Nội dung ôn tập môn Hóa học 9 tuần 3 + 4

pdf 5 trang thienle22 3280
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập môn Hóa học 9 tuần 3 + 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnoi_dung_on_tap_mon_hoa_hoc_9_tuan_3_4.pdf

Nội dung text: Nội dung ôn tập môn Hóa học 9 tuần 3 + 4

  1. NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN HÓA HỌC 9 TUẦN 3 + 4 I. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Kim loại nào sau đây dẫn điện tốt nhất? A. Cu B. Al C. Pb D. Ba Câu 2: Dụng cụ bằng vật liệu nào sau đây không nên dùng chứa dung dịch bazơ? A. Cu B. Al C. Pb D. Ba Câu 3: Trong các kim loại sau, kim loại nào hoạt động mạnh nhất? A. Cu B. Al C. Pb D. Ba Câu 4: Nhôm và sắt không phản ứng với: A. dung dịch bazơ. B. dung dịch HCl. C. HNO3 và H2SO4 đặc, nguội. D. HNO3 đặc, nóng. Câu 5: Dung dịch ZnCl2 có lẫn CuCl2. Kim loại nào sau đây dùng làm sạch dung dịch ZnCl2? A. Ba B. Cu C. Mg D. Zn Câu 6: Các cặp sau cặp nào xảy ra phản ứng? A. Cu + ZnCl2 B. Zn + CuCl2 C. Ca + ZnCl2 D. Zn + ZnCl2 Câu 7: Nhóm kim loại nào có thể tác dụng với nước ở nhiệt độ thường? A. Cu, Ca, K, Ba. B. Zn, Li, Na, Cu. C. Ca, Mg, Li, Zn. D. K, Na, Ca, Ba. Câu 8: Để điều chế kim loại có thể: A. Điện phân nóng chảy các hợp chất oxit tương ứng. B. Dùng CO khử các hợp chất oxit. c) Cả a, b đều đúng. d) Cả a, b đều sai. Câu 9: Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một trong các chất rắn sau: Cu, Mg, Al. Thuốc thử để nhận biết 3 chất trên là: A. Lần lượt NaOH và HCl. B. Lần lượt là HCl và H2SO4. C. Lần lượt NaOH và H2SO4 đặc nóng. D. Tất a, b, c đều đúng. Câu 10 Các cặp sau cặp nào xảy ra phản ứng? A. Cu + HCl B. Al + H2SO4 đặc nguội C. Al + ZnCl2 D. Fe + H2SO4 đặc nguội Câu 11: Những tính chất vật lý đặc trưng của kim loại là: A. có ánh kim, nhiệt độ nóng chảy cao. B. dẫn nhiệt, dẫn điện, độ rắn cao. C. độ rắn cao, khối lượng riêng lớn. D. có ánh kim, dẫn nhiệt, dẫn điện. Câu 12: Chọn mệnh đề đúng: A. Tất cả các kim loại đều không phản ứng với dung dịch bazơ. B. Tất cả các kim loại đều không phản ứng với dung dịch axit. C. Al, Zn phản ứng với dung dịch bazơ D. Tất cả các mệnh đề trên đều sai. Câu 13: Mệnh đề nào sau đây đúng?
