Nội dung ôn tập Văn 9: Phiếu ôn tập – Đề luyện cho HS tự ôn tại nhà tuần 5

docx 4 trang thienle22 3640
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập Văn 9: Phiếu ôn tập – Đề luyện cho HS tự ôn tại nhà tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxnoi_dung_on_tap_van_9_phieu_on_tap_de_luyen_cho_hs_tu_on_tai.docx

Nội dung text: Nội dung ôn tập Văn 9: Phiếu ôn tập – Đề luyện cho HS tự ôn tại nhà tuần 5

  1. TRƯỜNG THCS KIM SƠN GV: NGUYỄN THANH MAI NỘI DUNG ÔN TẬP VĂN 9 PHIẾU ÔN TẬP – ĐỀ LUYỆN CHO HS TỰ ÔN TẠI NHÀ TUẦN 5 ĐỀ LUYỆN 1 PHẦN I (6 điểm) Trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Truyện Kiều), Nguyễn Du có những câu thơ rất đặc sắc nói về hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp của Kiều: Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân, Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung. Bốn bề bát ngát xa trông, Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia. Bẽ bàng mây sớm đèn khuya, Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng. Để rồi tác giả khắc họa tâm trạng nàng: Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. Câu 1. Từ “khóa xuân” được tạo bởi những từ loại nào? Từ này đặt trong đoạn thơ có nghĩa biểu đạt là gì? Đây là từ được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Vì sao? Câu 2. Hãy chỉ rõ một thành ngữ có trong những câu thơ đã cho. Câu 3. Cho nhận xét: Sáu câu thơ đầu là bức tranh tả cảnh thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích, qua đó khắc họa hoàn cảnh cô đơn của Kiều. Coi câu trên là câu mở đoạn, hãy viết tiếp 11 câu để hoàn thành đoạn văn tổng hợp – phân tích – tổng hợp. Trong đoạn có sử dụng một câu phủ định và một câu có thành phần biệt lập cảm thán (gạch chân và chú thích). Câu 4. Hãy nêu tên một tác phẩm khác trong chương trình môn Ngữ văn cấp Trung học cơ sở cũng dùng hình ảnh tấm lòng son để chỉ phẩm hạnh của người phụ nữ và ghi rõ tên tác giả. PHẦN II (4 điểm) Có nhà văn viết: “Học vấn không chỉ là việc đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là chuyện cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn của giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng, tích lũy ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại.” (Trích Ngữ văn 9, tập hai) Câu 1. Những câu văn trên trích từ văn bản nào? Của ai? Câu 2. Xác định các phép liên kết câu có trong các câu văn trên Câu 3. Từ chủ đề của văn bản trên và những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng ½ trang giấy thi) về chủ đề: Đọc sách giúp con người trưởng thành cả về trí tuệ và nhân cách.
  2. ĐỀ LUYỆN 2 PHẦN I: (6 điểm) Trong bài thơ "Ánh Trăng" của Nguyễn Duy có đoạn viết: Thình lình đèn điện tắt phòng buyn-đinh tối om vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình. (Ngữ văn 9, tập 1) Câu 1. Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Câu2.Tình huống Thình lình đèn điện tắt có vai trò, ý nghĩa gì trong bài thơ? Câu 3. Các hình ảnh: Đồng, bể, sông, rừng trong đoạn trích trên đã từng xuất hiện ở khổ thơ thứ nhất của bài thơ. Việc lặp lại các hình ảnh ấy ở đoạn trích này có ý nghĩa gì ? Câu 4. Viết một đoạn văn theo cách lập luận qui nạp 12 câu phân tích khổ thơ cuối của bài thơ để làm rõ ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí của tác phẩm. Trong đoạn văn có sử dụng phép thế và một câu cảm thán (gạch dưới từ ngữ dùng làm phép thế và câu cảm thán). Câu 5. Đoạn thơ trên gợi nhắc cho em nhớ tới bài thơ nào mà ở đó, hình ảnh trăng và rừng cũng trở nên vô cùng gần gũi, thân thuộc với cuộc đời người lính? Hãy ghi rõ tên tác giả của tác phẩm ấy. PHẦN II: (4 đểm) Trong văn bản "Bàn về đọc sách", tác giả Chu Quang Tiềm viết: "Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kỹ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời
  3. gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. "Sách cũ trăm lần xem chẳng chán - Thuộc lòng, ngẫm kỹ một mình hay", hai câu thơ đó đáng làm lời răn cho mỗi người đọc sách. Đọc ít mà đọc kỹ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm mắt hoa, ý loạn, tay không mà về." (Ngữ văn 9, tập 2) Câu 1. Ở phần trích trên, tác giả đã đưa ra lời khuyên gì về việc đọc sách? Câu 2. Trong câu văn "Đọc ít mà đọc kỹ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm mắt hoa, ý loạn, tay không mà về", tác giả đã sử dụng phép tu từ gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng phép tu từ ấy trong đoạn trích. Câu 3. Đọc sách là một con đường quan trọng để tích luỹ, nâng cao học vấn. Em hãy trình bày suy nghĩ (Khoảng 2/3 trang giấy thi) về vấn đề đọc sách trong hoàn cảnh thế giới công nghệ thông tin đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay.