Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 122: Văn bản "Sang thu"

doc 9 trang nhungbui22 10/08/2022 2750
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 122: Văn bản "Sang thu"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_122_van_ban_sang_thu.doc

Nội dung text: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 122: Văn bản "Sang thu"

  1. Soạn:22/ 1/ - Dạy Tiết 122- VB: Sang thu ( Hữu Thỉnh ) A- Mục tiêu bài học: Giúp học sinh : 1- Kiến thức: - Hiểu được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu. - Vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và những suy nghĩ mang tính triết lí của tác giả. 2- Kĩ năng: - Đọc- hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại. - Thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ. 3- Thái độ: - Bồi dưỡng lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, con người yêu hơn nữa mùa thu của đất trời quê hương. B- Chuẩn bị: - Giáo viên: SGK, SGV, Giáo án, máy chiếu, những câu thơ, bài thơ, hình ảnh về mùa thu. - Học sinh: SGK, chuẩn bị bài, vở ghi, phiếu học tập. C- Phương pháp: Nêu vấn đề, đọc sáng tạo, đàm thoại, phát hiện, phân tích chi tiết, bình giảng, học theo nhóm. D- Tổ chức các hoạt động dạy học: HĐ 1: ổn định tổ chức: 1’ HĐ 2: Kiểm tra bài cũ : - Mục tiêu: Gợi nhớ, khắc sâu kiến thức đã học bài “ Viếng lăng Bác”. - Phương pháp: Vấn đáp, nêu và gqvđ. - Thời gian: 5’ Câu 1: Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương? Bài thơ gợi trong em tình cảm gì? Câu 2: Chọn đáp án em cho là đúng nhất: ý nào sau đây nhận xét đúng về bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương? A- Thể thơ 5 chữ, giọng điệu thiết tha, rạo rực, nhiều hình ảnh thiên nhiên giàu sức gợi cảm. B- Thể thơ 5 chữ, nhạc điệu trong sáng thiết tha, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, gợi cảm và những so sánh ẩn dụ sáng tạo. C- Thể thơ 8 chữ, giọng điệu trang trọng, thiết tha, thành kính, nhiều hình ảnh ẩn dụ, gợi cảm, lời thơ bình dị. D- Thể thơ tự do, hình thức đối thoại lồng trong độc thoại, hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng. HĐ 3: Tổ chức dạy học bài mới: 1
  2. - MT: Nắm sơ lược về tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ. Về nội dung: Cảm nhận được tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng của nhà thơ khi chợt nhận ra những tín hiệu báo thu sang; những suy ngẫm sâu sắc mang tính triết lí về con người và cuộc đời của tác giả lúc sang thu làm nên đặc điểm của cái tôi trữ tình sâu sắc trong bài thơ. Về nghệ thuật: Khắc họa hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, đặc sắc về thời điểm giao mùa ở vùng đồng bằng Bắc Bộ; sáng tạo trong sử dụng từ ngữ, phép nhân hóa, ẩn dụ - Phương pháp: Nêu vấn đề, đọc sáng tạo, đàm thoại, phát hiện, phân tích chi tiết, bình giảng, thảo luận nhóm. - Thời gian: 35’ * Giới thiệu bài: 1’ Bài thơ " Viếng lăng Bác" khép lại nhưng những cảm xúc thương nhớ lãnh tụ vẫn không nguôi trong trái tim ta. Thơ ca hiện đại phản ánh muôn mặt của đời sống con người, trong đó thiên nhiên cũng là một nguồn thi hứng lớn. Nếu mùa xuân là mùa hội tụ của những bàn tay nghệ sĩ tài hoa, thì thu cũng bước vào thơ ca tự nhiên, gần gũi. Với Xuân Diệu, thu là " áo mơ phai dệt lá vàng"; Lưu Trọng Lư, thu lại là " Con nai vàng ngơ ngác. Đạp trên lá vàng khô". Còn Hữu Thỉnh nhẹ nhàng, bâng khuâng, ông cũng góp vào cho mùa thu đất nước một góc trời " Sang thu". Để hiểu được giá trị nghệ thuật và nội dung của bài thơ, bài hôm nay cô cùng các em sẽ đi tìm hiểu tiết 122- văn bản“Sang thu” ( GV ghi bảng nhan đề). * Nội dung dạy- học bài mới: I- Đọc và tìm hiểu chung. 