Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 25: Ôn tập giữa học kì II - Năm học 2022-2023 - Dương Thị Yến

docx 6 trang Chiến Đoàn 13/01/2025 70
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 25: Ôn tập giữa học kì II - Năm học 2022-2023 - Dương Thị Yến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_ly_lop_8_tiet_25_on_tap_giua_hoc_ki_ii_nam_hoc_2.docx
  • pptxon_thi_giua_ki_2_dd370.pptx

Nội dung text: Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 25: Ôn tập giữa học kì II - Năm học 2022-2023 - Dương Thị Yến

  1. Trường THCS Yên Phụ Giáo án Vật lí 8 Ngày soạn: 05/03/2023 Ngày dạy: 08/03/2023 TIẾT 25: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Ôn tập, hệ thống hoá các kiến thức cơ bản đã học. - Trả lời được các câu hỏi ôn tập. - Vận dụng kiến thức để giải một số bài tập. 2. Kỹ năng - Vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng thường gặp trong đời sống. 3. Thái độ. - Tích cực, quan tâm tới bài học. II. CHUẨN BỊ. 1. Giáo viên. - SGK, SBT, máy tính, giáo án, phiếu học tập. 2. Học sinh - SGK, sơ đồ tư duy kiến thức đã chuẩn bị, đồ dùng học tập. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY – HỌC. 1. Ổn định tổ chức (1 phút): Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới. Hoạt động 1: Khởi động. GV tổ chức trò chơi đua xe bằng các câu hỏi trắc nghiệm.(10 phút) Câu 1: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng với định luật về công? A. Các máy cơ đơn giản đều cho lợi về công B. Không một máy cơ đơn giản nào cho lợi về công, mà chỉ lợi về lực và lợi về đường đi Dương Thị Yến Năm học 2022-2023
  2. Trường THCS Yên Phụ Giáo án Vật lí 8 C. Các máy cơ đơn giản đều lợi về công, trong đó lợi cả về lực lẫn cả đường đi D. Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại Đáp án: D Câu 2: Đơn vị của công suất là A. Jun (J) B. Jun nhân giây (J.s) C. Niuton (N) D. Oát (W) Đáp án: D Câu 3: Một viên đạn đang bay có dạng năng lượng nào dưới đây A. Chỉ có động năng B. Chỉ có thế năng C. Có cả động năng, thế năng và nhiệt năng. D. Chỉ có nhiệt năng Đáp án: C Câu 4: Tính chất nào sau đây không phải là của nguyên tử, phân tử A. Có lúc chuyển động, có lúc đứng yên B. Chuyển động không ngừng C. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách D. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao Đáp án: A Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về nhiệt năng của một vật A. Chỉ những vật có nhiệt độ cao mới có nhiệt năng. B. Chỉ những vật có khối lượng lớn mới có nhiệt năng C. Bất kì vật nào đều có nhiệt năng. D. Chỉ những vật có nhiệt độ thấp mới có nhiệt năng Đáp án: C Câu 6: Trong các vật sau, vật nào không có động năng? A. Hòn bi lăn trên sàn nhà. Dương Thị Yến Năm học 2022-2023
  3. Trường THCS Yên Phụ Giáo án Vật lí 8 B. Hòn bi nằm yên trên mặt sàn. C. Máy bay đang bay. D. Viên đạn đang bay. Đáp án: B Câu 7: Một đầu máy xe lửa kéo các toa xe bằng lực F = 7500 N. Công của lực kéo là bao nhiêu khi các toa xe chuyển động được quãng đường s = 8km. A. A = 6000 KJ . B. A = 600 kJ C. A = 600000J D. A = 60000 kJ Đáp án: D Câu 8: Một máy cơ trong 1h sản sinh ra một công là 330.000J, công suất của máy cơ đó là: A. 91,7W B. 92,5W C. 90,2W D. 97,5W Đáp án: A Câu 9: Động năng của vật phụ thuộc vào yếu tố nào? A. Khối lượng. B. Vận tốc của vật. C. Khối lượng và vận tốc của vật. D. Khối lượng và chất làm vật. Đáp án: C Câu 10: Khi đổ 50 3 nước vào 50 3 rượu rồi khuấy đều, ta được hỗn hợp có thể tích. A. bằng 100 3 Dương Thị Yến Năm học 2022-2023
