Đề kiểm tra môn Tiếng Việt 9 (tiết 46)

doc 7 trang thienle22 2500
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Tiếng Việt 9 (tiết 46)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_tieng_viet_9_tiet_46.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Tiếng Việt 9 (tiết 46)

  1. PHÒNG GD & ĐT GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA NĂM HỌC 2018-2019 THCS THCS ĐA TỐN MÔN NGỮ VĂN 9 (TIẾT 46) Thời gian: 45 phút ĐỀ LẺ I. Trắc nghiệm (2 điểm) : Ghi lại chữ cái trước câu trả lời đúng. Câu 1 : Nhận định nào sau đây nói đúng về truyện thể loại truyện truyền kì ? A. Là những chuyện kể về những sự việc hoàn toàn do tác giả tưởng tượng ra; B. Là những truyện kể về các sự việc hoàn toàn có thật; C. Là những chuyện kể về các nhân vật lịch sử hoặc một giai đoạn lịch sử; D. Là truyện kể có sự đan xen giữa những yếu tố có thật và những yếu tố hoang đường. Câu 2 : Câu nào giới thiệu trực tiếp vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương? A. Biết chồng có tính đa nghi, nàng luôn giữ gìn khuôn phép không để vợ chồng phải đến thất hoà; B. Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương tính đã thuỳ mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp; C. Thiếp đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ; D. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Câu 3: Nội dung chủ yếu của Hồi thứ 14 tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí là gì ? A. Kể về việc Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế trước khi tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh. B. Miêu tả hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ khi tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh. C. Kể về chiến công của Nguyễn Huệ, sự thảm bại của quân Thanh và sự thảm hại của vua Lê; D. Kể về việc vua Lê Chiêu Thống bỏ Thăng Long chạy theo quân Thanh. Câu 4: Chi tiết nào nói lên sự sáng suốt của vua Quang Trung trong việc dùng người ? A. Phủ dụ quân lính tại Nghệ An. B. Cách xử trí với các tướng sĩ tại Tam Điệp. C. Sai mở tiệc khao quân. D. Thân chinh cầm quân ra trận. Câu 5: Ý nào dưới đây nói đúng và đủ nhất giá trị hiện thực của Truyện Kiều ? A. Phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị, của thế lực đồng tiền và số phận những con người bị áp bức đau khổ, đặc biệt là số phận bi kịch của người phụ nữ; B. Phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời với những bất công, những xấu xa do bọn quan lại gây nên và số phận những con người bị bóc lột, nhất là người phụ nữ. C. Phản ánh những bất công của xã hội đương thời do bị thế lực đồng tiền chi phối, những đau khổ của con người do bọn quan lại gây nên, nhất là đối với người phụ nữ. D. Phản ánh sâu sắc số phận con người bị áp bức đau khổ, nhất là người phụ nữ và bộ mặt xấu xa bỉ ổi của giai cấp phong kiến, của bọn buôn thịt bán người.
  2. Câu 6: Trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều, câu thơ “Mai cốt cách, tuyết tinh thần” gợi tả gì? A. Miêu tả vẻ đẹp thanh thoát của hoa mai và sắc trắng tinh khôi của tuyết; B. Nói lên cốt cách tao nhã và tinh thần trong sáng của nhà thơ; C. Gợi tả vẻ đẹp hoàn mĩ chung của người phụ nữ trong xã hội xưa và nay; D. Gợi vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng của chị em Kiều. Câu 7: Các chi tiết, hình ảnh dùng để gợi tả vẻ đẹp của hai chị em Thuý Kiều có tính chất gì? A. Tính hiện thực.B. Tính ước lệ. C. Tính biểu cảm.D. Tính đơn nghĩa. Câu 8: Vẻ đẹp tâm hồn đáng trân trọng nhất ở nhân vật Kiều Nguyệt Nga là gì ? A. Thật thà, khiêm tốn.B. Trọng ơn nghĩa. C. Tế nhị, lễ phép.D. Thuỳ mị, nết na. II. Tự luận ( 8 điểm): Câu 1 ( 3 điểm) : Hãy tóm tắt tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” ( Nguyễn Dữ) bằng một đoạn văn ngắn (không quá 12 câu). Câu 2 ( 5 điểm): a. Chép thuộc lòng 4 câu thơ thể hiện vẻ đẹp nhan sắc của Thúy Kiều trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”( trích “Truyện Kiều”- Nguyễn Du). b.Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 10-12 câu) theo phương pháp lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp trình bày cảm nhận về 4 câu thơ vừa chép. Trong đoạn có sử dụng cách dẫn trực tiếp ( gạch dưới một lời dẫn trực tiếp).
  3. PHÒNG GD & ĐT GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA NĂM HỌC 2018-2019 THCS THCS ĐA TỐN MÔN NGỮ VĂN 9 (TIẾT 46) Thời gian: 45 phút ĐỀ CHẴN I. Trắc nghiệm (2 điểm) : Ghi lại chữ cái trước câu trả lời đúng. Câu 1: Nguyên nhân chính nào khiến nhân vật Vũ Nương phải tự vẫn? A. Vì lời nói của đứa con khi Trương Sinh bế nó đi thăm mộ bà; B. Vũ Nương cảm thấy xấu hổ vì không chung thuỷ với chồng; C. Vì thói đa nghi, ghen tuông mù quáng và hành động hồ đồ của Trương Sinh; D. Vì Vũ Nương muốn lấy cái chết để tự minh oan cho mình. Câu 2: Ý nào nói đúng nhất thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua Chuyện người con gái Nam Xương ? A. Sống cực khổ vì phải làm lụng vất vả nuôi gia đình; B. Không được quyền minh oan cho mình khi bị nghi oan; C. Bị đối xử bất công, chịu nhiều đau khổ, oan trái; D. Sống không có hạnh phúc vì bị chồng nghi ngờ, ghen tuông. Câu 3: Tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí thuộc thể loại nào ? A. Truyện truyền kì B. Truyện thơ Nôm C. Tiểu thuyết lịch sử D. Tiểu thuyết hiện đại Câu 4: Việc làm của vua Lê Chiêu Thống gợi đến thành ngữ nào dưới đây? A. Nồi da nấu thịt B. Cõng rắn cắn gà nhà C. Tay đứt ruột đau D. Há miệng mắc quai Câu 5: Ý nào dưới đây nói đúng nhất giá trị nhân đạo của Truyện Kiều? A. Đồng cảm trước số phận bi kịch của con người, lên án thói ghen tuông mù quáng; trân trọng ngợi ca những giá trị tốt đẹp của con người; khát vọng về tự do, công lí và tình yêu lứa đôi. B. Đồng cảm trước số phận bi kịch của con người, lên án những kẻ bất nhân bất nghĩa hãm hại bạn bè; trân trọng ngợi ca những giá trị tốt đẹp của con người; khát vọng về tự do, công lí và tình yêu lứa đôi. C. Đồng cảm trước số phận bi kịch của con người, lên án các thế lực đen tối, tàn bạo; trân trọng ngợi ca những giá trị tốt đẹp của con người; khát vọng về tự do, công lí và tình yêu lứa đôi. D. Đồng cảm trước số phận bi kịch của con người, lên án các thế lực đen tối, tàn bạo; trân trọng ngợi ca những con người có tinh thần nghĩa hiệp, khát vọng về tự do, công lí và tình yêu lứa đôi. Câu 6: Câu thơ Kiều càng sắc sảo mặn mà gợi tả vẻ đẹp nào của Thuý Kiều? A. Trí tuệ và tâm hồn. B. Khuôn mặt và hàm răng. C. Nụ cười và giọng nói. D. Làn da và mái tóc. Câu 7: Nhận định nào không đúng về nghệ thuật tả người trong đoạn trích Chị em Thuý Kiều ? A. Sử dụng bút pháp tả thực đặc sắc. B. Sử dụng các hình ảnh ước lệ tượng trưng. C. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ, lí tưởng hoá nhân vật.
  4. D. Sử dụng điển cố và biện pháp đòn bẩy. Câu 8: Ý nào dưới đây không đúng với bản chất con người Lục Vân Tiên biểu hiện trong lời nói và thái độ đối với Kiều Nguyệt Nga ? A. Lễ phép, khách sáo.B. Trọng nghĩa, khinh tài. C. Chính trực, hào hiệp.D. Từ tâm, nhân hậu. II. Tự luận ( 8 điểm): Câu 1 ( 3 điểm) : Hãy tóm tắt diễn biến của đoạn trích “Hồi thứ mười bốn” ( trích “Hoàng Lê nhất thống chí”) bằng một đoạn văn ngắn (không quá 12 câu). Câu 2 ( 5 điểm): a. Chép thuộc lòng 4 câu thơ thể hiện vẻ đẹp nhan sắc của Thúy Vân trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”( trích “Truyện Kiều”- Nguyễn Du). b.Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 10-12 câu) theo phương pháp lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp trình bày cảm nhận về 4 câu thơ vừa chép. Trong đoạn có sử dụng cách dẫn trực tiếp ( gạch dưới một lời dẫn trực tiếp).