1- Tác giả: Hữu Thỉnh ? Căn cứ chú thích *, em hãy trình bày - Tên đầy đủ là Nguyễn Hữu Thỉnh những hiểu biết về cuộc đời và sự - Sinh năm 1942. nghiệp của nhà thơ Hữu Thỉnh? - Quê ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. - Năm 1963, Hữu Thỉnh nhập ngũ, vào binh chủng tăng thiết giáp rồi trở thành cán bộ văn hóa, tuyên huấn trong quân đội và bắt đầu sáng tác thơ. Ông là thành viên của Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam khóa III, IV, V. Từ năm 2000, ông là Tổng thư kí Hội nhà văn Việt Nam - Hữu Thỉnh viết nhiều, viết hay về những con người, cuộc sống ở nông thôn, về mùa thu với những cảm xúc bâng khuâng, vương vấn trước đất trời trong trẻo. - Tác phẩm tiêu biểu: + Từ chiến hào đến thành phố. + Trường ca biển. + Thư mùa đông. Ngoài ra còn một số bài thơ đặc sắc: Sang thu, Chiều sông Thương, Biển- nỗi nhớ và em. 2- Tác phẩm: - Gv hướng dẫn đọc: Thể hiện âm điệu a- Đọc- Tìm hiểu chú thích: 2
  3. êm ái, nhịp chậm rãi. Gv đọc mẫu. * Đọc. - Hs đọc. GV nhận xét cách đọc. * Tìm hiểu chú thích. b- Tìm hiểu chung. ? Nêu xuất xứ bài thơ? * Xuất xứ: Sáng tác cuối 1977, in trong tập thơ “ Từ chiến hào đến thành phố” của ( GV: Bài thơ là những suy nghĩ của Hữu Thỉnh - NXB Văn học- Hà Nội-1991. người lính từng trải qua một thời trận mạc và cuộc sống khó khăn sau chiến tranh. Vì lẽ đó mà bài thơ trở thành những vần thơ lắng sâu cảm xúc của một người từng trải) ? Bài thơ thuộc thể thơ nào? * Thể thơ: 5 chữ. ? Xác định phương thức biểu đạt? * Phương thức biểu đạt: Biểu cảm+ miêu tả. ( GV: thể thơ 5 chữ rất gần gũi với dân ca trữ tình, phương thức biểu cảm và tự sự là cách thể hiện tốt nhất những rung cảm sâu xa trong tâm hồn người viết). ? Bối cảnh không gian và thời gian mà * Bối cảnh không gian- thời gian : bài thơ thể hiện? Thời điểm giao mùa giữa hạ và thu ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. ? Theo sự cảm nhận của tác giả về cảnh * Bố cục: 2 phần. vật sang thu, em hãy cho biết bài thơ - Khổ 1+ 2: Cảm nhận của nhà thơ về được chia thành mấy phần? những biến chuyển của đất trời sang thu. (- GV định hướng cách chia: có nhiều - Khổ 3: Cảm nhận về biến chuyển của cách chia bài thơ: thời tiết sang thu và suy ngẫm của tác giả. 1- Có thể chia theo khổ: Tín hiệu về mùa thu (khổ 1). Quang cảnh đất trời vào thu (khổ 2). Những biến chuyển âm thầm trong lòng tạo vật( khổ 3). 2- Có cách chia Vb làm 2 phần: khổ đầu bài thơ là những cảm nhận ban đầu của đất trời sang thu. Hai khổ cuối bài là những biến chuyển rõ nét của sự vật sang thu. - GV nêu cách chia của mình). II- Phân tích văn bản: 1- Cảm nhận của nhà thơ trước những biến chuyển của đất trời sang thu. - HS đọc diễn cảm khổ thơ đầu: a- Khổ thơ đầu: ? Sự biến đổi của đất trời sang thu được * Biến chuyển của đất trời sang thu: tác giả cảm nhận bắt đầu từ tín hiệu - Hương ổi. nào? GV: Tín hiệu đầu tiên về mùa thu là " hương ổi" đang độ chín. ? Cách cảm nhận của tác giả về hương ổi có gì đặc biệt? 3
