Giáo án Sinh học Lớp 9 - Bài 50: Hệ sinh thái

doc 12 trang Thương Thanh 01/08/2023 1780
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 9 - Bài 50: Hệ sinh thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_9_bai_50_he_sinh_thai.doc

Nội dung text: Giáo án Sinh học Lớp 9 - Bài 50: Hệ sinh thái

  1. TIẾT 52- BÀI 50: HỆ SINH THÁI I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: - Nêu được khái niệm hệ sinh thái, nhận biết được hệ sinh thái trong thiên nhiên. -Xác định được thành phần của một hệ sinh thái hoàn chỉnh. - Nêu được khái niệm được chuỗi thức ăn, lưới thức ăn và xây dựng được chuỗi thức ăn, lưới thức ăn. -Vận dụng kiến thức giải thích được ý nghĩa của các biện pháp nông nghiệp nâng cao năng suất cây trồng và giá trị kinh tế đang sử dụng rộng rãi hiện nay. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng thu thập, phân tích thông tin. - Rèn kĩ năng quan sát - Rèn kĩ năng hoạt động nhóm - Rèn kĩ năng tư duy, hợp tác - Rèn kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin. 3. Thái độ: -Có ý thức bảo vệ các hệ sinh thái có ở địa phương và sự đa dạng sinh học. - Có ý thức học tập bộ môn. II. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên -Bài giảng điện tử, máy chiếu, máy tính. - Một số tranh ảnh, mô hình và tài liệu về các hệ sinh thái điển hình . -Phiếu học tập( phần phụ lục) -Tài liệu tham khảo +Phương pháp dạy học tích cực môn Sinh học THCS +Thông tin dữ liệu trên internet +SGK, SGV Môn Sinh học 2.Học sinh -Tìm hiểu khái niệm, các thành phần hệ sinh thái. -Tìm hiểu các hệ sinh thái có ở địa phương và một số sản phẩm từ hệ sinh thái đó.
  2. - Tìm hiểu và sưu tầm hình ảnh các chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong tự nhiên: HST rừng nhiệt đới, HST biển, HST ao, HST đồng cỏ -Tìm hiểu mối quan hệ dinh dưỡng của các loại sinh vật qua: + Mô hình VAC (Vườn-Ao-Chuồng) + Các biện pháp nông nghiệp nâng cao năng suất cây trồng và giá trị kinh tế đang sử dụng rộng rãi hiện nay: trồng xen canh cây trồng; sử dụng thiên địch tiêu diệt côn trùng, sâu hại gây bệnh. III.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC -Dạy học theo góc -Trực quan-vấn đáp IV. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC. *Vào bài (3 phút): GV tổ chức trò chơi AI LÀ TRIỆU PHÚ. 1. Bài mới *HOẠT ĐỘNG : Tìm hiểu hệ sinh thái (35 phút) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - GV tổ chức cho HS hoạt động -Mỗi HS lựa chọn vị trí theo các góc: Quan sát, phân góc xuất phát của mình tích, áp dụng. - GV cho HS ở các góc quan sát -Quan sát video, ghi video về hệ sinh thái và yêu cầu nội dung quan sát được HS ghi nhớ nội dung của video ra giấy. để phục vụ cho việc hoàn thành nhiệm vụ học tập ở các góc -Sau khi quan sát video, GV giới -Hoạt động theo yêu thiệu nhiệm vụ học tập của từng cầu góc và yêu cầu học sinh hoàn thành nhiệm vụ trong PHT của từng góc(mỗi góc 7-9HS): +Góc quan sát: +Góc quan sát: Quan sát tranh các hệ
  3. sinh thái: HST ao, biển, rạn san hô, rừng mưa nhiệt đới, rừng lá kim, thảo nguyên, hoang mạc mô hình HST rừng mưa nhiệt đới PHT số 1 +Góc phân tích +Góc phân tích: Phân tích tài liệu mục II trang 151, 152/ SGK sinh học 9 hoàn thành PHT số 2 +Góc áp dụng + Vận dụng kiến thức đã học hoặc vừa tìm hiểu hoàn thành các bài tập áp dụng-PHT số 3 (Đối với nhóm HS ở vị trí xuất phát sẽ sử dụng phiếu hỗ trợ: PHT số 4) -Sau 5 phút, GV cho luân chuyển -Luân chuyển vị trí các các góc đảm bảo HS được hoạt góc động ở tất cả các góc. -GV cho HS thảo luận 5 , thống -Thảo luận, thống nhất, nhất kết quả và báo cáo kết quả báo cáo kết quả hoạt động trên bảng phụ. Kết thúc ở góc nào, HS sẽ báo cáo kết quả học tập của góc đó. -Nhận xét và yêu cầu HS rút ra -Các nhóm nhận xét, kết luận: bổ sung *Góc quan sát-PHT số 1 -Rút ra kết luận +Thế nào là hệ sinh thái? Mối -Ghi nhớ kiến thức * Thế nào là một hệ sinh quan hệ giữa các sinh vật trong thái?
