Giáo án môn học Tuần 7 - Lớp 4

doc 21 trang thienle22 3320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Tuần 7 - Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hoc_tuan_7_lop_4.doc

Nội dung text: Giáo án môn học Tuần 7 - Lớp 4

  1. TUẦN 7 Từ 08/10/2018 đến 12/10/2018 Thứ 2 ngày 08 tháng 10 năm 2018 * Buổi sáng: Tiết 1: TOÁN LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Biết thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, phép trừ. - Có kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, phép trừ. Biết tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ. BTCL: 1, 2, 3 - Rèn trí nhớ, tính cẩn thận. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Phiếu bài tập, bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Khởi động: Trò chơi: Truyền điện. A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: Bài 1: - Viết lên bảng phép tính 2416 + 5164 hướng dẫn mẫu. - Yêu cầu HS thử lại phép cộng trên. - Nêu cách thử lại - Yêu cầu HS làm phần b. - Yêu cầu 3 HS lên bảng thực hiện, lớp làm vào vở. Bài 2: - Viết lên bảng phép tính 6839 – 482 rồi hướng dẫn mẫu - Nêu cách thử lại - Yêu cầu HS làm phần b. - Yêu cầu 3 HS lên bảng thực hiện, lớp làm vào vở. - Nhận xét. Bài 3: - HS nêu yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu HS tự làm bài, khi chữa bài yêu cầu HS giải thích cách tìm x của mình. Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não. - Kĩ thuật:Kĩ thuật nhận xét, quan sát. - Tiêu chí: + Thực hiện được phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại. + Biết tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Nêu lại cách thử phép tính cộng và phép tính trừ.  Tiết 2: TẬP ĐỌC TRUNG THU ĐỘC LẬP I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Hiểu nội dung: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ; mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước. - Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung. Trả lời được các câu hỏi trong SGK - Có tình yêu quê hương đất nước. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1
  2. - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Khởi động: Trò chơi: Vòng tròn tình bạn. Bạn quản trò bắt cho cả lớp hát, sau đó từng bạn chuyền nhau lá thăm có câu hỏi bài tập đọc trước. Khi bài hát kết thúc, đến bạn nào thì bạn đó sẽ trả lời câu hỏi. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: Hoạt động 1:Luyện đọc đúng: - Yêu cầu 1 HSK/G đọc toàn bài. - HS cả lớp dò bài, đọc thầm bài 1 đến 2 lượt. - GV chia đoạn. - Luyện đọc nối tiếp theo đoạn trong nhóm. - Cùng nhau giải nghĩa các từ khó hiểu. - Luyện đọc toàn bài. - Tổ chức thi đọc. Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật:Kĩ thuật nhận xét, quan sát. - Tiêu chí: + Đọc to, rõ ràng, đúng từ ngữ, lưu loát. + Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. + Tham gia đọc tích cực, chú ý lắng nghe và sửa sai cho nhau. Hoạt động 2:Tìm hiểu bài: - Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi ở SGK. - Chia sẻ kết quả trước lớp. - Nêu nội dung chính của bài. Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật:Kĩ thuật vấn đáp, nhận xét, quan sát, phân tích. - Tiêu chí: - Tham gia thảo luận tích cực để tìm ra câu trả lời. - Trả lời to, rõ ràng, lưu loát, mạnh dạn. - Trả lời đúng nội dung các câu hỏi. Câu 1: Trăng ngàn và gió núi bao la. Trăng soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý. Trăng vằng vặc chiếu khắp các thành phố, làng mạc, núi rừng. Câu 2: HS tự trả lời. Câu 3: Ước mơ của anh chiến sĩ năm xưa về tương lai của trẻ em và đất nước đã thành hiện thực: chúng ta đã có nhà máy thủy điện lớn: Hoà Bình, Trị An, Y- a- li những con tàu lớn chở hàng, những cánh đồng lúa phì nhiêu, màu mỡ Câu 4: HS tự trả lời. Nội dung bài: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ; mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước. Hoạt động 3:Luyện đọc diễn cảm: - Đọc diễn cảm toàn bài 1 lượt. - GV chép một đoạn cần luyện đọc lên bảng phụ và gạch dưới những từ cần nhấn giọng. - Luyện đọc theo nhóm. - Tổ chức thi đọc diễn cảm. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Bài văn cho thấy tình cảm của anh chiến sĩ đối với các em nhỏ như thế nào?  2
  3. Tiết 3: CHÍNH TẢ NHỚ – VIẾT: GÀ TRỐNG VÀ CÁO I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Nắm được nội dung bài chính tả cần viết. - Nhớ - viết đúng bài CT sạch sẽ; trình bày đúng các dòng thơ lục bát. Làm được bài tập (2) a, (3) b. - Có ý thức viết đúng chính tả, rèn chữ viết. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Khởi động: Trò chơi: Đố chữ Chia 2 nhóm. Khi trọng tài hô “bắt đầu” nhóm A sẽ đưa ra 1 tiếng và đố nhóm B nêu được âm đầu của tiếng đó. Cứ thực hiện như thế từ nhóm A đến nhóm B. Kết thúc cuộc chơi, cộng số kết quả đúng và nêu nhóm thắng cuộc. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: Hoạt động 1: Hoạt động luyện viết: - Yêu cầu 2 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ cần viết . - HS nêu nội dung bài. - HS phân tích viết các chữ khó trong đoạn thơ. - HS gấp SGK, nhớ lại đoạn thơ, tự viết bài - HS soát lại bài và sửa lỗi. - HS đổi vở soát lỗi cho nhau. - Thu 7-10 bài để nhận xét. - GV nhận xét chung. Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật:Kĩ thuật nhận xét, quan sát, phân tích. - Tiêu chí: + Viết đúng chính tả, trình bày rõ ràng, sạch sẽ. +Nắm được nội dung đoạn cần viết. + Biết sửa lỗi khi viết sai. Hoạt động 2: Hoạt động thực hành: Bài 2 a. Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và viết bằng chì vào SGK. - Tổ chức cho 2 nhóm HS thi điền từ tiếp sức trên bảng. Nhóm nào điền đúng từ, nhanh sẽ thắng. - Gọi HS nhận xét, chữa bài. - Gọi HS đọc đoạn văn hoàn chỉnh. - Đáp án: Trí, chất, trong, chế, chinh, trụ, chủ. Bài 3 b. Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và tìm từ. - Gọi HS đọc định nghĩa và các từ đúng. - Đáp án: Vươn lên, tưởng tượng. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Nhận xét tiết học, chữ viết của HS. - Cho HS viết lại một vài lỗi đã sai trong bài viết.  * Buổi chiều: 3