  4. ( Gợi ý: - Tác giả cảm nhận bằng giác + Cảm nhận bằng khứu giác. quan nào? + Sử dụng động từ " phả"( là tỏa vào, trộn - Động từ "phả" có ý nghĩa gì?) lẫn vào): Gợi tả mùi thơm của ổi chín như đặc sánh lại, đang lan truyền khắp không gian, náo nức đánh thức mọi vật. ? Cảm nhận mùa thu về bắt đầu từ -> Mùa thu được cảm nhận từ nơi làng quê "hương ổi". Điều này có ý nghĩa gì? trong cái nồng nàn của hương hoa vườn (Gợi ý: Không gian mùa thu được cảm làng, ngõ xóm. nhận từ vùng quê hay thành thị?) ? Từ hương ổi, nhà thơ còn cảm nhận - Gió se: Thứ gió heo may, nhẹ, khô, hơi được điều gì nữa về tín hiệu đất trời lành lạnh. Đó cũng là thứ gió đặc trưng của sang thu? mùa thu đồng bằng Bắc Bộ. ? Em hiểu "Gió se" là thứ gió như thế + Tín hiệu về gió thu được cảm nhận bằng nào? Cảm nhận về gió là cảm nhận xúc giác. bằng giác quan nào? - GV: Như vậy có thể hiểu từ hương mà nhận ra gió. Thứ hương ổi ướp cả không gian nồng nàn ngõ xóm, làng quê. Hai tín hiệu " hương ổi", " gió se", đủ để ta cảm nhận được thời tiết lúc này đang có sự giao hòa giữa cái ấm và cái lạnh. Mùa hạ thì dường như đã kết tinh trong trái ngọt, đã dâng hiến hết mình nên cơn gió mùa hạ bây giờ chỉ còn xào xạc, hắt hiu, nó se lạnh, hao gầy, trạng thái phân đôi là tất yếu. ? Đất trời sang thu còn được cảm nhận bằng tín hiệu nào nữa? - Sương chùng chình qua ngõ. Có gì đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả + Từ láy tượng hình “chùng chình”: diễn tả ở hình ảnh sương? Tác giả dùng giác trạng thái cố ý đi chậm lại, vừa mơ hồ, vừa quan nào để cảm nhận về làn sương? động, lưu luyến không muốn rời xa + Phép nhân hoá làn sương "sương chùng chình qua ngõ". ( Gv: Sương thu giống như bóng hình yểu điệu của 1 thiếu nữ duyên dáng. Nó như cố ý chậm hơn mọi ngày, nửa như ngập ngừng luyến tiếc 1 cái gì đó mơ hồ, nửa như chờ đợi một cái gì đó thật khó gọi tên). + Cảm nhận bằng thị giác và cảm giác. - Gv: Thị giác giúp nhà thơ nhìn thấy làn sương mỏng manh, còn cảm giác lại giúp nhà thơ thấy được trạng thái chùng chình như không muốn rời xa của nó. Ngoài ra tác giả còn sử dụng hình ảnh + Hình ảnh "ngõ": vừa thực, vừa ảo( đường thôn ngõ xóm; Ngõ thời gian thông giữa hai mùa hạ-thu). 4
  5. ? Cảnh vật sang thu được tác giả cảm => Cảnh vật sang thu được cảm nhận rất tinh nhận ở khổ thơ đầu mang đặc điểm như tế từ những gì rất nhỏ hẹp, rất gần gũi, rất thế nào? thôn quê, rất vô hình, rất mờ ảo (đây là nét mới làm nên thu của Hữu Thỉnh). Từ đó gợi một thiên nhiên trong trẻo, một mùa thu đến thật nhẹ nhàng, rất khẽ khàng. ? Trong khổ thơ, cảm xúc của thi sĩ * Cảm xúc của thi sĩ( thể hiện trực tiếp). biểu đạt trực tiếp qua những từ nào? Đó - Bỗng (nhận ra): Cảm giác đột ngột, bất là những cảm xúc gì? ngờ, ngỡ ngàng trước hơi thu, cảnh thu. - Hình như: Cảm giác mơ hồ, một thoáng bối rối, chưa tin( mặc dù đã ngửi- nhìn- chạm tới thu). ? Những cảm xúc ấy đã biểu đạt 1 hồn => Tâm hồn thi sĩ biến chuyển nhịp nhàng người như thế nào? với cảnh giao mùa, chưa rõ rệt. Từng cảnh sang thu thấp thoáng hồn người sang thu: Một tâm hồn trong trẻo, một cảm giác bỡ ngỡ, bịn rịn, lưu luyến, bâng khuâng. ( GVKQ: Khổ thơ 1 với giọng thơ êm nhẹ, trong trẻo, phép nhân hoá tài tình. Thành công của khổ thơ không phải ở nghệ thuật miêu tả mà là 1 sự cảm nhận tinh tế như có như không về mùa thu. Cái hay trong sự cảm nhận ấy là Hữu Thỉnh đã kết hợp 1 cách hồn nhiên vẻ đẹp của làng quê, ngõ xóm, thân mật đơn sơ trong hương ổi, hương cau tạo nên nét mới, nét riêng biệt khó lẫn trong thơ ông, hoàn toàn không phải là những "cây ngô