Giáo án Thủ công tiểu học - Tuần 20 - Giáo viên: Trương Thị Kiều Giang

doc 12 trang thienle22 3400
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Thủ công tiểu học - Tuần 20 - Giáo viên: Trương Thị Kiều Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_thu_cong_tieu_hoc_tuan_20_giao_vien_truong_thi_kieu.doc

Nội dung text: Giáo án Thủ công tiểu học - Tuần 20 - Giáo viên: Trương Thị Kiều Giang

  1. NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2019- 2020 Tuần 20 Thủ công ÔN TẬP CHƯƠNG II Bµi 12 CẮT, DÁN CHỮ CÁI ĐƠN GIẢN (T2) Thời lượng: 2 tiết (Tiết 2) Ngày soạn: 16/ 1/ 2020 Ngày dạy: Thứ 2 / 25/ 1/ 2021 ( 3E,) Thứ 4/ 27/ 1/ 2021 ( 3A, 3D): Thứ 5/ 28/ 1/ 2021 ( 3C, 3B) I. MỤC TIÊU: - Đánh giá kiến thức, kĩ năng cắt, dán chữ qua sản phẩm thực hành của hs. - Rèn KN cắt, dán chữ qua thực hành làm các SP cắt, dán chữ - Giáo dục hs tính cẩn thận, kiên trì, tính thẩm mĩ. - Phát triển khả năng sáng tạo, sự khéo léo của đôi bàn tay, tự GQVĐ, hợp tác , tự tin. *HS khuyết tật: Kẻ, cắt dán được các chữ cái đơn giản. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Mẫu các chữ của 5 bài trong chương II để giúp hs nhớ lại cách thực hiện. - Tranh quy trình kẻ, cắt dán chữ VUI VẺ. 2. Học sinh - Giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, kéo thủ công, hồ dán. III. HOẠT ĐỘNG HỌC: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1.Khởi động: Việc 1: Trưởng ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát bài Việc 2: Gv nhận xét *Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: HS vui vẻ, hát đúng lời bài hát, tâm thế thoải mái sẵn sàng vào học bài mới - PP: Vấn đáp - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời 2.Hình thành kiến thức. Giới thiệu bài- Ghi đề bài – Mục tiêu. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH. Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức kĩ, kĩ năng cắt, dán chữ (Tiếp) Việc 1: Nhóm trưởng đọc câu hỏi ở PBT và mời bạn trả lời, các bạn khác chú ý nghe, đánh giá và bổ sung cho mình. Việc 2: Nhóm trưởng cho các bạn nêu quy trình kĩ thuật cắt, dán chữ của các bài đã học. Việc 3: Nhóm trưởng, đề nghị bạn thư ký tổng kết ý kiến thống nhất của cả nhóm và báo cáo cô giáo. Giáo viên: Trương Thị Kiều Giang Trường tiểu học Phú Thủy Trang 1
  2. NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2019- 2020 * Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: + HS nắm chắc quy trình kĩ thuật cắt, dán chữ của các bài đã học. + Mạnh dạn, tự tin khi trình bày trước lớp - Phương pháp: Vấn đáp; Quan sát - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi - TLCH; Nhận xét bằng lời; Ghi chép ngắn Hoạt động 2: Thực hành cắt, dán chữ. (giúp đỡ HS khuyết tật) Việc 1: Nhóm trưởng kiểm tra và báo cáo với cô giáo sự chuẩn bị đồ dùng học tập của nhóm. Việc 2: Cắt, dán một trong những chữ đã học ( Giúp đỡ HS khuyết tật ) Việc 3: Chia sẻ cách cắt, dán chữ cho bạn bên cạnh. Việc 4: Báo cáo với cô giáo kết quả làm việc của từng thành viên trong nhóm. *Đánh giá - Tiêu chí đánh giá: Kẻ, cắt, dán được các chữ. H, U, I, T, E , VUI VẺ, Chữ dán phẳng. + Tự GQVĐ, hợp tác tốt, tự tin. - Phương pháp: Vấn đáp; Tích hợp. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi- TLCH; Nhận xét bằng lời; Tôn vinh; Thực hành;.tôn vinh Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập. Việc 1: Nhóm trưởng điều hành nhóm trưng bày sản phẩm. Việc 2: Chia sẻ sản phẩm theo các tiêu chí: + Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng thực hành. + Gấp hình đúng quy trình. + Hình gấp cân đối, nếp gấp thẳng, phẳng. Việc 3: Các nhóm báo cáo kết quả với cô giáo hoặc cả lớp. *Đánh giá - Tiêu chí đánh giá: Kẻ, cắt, dán được các chữ. H, U, I, T, E , VUI VẺ, Chữ dán phẳng. + Tự GQVĐ, hợp tác tốt, tự tin. - Phương pháp: Vấn đáp; Tích hợp. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi- TLCH; Nhận xét bằng lời; Tôn vinh; Thực hành;.tôn vinh Báo cáo thầy/cô kết quả và những điều em chưa hiểu. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Chia sẻ sản phẩm cho bạn bè, người thân. Giáo viên: Trương Thị Kiều Giang Trường tiểu học Phú Thủy Trang 2
  3. NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2019- 2020 TNXH Bµi 10 AN TOÀN KHI ĐI TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ( T1) Thời lượng: 2 tiết (Tiết 2) N gày soạn: 16/ 1/ 2020 Ngày dạy: Thứ 2 / 25/ 1/ 2021 ( 2E) Thứ 4/ 27/ 1/ 2021 ( 2C): Thứ 5/ 28/ 1/ 2021 ( 2D) I.Muc tiêu - Kể được tên các loại đường giao thông và một số phương tiện giao thông - Nhận biết một số biển báo giao thông - Biết được sự cần thiết phải có một số biển báo giao thông trên đường. - Chấp hành tốt luật giao thông khi ngồi trên xe máy. II. Chuẩn bi - Tranh ảnh trong SGK trang 40, 41. Năm bức tranh khổ A3 vẽ cảnh: Bầu trời trong xanh, sông, biển, đường sắt, một ngã tư đường phố, trong 5 bức tranh này chưa vẽ các phương tiện giao thông. Năm tấm bìa: 1 tấm ghi chữ đường bộ, 1 tấm ghi đường sắt, 2 tấm ghi đường thuỷ, 1 tấm ghi đường hàng không. Sưu tầm tranh ảnh các phương tiện giao thông. - SGK, xem trước bài. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động +Trường học sạch đẹp có tác dụng gì? + Em cần làm gì để giữ gìn trường lớp sạch đẹp? 2. Bài mới Giới thiệu bài *Hoạt động 1 Nhận biết các loại đường giao thông: . * ĐDDH: Tranh ảnh trong SGK trang 40, 41. Bước 1: Dán 5 bức tranh khổ A3 lên bảng.; Các Bức tranh vẽ gì? Bước 2: -Gọi 5 HS lên bảng, phát cho mỗi HS 1 tấm bìa (1 tấm ghi đường bộ, 1 tấm ghi đường sắt, 2 tấm ghi đường thủy, 1 tấm ghi đường hàng không). Yêu cầu: Gắn tấm bìa vào tranh cho phù hợp. Bước 3: -Kết luận: Trên đây là 4 loại đường giao thông. Đó là đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không. Trong đường thủy có đường sông và đường biển. * Đánh giá: Tiêu chí: - Kể được tên các loại đường giao thông và một số phương tiện giao thông Giáo viên: Trương Thị Kiều Giang Trường tiểu học Phú Thủy Trang 3
  4. NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2019- 2020 PP: quan sát, vấn đáp KT:Ghi chép ngắn, trình bày miệng, nhận xét bằng lời *Họat động 2 : Nhận biết các phương tiện giao thông . Bước 1: - Treo ảnh trang 40 H1, H2 - Hướng dẫn HS quan sát ảnh và trả lời câu hỏi: +Bức ảnh 1 chụp phương tiện gì? +Ô tô là phương tiện dành cho loại đường nào? +Bức ảnh 2: Hình gì? +Phương tiện nào đi trên đường sắt? Mở rộng: + Kể tên những phương tiện đi trên đường bộ. + Phương tiện đi trên đường không? +Kể tên các loại tàu thuyền đi trên sông hay biển mà con biết? - Kể tên các loại đường giao thông có ở địa phương. - Kết luận: Đường bộ là đường dành cho người đi bộ, xe ngựa, xe đạp, xe máy, ô tô, Đường sắt dành cho tàu hỏa. Đường thủy dành cho thuyền, phà, ca nô, tàu thủy Đường hàng không dành cho máy bay. Hoạt động 3: . Nhận biết các biển báo giao thông. Bước 1: -Hướng dẫn HS quan sát 5 loại biển báo được giới thiệu trong SGK. -Yêu cầu HS chỉ và nói tên từng loại biển báo. Hướng dẫn các em cách đặt câu hỏi để phân biệt các loại biển báo. Ví dụ: +Biển báo này có hình gì? Màu gì? +Đố bạn loại biển báo nào thường có màu xanh? +Loại biển báo nào thường có màu đỏ? +Bạn phải làm gì khi gặp biển báo này? Bước 2: Liên hệ thực tế: +Trên đường đi học em có nhìn thấy biển báo không? Nói tên những biển báo mà em đã nhìn thấy. +Theo em, tại sao chúng ta cần phải nhận biết một số biển báo trên đường giao thông? *Kết luận: Các biển báo được dựng lên ở các loại đường giao thông nhằm mục đích bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông. Có rất nhiều loại biển báo trên các loại đường giao thông khác nhau. Trong bài học chúng ta chỉ làm quen với một số biển báo thông thường. * Đánh giá: Tiêu chí: - Nhận biết một số biển báo giao thông PP: quan sát, vấn đáp KT:Ghi chép ngắn, trình bày miệng, nhận xét bằng lời Giáo viên: Trương Thị Kiều Giang Trường tiểu học Phú Thủy Trang 4
  5. NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2019- 2020 Hoạt động 4: Trò chơi: Đối đáp nhanh -GV gọi 2 tổ lên bảng, xếp thành hàng, quay mặt vào nhau (số HS phải bằng nhau). -HS chơi như vậy lần lượt đến hết hàng. -Tổ nào có nhiều câu trả lời đúng thì tổ đó thắng. -GV nhận xét. Tuyên dương. * Đánh giá: -Tiêu chí: - Biết được sự cần thiết phải có một số biển báo giao thông trên đường. - Chấp hành tốt luật giao thông khi ngồi trên xe máy. -Phương pháp: Quan sát, vấn đáp -Kĩ thuật : Nghiên cứu sản phẩm xử lí tình huống của HS, Phỏng vấn nhanh trả lời nhanh + Các mức độ : (1) Không nêu được phương án hoặc nêu phương án ứng xử không phù hợp. (2) Nêu được phương án ứng xử tương đối phù hợp. (3) Nêu được phương án ứng xử phù hợp 4. Củng cố – Dặn dò Qua bài học này, em rút ra được điều gì? - GV nhận xét tiết học, chuẩn bị bài sau. Giáo viên: Trương Thị Kiều Giang Trường tiểu học Phú Thủy Trang 5
  6. NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2019- 2020 Kỹ thuật Bµi 9 VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ GIEO TRỒNG RAU, HOA Ngày soạn: 16/ 1/ 2020 Ngày dạy: Thứ 2 / 25/ 1/ 2021 ( 4D, 4A, 4C) Thứ 3/ 26/ 1/ 2021 ( 4B) I. MỤC TIÊU: - HS biết được đặc điểm, tác dụng của các vật liệu, dụng cụ thường dùng để gieo trồng, chăm sóc rau, hoa; Biết cách sử dụng một số dụng cụ lao động trồng rau, hoa đơn giản. - Thực hành sử dụng một số dụng cụ lao động trồng rau, hoa đơn giản. - Có ý thức giữ gìn, bảo quản và bảo đảm an toàn lao động khi dùng dụng cụ gieo trồng rau hoa. - Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự giải quyết, hợp tác, ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Hạt giống, một số loại phân hoá học, phân vi sinh, cuốc, cào, vồ đập đất, dầm xới, bình có vòi hoa sen, bình xịt nước. - Tranh , ảnh một số cây rau, hoa, PBT 2. Học sinh: - SGK, sưu tầm các loại hạt giống III. HOẠT ĐỘNG HỌC: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Khởi động: Việc 1: Trưởng ban HT điều khiển nhóm nhắc lại kiến thức đã học + Trồng rau, hoa có lợi ích gì? Việc 2: Các nhóm trưởng báo cáo kết quả của nhóm mình. *Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: HS nêu được lợi ích của việc trồng rau, hoa. Mạnh dạn, tự tin khi trình bày. - PP: Vấn đáp - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; Tôn vinh 2. Hình thành kiến thức. Giới thiệu bài, nêu MT & ghi đề bài B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hoạt động 1: Tìm hiểu những vật liệu chủ yếu được sử dụng khi gieo trồng rau, hoa. Đọc nội dung mục 1 SGK và trả lời các câu hỏi: + Kể tên một số hạt giống rau, hoa mà bạn biết? + Gia đình bạn thường bón những loại phân nào cho rau, hoa? Giáo viên: Trương Thị Kiều Giang Trường tiểu học Phú Thủy Trang 6
  7. NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2019- 2020 + Theo bạn dùng loại phân nào là tốt nhất? Hai bạn chia sẻ nội dung các câu hỏi trên. Việc 1: Nhóm trưởng mời 1 bạn nêu phương án trả lời các câu hỏi trên, các bạn khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung hoặc nêu các vấn đề khác liên quan đên nội dung bài (Nếu có) cùng thảo luận. Việc 2: Bạn thư kí ghi kết quả thảo luận, thống nhất ý kiến của nhóm, báo cáo và hỏi thầy cô những điều nhóm mình chưa hiểu. *Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: HS kể được một số vật liệu chủ yếu khi gieo trồng rau, hoa: + Hạt giống (hoặc cây giống): Hạt cải, hạt ngò, + Phân bón cung cấp chất dinh dưỡng: Phân kali, đạm, lân, phân xanh, phân chuồng, + Đất trồng: chọn đất thích hợp với cây. + Hợp tác tốt với bạn - PP: Vấn đáp; Tích hợp - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi và TLCH; Nhận xét bằng lời; Tôn vinh; Phân tích phản hồi. Hoạt động 2: Tìm hiểu các dụng cụ gieo trồng, chăm sóc rau, hoa. Việc 1: Quan sát ranh, ảnh kết hợp với đọc thông tin ở mục 2 SGK để trả lời câu hỏi về đặc điểm, cấu tạo, hình dạng, cách sử dụng một số dụng cụ thường dùng để gieo trồng, chăm sóc rau, hoa. Việc 2: Hai bạn cùng chia sẻ câu hỏi trên. Việc 3: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn chia sẻ Việc 4: Báo cáo cô giáo hoặc Hỏi thầy cô những điều em chưa hiểu. *Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: HS nắm được đặc điểm, cấu tạo, hình dạng, cách sử dụng một số dụng cụ thường dùng để gieo trồng, chăm sóc rau, hoa như: cuốc, cào, vồ,dầm xới, bình tưới nước, + Trình bày ngắn gọn, mạnh dạn. - PP: Vấn đáp; Tích hợp - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi và TLCH; Nhận xét bằng lời; Tôn vinh; Phân tích phản hồi. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Em hãy chia sẻ cùng người thân, bạn bè về vật liệu, dụng cụ trồng rau, hoa. Giáo viên: Trương Thị Kiều Giang Trường tiểu học Phú Thủy Trang 7
  8. NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2019- 2020 Thủ công Bµi 11 CẮT, GẤP, TRANG TRÍ THIẾP CHÚC MỪNG (T2) Thời lượng: 2 tiết (Tiết 2) Ngày soạn: 16/ 1/ 2020 Ngày dạy: Thứ 3 / 25/ 1/ 2021 ( 2A, 2C, 2D) Thứ 5/ 28/ 1/ 2021 ( 2B): Thứ 6/ 29/ 1/ 2021 ( 2E) I MỤC TIÊU: - HS biết cách gấp ,cắt trang trí thiếp chúc mừng . - Cắt, gấp và trang trí thiếp chúc mừng. Có thể gấp, cắt thiếp chúc mừng theo kích thước tùy chọn. Nội dung và hình thức trang trí có thể đơn giản. - Học sinh hứng thú làm thiếp chúc mừng để sử dụng. * Đối với HS năng khiếu: Cắt, gấp trang trí được thiệp chúc mừng. Nội dung và hình thức tranh trí phù hợp, đẹp. II.CHUẨN BỊ. 1. Giáo viên: - Quy trình gấp , vật mẫu, giấu màu. 2. Học sinh - Giấy màu, giấy nháp, bút chì, kéo, thước, keo. III. HOẠT ĐỘNG HỌC: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Khởi động: Việc 1: Trưởng ban HT điều khiển nhóm nhắc lại kiến thức đã học + Nêu quy trình cắt, gấp, trang trí thiếp (thiệp) chúc mừng? Việc 2: Các nhóm trưởng báo cáo kết quả của nhóm mình. *Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: KT việc nắm kiến thức cũ của hs. Mạnh dạn, tự tin khi trình bày. - PP: Vấn đáp - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; Tôn vinh 2. Hình thành kiến thức. Giới thiệu bài, nêu MT & ghi đề bài B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hoạt động 1: Thực hành cắt, gấp, trang trí thiếp (thiệp) chúc mừng. Việc 1: Nhóm trưởng kiểm tra và báo cáo với cô giáo sự chuẩn bị đồ dùng học tập của nhóm. Việc 2: Cắt, gấp, trang trí thiếp (thiệp) chúc mừng Việc 3: Chia sẻ làm cho bạn bên cạnh. Giáo viên: Trương Thị Kiều Giang Trường tiểu học Phú Thủy Trang 8
  9. NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2019- 2020 Việc 4: Báo cáo với cô giáo kết quả làm việc của từng thành viên trong nhóm. * Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: + HS cắt, gấp, trang trí thiếp (thiệp) chúc mừng . + Tích cực hoàn thành nhiệm vụ được giao. - Phương pháp: Vấn đáp; Tích hợp. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi và TLCH; Nhận xét bằng lời; Thực hành; Định hướng học tập Hoạt động 2: Chia sẻ kết quả. Việc 1: Nhóm trưởng điều hành nhóm trưng bày sản phẩm. Việc 2: Chia sẻ sản phẩm. Việc 3: Các nhóm báo cáo kết quả với cô giáo hoặc cả lớp. * Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: Hoàn thành tốt: + Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng thực hành. + Cắt, gấp trang trí được thiệp chúc mừng. Nội dung và hình thức tranh trí phù hợp, đẹp. + Mạnh dạn, tự tin khi trình bày trước lớp - Phương pháp: Vấn đáp; Tích hợp - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi và TLCH; Nhận xét bằng lời; Tôn vinh C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Trưng bày sản phẩm ở góc học tập. - Chia sẻ sản phẩm cho bạn bè, người thân. * Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: Ý thức chia sẻ với người khác. - PP: Vấn đáp - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi và TLCH Giáo viên: Trương Thị Kiều Giang Trường tiểu học Phú Thủy Trang 9
  10. NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2019- 2020 Kỹ thuật Bµi 11 CHĂM SÓC GÀ Ngày soạn: 16/ 1/ 2020 Ngày dạy: Thứ 3 / 25/ 1/ 2021 ( 5A, 5C) Thứ 6/ 29/ 1/ 2021 ( 5 Thứ 5/ 28/ 1/ 2021 ( 5B) I. MỤC TIÊU: - Nêu được mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà; Biết cách chăm sóc gà. - Liên hệ thực tế để nêu cách cho gà ăn ở gia đình hoặc ở địa phương. - Có ý thức chăm sóc, bảo vệ gà. - Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự giải quyết vấn đề, hợp tác, ngôn ngữ, tự tin II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Tranh, ảnh ở SGK, bảng nhóm. - Phiếu học tập. (giấy to – bút dạ) 2. Học sinh: SGK III. HOẠT ĐỘNG HỌC: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Khởi động: HĐTQ tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học: + Nêu mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà? - GV nhận xét, đánh giá. *Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: KT việc HS nắm kiến thức của bài học trước. + HS trả lời đúng, tự tin, mạnh dạn khi trình bày. - PP: Vấn đáp - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi và TLCH; Nhận xét bằng lời; Tôn vinh 2. Hình thành kiến thức. - Giới thiệu bài, nêu MT & ghi đề bài B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà. Việc 1: Đọc nội dung mục 1 (SGK) và trả lời câu hỏi: + Nêu mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà? Việc 2: Hai bạn chia sẻ nội dung câu hỏi trên. Việc 3: Nhóm trưởng mời 1 bạn nêu phương án trả lời câu hỏi trên, các bạn khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung hoặc nêu các vấn đề khác liên quan đên nội dung bài (Nếu có) cùng thảo luận. Giáo viên: Trương Thị Kiều Giang Trường tiểu học Phú Thủy Trang 10
  11. NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2019- 2020 Việc 4: Thống nhất ý kiến, báo cáo và hỏi thầy cô những điều nhóm mình chưa hiểu. *Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: HS nắm được mục đích của việc chăm sóc gà: giúp gà khỏe mạnh, mau lớn và có sức chống bệnh tốt. + Mạnh dạn, tự tin khi trình bày. - PP: Vấn đáp; Tích hợp - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi và TLCH; Nhận xét bằng lời; Tôn vinh; Phân tích phản hồi. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách cách chăm sóc gà. Việc 1: Đọc thông tin mục 2 ở SGK (đọc 2 lần) : Việc 2: Tìm hiểu cách chăm sóc gà. Việc 3: Ghi vào PBT kết quả của mình. Việc 1: Trao đổi với bạn về cách chăm sóc gà. Việc 2: Đặt câu hỏi và liên hệ thực tế về cách chăm sóc gà ở gia đình mình hoặc ở địa phương. Việc 3: Thống nhất kết quả Việc 1: Thảo luận chung. Việc 2: Báo cáo với cô giáo về kết quả và những điều em chưa hiểu. *Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: Nắm được các công việc chăm sóc gà: Sưởi ấm cho gà; chống nóng, chống rét, phòng ẩm cho gà; phòng ngộ độc thức ăn cho gà. + Liên hệ thực tế việc cho gà ăn ở gia đình hoặc ở địa phương mình. + Hợp tác tốt với bạn, trình bày lưu loát. - PP: Vấn đáp; Tích hợp - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi và TLCH; Nhận xét bằng lời; Tôn vinh; Phân tích, phản hồi C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Chia sẻ nội dung bài học cho bạn bè, người thân. * Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: Ý thức chia sẻ với mọi người. - PP: Vấn đáp - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi và TLCH Giáo viên: Trương Thị Kiều Giang Trường tiểu học Phú Thủy Trang 11
  12. NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2019- 2020 Giáo viên: Trương Thị Kiều Giang Trường tiểu học Phú Thủy Trang 12