Giáo án môn học Tuần 30 - Lớp 4

doc 19 trang thienle22 3950
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Tuần 30 - Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hoc_tuan_30_lop_4.doc

Nội dung text: Giáo án môn học Tuần 30 - Lớp 4

  1. TUẦN 30: Thứ 2, ngày 01 tháng 04 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TOÁN Luyện tập chung I. Mục tiêu: - Củng cố về phân số, các phép tính về phân số, tìm phân số của một số. - Thực hiện được các phép tính về phân số. Biết tìm phân số của một số và tính được diện tích hình bình hành. Giải bài toán có liên quan đến tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó. BTCL: 1, 2, 3. - Rèn trí nhớ, tính cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Truyền điện. 2. Giới thiệu bài: 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm vào phiếu bài tập. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 2: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 3: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV nhận xét và chữa bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Thực hiện được các phép tính về phân số. + Biết giải bài toán có lời văn về một số dạng toán đã học. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ về cách làm và kết quả các bài với bố mẹ. ___ Tiết 2: TẬP ĐỌC Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất I. Mục tiêu: - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Ma - gien - lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt qua khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng vùng đất mới. 1
  2. - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng tự hào, ca ngợi. Trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4 trong SGK. - Cảm phục những con người dũng cảm, thích khám phá, mạo hiểm. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc. III. Hoạt động dạy học: 1.Khởi động: Trò chơi: Vòng tròn tình bạn. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Luyện đọc đúng: - Yêu cầu 1 HSK/G đọc toàn bài. - HS đọc thầm và chia đoạn. - Luyện đọc nối tiếp theo đoạn và giải nghĩa các từ khó hiểu trong nhóm. - Luyện đọc toàn bài. - Tổ chức thi đọc. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi. - Tiêu chí: + Đọc to, đúng từ ngữ, lưu loát. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. + Tham gia đọc tích cực, chú ý lắng nghe và sửa sai cho nhau. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài: - Cá nhân đọc thầm và tìm hiểu các câu hỏi trong SGK. - Nhóm trưởng tổ chức chia sẻ trong nhóm. - Chia sẻ kết quả trước lớp. - Rút ra nội dung chính của bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi. - Tiêu chí: + Tham gia thảo luận tích cực để tìm ra câu trả lời. + Trả lời đúng nội dung các câu hỏi. 4. Hoạt động thực hành: - GV chép đoạn cần luyện đọc lên bảng phụ và gạch dưới những từ cần nhấn giọng. - GV đọc diễn cảm đoạn văn. - Luyện đọc theo nhóm. - Tổ chức thi đọc diễn cảm. IV. Hoạt động ứng dụng: - Đọc cho bố mẹ và người thân trong gia đình bài TĐ các em vừa học hôm nay. ___ 2
  3. Tiết 3: CHÍNH TẢ Nhớ – viết: Đường đi Sa Pa I. Mục tiêu: - Nắm được nội dung bài chính tả cần viết. - Nhớ viết đúng bài chính tả; biết trình bày đúng đoạn văn trích. Làm đúng BT2a. - Có ý thức viết đúng chính tả, rèn chữ viết. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Đố chữ 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Tìm hiểu đoạn văn - Yêu cầu 2 HS đọc thuộc lòng đoạn văn cần viết. - HS nêu nội dung bài. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết từ khó - HS phân tích viết các chữ khó trong đoạn văn. Hoạt động 3: Viết chính tả - HS gấp SGK, nhớ lại đoạn văn, tự viết bài - HS soát lại bài và sửa lỗi. - HS soát lại bài và sửa lỗi. - Thu 7-10 bài để nhận xét. - GV nhận xét chung. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Viết đúng chính tả, trình bày rõ ràng, sạch sẽ. + Nắm được nội dung đoạn cần viết. 4. Hoạt động thực hành: Bài 2: Hoạt động nhóm - HS đọc yêu cầu và đọc mẫu. - Phát giấy và bút dạ cho các nhóm, nhóm nào làm xong trước dán giấy lên bảng. - Nhận xét, kết luận. IV. Hoạt động ứng dụng: - Các nhóm thi đua chia sẻ hiểu biết của mình qua bài học. ___ Buổi chiều Tiết 1: LỊCH SỬ Những chính sách về kinh tế và văn hóa của vua Quang Trung I. Mục tiêu: 3
  4. - Nêu được công lao của Quang Trung trong việc xây dựng đất nước. - Kể được một số chính sách về kinh tế và văn hoá của vua Quang Trung. - Tự hào với lịch sử dân tộc, giữ gìn bảo vệ những truyền thống quý báu của dân tộc. II. Đồ dùng dạy học: - Các hình minh họa trong SGK. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Những chính sách về kinh tế của vua Quang Trung. - GV trình bày tóm tắt tình hình nước ta trong thời kì Trịnh – Nguyễn phân tranh: ruộng đất bị bỏ hoang, kinh tế không phát triển. - GV phát phiếu học tập và yêu cầu các nhóm thảo luận vấn đề: - Vua Quang Trung đã có những chính sách gì về kinh tế? - Nêu nội dung và tác dụng của các chính sách đó? GV kết luận Hoạt động 2: Những chính sách về văn hoá của vua Quang Trung. - GV trình bày việc vua Quang Trung coi trọng chữ Nôm, ban bố Chiếu lập học. - Tại sao vua Quang Trung lại đề cao chữ Nôm? - Em hiểu câu Xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu như thế nào? GV kết luận - GV giới thiệu thêm: Công việc đang tiến hành thuận lợi thì vua Quang Trung mất. Người đời sau đều thương tiếc một ông vua tài năng, đức độ nhưng mất sớm. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết được công lao của Quang Trung trong việc xây dựng đất nước. + Nêu được một số chính sách về kinh tế,văn hoá của vua Quang Trung. IV. Hoạt động ứng dụng: - HS đọc phần bài học và sưu tầm một số tranh ảnh có liên quan đến bài học. ___ Tiết 2: KHOA HỌC Nhu cầu chất khoáng của thực vật I. Mục tiêu: - Biết được mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về chất khoáng khác nhau. - Nêu được vai trò của chất khoáng đối với đời sống thực vật. - Ứng dụng nhu cầu về chất khoáng của thực vật trong trồng trọt. II. Đồ dùng dạy học: - Hình minh hoạ SGK. Tranh (ảnh) hoặc bao bì các loại phân bón. 4
  5. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Em là tuyên truyền viên của lớp. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Vai trò của chất khoáng đối với thực vật - Yêu cầu các nhóm quan sát hình các cây cà chua SGK/118 và thảo luận: Câu 1: Các cây cà chua ở hình b, c, d thiếu các chất khoáng gì? Kết quả ra sao? Câu 2: Trong số các cây cà chua , cây nào phát triển tốt nhất? Tại sao? Câu 3: Cây cà chua nào phát triển kém nhất? Tại sao? Điều đó giúp em rút ra kết luận gì? - Đại diện nhóm trình bày. GV kết luận. Hoạt động 2: Nhu cầu các chất khoáng của thực vật - Gọi HS đọc mục bạn cần biết trang 119 SGK. - GV phát phiếu học tập cho các nhóm. - Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết/119. - Các loại cây khác nhau nhu cầu chất khoáng như thế nào? - Làm thế nào để cây cho năng suất cao? - GV kết luận. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết được mỗi loài thực vật ở mỗi giai đoạn phát triển có nhu cầu về chất khoáng khác nhau. + Nắm được vai trò của chất khoáng. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ kết quả học tập với người thân của em. ___ Thứ 3, ngày 02 tháng 04 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TOÁN Tỉ lệ bản đồ I. Mục tiêu: - Bước đầu biết được ý nghĩa và hiểu được tỉ lệ bản đồ là gì. - Làm được các bài toán có liên quan. BTCL: 1, 2. - Giáo dục ý thức thích tìm hiểu. II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ Thế giới, bản đồ Việt Nam, bản đồ một số tỉnh, thành phố III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Truyền điện. 5