đồng", những "rừng thu phong hạt móc sa" mà những nhà thơ cổ hay dùng khi ước lệ về mùa thu). Chuyển ý: Sau phút ngỡ ngàng, mơ hồ về tín hiệu sang thu, nhà thơ tiếp tục thể hiện sự cảm nhận sâu hơn về những biến chuyển trong không gian phút giao mùa. Biến chuyển ấy diễn ra như thế nào, ta cùng tìm hiểu khổ thơ thứ hai: b- Khổ thơ thứ 2: * Quang cảnh đất trời. - HS đọc khổ thơ 2: " Sông được lúc dềnh dàng ? Đất trời sang thu tiếp tục được cảm nhận rõ hơn từ những biểu hiện nào của Chim bắt đầu vội vã sự vật? Có đám mây mùa hạ - Thảo luận theo bàn trong phiếu học Vắt nửa mình sang thu". tập cá nhân: + Bàn 1- 2- 3: Em hiểu hình ảnh + Con sông quê lúc này đã bắt đầu trở nên ít "sông dềnh dàng" là như thế nào? nước. Nó không ào ạt cuộn chảy như mùa + Bàn 4- 5- 6: Em hiểu hình ảnh hè, dòng chảy như lắng lại suy tư, cảm giác "chim vội vã" ra sao? nghỉ ngơi hiếm có. 5
  6. + Bàn 7- 8: Em hiểu hình ảnh "đám + Những cánh chim trời cũng cảm nhận mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu" được biến chuyển của tiết trời khi thu đến như thế nào? nên phải gấp gáp di cư về phương Nam tránh cái lạnh của đông. + Đám mây trắng xốp của mùa hạ đã trở nên trong xanh của mùa thu. - Nghệ thuật nhân hóa (sông, chim, mây) kết ? Nét nổi bật trong nghệ thuật biểu đạt hợp từ láy: "dềnh dàng", "vội vã" khiến cảnh của tác giả trong khổ thơ này là gì? vật trở nên có hồn. - Nghệ thuật đối lập "sông dềnh dàng> Cảnh thu được nhìn ở không gian xa hơn, dung gì về cảnh thu trong cảm nhận rộng hơn, tinh tế hơn với những biến chuyển của tác giả? rõ rệt trong lòng tạo vật. (dòng sông trôi thong thả, êm dịu; những đàn chim bay nhanh về phương Nam tránh rét; đám mây trắng xốp cuối cùng của mùa hạ đã bắt đầu trong xanh của mùa thu). ? Vậy nếu được tưởng tượng để vẽ tranh, em sẽ vẽ bức tranh lúc giao mùa ấy như thế nào? ( HS bộc lộ). ? Từ đó ta có thể thấy trạng thái nào => Tâm hồn thi sĩ say sưa, ngây ngất, bâng của hồn người khi chứng kiến sự vật khuâng đầy giao cảm trước phút chuyển sang thu? mùa. 6
  7. 2- Cảm nhận về biến chuyển thời tiết sang thu và suy ngẫm của tác giả. - Quan sát khổ thơ cuối: * Biến chuyển của thời tiết: ? Nhà thơ còn nhận thấy những biểu " Vẫn còn bao nhiêu nắng hiện khác biệt nào của thời tiết khi Đã vơi dần cơn mưa chuyển từ hạ sang thu? Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi". ? Nhận xét về việc sử dụng hình ảnh, từ ngữ, trong đoạn thơ? + Chọn lọc những hình ảnh về thời tiết: nắng, sấm, mưa. ( Gợi ý: + Các phó từ "vẫn" (vẫn còn), "dần" (vơi - Chọn lọc những hình ảnh nào? dần), " cũng" (cũng bớt) biểu đạt sự vơi bớt - Những phó từ " vẫn" (vẫn còn), " đã" về mức độ. (Nhà thơ có thể đong được sự vơi (vơi dần), "cũng" (cũng bớt) mang ý bớt của nắng, của mưa). nghĩa gì?). ? Lớp nghĩa thực của những hình ảnh - Lớp nghĩa thực: trên là gì? + “nắng, mưa, sấm” là kiểu thời tiết đặc trưng của mùa hạ nhưng tốc độ đã giảm dần (từ gay gắt chuyển thành dịu êm-> hạ đang chuyển mình sang thu). - GV: Còn nắng nhưng không quá chói + Hàng cây (do sương thu) nên lá đã già và chang; còn mưa nhưng đã vơi dần, còn sắp rụng: Dấu hiệu của mùa thu đã rõ nét. sấm nhưng đã ngớt, không còn dữ dội nữa; hàng cây (do sương thu) nên lá đã già và sắp rụng. -> Tất cả trở nên êm dịu, đúng như cái êm Tất cả trở nên êm dịu, đúng như cái êm dịu của mùa thu. dịu của mùa thu. - Lớp nghĩa hàm ẩn (ẩn dụ): ? Ngoài lớp nghĩa