  2. A. Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại do sự tiếp xúc với axit. B. Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại do chất khí hoặc hơi nước ở nhiệt độ cao. C. Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hay hợp kim dưới tác dụng hóa học của môi trường xung quanh. D. Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại do sự tiếp xúc với oxi. Câu 14: Trong các kim loại Cu, Na, Mg, Ni, Ag, Zn.Hai kim loại nào dẫn điện tốt nhất? A. Cu, Na B. Zn, Ag C. Mg, Ni D. Cu, Ag Câu 15: Dãy các kim loại nào sau đây sắp xếp theo chiều hoạt động kim loại tăng dần? A. Fe, Cu, K, Mg, Al, Ba. B. Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K. C. Mg, K, Fe, Cu, Na. D. Zn, Cu, K, Mg. Câu 16: Tính chất hóa học đặc trưng của sắt: A. tác dụng với axit, oxit axit, bazơ, muối. B. tác dụng với axit, oxit axit, HNO3 đặc nguội, tác dụng với muối. C. tác dụng với dd axit, oxit axit, không tác dụng HNO3 đặc nguội, tác dụng với dd muối. D. tác dụng với axit, oxit axit, không tác dụng HNO3 loãng, tác dụng với muối. Câu 17: Chọn mệnh đề đúng: A. Thép là hợp chất của sắt và cacbon. B. Inox là hợp kim của sắt với cacbon và các nguyên tố khác là: Ni, Cr C. Thép là hợp kim của sắt với cacbon và các nguyên tố khác như: Si, Mn, S D. Các mệnh đề trên đều đúng. Câu 18: Các nhóm kim loại nào sau đây phản ứng với HCl sinh ra khí H2: A. Fe, Cu, K, Ag, Al, Ba. B. Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K. C. Mg, K, Fe, Al, Na. D. Zn, Cu, K, Mg, Ag, Al, Ba. Câu 19: Kim loại nào sau đây dùng làm sạch dung dịch đồng(II) nitrat có lẫn bạc nitrat? A. Fe B. K C. Cu D. Ag Câu 20: Hợp kim là: A. Hợp chất của sắt với cacbon và các nguyên tố khác. B. Chất rắn thu được sau khi cho sắt tác dụng với cacbon. C. Chất rắn thu được khi làm nguội hỗn hợp nóng chảy nhiều kim loại khác nhau hoặc kim loại và phi kim. D. Chất rắn thu được khi làm nguội hỗn hợp nóng chảy của sắt và cacbon. Câu 21. Cho Natri kim loại tan hết vào dung dịch chứa hai muối AlCl3 và CuCl2 được kết tủa A. Nung A cho đến khối lượng không đổi được chất rắn B. Cho 1 luồng H2 dư đi qua rắn B nung nóng được chất rắn E (gồm hai chất) là: A. Al và Cu B. Al2O3 và Cu C. Al và CuO D. Al2O3 và CuO Câu 22. Chỉ dùng 1 chất để phân biệt 3 kim loại sau: Al , Ba , Mg A. Dung dịch HCl. B. Nước. C. Dung dịch NaOH. D. Dung dịch H2SO4.
  3. Câu 23. Khi cho từ từ dung dịch NaOH cho đến dư vào ống nghiệm đựng dung dịch hỗn hợp gồm HCl và một ít phenolphatalein. Hiện tượng quan sát được trong ống nghiệm là: A. Màu đỏ mất dần. B. Không có sự thay đổi màu. C. Màu đỏ từ từ xuất hiện. D. Màu xanh từ từ xuất hiện. Câu 24. Cho một mẫu giấy quì tím vào dung dịch NaOH. Thêm từ từ dung dịch HCl vào cho đến khi dư ta thấy màu giấy quỳ: A. màu đỏ không thay đổi. B. màu đỏ chuyển sang dần màu xanh. C. màu xanh không đổi. D. màu xanh chuyển dần sang đỏ. Câu 25. Cho 300 mol dung dịch HCl 1M vào 300 mol dung dịch NaOH 