  6. 2. Giới thiệu bài: 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Giới thiệu về tỉ lệ bản đồ - GV cho HS xem một số bản đồ có ghi tỉ lệ rồi giới thiệu: Các tỉ lệ 1:10000 000 1 : 500000 ghi trên các bản đồ gọi là tỉ lệ bản đồ. - GV giải thích. - Treo bản đồ Việt Nam, bản đồ thế giới, bản đồ một số tỉnh thành phố và yêu cầu HS tìm, đọc các tỉ lệ bản đồ. - Yêu cầu HS đọc lại phần ghi nhớ SGK / 155. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết được ý nghĩa và hiểu được tỉ lệ bản đồ. 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 2: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV nhận xét và chữa bài. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ về cách làm và kết quả các bài với bố mẹ. ___ Tiết 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Mở rộng vốn từ: Du lịch – Thám hiểm I. Mục tiêu: - Biết được một số từ ngữ liên quan đến hoạt động du lịch và thám hiểm (BT1, BT2). - Bước đầu vận dụng vốn từ đã học theo chủ điểm du lịch, thám hiểm để viết được đoạn văn nói về du lịch hay thám hiểm (BT3). - Có lòng say mê học TV. Kích thích trí tưởng tưởng, yêu thích đi du lịch. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Đặt câu với từ cho trước 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm vào phiếu học tập. - Nhận xét kết luận lời giải đúng. 6
  7. Bài 2: Hoạt động cả lớp - Yêu cầu HS lên bảng làm bài. - Gọi HS trình bày, sửa lỗi. Bài 3: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS tự làm bài, GV hướng dẫn những em gặp khó khăn. - Gọi HS trình bày, sửa lỗi. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Hiểu một số từ ngữ liên quan đến hoạt động du lịch và thám hiểm. + Viết được đoạn văn nói về du lịch hay thám hiểm. IV. Hoạt động ứng dụng: - Kể cho bố mẹ nghe những điều em học được từ bài học MRVT: Du lịch-thám hiểm. ___ Buổi chiều Tiết 2: KĨ THUẬT Lắp xe nôi (tiết 2) I. Mục tiêu: - Chọn đúng và đủ được các chi tiết lắp xe nôi. - Lắp được từng bộ phận và lắp ráp xe nôi đúng kĩ thuật, đúng quy trình. - Rèn luyện tính cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học: - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. - Mẫu xe nôi đã lắp sẵn. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét mẫu - Cho HS quan sát mẫu xe nôi đã lắp sẵn. - GV hướng dẫn HS quan sát từng bộ phận của xe nôivà đặc câu hỏi: + Xe nôi có những bộ phận nào? - Kết luận: Ở các trường mầm non hoặc nhà, ta thường thấy các em nhỏ ngồi chơi trên xe nôi. 4. Hoạt động thực hành: - Hướng dẫn thao tác kĩ thuật: - GV hướng dẫn lắp xe nôi theo quy trình trrong SGK. a) GV hướng dẫn chọn các chi tiết - Y/c HS chọn các chi tiết theo SGK. 7
  8. - Gọi HS lên chọn một vài chi tiết cần lắp xe nôi. b) Lắp từng bộ phận - Lắp giá đỡ (H.3 – SGK) - Lắp tay kéo (H.2 – SGK) - Lắp trục đu vào ghế đu (H.4 – SGK) - HS quan sát hình 2 (SGK) để trả lời câu hỏi trong SGK. c) Lắp ráp xe nôi - GV tiến hành lắp ráp các bộ phận (H.4 vào H.2) để hoàn thành xe nôi như hình 1. d) Hướng dẫn HS tháo các chi tiết * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Thực hành, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Chọn đúng và đủ được các chi tiết để lắp xe nôi. Lắp được xe nôi. IV. Hoạt động ứng dụng: - Thực hành lắp xe nôi ở nhà. ___ Tiết 3: ĐẠO ĐỨC Bảo vệ môi trường (tiết 1) I. Mục tiêu: - Biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và trách nhiệm tham gia bảo vệ môi trường. - Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ môi trường. - Tham gia bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường học và nơi công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (thông tin SGK) - Yêu cầu HS đọc và thảo luận về các sự kiện đó. - Qua các thông tin, số liệu nghe được, em có nhận xét gì về môi trường mà chúng ta đang sống? - Đại diện các nhóm trình bày. GV kết luận 4. Hoạt động thực hành: - GV giao nhiệm vụ cho HS làm bài tập 1: Dùng phiếu màu để bày tỏ ý kiến đánh giá. 8
