Hướng dẫn học môn Ngữ văn 9 - Tuần 21 Tiết 105: Ôn tập văn bản nghị luận (bài bàn về đọc sách, tiếng nói của văn nghệ)
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn học môn Ngữ văn 9 - Tuần 21 Tiết 105: Ôn tập văn bản nghị luận (bài bàn về đọc sách, tiếng nói của văn nghệ)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- huong_dan_hoc_mon_ngu_van_9_tuan_21_tiet_105_on_tap_van_ban.docx
Nội dung text: Hướng dẫn học môn Ngữ văn 9 - Tuần 21 Tiết 105: Ôn tập văn bản nghị luận (bài bàn về đọc sách, tiếng nói của văn nghệ)
- NGỮ VĂN 9 TUẦN 21 TIẾT 105 : ÔN TẬP VĂN BẢN NGHỊ LUẬN (Bài BÀN VỀ ĐỌC SÁCH, TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ) I. Mục tiêu cần đạt : Qua việc HS nắm được nội dung, nghệ thuật cơ bản của 2 văn bản: “Bàn về đọc sách” của tác giả Chu Quang Tiềm, “Tiếng nói của văn nghệ” của tác giả Nguyễn Đình Thi sẽ ôn luyện các dạng bài tập II. Luyện tập: Câu 1. Bài viết “Bàn về đọc sách” có sức thuyết phục cao. Theo em, điều ấy được tạo nên từ những yếu tố cơ bản nào? Gợi ý trả lời: Sức thuyết phục của bài văn được tạo nên bởi các yếu tố cơ bản: - Từ nội dung bài viết cho đến cách trình bày của tác giả đều đạt lý, thấu tình. Các ý kiến nhận xét đưa ra thật xác đáng, có lý lẽ chặt chẽ, vừa sinh động vừa dễ hiểu. - Bài viết có bố cục chặt chẽ, hợp lý, các ý được dẫn dắt rất tự nhiên. - Việc tác giả sử dụng nhiều hình ảnh qua cách ví von vừa cụ thể vừa thú vị cũng là một yếu tố quan trọng làm nên sức thuyết phục của bài. Câu 2. Phát biểu điều mà em thấm thía nhất khi học bài Bàn về đọc sách. Gợi ý trả lời: HS có thể có nhiều cảm nhận riêng Ví dụ: Bài viết "Bàn về đọc sách" của Chu Quang Tiềm đã trình bày nhiều luận điểm có giá trị về việc đọc sách, trong đó, em cảm thấy thấm thía nhất với diễn giải của tác giả về thực trạng cách đọc sách sai lầm của nhiều người hiện nay. Tác giả đã nêu ra thực trạng nhiều người đọc sách chỉ chú trọng số lượng, đọc qua loa mà không chú trọng tới chất lượng ý nghĩa mà mình thu lại được. Việc đọc sách sai lệch như thế khiến con người tiêu tốn nhiều thời gian vào những cuốn sách vô bổ, lại không thu thập được kiến thức chuyên sâu cho mình. Bài viết đã nhắc nhở người đọc về cách đọc sách để từ đó người đọc suy nghĩ, tìm tòi cách đọc sách đúng đắn, đạt hiệu quả cao. Câu 3. Nêu vài nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi qua bài tiểu luận “Tiếng nói của văn nghệ” (cách bố cục, dẫn dắt vấn đề, cách nêu và chứng minh các luận điểm, sự kết hợp giữa nhận định, lí lẽ với dẫn chứng thực tế ) Gợi ý trả lời: - Bố cục của văn bản rất chặt chẽ, hợp lý, mọi vấn đề đều được dẫn dắt tự nhiên. - Cách viết giàu hình ảnh với những dẫn chứng sinh động, hấp dẫn, cả trong văn chương cũng như trong đời sống. - Giọng văn chân thành, say sưa, thể hiện những xúc cảm mạnh mẽ của người viết.
- Câu 4. Nêu một tác phẩm văn nghệ mà em yêu thích và phân tích ý nghĩa, tác động của tác phẩm ấy đối với mình. Gợi ý trả lời : HS chọn và phân tích ý nghĩa, tác động của một tác phẩm văn học đối với người đọc: Ví dụ 1: Bài thơ “Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt: - Là lời tâm tình của người cháu hiếu thảo đang ở nơi xa gửi về bà thân yêu ở quê nhà. - Bài thơ còn chứa đựng một ý nghĩa triết lí thầm kín về tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước. Ví dụ 2: Văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ - Giúp em hiểu được hiện thực cuộc sống bất công, chiến tranh loạn lạc liên miên khiến nhiều gia đình lâm vào tình trạng chia ly, vợ mất chồng, con mất cha. Trong xã hội ấy, sự bất công lại càng dồn lên những người phụ nữ yếu thế, tiêu biểu là số phận đầy oan trái của nàng Vũ Nương. - Tình cảm yêu mến, thương xót, đồng cảm của tác giả với nhân vật. - Qua đó khơi gợi trong em cảm xúc đồng cảm với nỗi đau của người phụ nữ trong xã hội xưa, căm phẫn những định kiến, coi trọng nam quyền đã đẩy những người phụ nữ yếu thế vào tình cảnh bi đát, Ví dụ 3 : Văn bản “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng Mỗi tác phẩm văn nghệ đến với bạn đọc đều mang trong mình một sứ mệnh cao cả. Trong những tác phẩm văn học mà em từng đọc, để lại trong lòng em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất là Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Nhà văn đã khiến em hiểu ra những nỗi đau của chiến tranh trong quá khứ đã gây nên bao đau thương cho những đồng bào vô tội, làm chảy bao nhiêu máu của người ra đi và nước mắt của người ở lại. Đặc biệt, tác phẩm gây xúc động bởi tình cảm cha con thiêng liêng của người lính. Truyện khiến em trân quý thêm tình cảm gia đình, trân quý bầu trời hòa bình của ngày hôm nay và thêm biết ơn quá khứ với những nỗi đau của cha ông đã đổi lấy cho chúng em cuộc sống của ngày hôm nay. IV. LUYỆN ĐỀ Trong văn bản “Bàn về đọc sách”, tác giả Chu Quang Tiềm có viết: Đọc sách là muốn trả món nợ đối với thành quả nhân loại trong quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích lũy mấý nghìn năm trong mấy chục năm ngắn ngủi, là một cách hưởng thụ kiến thức, lời dạy mà biết bao người trong quá khứ đã khổ công tìm kiếm mới thu nhận được. Có sự chuẩn bị như thế thì một con người mới có thể làm được cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát hiện thế giới mới” (Trích Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015) Câu 1: Ở đoạn trích trên, tác giả đã trình bày luận điểm gì về việc đọc sách? Câu 2: Từ “trường chinh” có nghĩa là gì? Trong chi tiết “cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn nhằm phát hiện thế giới mới”, người viết sử dụng biện pháp nghệ thuật gì và cho biết hiệu quả nghệ thuật của biện pháp đó.
- Câu 3: Em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về việc đọc sách học sinh, sinh viên hiện nay. (Trích đề thi KSCL lớp 9 vòng 2, trường THCS Lý Thường Kiệt, năm học 2016-2017)