  4. Tiết 1: LỊCH SỬ CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG DO NGÔ QUYỀN LÃNH ĐẠO (Năm 938) I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Biết vì sao có trận Bạch Đằng. - Kể lại diễn biến chính của trận Bạch Đằng. Trình bày được ý nghĩa của trận Bạch Đằng đối với lịch sử dân tộc. - Thích tìm tòi, khám phá. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình trong SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: Hoạt động 1: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS đọc SGK - Yêu cầu HS nêu thông tin về Ngô Quyền. - Ngô Quyền là người Đường Lâm (Hà Tây), là con rể Dương Đình Nghệ - Nhận xét, bổ sung. Hoạt động 2: Hoạt động cả lớp - Yêu cầu HS đọc SGK đoạn: “Sang đánh nước ta hoàn toàn thất bại” để trả lời các câu hỏi sau: + Cửa sông Bạch Đằng ở đâu ? Cửa sông Bạch Đằng ở Quảng Ninh + Vì sao có trận Bạch Đằng ? Vì mũi tấn công chính do Hồng Thao chỉ huy vượt biển, ngược sông Bạch Đằng. + Ngô Quyền đã dựa vào thuỷ triều để làm gì ? Cho nhân dân và quân lính đóng cọc nhọn vào nơi hiểm yếu. Lúc thủy triều lên nước che lấp + Trận đánh diễn ra như thế nào ? + Kết quả trận đánh ra sao ? - Yêu cầu HS dựa vào kết quả làm việc để thuật lại diễn biến trận BĐ. - Tổ chức cho các nhóm trao đổi để đi đến kết luận. + Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Ngô Quyền đã làm gì? Mùa xuân năm 939, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa. + Điều đó có ý nghĩa như thế nào? Đất nước được độc lập sau hơn một nghìn năm bị PKPB đô hộ đã mở ra thời kỳ độc lập lâu dài cho dân tộc. Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật:Kĩ thuật nhận xét, quan sát, phân tích. - Tiêu chí: + Nắm được diễn biến, ý nghĩa của trận đánh trên sông Bạch Đằng. + Tham gia thảo luận nhóm tích cực. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Nêu lại diễn biến trận đánh trên sông Bạch Đằng.  Tiết 2: KHOA HỌC PHÒNG BỆNH BÉO PHÌ I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Nêu cách phòng bệnh béo phì. Ăn uống hợp lý, điều độ, ăn chậm, nhai kĩ. Năng lượng vận động cơ thể, đi bộ và luyện tập TDTT. - Có ý thức phòng bệnh béo phì và vận động mọi người phòng và chữa bệnh béo phì. - Ra quyết định thay đổi thói quen ăn uống để phòng tránh bệnh béo phì. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 4
  5. - Các hình minh hoạ trang 28, 29/SGK - Phiếu học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Khởi động: Trò chơi: Em là tuyên truyền viên của lớp. Chia thành 2 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm đặt câu với động từ “hãy”,một nhóm đặt câu với động từ “đừng” để nêu lên những việc cần làm và không cần làm. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: Hoạt động 1: Dấu hiệu và tác hại của bệnh béo phì - Tiến hành hoạt động cả lớp theo định hướng sau - Yêu cầu HS đọc kĩ các câu hỏi ghi trên bảng. - Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời em cho là đúng. - HS lên bảng làm, dưới lớp theo dõi và chữa bài. - Kết luận các câu trả lời đúng. Hoạt động 2: Nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì - Tiến hành hoạt động nhóm theo định hướng. - Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 28, 29/SGK và thảo luận trả lời các câu hỏi 1/ Nguyên nhân gây nên bệnh béo phì là gì ? 2/ Muốn phòng bệnh béo phì ta phải làm gì ? 3/ Cách chữa bệnh béo phì như thế nào ? - Nhận xét tổng hợp các ý kiến của HS. - Kết luận: Nguyên nhân gây béo phì chủ yếu là do ăn quá nhiều sẽ kích thích chế độ dinh dưỡng hợp lí, phải năng vận động, luyện tập thể dục thể thao. * Bày tỏ thái độ - Chia nhóm + Nếu mình ở trong tình huống đó em sẽ làm gì ? - Nhóm 1: Tình huống 1: Em bé nhà Minh có dấu hiệu béo phì nhưng rất thích ăn thịt và uống sữa. - Nhóm 2: Tình huống 2: Châu nặng hơn những người bạn cùng tuổi và cùng chiều cao 10kg. Những ngày ở trường ăn bánh ngọt và uống sữa Châu sẽ làm gì ? - Nhóm 3: Tình huống 3: Nam rất béo nhưng những giờ thể dục ở lớp em mệt nên không tham gia cùng các bạn được. - Nhóm 4: Tình huống 4: Nga có dấu hiệu béo phì nhưng rất thích ăn quà vặt. Ngày nào đi học cũng mang theo nhiều đồ ăn để ra chơi ăn. - HS thảo luận nhóm và trình bày kết quả của nhóm mình. - Nhận xét tổng hợp ý kiến của các nhóm HS. - Kết luận: Chúng ta cần luôn có ý thức phòng tránh bệnh béo phì, vận động mọi người cùng tham gia tích cực tránh bệnh béo phì. Vì béo phì có nguy cơ mắc các bệnh về tim, mạch, tiểu đường, tăng huyết áp, Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật:Kĩ thuật nhận xét, quan sát, phân tích. - Tiêu chí: +Nêu được tác hại của bệnh béo phì. +Biết được ăn uống hợp lí và tập thể dục đúng cách. +Tham gia thảo luận nhóm tích cực. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Tìm hiểu về những bệnh do béo phì gây ra.  Thứ 3 ngày 09 tháng 10 năm 2018 * Buổi sáng: 5
  6. Tiết 1: TOÁN BIỂU THỨC CÓ CHỨA HAI CHỮ I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Nhận biết được biểu thức đơn giản chứa hai chữ. - Biết tính giá trị một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ.BTCL: Bài 1, bài 2 (a, b), bài 3 (2 cột). - Say mê học toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Phiếu bài tập, bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Khởi động: Trò chơi: Truyền điện. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: Hoạt động 1: Biểu thức có chứa hai chữ - Yêu cầu HS đọc bài toán ví dụ. - Muốn biết cả hai anh em câu được bao nhiêu con cá ta làm thế nào ? - Nếu anh câu được 3 con cá và em câu được 2 con cá thì hai anh em câu được mấy con cá ? - Làm tương tự với các trường hợp anh câu được 4 con cá và em câu được 0 con cá, anh câu được 0 con cá và em câu được 1 con cá, - Nếu anh câu được a con cá và em câu được b con cá thì số cá mà hai anh em câu được là bao nhiêu con ? - Giới thiệu: a + b được gọi là biểu thức có chứa hai chữ. Hoạt động 2: Giá trị của biểu thức chứa hai chữ - Nếu a = 3 và b = 2 thì a + b bằng bao nhiêu ? - Nêu: Khi đó ta nói 5 là một giá trị của biểu thức a + b. - Làm tương tự với a = 4 và b = 0; a = 0 và b = 1; - Khi biết giá trị cụ thể của a và b, muốn tính giá trị của biểu thức a + b ta làm như thế nào? Ta thay các số vào chữ a và b rồi thực hiện tính giá trị của biểu thức. - Mỗi lần thay các chữ a và b bằng các số ta tính được gì? Ta tính được giá trị của biểu thức a + b Hoạt động 2: Luyện tập: Bài 1: - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Yêu cầu HS đọc biểu thức trong bài, sau đó làm bài. - Nhận xét. Bài 2(a, b): - Yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó tự làm bài. - Thảo luận nhóm - Mỗi lần thay các chữ a và b bằng các số chúng ta tính được gì? Bài 3 (2 cột): - Treo bảng số như phần bài tập của SGK. - Yêu cầu HS nêu nội dung các dòng trong bảng. - Khi thay giá trị của a và b vào biểu thức để tính giá trị của biểu thức chúng ta cần chú ý thay hai giá trị a, b ở cùng một cột. - Yêu cầu HS làm bài Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật:Kĩ thuật nhận xét, quan sát, phân tích. - Tiêu chí: - Nhận biết được biểu thức có chứa hai chữ. 6
  7. - Tính được giá trị một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Yêu cầu mỗi HS lấy một ví dụ về biểu thức có chứa hai chữ. - Yêu cầu HS lấy một ví dụ về giá trị của các biểu thức trên.  Tiết 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÝ VIỆT NAM I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam - Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng một số tên riêng Việt Nam. - Có lòng say mê học TV. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ kẻ sẵn. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Khởi động: Trò chơi: Đặt câu với từ cho trước Quản trò nêu ra 1 từ cần đặt câu và chỉ định 1 bạn bất kì đứng lên đặt câu, nếu bạn đặt câu đúng thì quản trò nêu ra 1 từ khác và bạn đặt câu đúng sẽ được chỉ định 1 bạn bất kì tiếp theo đặt câu. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: Hoạt động 1:Nhận xét: - Yêu cầu HS quan sát và nhận xét cách viết. + Tên người: Nguyễn Huệ, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai. + Tên địa lý: Trường Sơn, Sóc Trăng, Vàm Cỏ Tây. + Tên riêng gồm mấy tiếng? Mỗi tiếng cần được viết như thế nào? - Quan sát, thảo luận cặp đôi, nhận xét cách viết. - Ghi nhớ - Yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ. + Tên người Việt Nam thường gồm những thành phần nào? Khi viết ta cần chú ý điều gì? - Chú ý viết tên các dân tộc: Ba - na, hay địa danh: Y - a - li, Y bi A - lê - ô - na Hoạt động 2: Luyện tập: Bài 1 - Viết tên em và tên địa chỉ gia đình. - Yêu cầu HS làm bài cá nhân. - Vì sao phải viết hoa tiếng đó ? - Cả lớp theo dõi. Bài 2 - Viết tên một số xã. - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS nhận xét. - Yêu cầu HS viết bảng nói rõ vì sao phải viết hoa tiếng đó (HS trả lời như bài tập 1) Bài 3 - Viết tên và tìm trên bản đồ. - Treo bản đồ hành chính địa phương. Gọi HS lên đọc và tìm các quận, huyện, thi xã, các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở tỉnh hoặc thành phố mình đang ở. - Nhận xét, khen nhóm có hiểu biết về địa phương mình. Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. 7
  8. - Kĩ thuật:Kĩ thuật nhận xét, quan sát, phân tích, đánh giá. - Tiêu chí: + Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam. + Viết đúng một số tên riêng Việt Nam. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Nêu lại cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam.  * Buổi chiều: Tiết 2: KỶ THUẬT KHÂU GHÉP HAI MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU THƯỜNG (tiết 2) I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường. - Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm. - Có ý thức rèn luyện kỹ năng khâu thường để áp dụng vào cuộc sống. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Mảnh vải, kéo, phấn, thước III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: - Giới thiệu mẫu khâu 2 mép vải . - HS quan sát, nhận xét . - Quan sát nêu các bước khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường . - GV gọi HS nhắc lại các bước khâu hai mép vải bằng mũi khâu thường. - Gọi 1 HS lên khâu 1 vài mũi . - HS thực hành vào vải của mình . - GV nhận xét . - HS đọc phần ghi nhớ cuối bài . Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật:Nhận xét, quan sát, phân tích, đánh giá. - Tiêu chí: + Biết cách khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - HS trưng bày sản phẩm thực hành, HS dựa vào các tiêu chuẩn để đánh giá.  Tiết 3:ĐẠO ĐỨC: TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (tiết 1) I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của. Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của. - Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt, hằng ngày một cách hợp lí. Biết đồng tình ủng hộ những hành vi, việc làm tiết kiệm, không đồng tình ủng hộ những hành vi việc làm lãng phí tiền của. - Có ý thức tự giác tích cực học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: Hoạt động 1: Thảo luận nhóm . 1. GV chia lớp thành 2 nhóm. 8
  9. - Em nghĩ gì khi đọc các thông tin đó? Người Nhật và người Đức rất tiết kiệm còn ở VN chúng ta đang thực hành tiết kiệm. -Theo em có phải do nghèo mà các nước đó họ tiết kiệm không? Là thói quen của họ. -Họ tiết kiệm để làm gì? Có tiết kiệm thì mới có vốn mới giàu có. -Tiền của do đâu mà có? Do sức lao động của con người làm ra. Hoạt động 2: Thảo luận cặp đôi. - HS thảo luận nhóm đôi về những hành vi tán thành và những hành vi không tán thành. Câu đúng: c,d Câu sai: a,b Hoạt động 3:Bày tỏ ý kiến. HS ghi vào phiếu những hành vi em cho là tiết kiệm. - HS trình bày. - HS nêu hiểu biết của mình -Kết thúc GV nhận xét mỗi việc làm của HS. GV kết luận: Trong cuộc sống chúng ta cần phải tiết kiệm không lãng phí. GV cho HS nêu cách tiết kiệm. GV: Trong mua sắm cần phải tiết kiệm ntn? Khi mua sắm cần mua những thứ mình cần nhất. Có nhiều tiền thì chi tiêu ntn cho hợp lí? Sách vở không viết bậy để năm sau các em sẽ được học tiếp khỏi mua Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Nhận xét, quan sát, đánh giá. - Tiêu chí:+ Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của. + Biết sử dụng thời gian hằng ngày một cách hợp lí. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Làm thế nào để sử dụng thời gian hợp lí?  Thứ 4 ngày 10 tháng 10 năm 2018 * Buổi sáng: Tiết 1: TẬP ĐỌC Ở VƯƠNG QUỐC TƯƠNG LAI I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Hiểu nội dung: Ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc, có những phát minh độc đáo của trẻ em. - Đọc rành mạch một đoạn kịch; bước đầu biết đọc lời nhân vật với giọng hồn nhiên. Giảm tải: câu hỏi 3 và 4 - Có những ước mơ đẹp về tương lai. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. - Bảng phụ viết sẵn đoạn thơ luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Khởi động: Trò chơi: Vòng tròn tình bạn. Bạn quản trò bắt cho cả lớp hát, sau đó từng bạn chuyền nhau lá thăm có câu hỏi bài tập đọc trước. Khi bài hát kết thúc, đến bạn nào thì bạn đó sẽ trả lời câu hỏi. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: Hoạt động 1:Luyện đọc đúng: - Yêu cầu 1 HSK/G đọc toàn bài. 9
  10. - HS cả lớp dò bài, đọc thầm bài 1 đến 2 lượt. - GV chia đoạn. - Luyện đọc nối tiếp theo đoạn trong nhóm. - Cùng nhau giải nghĩa các từ khó hiểu. - Luyện đọc toàn bài. - Tổ chức thi đọc. Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật:Kĩ thuật nhận xét, quan sát. - Tiêu chí: + Đọc to, rõ ràng, đúng từ ngữ, lưu loát. + Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. + Tham gia đọc tích cực, chú ý lắng nghe và sửa sai cho nhau. Hoạt động 2:Tìm hiểu bài: - Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi ở SGK. - Chia sẻ kết quả trước lớp. - Nêu nội dung chính của bài. Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm, động não. - Kĩ thuật:Kĩ thuật vấn đáp, nhận xét, quan sát, phân tích. - Tiêu chí: + Tham gia thảo luận tích cực để tìm ra câu trả lời. + Trả lời to, rõ ràng, lưu loát, mạnh dạn. + Trả lời đúng nội dung các câu hỏi. Câu 1: Tin- tin và Mi- tin đến vương quốc Tương lai và trò chuyện với những bạn nhỏ sắp ra đời. Câu 2: - Các bạn sáng chế ra: + Vật làm cho con người hạnh phúc. + Ba mươi vị thuốc trường sinh. + Một loại ánh sáng kì lạ. + Một máy biết bay như chim. + Một cái máy biết dò tìm những kho báu còn giấu kín trên mặt trăng. - Các phát minh ấy thể hiện ước mơ của con người: được sống hạnh phúc sống lâu, sống trong môi trường tràn đầy ánh sáng và chinh phục được mặt trăng. Câu 3: HS trả lời. Câu 4: HS trả lời. Nội dung bài: Ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc, có những phát minh độc đáo của trẻ em. Hoạt động 3:Luyện đọc diễn cảm: - Đọc diễn cảm toàn bài 1 lượt. - GV chép một đoạn văn cần luyện đọc lên bảng phụ và gạch dưới những từ cần nhấn giọng. - Luyện đọc theo nhóm. - Tổ chức thi đọc diễn cảm. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Câu chuyện cho chúng ta thấy điều gì?  Tiết 3: TOÁN TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP CỘNG I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Biết tính chất giao hoán của phép cộng. 10
  11. - Bước đầu biết sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng trong thực hành tính. BTCL: 1, 2. - Rèn tư duy lô gích. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Phiếu bài tập, bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Khởi động: Trò chơi: Truyền điện. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: Hoạt động 1:Giới thiệu tính chất giao hoán của phép cộng - Treo bảng số như đã nêu ở phần đồ dùng dạy học. - Yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của các biểu thức a + b và b + a để điền vào bảng. - Yêu cầu HS so sánh giá trị của BT a + b và b + a ở từng cột và rút ra công thức. Giá trị của a + b và b + a luôn bằng nhau. a + b = b + a - Từ công thức HS rút ra kết luận - Yêu cầu HS đọc lại kết luận trong SGK. Hoạt động 2: Luyện tập Bài 1 - HS đọc yêu cầu bài tập. - HS tự nêu kết quả và giải thích - Gọi HS nêu kết quả và yêu cầu giải thích. - Làm sao em nêu được kết quả mà không cần tính? Bài 2 - HS đọc yêu cầu bài tập. - Viết số thích hợp vào chỗ - Viết lên bảng 48 + 12 = 12 + - Em viết số hay chữ vào chỗ trống trên, vì sao? - HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. - Nhận xét. Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não. - Kĩ thuật:Kĩ thuật vấn đáp, nhận xét, quan sát. - Tiêu chí: + Nắm được tính chất giao hoán của phép cộng. + Biết sử dụng tính chất giao hoán để tính toán. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Nêu lại công thức và quy tắc của tính chất giao hoán của phép cộng.  Tiết 4: LUYỆN TỪ VÀ CÂU LUYỆN TẬP VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Ôn tập cách viết tên người, tên địa lí VN. - Vận dụng được những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam để viết đúng các tên riêng Việt Nam trong BT1. Viết đúng một vài tên riêng theo yêu cầu BT2. - Ham thích học hỏi môn Tiếng Việt. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ, phiếu học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Khởi động: Trò chơi: Đặt câu với từ cho trước 11
  12. Quản trò nêu ra 1 từ cần đặt câu và chỉ định 1 bạn bất kì đứng lên đặt câu, nếu bạn đặt câu đúng thì quản trò nêu ra 1 từ khác và bạn đặt câu đúng sẽ được chỉ định 1 bạn bất kì tiếp theo đặt câu. A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: Bài 1 - Viết lại cho đúng tên riêng - Yêu cầu HS làm theo nhóm. + Yêu cầu HS thảo luận, gạch chân dưới những tên riêng viết sai và sửa lại. - Gọi 1, 2 nhóm treo bài lên bảng để hoàn chỉnh bài ca dao. - Gọi HS nhận xét, chữa bài. - Gọi HS đọc lại bài ca dao đã hoàn chỉnh. - Cho HS quan sát tranh minh hoạ và hỏi: Bài ca dao cho em biết điều gì? Bài 2 - Treo bảng đồ địa lý Việt Nam lên bảng. - Các em sẽ đi du lịch khắp mọi miền trên đất nước ta. Đi đến đâu các em nhớ viết lại tên tỉnh, thành phố, các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử mà mình đã thăm. Chúng ta sẽ tìm xem trong các nhóm, nhóm nào là nhóm Những nhà du lịch giỏi nhất, đi được nhiều nơi nhất. - Phát bảng phụ, bản đồ cho từng nhóm. - Yêu cầu HS thảo luận, làm việc theo nhóm. - Nhận xét, bổ sung để tìm ra nhóm đi được nhiều nơi nhất. - Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Nhận xét, quan sát, đánh giá. - Tiêu chí: + Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam. + Viết đúng một số tên riêng Việt Nam. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Nêu lại cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam.  Thứ 5 ngày 11 tháng 10 năm 2018 * Buổi sáng: Tiết 1:TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Dựa vào hiểu biết về đoạn văn đã học, bước đầu biết hoàn chỉnh một đoạn văn của câu chuyện Vào nghề gồm nhiều đoạn. - Sử dụng tiếng Việt hay lời văn sáng tạo, sinh động. Biết nhận biết, đánh giá bài văn của mình. - Yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh hoạ truyện Ba lưỡi rìu của tiết trước. Tranh minh hoạ truyện Vào nghề trang 73, SGK. - Bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: Bài 1: Đọc thầm, thảo luận cặp đôi, tiếp nối nhau trả lời câu hỏi. 12
  13. + Đoạn 1: Va - li - a ước mơ trở thành diễn viên xiếc biểu diễn tiết mục phi ngựa đánh đàn. + Đoạn 2: Va - li - a xin học nghề ở rạp xiếc và được giao việc quét dọn chuồng ngựa. + Đoạn 3: Va - li - a đã giữ chuồng ngựa sạch sẽ và làm quen với chú ngựa diễn. + Đoạn 4: Va - li - a đã trở thành 1 diễn viên giỏi như em hằng mong ước. - Gọi HS đọc lại các sự việc chính. Bài 2: - HS đọc yêu cầu. - HS đọc thầm 4 đoạn văn và tự lựa chọn để hoàn chỉnh một đoạn. - HS làm bài trên bảng phụ, nối tiếp nhau trình bày bài làm. Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Nhận xét, quan sát, đánh giá. - Tiêu chí: + Biết hoàn chỉnh một đoạn văn của câu chuyện Vào nghề gồm nhiều đoạn. +Biết đánh giá bài văn của mình. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Nêu lại các bước xây dựng đoạn văn kể chuyện.  Tiết 2: TOÁN BIỂU THỨC CÓ CHỨA BA CHỮ I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Nhận biết được biểu thức đơn giản chứa ba chữ. - Biết tính giá trị một số biểu thức đơn giản chứa ba chữ. BTCL: 1, 2. - Có ý thức tự giác, tích cực học toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Phiếu bài tập, bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Khởi động: Trò chơi: Truyền điện. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: Hoạt động 1: Giới thiệu biểu thức có chứa ba chữ - Yêu cầu HS đọc bài toán ví dụ. + Muốn biết cả ba bạn câu được bao nhiêu con cá ta làm thế nà? - Treo bảng số và hỏi: Nếu An câu được 2 con cá, Bình câu được 3 con cá, Cường câu được 4 con cá thì cả ba bạn câu được bao nhiêu con cá? - Nghe HS trả lời và viết 2 vào cột Số cá của An, viết 3 vào cột Số cá của Bình, viết 4 vào cột Số cá của Cường, viết 2 + 3 + 4 vào cột Số cá của cả ba người. - Làm tương tự với các trường hợp khác. - Nêu vấn đề: Nếu An câu được a con cá, Bình câu được b con cá, Cường câu được c con cá thì cả ba người câu được bao nhiêu con cá? - Giới thiệu: a + b + c được gọi là biểu thức có chứa ba chữ. Hoạt động 2: Giá trị của biểu thức chứa ba chữ - Nếu a=2, b = 3 và c = 4 thì a + b + c bằng bao nhiêu? - Nêu: Khi đó ta nói 9 là một giá trị của biểu thức a + b + c. - Làm tương tự với các trường hợp còn lại. - Khi biết giá trị cụ thể của a, b, c, muốn tính giá trị của biểu thức a + b + c ta làm như thế nào? - Mỗi lần thay các chữ a, b, c bằng các số ta tính được gì? Hoạt động 3: Thực hành Bài 1 : 13