  9. - Yêu cầu HS biểu lộ thái độ theo quy ước - GV mời một số HS giải thích lí do a / Mở xưởng cưa gỗ gần khu dân cư. b / Trồng cây gây rừng. c / Phân loại rác trước khi xử lí. d / Giết , mổ gia súc gần nguồn nước sinh hoạt. đ / Làm ruộng bậc thang. e / Vứt xác súc vật ra đường. g / Dọn sạch rác thải trên đường phố. h / Khu chuồng trại gia súc để gần nguồn thức ăn. GV kết luận, giáo dục BVMT. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường. + Biết tham gia bảo vệ môi trường. IV. Hoạt động ứng dụng: - Sưu tầm hình ảnh liên quan đến việc bảo vệ môi trường. ___ Thứ 4, ngày 03 tháng 04 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TẬP ĐỌC Dòng sông mặc áo I. Mục tiêu: - Hiểu nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương. - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ trong bài với giọng vui, tình cảm. Trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc được đoạn thơ khoảng 8 dòng. - Bồi dưỡng tâm hồn yêu thiên nhiên. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Vòng tròn tình bạn. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Luyện đọc đúng: - Yêu cầu 1 HSK/G đọc toàn bài. - HS đọc thầm và chia khổ. - Luyện đọc nối tiếp theo khổ và giải nghĩa các từ khó hiểu trong nhóm. - Luyện đọc toàn bài. - Tổ chức thi đọc. 9
  10. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật:Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Đọc to, đúng từ ngữ, lưu loát. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. + Tham gia đọc tích cực, chú ý lắng nghe và sửa sai cho nhau. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài: - Cá nhân đọc thầm và tìm hiểu các câu hỏi trong SGK. - Nhóm trưởng tổ chức chia sẻ trong nhóm. - Chia sẻ kết quả trước lớp. - Rút ra nội dung chính của bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Tham gia thảo luận tích cực để tìm ra câu trả lời. + Trả lời đúng nội dung các câu hỏi. 4. Hoạt động thực hành: -GV chép khổ thơ cần luyện đọc lên bảng phụ và gạch dưới những từ cần nhấn giọng. - GV đọc diễn cảm đoạn thơ. - Luyện đọc theo nhóm. - Tổ chức thi đọc diễn cảm. IV. Hoạt động ứng dụng: - Đọc cho bố mẹ và người thân trong gia đình bài TĐ các em vừa học hôm nay. ___ Tiết 3: TOÁN Ứng dụng của tỉ lệ bản đồ I. Mục tiêu: - Bước đầu biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ. - Rèn kĩ năng tính và ứng dụng được trong thực tế. BTCL: 1, 2 - Rèn tính nhanh nhẹn. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập, bản đồ III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Truyền điện. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Ý nghĩa tỉ lệ bản đồ Bài toán 1 : - Độ dài thu nhỏ trên bản đồ (đoạn AB) dài mấy xăng-ti-mét? - Tỉ lệ bản đồ ở đây là bao nhiêu? 10
  11. - 1cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu xăng-ti-mét? - Giới thiệu cách ghi bài giải (như trong SGK.) Bài toán 2: - Độ dài thu nhỏ ở bài toán 2 khác 1 đơn vị đo (ở bài này là 102mm) - HD HS đơn vị đo của độ dài thật theo đơn vị đo cần thiết (như m, km ) * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ. 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm vào phiếu bài tập. - GV nhận xét. Bài 2: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS tự làm bài. - GV nhận xét. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ kết quả học tập với người thân của em. ___ Tiết 4: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Câu cảm I. Mục tiêu: - Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu cảm (ND Ghi nhớ). - Biết chuyển câu kể đã cho thành câu cảm (BT1, mục III), bước đầu đặt được câu cảm theo tình huống cho trước (BT2) nêu được cảm xúc bộc lộ qua câu cảm (BT3). - Ham thích học hỏi môn Tiếng Việt. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Đặt câu với từ cho trước. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Nhận xét - Yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 1 ,2 và 3/120, 121. - Yêu cầu HS suy nghĩ và làm vào VBT. - Yêu cầu HS trình bày. - GV nhận xét - chốt lại câu trả lời đúng. GV kết luận. - Câu cảm là gì? Trong câu cảm thường có các từ ngữ nào? 11
  12. - Khi viết, cuối câu cảm thường có dấu gì? Hoạt động 2: Ghi nhớ - Gọi HS đọc nội dung Ghi nhớ SGK. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu cảm. 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm bài vào phiếu bài tập. - Gọi HS phát biểu ý kiến và bổ sung. Bài 2: Hoạt động cá nhân - HS tự làm bài. - Gọi HS đọc bài làm. Chữa lỗi. Bài 3: Hoạt động cả lớp - Yêu cầu HS lên bảng làm bài. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ kết quả học tập với người thân của em. ___ Thứ 5, ngày 04 tháng 04 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TẬP LÀM VĂN Luyện tập quan sát con vật I. Mục tiêu: - Nêu được nhận xét về cách quan sát và miêu tả con vật qua bài văn Đàn ngan mới nở. - Bước đầu biết cách quan sát con vật, chọn lọc các chi tiết nổi bật về ngoại hình, hoạt động và tìm từ ngữ để miêu tả con vật đó. - Biết yêu quý con vật nuôi. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa đàn ngan trong SGK. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm bài vào phiếu bài tập. - Gọi HS phát biểu ý kiến và bổ sung. Bài 2: Hoạt động cả lớp 12
  13. - Yêu cầu HS lên bảng làm bài. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. Bài 3: Hoạt động cá nhân - HS tự làm bài. - Gọi HS đọc bài làm. Chữa lỗi. Bài 4: Hoạt động cá nhân - HS tự làm bài. - Gọi HS đọc bài làm. Chữa lỗi. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết nhận xét về cách quan sát và miêu tả con vật. + Biết cách quan sát con vật và tìm từ ngữ để miêu tả con vật đó. IV. Hoạt động ứng dụng: - Đọc đoạn văn của mình cho người thân và bạn cùng nghe. ___ Tiết 2: TOÁN Ứng dụng của tỉ lệ bản đồ (tiếp) I. Mục tiêu: - Biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ. - Rèn kĩ năng tính và ứng dụng được trong thực tế. BTCL: 1, 2 - Rèn tính nhanh nhẹn. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập, bản đồ III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Truyền điện. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Cách giải các bài toán về tỉ lệ bản đồ Bài toán 1 : - Yêu cầu HS đọc bài toán 1. - Hướng dẫn HS tìm hiểu đề toán. - Yêu cầu HS trình bày lời giải. - Nhận xét bài làm của HS trên bảng. Bài toán 2: - Gọi HS đọc đề bài toán 2. - Yêu cầu HS làm bài, nhắc các em chú ý khi tính đơn vị đo của quãng đường thật và quãng đường thu nhỏ phải đồng nhất. - Nhận xét bài làm của HS. Chốt lại cách tính. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. 13
  14. - Tiêu chí: + Biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ. 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm vào phiếu bài tập. - GV nhận xét. Bài 2: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS tự làm bài. - GV nhận xét. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ kết quả học tập với người thân của em. ___ Thứ 6, ngày 05 tháng 04 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TẬP LÀM VĂN Điền vào giấy tờ in sẵn I. Mục tiêu: - Hiểu được tác dụng của việc khai báo tạm trú, tạm vắng. - Biết điền đúng nội dung vào các chỗ trống trong giấy tờ in sẵn: Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng. - Có ý thức sử dụng đúng khi gặp trong cuộc sống hằng ngày. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. - Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng in sẵn cho từng HS. - Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng phóng to dán trên bảng lớp. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cá nhân - Treo tờ pho to phóng to lên bảng, giải thích từ ngữ viết tắt - Cho HS làm việc cá nhân, điền nội dung vào phiếu. - Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc tờ khai. - Nhận xét, chốt lại nội dung cần ghi nhớ Bài 2: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm vào phiếu bài tập. - Yêu cầu HS trình bày. - Nhận xét, kết luận * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. 14
  15. - Tiêu chí: + Biết tác dụng của việc khai báo tạm trú, tạm vắng. + Biết điền đúng nội dung vào các chỗ trống trong giấy tờ in sẵn. IV. Hoạt động ứng dụng: - Nhắc HS nhớ cách điền khi vào Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng. ___ Tiết 2: TOÁN Thực hành I. Mục tiêu: - Tập đo độ dài đoạn thẳng trong thực tế, tập ước lượng. -Vận dụng kĩ năng đo độ dài đoạn thẳng bằng thước dây, bước chân. BTCL: 1 - Rèn tính cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập ghi kết quả thực hành, một thước dây cuộn, một số cột mốc, cọc tiêu. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Truyền điện. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Đo đoạn thẳng trên mặt đất - GV chọn một lối đi rộng nhất, dùng phấn chấm hai điểm A và B trên lối đi . - Yêu cầu HS dùng thước dây đo độ dài khoảng cách giữa hai điểm . - Làm thế nào để đo được khoảng cách giữa hai điểm A và B ? Kết luận. Hoạt động 2: Gióng thẳng hàng các cọc tiêu trên mặt đất - Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ SGK - Để xác định 3 điểm trong thực tế có thẳng hàng với nhau hay không người ta đã làm thế nào? - GV hướng dẫn cách gióng cọc tiêu. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Đo được độ dài đoạn thẳng trong thực tế, tập ước lượng. 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động nhóm - Yêu cầu HS dựa vào cách đo để đo độ dài giữa hai điểm cho trước. - GV giao việc : + Nhóm 1 và 3: đo chiều dài bảng lớp + Nhóm 2 và 4: đo chiều dài lớp học + Nhóm 5 và 6: đo chiều rộng lớp học - Yêu cầu HS ghi kết quả đo được vào phiếu. 15
  16. IV. Hoạt động ứng dụng: - Thực hành đo một số vật ở nhà. ___ Tiết 4: KỂ CHUYỆN Kể chuyện đã nghe, đã đọc I. Mục tiêu: - Hiểu được nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể và biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện (đoạn truyện). - Dựa vào gợi ý trong sách giáo khoa, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về du lịch hay thám hiểm. - Phát huy trí tưởng tượng, tính thích mạo hiểm làm được nhiều việc có ích. II. Đồ dùng dạy học: - Một số truyện viết nói về du lịch hay thám hiểm. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Tìm hiểu đề bài - Gọi HS đọc đề bài. GV gạch dưới những từ sau trong đề bài giúp HS xác định đúng yêu cầu, tránh kể chuyện lạc đề. - Gọi HS tiếp nối nhau đọc phần gợi ý. + Câu chuyện liên quan đến du lịch hay thám hiểm thể hiện như thế nào?Lấy ví dụ. + Em đã nghe hoặc đã đọc câu chuyện của mình như thế nào? -Yêu cầu HS đọc kĩ phần 3 và mẫu. 4. Hoạt động thực hành: a. Kể chuyện trong nhóm: HS kể chuyện theo nhóm, nhận xét, bổ sung cho nhau. - HS nối tiếp nhau kể chuyện. HS tự trao đổi ý nghĩa câu chuyện. b. Kể chuyện trước lớp: - Vài HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện. - Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Kể được câu chuyện bằng ngôn ngữ và cách diễn đạt của mình. +Thể hiện được điệu bộ, cử chỉ, nét mặt phù hợp với câu chuyện. + Hiểu được ý nghĩa câu chuyện. IV. Hoạt động ứng dụng: - Kể lại câu chuyện cho người thân của em cùng nghe. 16
  17. ___ Buổi chiều Tiết 1: KHOA HỌC Nhu cầu không khí của thực vật I. Mục tiêu: - Biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về không khí khác nhau. - Kể được vai trò của không khí đối với đời sống của thực vật. - Nêu được vài ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu không khí của thực vật. II. Đồ dùng dạy học: - Hình trang 120, 121 SGK. Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Ai chỉ đúng. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Vai trò của không khí đối với đời sống thực vật - Không khí có những thành phần nào? - Kể tên những khí quan trọng đối với đời sống của thực vật. - Yêu cầu HS quan sát hình 1,2 SGK /120, 121 thảo luận, trình bày: - Trong quá trình quang hợp, thực vật hút khí gì và thải khí gì? - Trong quá trình hô hấp, thực vật hút khí gì và thải khí gì? - Quá trình quang hợp xảy ra khi nào? Quá trình hô hấp xảy ra khi nào? - Điều gì xảy ra với thực vật nếu một trong hai quá trình trên ngừng? Kết luận. Hoạt động 2: Ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu không khí của thực vật - Thực vật “ăn” gì để sống? Nhờ đâu thực vật thực hiện được điều kì diệu đó? - Nêu ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu khí các-bô-níc của thực vật. - Nêu ứng dụng về nhu cầu khí ô-xi của thực vật. Kết luận. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết mỗi loài thực vật ở mỗi giai đoạn có nhu cầu về không khí khác nhau. + Biết được vai trò của không khí đối với đời sống của thực vật. IV. Hoạt động ứng dụng: - Nói cho bố, mẹ nghe những điều em học được ở lớp. ___ Tiết 2: ĐỊA LÍ Thành phố Huế 17
  18. I. Mục tiêu: - Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Huế: + Thành phố Huế từng là kinh đô của nước ta thời Nguyễn. + Thiên nhiên đẹp với nhiều công trình kiến trúc cổ khiến Huế thu hút được nhiều khách nước ngoài. - Chỉ được thành phố Huế trên bản đồ (lược đồ). - Tự hào về thành phố Huế (được công nhận là Di sản văn hoá thế giới năm 1993). II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ hành chính VN - Tranh ảnh một số địa điểm du lịch, công trình kiến trúc lịch sử Huế. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Ai chỉ đúng. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Thiên nhiên đẹp với các công trình kiến trúc cổ - Cho HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi ở SGK. - Từ quê em có thể đi đến Huế bằng các phương tiện nào? - Thành phố Huế thuộc tỉnh nào? Có dòng sông nào chảy qua? - Huế có các công trình kiến trúc cổ nào? - Tại sao lại gọi Huế là cố đô? - Nhận xét. Hoạt động 2: Huế - thành phố du lịch - Cho HS trả lời các câu hỏi của mục 2. - Nếu đi thuyền trên sông Hương có thể đến thăm những điểm du lịch nào? - Mô tả một trong những cảnh đẹp của thành phố Huế. - Nhận xét, mô tả thêm. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Huế. + Chỉ được thành phố Huế trên bản đồ. IV. Hoạt động ứng dụng: - Sưu tầm tranh, ảnh về thành phố Huế. ___ Tiết 3: SINH HOẠT TẬP THỂ I. Mục tiêu: - HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 30. - Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân. - Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân. 18
  19. II. Đánh giá tình hình tuần qua: 1. Khởi động: - Cho HS chơi trò chơi. + HS chơi trò chơi. 2. Nhận xét, đánh giá tình hình hoạt động trong tuần: - Yêu cầu lớp trưởng lên điều hành lớp. + Lớp trưởng lên điều hành lớp. + Các nhóm lên báo cáo tình hình. - GV nhận xét. a. Đạo đức: - Đa số các em ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô giáo - Không có hiện tượng gây mất đoàn kết -Ăn mặc đồng phục đúng quy định. b. Học tập: - Truy bài đầu giờ thực hiện có hiệu quả - Một số em chưa có ý thức học: T.Danh, Huy. - Một số em có tinh thần vươn lên trong học tập: Hoàng, Bảo c. Công tác vệ sinh - Vệ sinh đầu giờ: + Các em tham gia đầy đủ + Vệ sinh lớp học tương đối sạch sẽ - Vệ sinh cá nhân:đa số các em thực hiện tốt; bên cạnh đó có em Chiến cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ hơn. III. Phương hướng tuần 31: - Tiếp tục duy trì mọi hoạt động như tuần 30. - Giúp đỡ một số em yếu về tính toán: Huy, Tâm, Thanh Danh, Triệu Châu, Đạt - Bồi dưỡng HSG và một số em viết chữ đẹp: Ngọc, Vy, Hoa, Huyền, - Nhắc nhở các em một số công việc trong tuần. + Không làm việc riêng trong giờ học. + Tích cực phát biểu bài và chú ý nghe giảng. + Làm bài và có ý thức chuẩn bị bài. + Trực nhật vệ sinh khu vực và trong lớp sạch sẽ. + Tưới nước, nhổ cỏ và chăm sóc hoa. ___ Kí duyệt giáo án ngày 01 tháng 04 năm 2019 PHT Trần Thị Mỹ Dạ 19