0,5M. Nếu cho quì tím vào dung dịch sau phản ứng thì quỳ tím chuyển sang: A. màu xanh. B. không đổi màu. C. màu đỏ. D. màu vàng nhạt. Câu 25. Khi trộn lẫn dung dịch X chứa 1 mol HCl vào dung dịch Y chứa 1,5 mol NaOH được dung dịch Z. Dung dịch Z làm quỳ tím chuyển sang: A. màu đỏ. B. màu xanh. C. không màu. D. màu tím. Câu 26. Cho phản ứng: BaCO3 + 2X → H2O + Y + CO2 X và Y lần lượt là cặp chất nào? A. H2SO4 và BaSO4 B. HCl và BaCl2 C. H3PO4 và Ba3(PO4)2 D. H2SO4 và BaCl2 Câu 27. Trung hòa 200 ml dung dịch H2SO4 1M bằng 200 gam dung dịch NaOH 10%. Dung dịch sau phản ứng làm quỳ tím chuyển sang màu nào? A. Đỏ B. Vàng nhạt C. Xanh D. Không màu Câu 28. Dung dịch A có pH < 7 vào tạo kết tủa khi tác dụng với dung dịch bari nitrat Ba(NO3)2. Chất A là chất nào? A. HCl B. Na2SO4 C. H2SO4 D. Ca(OH)2 Câu 29. Thuốc thử dùng để nhận biết: HNO3; Ba(OH)2; NaCl; NaNO3 đựng riêng biệt trong các lọ mất nhãn là: A. Dùng quì tím và dung dịch Ba(NO3)2. B. Dùng dung dịch phenolphtalein và dung dịch AgNO3. C. Dùng quì tím và dung dịch AgNO3. D. Dùng dung dịch phenolphtalein và dung dịch Ba(NO3)2. Câu 30. Dùng thuốc thử nào sau đây để nhận biết các chất chứa trong các ống nghiệm mất nhãn: HCl; KOH; NaNO3; Na2SO4 A. Dùng quì tím và dung dịch CuSO4 B. Dùng dung dịch phenolphatalein và dung dịch BaCl2 C. Dùng quì tím và dung dịch BaCl2 D. Dung dung dịch phenolphatalein và dung dịch H2SO4 Câu 31. Cho 4,8 gam kim loại magie tác dụng vừa đủ với dung dịch axit sunfuric. Thể tích khí hiđro thu được ở đktc là bao nhiêu? A. 44,8 lít. B. 4,48 lít. C. 2,24 lít. D. 22,4 lít.
  4. Câu 32. Cho 0,1 mol kim loại kẽm vào dung dịch HCl dư, khối lượng muối thu được là bao nhiêu? A. 13,6 g. B. 1,36 g. C. 20,4 g. D. 27,2 g. Câu 33. Cho 21 gam MgCO3 tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch HCl 2M. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là bao nhiêu? A. 2, 5 lít. B. 0,25 lít. C. 3,5 lít. D. 1,5 lít. Câu 34. Cho 0,2 mol CaO tác dụng với 500 ml dung dịch HCl 1M. Khối lượng muối thu được là bao nhiêu? A. 2,22 g. B. 22,2 g. C. 23,2 g. D. 22,3 g. Câu 35. Hòa tan 16 gam SO3 trong nước thu được 250 ml dung dịch axit. Nồng độ của dung dịch thu được là bao nhiêu? A. 0,2M B. 0,4M. C. 0,6M. D. 0,8M. Câu 36. Khi cho 500 ml dung dịch NaOH 1M tác dụng hết với dung dịch H2SO4 2M tạo thành muối trung hòa. Thể tích dung dịch H2SO4 2M là bao nhiêu? A. 250 ml. B. 400 ml. C. 500 ml. D. 125 ml. Câu 37. Hòa tan hết 4,6 gam Na vào H2O được dung dịch X. Thể tích dung dịch HCl 1M cần để phản ứng hết với dung dịch X là bao nhiêu? A. 100 ml. B. 200 ml. C. 300 ml. D. 400 ml. Câu 38. Trung hòa 200 ml dung dịch H2SO4 1M bằng dung dịch NaOH 20%. Khối lượng dung dịch NaOH cần dùng là: A. 100 g. B. 80 g. C. 90 g. D. 150 g. Câu 39. Để trung hòa 112 gam dung dịch KOH 25% thì cần bao nhiêu gam dung dịch axit sunfuric 4,9%? A. 400g. B. 500g. C. 420g. D. 570g. Câu 40. Cho 100 ml dung dịch H2SO4 2M tác dụng với 100 ml dung dịch Ba(NO3)2 1M. Nồng độ mol của dung dịch sau phản ứng lần lượt là: A. H2SO4 1M và HNO3 0,5M. B. BaSO4 0,5M và HNO3 1M. C. HNO3 0,5 M và Ba(NO3)2 0,5M. D. H2SO4 0,5M và HNO3 1M. II. BÀI TẬP TỰ LUẬN Bài 1: Cho 2,5g hỗn hợp hai kim loại là Zn và Al tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 1792ml khí (đktc). Tính khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp. Bài 2: Cho 27,36g muối sunfat của kim loại Y tác dụng vừa đủ với 416g dung dịch BaCl2 nồng độ 12%. Lọc bỏ kết tuả thu được 800ml dung dịch muối clorua 2M của kim loại Y. Xác định A. Bài 3: Tìm công thức của muối sắt clorua biết rằng khi hòa tan 3,25g muối này vào dung dịch bạc nitrat dư thì thu được 8,61g kết tủa. Bài 4: Một lọ đựng 50ml bạc nitrat được cho vào một miếng đồng. Sau phản ứng đem miếng đồng đi cân thấy khối lượng tăng thêm 3,12 gam. Hãy xác định nồng độ mol dung dịch bạc nitrat. Bài 5: a/ Tìm công thức phân tử của một oxit sắt biết rằng sau khi khử 16g oxit sắt này bằng CO ở nhiệt độ cao thì khối lượng chất rắn giảm 4,8g. b/ Khí sinh ra được dẫn vào bình đựng NaOH dư. Hỏi khối lượng của bình thay đổi
  5. như thế nào? c/ Tính thể tính CO cần dùng trong trường hợp trên biết hiệu suất sử dụng CO chỉ đạt 80%. Bài 6: Cho 13g hỗn hợp A gồm Al, Mg và Cu vào dung dịch HCl dư, phản ứng xong thu được 4 gam chất rắn không tan và 10,08 lít khí H2 (đktc). Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của từng kim loại trong hỗn hợp. Bài 7: Ngâm một lá đồng trong 20ml dung dịch bạc nitrat cho đến khi đồng không thể tan thêm được nữa. Lấy lá đồng ra, rửa nhẹ, làm khô và cân thì khối lượng lá đồng tăng thêm 1,52g. Hãy xác định nồng độ mol của dung dịch bạc nitrat đã dùng (giả thiết toàn bộ bạc giải phóng ra bám hết vào lá đồng). Bài 8: Ngâm một lá sắt trong 100ml dung dịch đồng nitrat cho đến khi sắt không thể tan thêm được nữa. Lấy lá sắt ra, rửa nhẹ, làm khô và cân thì khối lượng lá sắt tăng thêm 1,6g. Hãy xác định nồng độ mol của dung dịch đồng nitrat đã dùng (giả thiết toàn bộ đồng giải phóng ra bám hết vào lá sắt). Bài 9: Cho 10,5g hỗn hợp 2 kim loại Cu, Zn vào dung dịch H2SO4 loãng dư, người ta thu được 2,24 lit khí (đktc) a) Viết phương trình phản ứng. b) Tính khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng. Bài 10: Tính khối lượng quặng hematite chứa 60% Fe2O3 cần thiết để sản xuất được một tấn gang chứa 95% Fe. Biết hiệu suất quá trình 80%. Bài 11: Ngâm một lá sắt có khối lượng 2,5g trong 25ml dung dịch CuSO4 15% có khối lượng riêng là 1,12g/ml. Sau thời gian phản ứng, người ta lấy lá sắt ra rửa nhẹ, làm khô thì cân nặng 2,56g. a) Viết phương trình phản ứng. b) Tính nồng độ phần trăm của các chất trong dung dịch sau phản ứng. Bài 12: Cho 0,83g hỗn hợp gồm nhôm và sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, người ta thu được 0,56 lít khí (đktc) a) Viết phương trình phản ứng. b) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.