trao đổi với nước ngoài. Câu 3: Đâu không phải là biện pháp chúa Nguyễn sử dụng để khuyến khích khai hoang? A. Cung cấp nông cụ, lương ăn, lập làng ấp. B. Khuyến khích nhân dân về quê quán làm ăn. C. Tha tô thuế binh dịch 3 năm. D. Phát tiền, vàng cho nhân dân khai hoang. Câu 4: Chúa Trịnh, chúa Nguyễn có thái độ như thế nào trong việc mua bán với người nước ngoài? A. Khuyến khích mua bán, trao dổi với thương nhân nước ngoài. B. Bế quuan tỏa cảng, không cho giao thương với người nước ngoài. C. Ban đầu tạo điều kiện cho thương nhân nước ngoài vào buôn bán, về sau hạn chế ngoại thương. D. Ban đầu hạn chế ngoại thương nhưng càng về sau càng khuyến khích buôn bán với thương nhân nước ngoài. Câu 5: Đâu là phố cảng lớn nhất Đàng Trong vào thế kỉ XVI-XVIII? A. Phố Hiến. B. Hội An. C. Vân Đồn. D. Hải Phòng. Câu 6: Người có công lớn nhất đối với sự ra đời của chữ Quốc ngữ là ai? A. Alexandre de Rhodes. B. Chúa Nguyễn. PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 20/4/2020 ĐẾN 25/4/2020) - 11 -
  13. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA C. Chúa Trịnh. D. Vua Lê. Câu 7. Hai câu thơ sau nói về sự kiện nào của lịch sử nước ta: “Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thủ Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu” (Trích Đại cáo bình Ngô) A. Cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của Lê Lợi. B. Cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ. C. Cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Lý. D. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên-Mông của nhà Trần. Câu 8. Văn học thế kỉ XVI-XVIII gồm 2 bộ phận, đó là A. văn học viết và văn học trung đại. B. văn học dân gian và văn học trung đại. C. văn học dân gian và văn học bác học. D. văn học bác học và văn học trung đại. Câu 9. Đạo Thiên Chúa xuất hiện ở nước ta vào thế kỉ bao nhiêu? A. Thế kỉ XVI. B. Thế kỉ XVII. C. Thế kỉ XVIII. D. Thế kỉ XIX. Câu 10. Thể chế chính trị ở Đàng Ngoài(thế kỉ XVI - XVIII) được gọi là A. vua Lê. B. chúa Trịnh. C. chúa Nguyễn. D. vua Lê – chúa Trịnh. II. Tự luận Câu 1. So sánh tình hình nông nghiệp ở Đàng Ngoài và Đàng Trong thế kỉ XVI-XVIII. Giải thích vì sao lại có sự khác biệt đó? Câu 2. a. Sự ra đời của chữ Quốc ngữ có mối quan hệ với tôn giáo nào? Vì sao? b. Hãy điền những từ còn thiếu vào câu sau đây cho đầy đủ nội dung về nền văn học thế kỉ XVI-XVII. “Trong thế kỉ XVI-XVII, tuy văn học chữ Hán vẫn chiếm ưu thế nhưng văn học (1) đã phát triển mạnh mẽ hơn trước. Thơ Nôm, truyện Nôm xuất hiện ngày càng nhiều. Có truyện Nôm dài (2) câu như bộ diễn ca lịch sử. Nội dung truyện Nôm thường viết về (3) và bộ máy quan lại thối nát. Những nhà thơ nổi tiếng đương thời như: (4) đều có các tác phẩm là chữ (5)”. -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 20/4/2020 ĐẾN 25/4/2020) - 12 -
  14. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 4 NHÓM ĐỊA LÍ 7 MÔN: ĐỊA LÍ – KHỐI 7 NĂM HỌC 2019 - 2020 Em hãy nghiên cứu Bài 45: Kinh tế Trung và Nam Mĩ (tiếp theo), hoàn thành nội dung sau: I. Tự luận Câu 1: Trình bày sự phân bố sản xuất của một số ngành công nghiệp ở Trung và Nam Mĩ. Câu 2: Tại sao phải đặt vấn đề bảo vệ rừng A-ma-dôn? II. Trắc nghiệm Câu 1: Việc khai thác rừng A-ma-dôn vào mục đích kinh tế đã tác động như thế nào tới môi trường của khu vực và thế giới? A. Ảnh hưởng rất lớn tới môi trường toàn cầu vì A-ma-dôn được coi là lá phổi xanh của thế giới. B. Không ảnh hưởng nhiều tới môi trường toàn cầu mà chỉ ảnh