  4. Trường THCS Yên Phụ Giáo án Vật lí 8 B. nhỏ hơn 100 3 C. lớn hơn 100 3 D. có lúc nhỏ hơn, có lúc lớn hơn 100 3 Đáp án: B 2. Hoạt động 2: Hệ thống hoá kiến thức đã học. (15 phút) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung I. Kiến thức trọng tâm. - GV nhắc lại cho HS - HS chú ý, ghi bài vào 1. Công thức công thức về công, công vở - Công thức tính công: suất. = 퐹.푠 - Yêu cầu HS nêu định - HS nhắc lại định luật Trong đó: luật về công. về công A: Công của lực F (J) F: lực tác dụng vào vật (N) S: quãng đường vật dịch chuyển (m) - Định luật về công: (SGK-49) - Công thức tính công suất: 푃 = 푡 Trong đó: P: công suất (W) A: công thực hiện (J) t: thời gian thực hiện công (s). - GV mời nhóm 1 lên - Đại diện nhóm 1,2 2. Cơ năng trình bày về cơ năng, lên trình bày. Các ( Sơ đồ tư duy của nhóm 1) nhóm 2 về cấu tạo chất nhóm khác chú ý lắng 3. Cấu tạo chất. Nhiệt và nhiệt năng. nghe và đưa ra câu năng hỏi, nhận xét. (Sơ đồ tư duy của nhóm 2) - GV chốt lại kiến thức. - HS ghi vào vở. Hoạt động 2: Vận dụng (15 phút) Hoạt động của GV Hoạt động của Nội dung HS II. Vận dụng. GV cho HS làm phiếu học tập - HS hoạt động cá I. Trắc nghiệm cá nhân trong 5 phút. nhân trong thời Câu 1: B gian 5 phút. Câu 2: A Dương Thị Yến Năm học 2022-2023
  5. Trường THCS Yên Phụ Giáo án Vật lí 8 Câu 1. Động năng của vật phụ - HS chấm chéo Câu 3: B thuộc vào: bài cho nhau mỗi Câu 4: C A. Khối lượng C. Vận tốc và ý đúng được 2 Câu 5: B và vị trí của vật vị trí của vật điểm. B. Khối lượng D. Vị trí của và vận tốc của vật so với mặt vật đất Câu 2: Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây ? A. Khối lượng và vị trí của vật so với mặt đất B. Khối lượng và vận tốc của vật. C. Vị trí của vật so với mặt đất D. Khối lượng của vật. Câu 3. Một người dùng một lực 180N kéo một vật từ giếng sâu 8m lên đều trong 20 giây. Công suất của người kéo là: A. 720W B. 72W. C.28800W D.7200W. Câu 4. Hai vật có cùng khối lượng đang chuyển động trên sàn nằm ngang, thì: A. Vật có thể tích càng nhỏ thì động năng càng lớn. B. Vật có thể tích càng nhỏ thì động năng càng nhỏ. C. Vật có vận tốc càng nhỏ thì động năng càng nhỏ. D. Hai vật có cùng khối lượng nên động năng hai vật như nhau. Câu 5: Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật gọi là: A. nhiệt độ của vật B. nhiệt năng của vật. C. cơ năng của vật. D. nhiệt lượng của vật GV yêu cầu HS chấm chéo bài. Dương Thị Yến Năm học 2022-2023
  6. Trường THCS Yên Phụ Giáo án Vật lí 8 GV yêu cầu HS làm bài tập: II. Tự luận Câu hỏi 1: Một người phải dùng - HS lên tóm tắt Câu 1: một lực 300N để nhấc một thùng F = 300N. Bài làm hàng theo phương thẳng đứng từ h = 1,2 m a. mặt đất lên sàn ô tô cao 1,2m, t = 2 giây. Công thực hiện của người: hết thời gian là 2 giây. A = F.s = 300.1,2 = 360J Công suất làm việc của người a. Tính công và công suất của a. A=? đó: người đó? P = ? P = A/t = 360/2 = 180W b. Người này dùng mặt phẳng b. So sánh công b. nghiêng để kéo thùng hàng lên thực hiện theo 2 Theo định luật về công: xe thì thấy lực kéo giảm còn một cách. Máy cơ đơn giản không cho nửa so với khi nhấc trực tiếp ta lợi về công Vậy khi bỏ qua ma sát, công theo phương thẳng đứng. Hãy so - HS lên bảng kéo thùng hàng qua mặt sánh công thực hiện theo hai trình bày. phẳng nghiêng lên xe sẽ bằng cách trên. Cho rằng lực ma sát công khi nhấc trực tiếp thùng giữa thùng hàng và mặt phẳng hàng theo phương thẳng đứng nghiêng là không đáng kể. lên xe và bằng 360J + Yêu cầu HS tóm tắt đề. + Mời HS lên bảng làm bài tập. GV nhận xét và chốt đáp án. 4. Củng cố. (2 phút) - GV hệ thống hoá lại các kiến thức trọng tâm. - Hướng dẫn làm bài tập. 5. Hướng dẫn học ở nhà (2 phút) - Học bài và làm các bài tập. - Chuẩn bị bài sau: Phương trình cân bằng nhiệt Dương Thị Yến Năm học 2022-2023