  4. hệ sinh thái? - Hệ sinh thái bào gồm quần xã và khu vực sống của quần xã (gọi là sinh cảnh). - Trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn tác động qua lại với nhau và tác động với nhân tố vô sinh của môi trường 1 hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định. +Thành phần của hệ sinh thái * Một hệ sinh thái hoàn hoàn chỉnh? chỉnh gồm các thành GV phân tích: HST giống như là phần: 1 cơ thể sống được cấu thành từ + Nhân tố vô sinh: đất, đơn vị chính là quần xã sinh vật nước, ánh sáng và sinh cảnh. Các sinh vật trong + Nhân tố hữu sinh: hệ sinh thái luôn tác động qua lại Sinh vật sản xuất với nhau và tác động với nhân tố Sinh vật tiêu thụ vô sinh của môi trường 1 hệ Sinh vật phân huỷ. thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định. GV giới thiệu các hệ sinh thái trong tự nhiên. ( Giao cho HS về nhà đọc thêm phần: “ Em có biết” *Góc phân tích-PHT số 2 +Mối quan hệ dinh dưỡng giữa *Mối quan hệ dinh các loài sinh vật trong quần xã? dưỡng giữa các sinh vật trong hệ sinh thái - Chuỗi thức ăn:
  5. + Chuỗi thức ăn là 1 dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài sinh vật trong chuỗi thức ăn -HS quan sát, ghi nhớ vừa là sinh vật tiêu thụ kiến thức mắt xích phía trước, vừa bị mắt xích phía sau tiêu GV mở rộng(chiếu hình ảnh thụ. chuỗi thức ăn): - Lưới thức ăn: +Lưu ý: Cách viết chuỗi thức ăn + Các chuỗi thức ăn có +Sinh vật tiêu thụ được chia nhiều mắt xích chung tạo thành các nhóm: thành 1 lưới thức ăn. Sinh vật tiêu thụ bậc 1 gồm +Lưới thức ăn hoàn chỉnh động vật ăn thực vật. gồm 3 thành phần: SV Sinh vật tiêu thụ bậc 2 gồm sản xuất, Sv tiêu thụ, SV động vật ăn thịt, chúng ăn các phân huỷ. sinh vật tiêu thụ bậc 1. Sinh vật tiêu thụ bậc 3 là các sinh vật tiêu thụ sinh vật tiêu thụ bậc 2. Sinh vật tiêu thụ bậc 4- động vật ăn thịt đầu bảng là các sinh vật tiêu thụ sinh vật tiêu thụ bậc 3. +Chuỗi thức ăn có thể mở đầu từ: SV sản xuất là thực vật: cỏ → sâu → cầy→đại bàng→ vi sinh vật phân giải Mùn bã hữu cơ:Mùn bã hữu cơ→ Giun đất →Gà rừng →Cáo→ Vi sinh vật.
  6. + Các đơn vị cấu trúc nên chuỗi thức ăn chính là các bậc dinh dưỡng. Bậc dinh dưỡng của một sinh vật là vị trí sinh vật đó đứng trong một chuỗi thức ăn +Sự trao đổi vật chất và năng trong hệ sinh thái. *Góc áp dụng- PHT số 3 GV cho HS hoàn thành bài tập và liên hệ giải thích các hiện -Vận dụng kiến thức tượng thực tế hoàn thành bài tập giải - GV liên hệ giáo dục ý thức bảo thích. vệ đa dạng sinh học: Các sinh -Liên hệ các biện pháp. vật trong hệ sinh thái luôn luôn gắn bó với nhau bởi nhiều mối quan hệ đặc biệt là mối quan hệ dinh dưỡng thông qua chuỗi và lưới thức ăn tạo nên sự đa dạng sinh học vì vậy mà mỗi chúng ta cần có ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học. Bản thân mỗi học sinh phải làm gì để bảo vệ, gìn giữ sự đa dạng sinh học đó. 2.Củng cố (5 phút) Quay trở lại với trò chơi: ”Ai là triệu phú”. Người chơi trả lời tiếp câu hỏi để tìm ra Ai là triệu phú. 3.Dặn dò (2 phút) -Tìm hiểu sự đa dạng sinh thái ở địa phương
  7. -Chuẩn bị dụng cụ thực hành: +Giấy, bút chì +Túi nilon +Dao con, dụng cụ đào đất: cuốc, xẻng nhỏ, dằm. +Kẻ bảng 51.1 →51.4 ra giấy A4
  8. GÓC QUAN SÁT 1.Mục tiêu:Qua quan sát tranh ảnh các hệ sinh thái và mô hình HST rừng nhiệt đới HS nhận biết được hệ sinh thái trong tự nhiên, thành phần và mối quan hệ giữa các loài sinh vât trong hệ sinh thái. 2.Nhiệm vụ:Quan sát tranh, mô hình về hệ sinh thái, hoàn thành phiếu học tập số 1 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: CÂU HỎI-BÀI TẬP TRẢ LỜI 1. Quan sát 1 hệ sinh thái rừng nhiệt đới xác định: -Những nhân tố vô sinh và hữu sinh có thể có trong hệ sinh thái rừng? -Lá và cây mục là thức ăn của những sinh vật nào? -Cây rừng có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống động vật rừng? -Động vật rừng có ảnh hưởng như thế nào tới thực vật? -Nếu như rừng bị cháy mất hầu hết các cây gỗ lớn, nhỏ và cỏ thì điều gì sẽ xảy ra? Tại sao? *Từ đó rút ra nhận xét về mối quan hệ giữa các loài sinh vật với nhau và với các nhân tố vô sinh của môi trường? 2. Hệ sinh thái là gì? Lấy ví dụ một số hệ sinh thái. 3.Các thành phần của hệ sinh thái?