  14. - HS tự làm bài. -2 HS lên bảng làm bài. Bài 2 : - HS đọc đề bài trong SGK, sau đó làm bài. - GV nhận xét và chữa bài: +Mọi số nhân với 0 đều bằng bao nhiêu ?-Mọi số nhân với 0 đều bằng 0. +Mỗi lần thay các chữ a, b, c bằng các số chúng ta tính được gì ? -Tính được giá trị số của biểu thức a x b x c. Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Nhận xét, quan sát, đánh giá. - Tiêu chí: - Nhận biết được biểu thức đơn giản chứa ba chữ. - Biết tính giá trị một số biểu thức đơn giản chứa ba chữ. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Yêu cầu HS nêu vài ví dụ về biểu thức có chứa ba chữ. - Khi thay chữ bằng số ta tính được gì?  Tiết 3: ÔN LUYỆN TOÁN LUYỆN TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Củng cố cho Hs nắm chắc được cách tìm số trung bình cộng và thực hành tìm số trung bình cộng thành thạo. - Rèn kỷ năng tính toán cho Hs: Huy, Danh, Tâm, Nguyên, - Rèn luyện tư duy. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Phiếu bài tập, bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Khởi động: Trò chơi: Truyền điện. Kể tên các hàng theo thứ tự từ nhỏ đến lớn. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: Bài 1: - 1 Hs đọc yêu cầu: Viết số thích hợp vào chỗ chấm. Nhóm trưởng yêu cầu các bạn làm vào vở; đổi chéo vở kiểm tra Tìm số trung bình cộng của các số sau: a. 95; 120; và 142. b. 45; 33; 52; 24; 61. Bài 2: Số dân của một xã trong 3 năm liền tăng thêm lần lượt là 96 người, 82 người, 71 người.Hỏi trung bình mỗi năm số dân của xã đó tăng thêm bao nhiêu người? - Gv nêu yêu cầu . - 2 Hs lên bảng làm - Lớp làm vào vở - Gv theo dõi giúp đỡ Hs yếu . - Gọi Hs nhận xét . Bài 3: Tìm số nhỏ nhất có 3 chữ số, biết trung bình cộng của các chữ số của số đó là 2 và thương giữa chữ số hàng trăm và hàng đơn vị của số đó là 4. - 1 Hs đọc đề . ? Bài toán cho biết gì? ? Bài toán hỏi gì ? - Gv hướng dẫn Hs làm bài. - 1 hs khá giỏi chữa bài. Bài giải: Tổng của các chữ số đó là: 2 x 3 = 6 14
  15. Số có 3 chữ số thì nhỏ nhất khi chữ số hàng trăm là 1. Số đó số nhỏ nhất khi chữ số hàng trăm, hàng chục nhỏ nhất, có thể có được nên chữ số hàng đơn vị phải gấp 4 lần chữ số hàng trăm. Vì vậy số đó là: 114. - Hs khá giỏi làm vào vở - Gọi Hs chữa bài, nhận xét. Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Nhận xét, quan sát, phân tích, đánh giá. - Tiêu chí: + Nắm được cách tìm số trung bình cộng. + Biết tìm số trung bình cộng. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - GV nhận xét chung giờ học.  Tiết 4: ÔN LUYỆN TIẾNG VIỆT LUYỆN VIẾT THƯ I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Củng cố cho Hs nắm chắc nội dung một bức thư đã học. - Rèn cho Hs kỷ năng tìm từ đúng từ ghép và từ láy. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Khởi động: Hát kết hợp vận động A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: Luyện viết thư: “ Viết thư gửi một bạn ở trường khác để hỏi thăm và kể cho bạn nghe về tình hình ở trường và lớp em hiện nay” - Gv hướng dẫn: + Đọc đề, xác định yêu cầu của đề. + Chú ý những yêu cầu chính trong đề bài. - Đề bài yêu cầu em viết thư cho ai?( Một bạn ở trường khác) - Đề bài xác định mục đích viết thư để làm gì? ( Hỏi thăm và kể cho bạn nghe về tình hình của lớp, ở trường hiện nay) -Thư viết cho bạn cùng tuổi cần dùng từ xưng hô thế nào? ( gần gũi, thân mật: bạn, cậu, mình, tớ) - Cần thăm hỏi bạn những gì? ( Sức khỏe, việc học hành ở trường mới, tình hình gia đình, sở thích của bạn ) -Cần kể cho bạn những gì về tình hình của lớp, trường hiện nay? ( học tập, sinh hoạt, vui chơi, cô giáo và bạn bè, kế hoạch sắp tới của lớp, của trường ) - Nên chúc bạn, hứa hẹn điều gì? ( Chúc bạn khỏe, học giỏi, hẹn gặp lại ) - Hs thực hành viết thư: viết ra giấy nháp những ý cần viết trong lá thư. - Hs viết vào vở - Gv theo dõi giúp đỡ Hs yếu. - Một vài Hs đọc lá thư – Gv chấm chữa một vài bài nhận xét - Tuyên dương Hs biết viết những bức thư hay, đúng nội dung. Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Nhận xét, quan sát, phân tích, đánh giá. - Tiêu chí: + Biết viết được một bức thư đúng yêu cầu. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Nhận xét tiết học .  15
  16. Thứ 6 ngày 12 tháng 10 năm 2018 * Buổi sáng: Tiết 1: TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Bước đầu làm quen với thao tác phát triển câu chuyện dựa theo trí tưởng tượng. - Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian. - Yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ, phiếu học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: Đọc lại đề bài, phân tích đề, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: Giấc mơ, bà tiên cho ba điều ước, trình tự thời gian. - Yêu cầu HS đọc gợi ý. - Hỏi và ghi nhanh từng câu trả lời của HS dưới mỗi câu hỏi gợi ý. + Em mơ thấy mình gặp bà tiên trong hoàn cảnh nào? Vì sao bà tiên lại cho em ba điều ước? + Mẹ em đi công tác xa. Bố ốm nặng phải nằm viện. Ngoài giờ học, em vào viện chăm sóc bố. Một buổi trưa, bố em đã ngủ say. Em mệt quá cũng ngủ thiếp đi. Em bỗng thấy bà tiên nắm tay em. Bà cầm tay em, khen em là đứa con hiếu thảo và cho em 3 điều ước + Em thực hiện 3 điều ước như thế nào? + Đầu tiên, em ước cho bố em khỏi bệnh và tiếp tục đi làm. Điều thứ 2 em mong cho mọi người thoát khỏi bệnh tật. Điều thứ ba em mong ước mình và em trai mình học giỏi để sau này lớn lên trở thành những kĩ sư giỏi + Em nghĩ gì khi thức giấc? + Em tỉnh giấc và thật tiếc đó là giấc mơ. Nhưng em vẫn tự nhủ mình sẽ cố gắng để thực hiện được những điều ước đó. - Yêu cầu HS tự làm bài. Sau đó 2 HS ngồi cùng bàn kể cho nhau nghe. - HS thi kể trước lớp. - Gọi HS nhận xét bạn kể về nội dung truyện và cách thể hiện. Sửa lỗi câu cho HS. Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Nhận xét, quan sát, đánh giá. - Tiêu chí: + Biết phát triển câu chuyện dựa theo trí tưởng tượng. + Sắp xếp được các sự việc theo trình tự thời gian. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Viết lại câu chuyện theo đã sửa và kể cho người thân nghe.  Tiết 2: TOÁN TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Biết tính chất kết hợp của phép cộng. - Bước đầu sử dụng được tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng trong thực hành tính. BTCL: Bài 1 a) dòng 2, 3; b) dòng 1, 3; Bài 2. - Rèn luyện tư duy. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 16
  17. - Phiếu bài tập, bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Khởi động: Trò chơi: Truyền điện. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: Hoạt động 1: Giới thiệu tính chất kết hợp của phép cộng - Treo bảng số như đã nêu ở phần đồ dùng dạy học. - Yêu cầu HS tính giá trị của các biểu thức (a + b) + c và a + (b + c) trong từng trường hợp để điền vào bảng. - Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a + b) + c với giá trị của biểu thức a + (b + c) khi a = 5, b = 4, c = 6? - Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a + b) + c với giá trị của biểu thức a + (b + c) khi a = 35, b = 15 và c = 20? - Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a + b) + c với giá trị của biểu thức a + (b + c) khi a = 28, b = 49 và c = 51? - Vậy khi ta thay chữ bằng số thì giá trị của biểu thức (a + b) + c như thế nào so với giá trị của biểu thức a + (b + c)? - Vậy ta có thể viết (ghi bảng): (a + b) + c = a + (b + c) - (a + b) được gọi là một tổng hai số hạng, biểu thức (a + b) + c có dạng là một tổng hai số hạng cộng với số thứ ba, số thứ ba ở đây là c. - Xét biểu thức a + (b + c) thì ta thấy a là số thứ nhất của tổng (a + b), còn (b + c) là tổng của số thứ hai và số thứ ba trong biểu thức (a + b) + c. - Vậy khi thực hiện cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba. Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: Viết lên bảng biểu thức, hướng dẫn: 3254 + 146 + 1698 = (3254 + 146) + 1698 = 3400 + 1698 = 5098 - Yêu cầu HS thực hiện. - Nhận xét. Bài 2: - HS đọc đề. -Bài toán cho ta biết gì ? -Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ?+Tính số tiền cả ba ngày nhận được. -Muốn biết cả ba ngày nhận được bao nhiêu tiền chúng ta làm như thế nào ? -HS làm bài vào vở Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Nhận xét, quan sát, phân tích, đánh giá. - Tiêu chí: + Nắm được tính chất kết hợp của phép cộng. + Biết sử dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng trong thực hành tính. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Nêu quy tắc thực hiện tính chất kết hợp của phép cộng.  Tiết 4: KỂ CHUYỆN LỜI ƯỚC DƯỚI TRĂNG 17
  18. I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người. - Nghe kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh hoạ; kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Lời ước dưới trăng. - Rèn luyện thói quen ham đọc sách. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh họa từng đoạn trong câu chuyện trang 69 SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: Hoạt động 1: Nghe kể: - Giới thiệu tranh về câu chuyện. - GV kể lại câu chuyện lần 1 theo lời kể của mình. - Yêu cầu HS cả lớp đọc thầm các câu hỏi ở bài 1, lần lượt trả lời những câu hỏi giúp ghi nhớ nội dung mỗi đoạn. - Có thể gợi ý cho HS kể dựa theo nội dung ghi trên bảng. + Cô gái mù trong chuyện cầu nguyện điều gì? Cô gái mù trong truyện cầu nguyện cho bác hàng xóm bên nhà được khỏi bệnh. + Hành động của cô gái cho thấy cô là người như thế nào? Hành động của cô gái cho thấy cô gái là người nhân hậu, sống vì người khác, cô có tấm lòng nhân ái, bao la. + Em hãy tìm một kết cục cho vui câu chuyện trên? Mấy năm sau, cô bé ngày xưa tròn 15 tuổi. Đúng đêm rằm ấy, cô đã ước cho đôi mắt chị Ngàn sáng lại. Điều ước thiêng liêng ấy đã trở thành hiện thực. Năm sau, chị được các bác sĩ phẫu thuật và đôi mắt đã sáng trở lại. Chị có một gia đình hạnh phúc với người chồng và 2 đứa con ngoan. - GV kể lần 2. - Yêu cầu HS trong nhóm trao đổi, thảo luận để có câu trả lời đúng. - Giúp đỡ, hướng dẫn những nhóm gặp khó khăn. Hoạt động 2 : Thực hành kể chuyện: a. Kể chuyện trong nhóm: - HS kể từng đoạn câu chuyện theo nhóm. - Mỗi HS kể lại toàn bộ câu chuyện. - HS trao đổi ý nghĩa câu chuyện. b. Kể chuyện trước lớp: - Vài HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện. - Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất . Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, thảo luận nhóm, quan sát. - Kĩ thuật: Nhận xét, phân tích, đánh giá. - Tiêu chí:: + Kể được câu chuyện bằng ngôn ngữ và cách diễn đạt của mình. +Thể hiện được điệu bộ, cử chỉ, nét mặt phù hợp với câu chuyện. + Hiểu được ý nghĩa câu chuyện. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.  * Buổi chiều: Tiết 1: KHOA HỌC PHÒNG MỘT SỐ BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TIÊU HÓA 18
  19. I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Nêu được tên một số bệnh lây qua đường tiêu hóa: tiêu chảy, tả, lị Nêu được nguyên nhân gây ra một số bệnh lây qua đường tiêu hóa: uống nước lã, ăn uống không vệ sinh, dùng thức ăn ôi thiu . - Thực hiện giữ vệ sinh ăn uống để phòng bệnh. - Có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình SGK, phiếu học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Khởi động: Trò chơi: Sắm vai Chia thành 2 nhóm, đưa ra tình huống để HS tự chia vai, chuẩn bị lời thoại và đưa ra cách giải quyết, HS lên trình diễn. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: Hoạt động 1: Tác hại của bệnh lây qua đường tiêu hóa. -GV tổ chức cho HS thảo luận theo cặp đôi với các câu hỏi: + Cảm giác khi bị đau bụng, tiêu chảy, tả lị, và tác hại của các bệnh đó. -GV giúp đở những em yếu. + Gọi 3 cặp HS thảo luận trước lớp về các bệnh : tiêu chảy, tả, lị. -Gọi các HS trình bày và bổ sung ý kiến. -GV nhận xét, tuyên dương HS thảo luận tốt. +Các bệnh lây qua đường tiêu hóa nguy hiểm như thế nào ? +Làm cho cơ thể mệt mỏi, có thể gây chết người và lây lan sang cộng đồng. +Khi bị mắc các bệnh lây qua đường tiêu hóa cần phải làm gì ? +Cần đi khám và chửa trị ngay. Đặc biệt nếu là bệnh lây lan cần báo ngay cho cơ quan y tế. - Kết luận. Hoạt động 2 : Nguyên nhân và cách đề phòng các bệnh lây qua đường tiêu hóa. -GV treo tranh và yêu cầu HS xem tranh thảo luận nhóm. +Các bạn trong hình đang làm gì ? Làm như vậy có tác dụng, tác hại gì ? +Hình 1, 2 các bạn đang uống nước lã, ăn quà vặt ở vĩa hè rất dễ mắc các bệnh lây qua đường tiêu hóa. +Nguyên nhân nào gây ra các bệnh lây qua đường tiêu hóa ? - Các bạn nhỏ trong hình đã làm gì để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hóa ? +Chúng ta cần phải làm gì để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hóa ? -GV nhận xét sửa sai. -Gọi HS đọc mục bạn cần biết. +Tại sao chúng ta phải diệt ruồi ? +Vì ruồi là con vật trung gian truyền các bệnh lây qua đường tiêu hóa. Chúng thường đậu ở những chỗ bẩn rồi đậu vào thức ăn. * Bảo vệ môi trường: Con người và môi trường có mối liên hệ mật thiết với nhau con người cần không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường vì vậy chúng ta cần bảo vệ môi trường. Hoạt động 3: Người họa sĩ tí hon. -GV tiến hành hoạt động nhóm theo định hướng. -Cho HS vẽ tranh với nội dung tuyên truyền cách đề phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa theo định hướng. -GV nhận xét sửa sai, bổ sung. 19
  20. Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Nhận xét, phân tích, đánh giá. - Tiêu chí: + Nêu được tên một số bệnh lây qua đường tiêu hóa + Nêu được nguyên nhân gây ra một số bệnh lây qua đường tiêu hóa + Biết giữ vệ sinh ăn uống để phòng bệnh. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Tại sao cần phải ăn uống hợp lí?  Tiết 2: ĐỊA LÍ MỘT SỐ DÂN TỘC Ở TÂY NGUYÊN I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Biết Tây Nguyên có nhiều dân tộc sinh sống (Gia-rai, Ê-đê, ) nhưng lại là nơi thưa dân nhất nước ta. - Sử dụng được tranh ảnh để mô tả trang phục của một số dân tộc Tây Nguyên: Trang phục truyền thống: nam thường đóng khố, nữ thường quấn váy. - Yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh, ảnh về lễ hội, các loại nhạc cụ dân tộc của Tây Nguyên. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Khởi động: Trò chơi: Ai chỉ đúng. Chuẩn bị các lá thăm có ghi các địa danh,HS lên bốc lá thăm nào thì sẽ chỉ địa danh đó trên bản đồ. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: Hoạt động 1: Tây Nguyên – nơi có nhiều dân tộc sinh sống - Yêu cầu HS đọc mục 1 trong SGK rồi trả lời các câu hỏi + Kể tên một số dân tộc ở Tây Nguyên + Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có những đặc điểm gì riêng biệt ? + Để Tây Nguyên ngày càng giàu đẹp, nhà nước cùng các dân tộc ở đây đã và đang làm gì? - Kết luận: Tây Nguyên tuy có nhiều dân tộc cùng chung sống nhưng đây lại là nơi thưa dân nhất nước ta. Hoạt động 2: Nhà rông ở Tây Nguyên - Cho các nhóm dựa vào mục 2 trong SGK và tranh, ảnh về nhà ở, buôn làng, nhà rông của các dân tộc ở Tây Nguyên để thảo luận theo các gợi ý. + Mỗi buôn ở Tây Nguyên thường có ngôi nhà gì đặc biệt ? + Nhà rông được dùng để làm gì? Là ngôi nhà chung lớn nhất của buôn. Nhiều sinh hoạt tập thể như tiếp khách cả buôn đều diễn ra ở đó + Sự to, đẹp của nhà rông biểu hiện cho điều gì ? Nhà rông càng to, đẹp chứng tỏ buôn làng giàu có, thịnh vượng. - Các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả - Sửa chữa và giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày. Hoạt động 3: Lễ hội - Cho các nhóm dựa vào mục 3 trong SGK và các hình 2, 3, 5, 6 để thảo luận theo các gợi ý + Lễ hội ở Tây Nguyên thường được tổ chức khi nào ? + Kể tên một số lễ hội đặc sắc ở Tây Nguyên? + Người dân ở Tây Nguyên thường làm gì trong lễ hội ? 20
  21. + Ở Tây Nguyên, người dân thường sử dụng những loại nhạc cụ độc đáo nào? - Cho đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình. - Cho HS đọc phần bài học trong khung. + Kể tên các dân tộc đã sống lâu đời ở Tây Nguyên. + Nêu một số nét về sinh hoạt của người dân Tây Nguyên. + Nhà rông dùng để làm gì ? Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Nhận xét, phân tích, đánh giá. - Tiêu chí: + Biết một số dân tộc ở Tây Nguyên. +Biết mô tả trang phục của một số dân tộc Tây Nguyên. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Nêu một số nét về sinh hoạt của người dân Tây Nguyên.  Tiết 3: SINH HOẠT TẬP THỂ I.Mục tiêu: - HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 7. - Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân. - Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân. II. Đánh giá tình hình tuần qua: 1. Khởi động: -Cho HS chơi trò chơi. + HS chơi trò chơi. 2. Nhận xét, đánh giá tình hình hoạt động trong tuần: - Yêu cầu lớp trưởng lên điều hành lớp. + Lớp trưởng lên điều hành lớp. + Các nhóm lên báo cáo tình hình. - GV nhận xét. 3. Phương hướng tuần 8: - Tiếp tục duy trì mọi hoạt động như tuần 7. - Nhắc nhở các em một số công việc trong tuần.  Kí duyệt giáo án ngày 08 tháng 10 năm 2018 PHT Trần Thị Mỹ Dạ 21