hưởng lớn đến môi trường của khu vực Nam Mĩ. C. Hiện nay chính phủ Bra-xin đang có chính sách khuyến khích nông dân khai thác rừng A- ma-dôn. Nếu khai thác có kế hoạch thì không ảnh hưởng gì tới môi trường. D. Hiện nay chính phủ Bra-xin đang không có chính sách khuyến khích nông dân khai thác rừng A-ma-dôn. Câu 2: Công nghiệp Trung và Nam Mĩ chia làm 3 khu vực có trình độ phát triển khác nhau. Khu vực nào có ngành công nghiệp khai khoáng phát triển? A. Các nước công nghiệp mới (Bra-xin, Ac-hen-ti-na). B. Các nước nằm trong khu vực núi An-đét và eo đất Trung Mĩ. C. Các nước trong vùng biển Ca-ri-bê. D. Các nước khối thị trường chung Mec-cô-xua. Câu 3: Trong các nước dưới đây, nước nào không phải là thành viên của Mec-cô-xua? A. Bra-xin. B. Ac-hen-ti-na. C. Vê-nê-xu-ê-la. D. Pa-ra-goay. Câu 4: Các nước Nam Mĩ phải nhập khẩu sản phẩm nào dưới đây? A. Cà phê. B. Bông. C. Mía. D. Lương thực. Câu 5: Mec-cô-xua gồm bốn nước thành lập là Bra-xin, Ac-hen-ti-na, U-ru-goay và Pa-ra- goay. Ngoài ra còn có các nước thành viên mới gia nhập là A. Chi-lê, Bô-li-vi-a. B. Vê-nê-xu-ê-la, Chi-lê. C. Age-ti-na, Bô-li-vi-a. D. Pa-na-ma, Chi-lê. PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 20/4/2020 ĐẾN 25/4/2020) - 13 -
  15. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA Câu 6: Khối thị trường chung Mec-cô-xua thành lập năm nào? A. Năm 1990. B. Năm 1991. C. Năm 1995. D. Năm 2000. Câu 7: Các nước ở khu vực An-đét và eo đất Trung Mĩ phát triển mạnh ngành A. công nghiệp cơ khí chế tạo. B. công nghiệp lọc dầu. C. công nghiệp khai khoáng. D. công nghiệp thực phẩm. Câu 8: Các nước công nghiệp mới ở khu vực Trung và Nam Mĩ là A. Bra-xin, Pa-na-ma, Chi-lê. B. Chi-lê, U-ru-goay, Pa-ra-goay. C. Bra-xin, Vê-nê-xu-ê-la, Pa-na-ma. D. Bra-xin, Chi-lê, Vê-nê-xu-ê-la. Câu 9: Ở vùng biển Ca-ri-bê, các ngành công nghiệp chủ yếu là A. sơ chế nông sản và chế biến thực phẩm. B. khai khoáng và công nghiệp chế biến. C. công nghiệp chế biến, luyện kim màu. D. công nghiệp khai thác và chế biến lâm sản. Câu 10: Mục đích chính thành lập khối thị trường chung Mec-cô-xua là A. cạnh tranh với các nước Bắc Mĩ. B. thoát khỏi sự lũng đoạn kinh tế của Hoa Kì. C. cạnh tranh thị trường với các nước châu Âu. D. tạo thị trường rộng lớn giữa các nước thành viên. -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 20/4/2020 ĐẾN 25/4/2020) - 14 -
  16. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 NHÓM CÔNG NGHỆ 7 MÔN: CÔNG NGHỆ - KHỐI 7 NĂM HỌC 2019-2020 Em hãy nghiên cứu Sách giáo khoa Công nghệ 7 Bài 32: Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi (Phần I, III), Bài 33: Một số phương pháp chọn lọc và quản lí giống vật nuôi (Phần I, II), Bài 34: Nhân giống vật nuôi (Phần I), hoàn thành các nhiệm vụ học tập sau: I. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Trứng thụ tinh để tạo thành A. giao tử. B. hợp tử. C.cá thể con. D. cá thể già. Câu 2: Có mấy phương pháp chọn phối? A. 5 B. 3 C. 4 D. 2 Câu 3: Ngan 1 ngày tuổi có cân nặng là A. 42g B. 79g C. 152g D. 64 g Câu 4: Buồng trứng của con cái lớn lên cùng với sự phát triển của cơ thể, quá trình đó được gọi là A.sự sinh trưởng. B. sự phát dục. C. phát dục sau đó sinh trưởng. D. sinh trưởng sau đó phát dục. Câu 5: Gà mái bắt đầu đẻ trứng, quá trình đó được gọi là A. sự sinh trưởng. B. sự phát dục. C. phát dục sau đó sinh trưởng. D. sinh trưởng sau đó phát dục. Câu 6: Xương ống chân của bê dài thêm 5cm, quá trình đó được gọi là A. sự sinh trưởng. B. sự phát dục. C. phát dục sau đó sinh trưởng. D. sinh trưởng sau đó phát dục. Câu 7: Chọn giống vật nuôi là A. căn cứ vào mục đích chăn nuôi để chọn những vật nuôi đực lại làm giống. B. căn cứ vào mục đích chăn nuôi để chọn những vật nuôi cái lại làm giống. C. căn cứ vào mục đích chăn nuôi để chọn những vật nuôi đực và cái lại làm giống. D. căn cứ vào mục đích chăn nuôi để chọn những vật nuôi còn bé lại làm giống. Câu 8: Có mấy phương pháp chọn giống vật nuôi? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 9: Phát biểu nào dưới đây không đúng về chọn phối? A. Chọn phối là ghép đôi con đực với con cái cho sinh sản theo mục đích chăn nuôi. B. Chọn phối là nhằm phát huy tác dụng của chọn lọc giống. C. Chất lượng đời sau sẽ đánh giá được chất lượng của đời trước. D. Chọn phối còn được gọi khác là chọn đôi giao phối. Câu 10: Để chọn lọc lợn giống bằng phương pháp kiểm tra năng suất, người ra không căn cứ vào các tiêu chuẩn nào sau đây? A. cân nặng. B. mức tiêu tốn thức ăn. PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 20/4/2020 ĐẾN 25/4/2020) - 15 -
  17. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA C. độ dày mỡ bụng. D. độ dày mỡ lưng. Câu 11: Ở nước ta, người ta áp dụng phương pháp kiểm tra cá thể với lợn đực và lợn cái ở giai đoạn nào? A. 50 – 200 ngày B. 10 – 100 ngày C. 200 – 400 ngày D. 90 – 300 ngày Câu 12: Để chọn lọc giống gà Ri ngày càng tốt hơn, người ta giữ lại làm giống những con gà trống và mái không có đặc điểm nào dưới đây? A. Chóng lớn. B. Có tính ấp bóng. C. Đẻ nhiều trứng. D. Nuôi con khéo. II. TỰ LUẬN. Câu 1: Thế nào là sự sinh trưởng và phát dục? Câu 2: Em cho biết phương pháp chọn lọc giống vật nuôi đang được dùng ở nước ta. -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 20/4/2020 ĐẾN 25/4/2020) - 16 -
  18. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 4 NHÓM ÂM NHẠC MÔN ÂM NHẠC - KHỐI 7 NĂM HỌC 2019-2020 1. Tìm hiểu về tác giả và nội dung bài hát “Khúc ca bốn mùa”. 2. Tìm hiểu các ký hiệu âm nhạc có trong bài hát, phân câu phân đoạn. 3. Nêu cảm nghĩ của em về nội dung bài hát. Liên hệ bản thân thông qua nội dung của bài hát trên. - HẾT – TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 4 NHÓM MĨ THUẬT MÔN MĨ THUẬT - KHỐI 7 NĂM HỌC 2019 - 2020 Em hãy tìm hiểu và trả lời những câu hỏi sau: - Sưu tầm những chiếc đĩa tròn để quan sát hoa văn, họa tiết (có thể quan sát hình ảnh thực tế, hình ảnh trong SGK, báo, tạp chí hoặc trên mạng internet). - Những chiếc đĩa tròn có công dụng gì trong đời sống hàng ngày? Màu sắc và họa tiết thường sử dụng trong trang trí đĩa tròn có đặc điểm gì? - Để trang trí chiếc đĩa tròn em có thể sử dụng những phương thức trang trí nào? Chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau: - SGK, vở ghi - Giấy vẽ A4 - Bút chì, màu vẽ, tẩy -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 20/4/2020 ĐẾN 25/4/2020) - 17 -
  19. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 4 NHÓM THỂ DỤC MÔN THỂ DỤC - KHỐI 7 NĂM HỌC 2019-2020 Câu 1. Ôn tập và kiểm tra 1 tiết nội dung bài thể dục với cờ Câu 2. Thực hiện bật co gối tại chỗ : Nam 6 lần, Nữ 4 lần * Chuẩn bị đồ dùng trang phục giờ học: Quần áo thể dục, 2 cờ cầm tay * Ghi chú: - Giáo viên sẽ gọi 4 -5 học sinh lên thực hiện tại chỗ theo danh sách kiểm tra - Học sinh tập luyện hàng ngày lúc 16h30 - Yêu cầu phần thực hành học sinh quay lại video - HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 7 (TỪ 20/4/2020 ĐẾN 25/4/2020) - 18 -