  9. GÓC PHÂN TÍCH 1.Mục tiêu:Qua phân tích tài liệu mục II trang 151, 152/ SGK và phần chuẩn bị, HS tìm hiểu kiến thức về mối quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật trong quần xã. 2.Nhiệm vụ:Tìm hiểu tài liệu, hoàn thành phiếu học tập số 2 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2: CÂU HỎI TRẢ LỜI 1. Mối quan hệ giữa các sinh vật trong hệ sinh thái được thể hiện như thế nào? 2.Chuỗi thức ăn: +Chuỗi thức ăn là gì? + Lấy ví dụ về các chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái rừng + Các loại sinh vật nào tham gia vào chuỗi thức ăn? + Chuỗi thức ăn có thể bắt đầu từ loại sinh vật nào? 3.Lưới thức ăn: -Lưới thức ăn là gì? Kể tên một số lưới thức ăn trong tự nhiên? -Một lưới thức ăn hoàn chỉnh gồm những thành phần chủ yếu nào?
  10. GÓC ÁP DỤNG 1.Mục tiêu:Qua kiến thức đã tìm hiểu, HS vận dụng hoàn thành 1 số câu hỏi, bài tập liên quan đến nội dung bài học: 2.Nhiệm vụ:Vận dụng kiến thức đã tìm hiểu, hoàn thành phiếu học tập số 3 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3: CÂU HỎI TRẢ LỜI Câu 1:Quan sát lưới thức ăn trong HST rừng: Hãy sắp xếp các sinh vật theo từng thành phần chủ yếu của hệ sinh thái. Câu 2: Cho lưới thức ăn sau: Điều gì xảy ra nếu Chuột và Kiến chết hết? Điều gì xảy ra nếu Cỏ chết hết? Câu 3:. Dựa vào kiến thức đã học hãy giải thích: +Vì sao, người nông dân thường xen canh các loại cây trồng? +Hiệu quả của biện pháp sử dụng thiên địch trong
  11. sản xuất nông nghiệp. +Mô hình VAC ( Vườn-Ao-Chuồng) PHIẾU HỖ TRỢ “GÓC ÁP DỤNG” (Góc xuất phát) Đặc điểm Nội dung Khái niệm Bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sinh sống của quần xã ( sinh cảnh) Các thành - Nhân tố vô sinh: đất, nước, không khí phần - Nhân tố hữu sinh: + Sinh vật sản xuất: Thực vật + Sinh vật tiêu thụ: Động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật + Sinh vật phân giải: Vi khuẩn, nấm Mối quan hệ - Chuỗi thức ăn: 1 dãy các sinh vật có mối quan hệ dinh dưỡng với dinh dưỡng nhau. Mỗi loài là một mắt xích vừa tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa bị mắt xích phía sau tiêu thụ. - Lưới thức ăn: tập hợp các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 CÂU HỎI-BÀI TẬP TRẢ LỜI Câu 1: Kể tên các hệ sinh thái mà em biết. Câu 2: Dựa vào hiểu biết bản thân và kiến thức đã tìm hiểu hoàn thành các chuỗi thức ăn sau : a, → Chuột → . b, → Bọ ngựa → c, .→ Sâu → d, Cây gỗ → → Hổ e, Mùn bã hữu cơ → .→ Gà→ . Câu 3: Tìm những sinh vật là mắt xích chung trong lưới thức ăn sau: