Giáo án môn học Tuần 1 - Lớp 4

doc 23 trang thienle22 4350
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Tuần 1 - Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hoc_tuan_1_lop_4.doc

Nội dung text: Giáo án môn học Tuần 1 - Lớp 4

  1. TUẦN 1: Thứ 2, ngày 26 tháng 08 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TẬP ĐỌC Dế Mèn bênh vực kẻ yếu I. Mục tiêu: - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp - bênh vực người yếu. - Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật. Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài. Trả lời được các câu hỏi trong SGK. - Dũng cảm, yêu lẽ phải, biết chống lại cái ác, bảo vệ cái thiện. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc. III. Hoạt động dạy học: 1.Khởi động: Trò chơi: Vòng tròn tình bạn. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Luyện đọc đúng: - Yêu cầu 1 HSK/G đọc toàn bài. - HS đọc thầm và chia đoạn. - Luyện đọc nối tiếp theo đoạn và giải nghĩa các từ khó hiểu trong nhóm. - Luyện đọc toàn bài. - Tổ chức thi đọc. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi. - Tiêu chí: + Đọc to, lưu loát. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. + Tham gia đọc tích cực, chú ý lắng nghe và sửa sai cho nhau. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài: - Cá nhân đọc thầm và tìm hiểu các câu hỏi trong SGK. - Nhóm trưởng tổ chức chia sẻ trong nhóm. - Chia sẻ kết quả trước lớp. - Rút ra nội dung chính của bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi. - Tiêu chí: + Tham gia thảo luận tích cực để tìm ra câu trả lời. + Trả lời đúng nội dung các câu hỏi. 1
  2. 4. Hoạt động thực hành: - GV chép đoạn cần luyện đọc lên bảng phụ và gạch dưới những từ cần nhấn giọng. - GV đọc diễn cảm đoạn văn. - Luyện đọc theo nhóm. - Tổ chức thi đọc diễn cảm. IV. Hoạt động ứng dụng: - Tìm hiểu xem xung quanh em có những ai gặp hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn. Em và gia đình đã làm gì để giúp đỡ họ. ___ Tiết 2: TOÁN Ôn tập các số đến 100.000 I. Mục tiêu: - Đọc, viết được các số đến 100000. Biết phân tích cấu tạo số. -Rèn kĩ năng đọc và viết số, phân tích cấu tạo số. BTCL: 1, 2, 3a, 3b. - HS có thái độ học tập tích cực, cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Truyền điện. 2. Giới thiệu bài: 3. Hoạt động cơ bản: - GV viết số 83 251 lên bảng. - Gọi HS đọc số, nêu rõ chữ số hàng đơn vị, chữ số hàng chục, chữ số hàng hàng trăm, chữ số hàng nghìn, chữ số hàng chục nghìn. - GV lần lượt viết các số: 83001 , 80201 , 80001 HS thực hiện như yêu cầu trên. - Hãy nêu mối quan hệ giữa hai hàng liền kề ? - GV cho HS nêu: + Các số tròn chục. + Các số tròn nghìn. + Các số tròn chục nghìn. 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm vào phiếu bài tập. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 2: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV nhận xét và chữa bài. 2
  3. Bài 3: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV nhận xét và chữa bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Đọc, viết được các số đến 100000. + Biết phân tích cấu tạo số. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ về cách làm và kết quả các bài với bố mẹ. ___ Tiết 4: KỂ CHUYỆN Sự tích hồ Ba Bể I. Mục tiêu: - Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể và ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái. - Nghe - kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh hoạ, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Sự tích hồ Ba bể (do GV kể). - Giáo dục HS lòng nhân ái, tình cảm yêu thương con người II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Nghe kể: - Giới thiệu tranh về câu chuyện. - GV kể lại câu chuyện lần 1 theo lời kể của mình. - Yêu cầu HS cả lớp đọc thầm các câu hỏi ở bài 1, lần lượt trả lời những câu hỏi giúp ghi nhớ nội dung mỗi đoạn. - Có thể gợi ý cho HS kể dựa theo nội dung ghi trên bảng. - GV kể lần 2. - Yêu cầu HS trong nhóm trao đổi, thảo luận để có câu trả lời đúng. - Giúp đỡ, hướng dẫn những nhóm gặp khó khăn. 4. Hoạt động thực hành: a. Kể chuyện trong nhóm: - HS kể từng đoạn câu chuyện theo nhóm. - Mỗi HS kể lại toàn bộ câu chuyện. 3
  4. - HS trao đổi ý nghĩa câu chuyện. b. Kể chuyện trước lớp: - Vài HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện. - Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất . * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Kể được câu chuyện bằng ngôn ngữ và cách diễn đạt của mình. +Thể hiện được điệu bộ, cử chỉ, nét mặt phù hợp với câu chuyện. + Hiểu được ý nghĩa câu chuyện. IV. Hoạt động ứng dụng: - Kể lại câu chuyện cho người thân của em cùng nghe. ___ Buổi chiều Tiết 1: KHOA HỌC Con người cần gì để sống? I. Mục tiêu: - Biết được con người cần thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ để sống. - Kể ra một số điều kiện vật chất và tinh thần mà chỉ có con người mới cần trong cuộc sống. - Có ý thức bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ. II. Đồ dùng dạy học: - Hình trang 4,5 SGK, phiếu học tập, phiếu trò chơi. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - Y/c CTHĐTQ lên tổ chức trò chơi. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Các điều kiện cần để con người duy trì sự sống - Em hãy kể ra những thứ các em cần dùng hằng ngày để duy trì sự sống của mình? - Mỗi HS nêu 1 ý ngắn gọn. - GV ghi tất cả các ý HS nêu ở bảng. - GV tóm tắt lại tất cả những ý kiến của HS và rút ra nhận xét chung dựa trên ý kiến các em đã nêu ra. - HS theo dõi. GV kết luận. 4
  5. Hoạt động 2: Các điều kiện đủ để con người phát triển - GV phát phiếu học tập và yêu cầu HS làm phiếu học tập theo nhóm. + HS làm việc với phiếu học tập theo nhóm - Dựa vào kết quả làm việc với phiếu học tập, yêu cầu HS trình bày. - Như mọi sinh vật khác, con người cần gì để duy trì sự sống của mình? - Hơn hẳn những sinh vật khác, cuộc sống của con người còn cần những gì? GV kết luận. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết được con người cần thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ để sống. 4. Hoạt động thực hành: Trò chơi: Cuộc hành trình đến hành tinh khác Bước 1: GV hướng dẫn cách chơi. - HS sẽ tưởng tượng mình được di chuyển tới các hành tinh khác, nêu các thứ mình cần phải mang theo khi đến hành tinh đó và giải thích tại sao. Bước 2: Tổ chức cho HS chơi. Bước 3: Tổng kết trò chơi IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ kết quả học tập với người thân của em. ___ Tiết 2: LỊCH SỬ Làm quen với bản đồ I. Mục tiêu: - Biết bản đồ l hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định. - Biết một số yếu tố của bản đồ: bản đồ, phương hướng, kí hiệu bản đồ. - Giáo dục HS tình yêu quê hương, đất nước, tự hào truyền thống dân tộc II. Đồ dùng dạy học: - Một số loại bản đồ: Thế giới, châu lục, VN. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - TBVN cho lớp hát, vận động tại chỗ 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Làm việc cả lớp - Treo các loại bản đồ lên bảng. - Gọi HS đọc tên các bản đồ treo trên bảng. - Yêu cầu HS nêu phạm vi lãnh thổ được thể hiện trên mỗi bản đồ. - Bản đồ thể hiện những gì? 5
  6. KL: Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ lại một khu vực hay toàn bộ trái đất theo tỷ lệ nhất định. Hoạt động 2: Làm việc cá nhân - Cho HS quan sát hình 1, 2 SGK. - Ngày nay, muốn vẽ bản đồ chúng ta thường phải làm gì? - Tại sao vẽ về VN mà bản đồ hình 3 lại nhỏ hơn bản đồ đại lý tự nhiên VN treo tường? - Yêu các nhóm đọc SGK, quan sát trên bản đồ và thảo luận - Tên bản đồ cho ta biết điều gì? - Trên bản đồ, người ta quy định các hướng ntn? Tỷ lệ bản đồ cho em biết điều gì? - Bảng ký hiệu được dùng để làm gì? * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết một số yếu tố của bản đồ: bản đồ, phương hướng, kí hiệu bản đồ. IV. Hoạt động ứng dụng: - Lập kế hoạch để học tốt môn Lịch sử - Địa lí. ___ Thứ 3, ngày 27 tháng 08 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TOÁN Ôn tập các số đến 100.000 (tiếp) I. Mục tiêu: - Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến 5 chữ số; nhân (chia) số có đến năm chữ số với (cho) số có một chữ số. Biết so sánh, xếp thứ tự (đến 4 số) các số đến 100 000. - Củng cố kĩ năng tính toán, so sánh và sắp thứ tự các số tự nhiên. - Tích cực, tự giác học bài. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Sắp thứ tự 2. Giới thiệu bài: 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Luyện tính nhẩm - GV cho HS tính nhẩm các phép tính đơn giản bằng hình thức trò chơi. 6
  7. - Cách chơi : GV đọc phép tính thứ nhất. VD : 5000 cộng 4000 rồi chỉ định 1 HS đọc kết quả (9 000). - GV tiếp tục đọc phép tính thứ 2 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm vào phiếu bài tập. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 2: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 3: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV nhận xét và chữa bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Thực hiện được các phép tính các số có đến 5 chữ số. Biết so sánh, xếp thứ tự (đến 4 số) các số đến 100 000. IV. Hoạt động ứng dụng: - Với sự hỗ trợ của người lớn, em tìm hiểu giá bán một số mặt hàng rồi ghi vào vở. ___ Tiết 3: CHÍNH TẢ Nghe – viết: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu I. Mục tiêu: - Nắm được nội dung bài chính tả cần viết. - Nghe viết đúng bài chính tả; trình bày đúng đoạn văn trích. Làm đúng BT2a. - Có ý thức viết đúng chính tả, rèn chữ viết. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Đố chữ 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Tìm hiểu đoạn văn: - GV đọc bài chính tả lần 1 - GV giới thiệu nội dung chính về đoạn cần viết. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết từ khó 7
  8. - HS phân tích viết các chữ khó trong đoạn văn. Hoạt động 3: Viết chính tả - HS viết bài. - GV đọc từng cụm từ cho HS viết. - GV đọc bài lần 2. - HS soát lại bài và sửa lỗi. - Thu 7-10 bài để nhận xét. - GV nhận xét chung. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Viết đúng chính tả, trình bày rõ ràng, sạch sẽ. + Nắm được nội dung đoạn cần viết. 4. Hoạt động thực hành: Bài 2a: Hoạt động nhóm - HS đọc yêu cầu và đọc mẫu. - Phát giấy và bút dạ cho các nhóm, nhóm nào làm xong trước dán giấy lên bảng. - Nhận xét, kết luận. IV. Hoạt động ứng dụng: - Các nhóm thi đua chia sẻ hiểu biết của mình qua bài học. ___ Buổi chiều Tiết 1: KĨ THUẬT Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu I. Mục tiêu: -HS biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu. -Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ. - Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động. II. Đồ dùng dạy học: - Một số sản phẩm cắt, khâu, thêu III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét về vật liệu khâu, thêu. a) Vải 8
  9. HS đọc mục a SGK. GV hướng dẫn HS quan sát màu sắc, hoa văn, độ dày, mỏng của 1 số mẫu vải để nêu đặc điểm của vải. - GV hướng dẫn HS chọn vải để khâu thêu. b) Chỉ + Nêu tên các loại chỉ ở hình 1 ( a và b) - GV giới thiệu 1 số chỉ màu, chỉ khâu, chỉ thêu. Hoạt động 2: Dụng cụ cắt, khâu, thêu. c) Kéo - Cho HS quan sát tranh cái kéo, nêu sự giống và khác nhau của kéo cắt vải và kéo cắt chỉ - HS nêu các bộ phận của cái kéo. + Hướng dẫn HS quan sát hình 3 để trả lời cách cầm kéo vải. - GV hướng dẫn HS trên vải. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Thực hành, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu. 4. Hoạt động thực hành: - GV hướng dẫn HS quan sát, nhận xét một số vật liệu và dụng cụ khác. - Hướng dẫn HS quan sát hình 6 SGK và quan sát một số dụng cụ cắt, khâu và nêu tác dụng của chúng. - HS trả lời - GV nhận xét. - Cho HS nhắc lại. IV. Hoạt động ứng dụng: - Sưu tầm một số mẫu vải hay dùng trong may mặc. ___ Tiết 2: ĐẠO ĐỨC Trung thực trong học tập (tiết 1) I. Mục tiêu: - Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập. Biết được trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh. - Đồng tình, ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập. - Có thái độ trung thực trong học tập II. Đồ dùng dạy học: - Các mẩu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập. III. Hoạt động dạy học: 9
  10. 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Xử lí tình huống - GV yêu cầu HS xem tranh SGK. - Theo em, bạn Long có thể có những cách giải quyết như thế nào? - GV viết thành mấy cách giải quyết chính lên bảng. - Nếu em là Long, em sẽ chọn cách giải quyết nào? - Từng nhóm thảo luận xem vì sao chọn cách giải quyết đó. - GV kết luận. Hoạt động 2: Sự cần thiết phải trung thực trong học tập - GV nêu yêu cầu bài tập. - Trong học tập, vì sao phải trung thực? - GV kết luận: Học tập giúp chúng ta tiến bộ. Nếu chúng ta gian trá, giả dối, kết quả học tập không thực chất – chúng ta sẽ không tiến bộ được. Hoạt động 3: Trò chơi : Tán thành – Không tán thành - GV nêu từng ý trong bài tập và yêu cầu mỗi HS tự lựa chọn và đứng vào 1 trong 3 vị trí, quy ước theo 3 thái độ: + Tán thành + Phân vân + Không tán thành - Cả lớp trao đổi, bổ sung. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập. + Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh. IV. Hoạt động ứng dụng: - Sưu tầm một số hình ảnh và câu chuyện nói về việc trung thực trong học tập. ___ Tiết 3: ĐỊA LÍ Môn Lịch sử và Địa lý I. Mục tiêu: - Vị trí địa lý, hình dạng đất nước ta. Trên đất nước ta có nhiều dân tộc sinh sống và có chung một lịch sử, một tổ quốc. - Rèn kĩ năng đọc lược đồ, bản đồ. - Giáo dục HS tình yêu quê hương, đất nước, tự hào truyền thống dân tộc II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam, bản đồ hành chính Việt Nam. 10
  11. - Hình ảnh sinh hoạt của một số dân tộc ở một số vùng. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Làm việc cả lớp - Treo các loại bản đồ lên bảng. - Gọi HS đọc tên các bản đồ treo trên bảng. - Yêu cầu HS nêu phạm vi lãnh thổ được thể hiện trên mỗi bản đồ. - Bản đồ thể hiện những gì? Hoạt động 2: Làm việc cá nhân - Cho HS quan sát hình 1, 2 SGK. - Ngày nay, muốn vẽ bản đồ chúng ta thường phải làm gì? - Tại sao vẽ về VN mà bản đồ hình 3 lại nhỏ hơn bản đồ đại lý tự nhiên VN treo tường? - Yêu các nhóm đọc SGK, quan sát trên bản đồ và thảo luận - Tên bản đồ cho ta biết điều gì? - Trên bản đồ, người ta quy định các hướng ntn? - Tỷ lệ bản đồ cho em biết điều gì? - Bảng ký hiệu được dùng để làm gì? - Cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận 4. Hoạt động thực hành: - Cho HS quan sát bảng chú giải ở hình 3 và một số bản đồ khác. - Cho HS làm việc theo cặp, một em vẽ, một em nói ký hiệu. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Nắm được một số yêu cầu khi học môn Lịch sử- Địa lí. IV. Hoạt động ứng dụng: - Lập kế hoạch để học tốt môn Lịch sử - Địa lí. ___ Thứ 4, ngày 28 tháng 08 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TOÁN Ôn tập các số đến 100 000 (tiếp) I. Mục tiêu: - Tính nhẩm, thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số; nhân (chia) số có đến năm chữ số với số có một chữ số. Tính được giá trị của biểu thức. 11
  12. - Củng cố kĩ năng tính toán. - Tích cực, tự giác học bài. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Truyền điện 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Yêu cầu HS hoạt động nhóm. - HS hoạt động nhóm. Bài 2: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân. - HS hoạt động cá nhân. Bài 3: Yêu cầu HS hoạt động cặp đôi. - HS hoạt động cặp đôi. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số; nhân (chia) số có đến năm chữ số với số có một chữ số. + Biết tính được giá trị của biểu thức. IV. Hoạt động ứng dụng: - Tìm các bài tập cùng dạng trong sách buổi 2 và giải cùng người thân. ___ Tiết 2: TẬP ĐỌC Mẹ ốm I. Mục tiêu: - Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu thương sâu sắc và tấm lòng hiếu thảo, biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm. - Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu biết đọc diễn cảm 1, 2 khổ thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3; thuộc ít nhất 1 khổ thơ trong bài. - Giáo dục tình cảm hiếu thảo với mẹ II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn thơ luyện đọc. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Hái hoa. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: 12
  13. Hoạt động 1: Luyện đọc đúng: - Yêu cầu 1 HSK/G đọc toàn bài. - HS đọc thầm và chia đoạn. - Luyện đọc nối tiếp theo đoạn và giải nghĩa các từ khó hiểu trong nhóm. - Luyện đọc toàn bài. - Tổ chức thi đọc. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật:Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Đọc to, lưu loát. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. + Tham gia đọc tích cực, chú ý lắng nghe và sửa sai cho nhau. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài: - Cá nhân đọc thầm và tìm hiểu các câu hỏi trong SGK. - Nhóm trưởng tổ chức chia sẻ trong nhóm. - Chia sẻ kết quả trước lớp. - Rút ra nội dung chính của bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Tham gia thảo luận tích cực để tìm ra câu trả lời. + Trả lời đúng nội dung các câu hỏi. 4. Hoạt động thực hành: -GV chép đoạn cần luyện đọc lên bảng phụ và gạch dưới những từ cần nhấn giọng. - GV đọc diễn cảm đoạn thơ. - Luyện đọc theo nhóm. - Tổ chức thi đọc diễn cảm. IV. Hoạt động ứng dụng: - Em sẽ làm gì khi người thân bị ốm? ___ Tiết 3: ÔN LUYỆN TOÁN Ôn các số có sáu chữ số I. Mục tiêu: - Biết thực hành đọc viết số tự nhiên, tính được giá trị biểu thức - Làm được các bài tập 1;2;3;4 trang 8 - Giáo dục học sinh yêu thích học toán, rèn tính cẩn thận, chính xác II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 13
  14. 1. Khởi động: Trò chơi: Xì điện 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: - HS thực hiện các bài tập vào vở Em tự ôn luyện Toán. Bài 1, 2, 3, 4: Hoạt động cặp đôi - HS làm việc theo cặp đôi. - Đổi vở dò bài. - Lần lượt nêu cách thực hiện cho nhau nghe. - Gọi HS chữa bài, nhận xét. Bài 5, 6, 7, 8: Hoạt động cá nhân - HS làm việc cá nhân - Gọi HS chữa bài, nhận xét sau mỗi bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Nhận xét, quan sát, đánh giá, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí: + Hiểu và làm đúng các bài tập cơ bản trong sách. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ kết quả học tập của em với người thân. ___ Tiết 4: ÔN LUYỆN TIẾNG VIỆT Luyện tập về cấu tạo tiếng I. Mục tiêu: - Đọc và hiểu bài Gà Trống Choai và hạt đậu; biết thể hiện sự quan tâm, chia sẻ khó khăn với mọi người. - Viết đúng từ chứa tiếng bắt đầu bằng l/n (hoặc tiếng có vần an/ang). Phân tích được cấu tạo tiếng. - Yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Nói cho nhau những công trình nổi tiếng trên thế giới 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: - HS thực hiện các bài tập vào vở Em tự ôn luyện Tiếng Việt. Bài 2: Hoạt động cá nhân - HS làm việc cá nhân - Gọi HS chữa bài, nhận xét sau mỗi bài. Bài 3: Hoạt động cặp đôi - HS làm việc cặp đôi 14
  15. - Gọi HS chữa bài, nhận xét sau mỗi bài. Bài 4, 5: Hoạt động cá nhân - HS làm việc cá nhân - Gọi HS chữa bài, nhận xét sau mỗi bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Nhận xét, quan sát, đánh giá, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí: + Hiểu bài Gà Trống Choai và hạt đậu. + Làm được các bài tập có trong bài. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ kết quả học tập của em với người thân. ___ Thứ 5, ngày 29 tháng 08 năm 2019 Buổi sáng Tiết 2: TOÁN Biểu thức có chứa một chữ I. Mục tiêu: - Bước đầu nhận biết biểu thức có chứa một chữ. - Biết cách tính giá trị của biểu thức khi thay chữ bằng số cụ thể. BTCL: 1, 2a, 3b. - Rèn tích cực, làm việc cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Giới thiệu biểu thức có chứa một chữ - GV treo bảng phụ có nội dung như ví dụ trang 6 / SGK - GV yêu cầu HS tự nêu các số khác nhau ở cột “Thêm” rồi ghi biểu thức tính tương ứng ở cột “Có tất cả” - GV đặt vấn đề, đưa ra tình huống: + Nếu thêm a quyển vơ thì Lan có tất cả bao nhiêu quyển ? - GV cho HS điền vào bảng phụ các số các em muốn như 1; 2; 3 để có các biểu thức số: 3 + 1; 3 + 2, Kết luận Hoạt động 2: Cách tính giá trị biểu thức có chứa một chữ - GV cho HS làm vào bảng con theo gợi ý hướng dẫn. - GV làm mẫu 1 bài: 15
  16. Nếu a = 1 thì 3 + a = 3 + 1 = 4 + Cho HS làm tương tự với: a = 2, a = 3. - GV chỉ vào 4, 5, 6 kết luận: Đây là giá trị của biểu thức 3 + a. + Em có nhận xét gì về giá trị số của biểu thức 3 + a sau mỗi lần thay chữ a bằng số? GV kết luận – ghi bảng * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Bước đầu nhận biết biểu thức có chứa một chữ. + Biết cách tính giá trị của biểu thức khi thay chữ bằng số cụ thể. 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Yêu cầu HS hoạt động nhóm. - HS hoạt động nhóm. Bài 2: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân. - HS hoạt động cá nhân. Bài 3: Yêu cầu HS hoạt động cặp đôi. - HS hoạt động cặp đôi. IV. Hoạt động ứng dụng: - Em nghĩ ra biểu thức chứa một chữ có cả phép cộng và phép nhân rồi cùng người lớn tính giá trị biểu thức khi thay chữ bằng các số khác nhau. ___ Tiết 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Cấu tạo của tiếng I. Mục tiêu: - Nắm được cấu tạo ba phần của tiếng (âm đầu, vần, thanh) - Nội dung ghi nhớ. - Điền được các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ ở BT1 vào bảng mẫu. - Thấy được sự phong phú của Tiếng Việt để thêm yêu TV II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ của tiếng; Bộ chữ cái ghép tiếng. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Đặt câu với từ cho trước 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Nhận xét -Đếm số tiếng trong câu tục ngữ + Đánh vần tiếng bầu. Ghi lại cách đánh vần đó. 16
  17. + GV ghi lại kết quả làm việc của HS lên bảng, dùng phấn màu tô các bộ phận của tiếng bầu + Tất cả HS đánh vần thành tiếng và ghi lại kết quả đánh vần vào bảng con. - Phân tích cấu tạo của tiếng bầu (tiếng bầu do những bộ phận nào tạo thành). - GV giúp HS gọi tên các thành phần: âm đầu, vần, thanh . - Phân tích cấu tạo của các tiếng còn lại. Rút ra nhận xét. + Tiếng có đủ các bộ phận như tiếng “bầu” là những tiếng nào? + Tiếng nào không có đủ các bộ phận như tiếng “bầu”? GV kết luận. Hoạt động 2: Ghi nhớ - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, động não, vấn đáp. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Nắm được cấu tạo ba phần của tiếng. 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm vào phiếu học tập. - Nhận xét kết luận lời giải đúng. Bài 2: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS tự làm bài, GV hướng dẫn những em gặp khó khăn. - Gọi HS trình bày, sửa lỗi. IV. Hoạt động ứng dụng: - Cùng người thân chơi trò thi tìm nhanh từ láy vần. Một người nêu vần, người kia nói ngay từ láy vần. ___ Tiết 4: TẬP LÀM VĂN Thế nào là kể chuyện? I. Mục tiêu: - Hiểu những đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện. - Bước đầu biết kể lại một câu chuyện ngắn có đầu có cuối, liên quan đến 1, 2 nhân vật và nói lên được một điều có ý nghĩa. - Tích cực, tự giác học bài II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: 17
  18. Hoạt động 1: Nhận xét Bài tập 1: - GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 1 . - Yêu cầu kể lại câu chuyện Sự tích Hồ Ba Bể. - GV yêu cầu HS làm bài tập theo nhóm vào phiếu. - HS dán bài làm lên bảng lớp xem nhóm nào làm đúng, nhanh. Bài tập 2: GV gợi ý: + Bài văn có nhân vật không? + Bài văn có kể các sự việc xảy ra đối với các nhân vật không? - GV chốt ý. Hoạt động 2: Ghi nhớ - Gọi HS đọc ghi nhớ. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Hiểu những đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện. + Bước đầu biết kể lại một câu chuyện ngắn có đầu có cuối. 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận suy nghĩ và tự làm bài. - Sau mỗi HS trình bày, GV nhận xét, bổ sung, kết luận về câu trả lời đúng. Bài 2: Hoạt động nhóm - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS trình bày, chú ý chữa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS. IV. Hoạt động ứng dụng: - Kể lại câu chuyện cho người thân nghe. ___ Thứ 6, ngày 30 tháng 08 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TOÁN Luyện tập I. Mục tiêu: -Tính được giá trị của biểu thức chứa một chữ khi thay chữ bằng số. - Làm quen với công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh a. - Ham học Toán, tích cực tham gia học tập. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Truyền điện 18
  19. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Yêu cầu HS hoạt động nhóm. - HS hoạt động nhóm. Bài 2: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân. - HS hoạt động cá nhân. Bài 4: Yêu cầu HS hoạt động cặp đôi. - HS hoạt động cặp đôi. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Tính được giá trị của biểu thức chứa một chữ khi thay chữ bằng số. + Biết nắm công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh a. IV. Hoạt động ứng dụng: - Tìm các bài tập cùng dạng trong sách buổi 2 và giải cùng người thân. ___ Tiết 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Luyện tập về cấu tạo của tiếng I. Mục tiêu: - Hiểu thế nào là 2 tiếng bắt vần với nhau trong thơ. - Phân tích cấu tạo của tiếng trong một câu nhằm củng cố thêm kiến thức đã học trong tiết trước. - Các em vận dụng bài học làm tốt bài tập và trình bày sạch sẽ. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo tiếng và phần vần, bộ xếp chữ. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận suy nghĩ và tự làm bài. - Sau mỗi HS trình bày, GV nhận xét, bổ sung, kết luận về câu trả lời đúng. Bài 2: Hoạt động nhóm - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS trình bày, chú ý chữa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS. Bài 3: Yêu cầu HS hoạt động nhóm. - HS hoạt động nhóm. 19
  20. Bài 4: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân. - HS hoạt động cá nhân. Bài 5: Yêu cầu HS hoạt động cặp đôi. - HS hoạt động cặp đôi. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Hiểu thế nào là 2 tiếng bắt vần với nhau trong thơ. + Phân tích cấu tạo của tiếng trong một câu. IV. Hoạt động ứng dụng: - Cùng người thân lấy thêm VD về các câu thơ có tiếng bắt vần với nhau. ___ Tiết 4: TẬP LÀM VĂN Nhân vật trong truyện I. Mục tiêu: - Nhận biết được tính cách của từng người (qua lời nhận xét) trong câu chuyện Ba anh em. - Bước đầu hiểu thế nào là nhân vật. Bước đầu biết kể tiếp câu chuyện theo tình huống cho trước, đúng tính cách nhân vật. - Tích cực tham gia các hoạt động học tập. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Nhận xét Bài tập 1: - GV mời HS đọc yêu cầu bài tập. - Em hãy nêu những chuyện đã học? a / Nhân vật là người? - Nhân vật là con vật. Bài tập 2: - GV yêu cầu HS đọc đề bài. - Em hãy nhận xét tính cách của nhân vật. a/Dế Mèn. b/Mẹ con bà nông dân. - GV nhận xét. Hoạt động 2: Ghi nhớ 20
  21. - Gọi HS đọc ghi nhớ. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Nhận biết được tính cách của nhân vật. + Bước đầu hiểu thế nào là nhân vật. 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận suy nghĩ và tự làm bài. - Sau mỗi HS trình bày, GV nhận xét, bổ sung, kết luận về câu trả lời đúng. Bài 2: Hoạt động nhóm - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS trình bày, chú ý chữa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS. IV. Hoạt động ứng dụng: - Kể lại câu chuyện cho người thân nghe. ___ Buổi chiều Tiết 2: KHOA HỌC Trao đổi chất ở người I. Mục tiêu: - Nêu được một số biểu hiện về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường như: lấy vào khí ô-xi, thức ăn, nước uống; thải ra khí các-bô-níc, phân và nước tiểu. - Hoàn thành sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường. - GD HS ý thức bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ. II. Đồ dùng dạy học: - Hình trang 4,5 SGK, phiếu học tập, phiếu trò chơi. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Hộp quà bí mật. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự trao đổi chất ở người - GV giao nhiệm vụ cho HS quan sát và thảo luận theo cặp. - Trước hết, em hãy kể tên những gì được vẽ trong hình 1 trang 6? - Sau đó, phát hiện ra những thứ đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của con người được thể hiện trong hình (ánh sáng, thức ăn, nước uống). - Phát hiện thêm những yếu tố cần cho sự sống của con người mà không thể hiện được qua hình vẽ như không khí. - GV kết luận. 21
  22. - GV yêu cầu HS đọc mục “ Bạn cần biết” và trả lời câu : + Quá trình trao đổi chất là gì ? + Nêu vai trò của sự trao đổi chất đối với con người, thực vật và động vật? - GV kết luận . Hoạt động 2: Thực hành viết hoặc vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường . - GV nêu yêu cầu HS viết hoặc vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường theo trí tưởng tượng của mình Lưu ý: hình 2 trang 7 chỉ là một gợi ý. HS hoàn toàn có thể vẽ sơ đồ bằng chữ hoặc bằng hình ảnh tuỳ theo sự sáng tạo của mỗi nhóm. - GV yêu cầu từng nhóm lên trình bày ý tưởng của bản thân hoặc của nhóm đã thể hiện. + Từng nhóm trình bày sản phẩm của mình - GV nhận xét * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Nêu được một số biểu hiện về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường. IV. Hoạt động ứng dụng: - Trang trí sơ đồ TĐC và trưng bày tại góc học tập. ___ Tiết 3: SINH HOẠT TẬP THỂ I. Mục tiêu: - HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 1. - Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân. - Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân. II. Đánh giá tình hình tuần qua: 1. Khởi động: - Cho HS chơi trò chơi. + HS chơi trò chơi. 2. Nhận xét, đánh giá tình hình hoạt động trong tuần: - Yêu cầu lớp trưởng lên điều hành lớp. + Lớp trưởng lên điều hành lớp. + Các nhóm lên báo cáo tình hình. - GV nhận xét. a. Đạo đức: - Đa số các em ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô giáo 22
  23. - Không có hiện tượng gây mất đoàn kết -Ăn mặc đồng phục đúng quy định. b. Học tập: - Truy bài đầu giờ thực hiện có hiệu quả - Một số em chưa có ý thức học: Phát, Đức, An, - Một số em có tinh thần vươn lên trong học tập: Tuyết, Huy c. Công tác vệ sinh - Vệ sinh đầu giờ: + Các em tham gia đầy đủ + Vệ sinh lớp học tương đối sạch sẽ - Vệ sinh cá nhân: đa số các em thực hiện tốt; bên cạnh đó có em Phát cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ hơn. III. Phương hướng tuần 2: - Tiếp tục duy trì mọi hoạt động như tuần 1. - Giúp đỡ một số em yếu về tính toán: Huy, Phát, Nhàn, Mạnh, - Bồi dưỡng HSG và một số em viết chữ đẹp: Nhàn, Tuyết, - Nhắc nhở các em một số công việc trong tuần. + Tích cực phát biểu bài và chú ý nghe giảng. + Làm bài và có ý thức chuẩn bị bài. + Trực nhật vệ sinh khu vực và trong lớp sạch sẽ. + Tưới nước, nhổ cỏ và chăm sóc hoa. ___ Kí duyệt giáo án ngày 26 tháng 08 năm 2019 PHT Trần Thị Mỹ Dạ 23