tả thực cảnh thiên nhiên, đất trời chuyển mình vào thu, em + “sấm” là hình ảnh ẩn dụ cho những thay thấy còn lớp nghĩa nào ẩn trong hai câu đổi bất thường, những vang động của cuộc cuối? đời, của XH. + Hàng cây đứng tuổi ẩn dụ cho con người đã từng trải, trưởng thành. -> Thể hiện những suy ngẫm của tác giả về ? Với lớp nghĩa hàm ẩn đó, hai câu thơ con người và cuộc đời: Khi con người đã có chứa đựng suy ngẫm nào của tác giả về tuổi, đã trải qua nhiều trải nghiệm của cuộc con người và cuộc đời? đời họ sẽ vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. (Gv: Với ý nghĩa này bài thơ mang tính triết lí, chất chứa suy ngẫm của tác giả về con người và cuộc sống. Đặt trong hoàn cảnh ra đời của bài thơ, ta còn thấy bài thơ là những suy ngẫm về đất nước: Đất nước ta đã trải qua bao gian lao, bao thử thách khốc liệt của những cuộc chiến tranh, nhưng con người VN 7
  8. anh hùng đã làm nên những chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Và ngày nay với bản lĩnh kiên cường, đất nước VN, con người VN sẽ càng vững vàng hơn trong thử thách của công cuộc dựng xây đất nước). ? Tóm lại: Khổ thơ cuối biểu hiện hồn => Hồn người trở nên điềm đạm hơn, chín người sang thu như thế nào? chắn hơn trước biến chuyển của thời gian, cuộc đời. III- Tổng kết. ? Nhìn lại tổng thể bài thơ, hãy khái 1- Nghệ thuật. quát những đặc sắc về nghệ thuật của - Thể thơ 5 chữ, âm điệu nhẹ nhàng, tha bài thơ? thiết. - Sử dụng thành công những biện pháp nhân hóa, ẩn dụ, tà láy, chọn lọc hình ảnh đặc sắc về thời điểm giao mùa hạ- thu ở nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ, sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ . - Cảm nhận tinh tế, trí tưởng tượng bay bổng. - Tính triết lí, suy ngẫm. 2- Nội dung Những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về cảnh ? Bài thơ thể hiện nội dung gì? vật thiên nhiên, đất trời trong phút giao mùa từ hạ sang thu. Qua đó bộc lộ tình yêu tha thiết và sự quan tâm đến cuộc sống- thiên nhiên- đất nước- con người của tác giả. HĐ 4: Luyện tập, củng cố: - Mục tiêu: HS biết khái quát, khắc sâu kiến thức vừa học. - Phương pháp: Trò chơi, vấn đáp. - Thời gian: 5phút. 1- Cho HS chơi trò chơi: Con số may mắn. * Luật chơi: - Có hai đội chơi( A- B), lần lượt hai đội sẽ chọn những con số trong 8 con chữ có sẵn (mỗi lần chỉ được chọn một con số). Các con số này bao gồm: con chữ phải trả lời một câu hỏi và con chữ may mắn. - Nếu chọn được con chữ may mắn thì không những không cần trả lời câu hỏi nào mà được tặng luôn hai điểm (tương đương hai lá cờ). - Mỗi con số còn lại ứng với 1 câu hỏi. Nếu trả lời đúng yêu cầu của câu hỏi thì sẽ được 2 điểm. - Khi đội nào chọn được con số có chứa câu hỏi mà không trả lời được trong 5 giây thì quyền trả lời sẽ thuộc về đội bạn( mỗi người trong nhóm chỉ được quyền chọn 1 lần). - Khi các con số đã được chọn hết, nhóm nào được nhiều cờ hơn thì nhóm đó sẽ chiến thắng. Khi đó cô sẽ có phần thưởng cho nhóm chiến thắng. 8
  9. + Gv chuẩn bị cờ, phần thưởng. 2- Bài thơ bồi dưỡng cho em tình cảm gì? Em có thái độ như thế nào để môi trường thiên nhiên mãi mãi trong lành? 3- Nếu còn thời gian cho học sinh nghe phần ngâm thơ. HĐ 5: Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối: 1’ - Học thuộc và đọc diễn cảm bài thơ. - Cảm nhận về hình ảnh (hoặc khổ thơ) yêu thích. - Làm bài tập 2 (Luyện tập). - Chuẩn bị bài: "Nói với con". 9