  5. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN 9 (TIẾT 46) Mức độ Nhận Thông Vận Vận Tổng số biết hiểu dụng dụng Lĩnh vực nội dung Cao TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL 1 1 1 Thể loại văn học trung đại 0,25 0,5 1 1 2 Nghệ thuật văn học trung đại 0,25 0,25 3 Giá trị nội dung của văn học 2 2 trung đại 0,5 0,5 4 4 4 Nhân vật trong truyện trung đại 1,0 1,0 1 1 5 Học thuộc văn bản 1,5 1,5 1 1 6 Tóm tắt nội dung truyện 3,0 3,0 7 Cảm nhận đoạn trích thơ 1 1 1 2,5 1,0 3,5 Tổng số câu: 11 8 1 1 1 1 8 3 Tổng số điểm: 10 2,0 1,5 3,0 2,5 1,0 2,0 8,0 20% 15 30 25 10 20% 80 % % % % %
  6. ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN 9 (TIẾT 46) I. Trắc nghiệm (2 điểm): (từ câu 1 đến câu 8 mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đề D B C B A D B B lẻ Đề C C C B C A A A chẵn II. Tự luận (8 điểm): Phần I (6 điểm) Câu Yêu cầu Điểm - Hình thức: Trình bày đúng hình thức đoạn văn, đảm bảo yêu cầu 0,5 về số câu. - Nội dung : 2,5 Câu 1 Đề lẻ: Nêu được đầy đủ nội dung theo diễn biến của “Chuyện (3 điểm) người con gái Nam Xương. Đề chẵn: Nêu được đầy đủ nội dung theo diễn biến của “Hoàng Lê nhất thống chí - Hồi 14” Đoạn quá dài trừ 0,5 điểm - a. Chép đúng thơ - mỗi lỗi sai trừ 0,25đ 1đ b. Học sinh hoàn thành đoạn - Hình thức: Đúng hình thức đoạn văn, triển khai theo cách lập luận 0,5 tổng – phân - hợp. Nội dung : Đề lẻ: 3 Biết bám sát vào ngữ liệu, khai thác hiệu quả các tín hiệu nghệ thuật, có dẫn chứng, lí lẽ, nhận xét để cảm nhận: Vẻ đẹp nhan sắc Thúy Kiều - bức chân dung mang tính cách, số phận. Chú ý phân tích nghệ thuật đòn bẩy, nghệ thuật “điểm nhãn”- đặc tả đôi mắt, bút pháp ước lệ tượng trưng, sử dụng thành ngữ, biện pháp nghệ Câu 2 thuật nhân hóa có tính so sánh thể hiện vẻ đẹp của trang tuyệt (5 điểm) sắc, có sức cuốn hút mãnh liệt, dự báo số phận nhiều sóng gió, “hồng nhan bạc phận” Đề chẵn: Biết bám sát vào ngữ liệu, khai thác hiệu quả các tín hiệu nghệ thuật, có dẫn chứng, lí lẽ, nhận xét để cảm nhận: Vẻ đẹp nhan sắc Thúy Vân- bức chân dung mang tính cách, số phận. Chú ý phân tích bút pháp ước lệ tượng trưng, biện pháp nghệ thuật nhân hóa có tính so sánh, cách sử dụng tính từ thể hiện vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu, êm đềm hòa hợp trong khuôn khổ, dự báo số phận êm 0,5 đềm, ít sóng gió # Đúng ý, diễn đạt được song ý chưa thật sâu. 2,5đ # Diễn xuôi ý thơ, dài dòng, còn mắc vài lỗi diễn đạt 1,5 đ
  7. # ý quá sơ sài, nhiều lỗi diễn đạt 0,5đ # Chưa thể hiện được phần lớn số ý hoặc sai lạc về nội dung, diễn đạt kém 0,25đ Giám khảo căn cứ vào mức điểm trên để cho các điểm còn lại. - - Có sử cách dẫn trực tiếp (gạch dưới) Nếu đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn hoặc nhiều đoạn trừ 0.5 điểm.