Giáo án Lớp 4 – Tuần 1 – Giáo viên: Hoàng Thị Lệ Tư – Trường Tiểu học Phú Thủy

doc 28 trang thienle22 5980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 – Tuần 1 – Giáo viên: Hoàng Thị Lệ Tư – Trường Tiểu học Phú Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_1_giao_vien_hoang_thi_le_tu_truong_tieu_h.doc

Nội dung text: Giáo án Lớp 4 – Tuần 1 – Giáo viên: Hoàng Thị Lệ Tư – Trường Tiểu học Phú Thủy

  1. Nhật kí dạy học – Lớp 4B – Năm học : 2020 – 2021 TUẦN 1 Thứ hai ngày 7 tháng 9 năm 2020 CHÀO CỜ: TOÁN: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 I. Mục tiêu : -Kiến thức: Nắm cách đọc, viết các số đến 100 000 - Kỹ năng: Biết đọc viết số thành thạo, biết phân tích cấu tạo số đến 100 000 -Thái độ: HS tích cực học tập -Năng lực: Phát triển năng lực tính toán II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: TL HDDH III. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không IV. Điều chỉnh nội dung hoạt động: Không V. Đánh giá thường xuyên: HĐ1: (theo tài liệu) * Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: + Ghép các tấm thẻ và đọc được các số vừa ghép + Lập được số lớn nhất, nhỏ nhất + Trả lời đúng câu hỏi: Số bé nhất, số lớn nhất vừa lập được bao nhiêu chục nghìn? bao nhiêu nghìn? bao nhiêu trăm? bao nhiêu chục? bao nhiêu đơn vị? + Tích cực khi tham gia trò chơi - Phương pháp: quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: ghi chép ngắn; nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tôn vinh học tập HĐ 2,3: (theo tài liệu) * Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: + Đọc, viết đúng các số đến 100 000 + Phân tích đúng cấu tạo số. - Phương pháp: quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: ghi chép ngắn; nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tôn vinh học tập HĐ 4: (theo tài liệu) * Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: + Viết đúng các số thành tổng, các tổng thành số + Thao tác làm bài nhanh Giáo viên : Hoàng Thị Lệ Tư – Trường Tiểu học Phú Thủy
  2. Nhật kí dạy học – Lớp 4B – Năm học : 2020 – 2021 - Phương pháp: quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: ghi chép ngắn; nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tôn vinh học tập VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: - HSCHT: + Hướng dẫn HS đọc số từ trái sang phải theo hàng + Khi viết số thành tổng hoặc tổng thành số cần xác định đúng hàng của các chữ số -HSHT: Thực hiện thêm BT sau: Cho các chữ số 2,1,5,8 em hãy: a) Viết số lớn nhất có bốn chữ số trên. b) Viết số bé nhất có bốn chữ số trên. *Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: HS sinh viết đúng các số theo yêu cầu giải thích được cách làm của mình. + PP: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập, ghi chép ngắn VII. Hướng dẫn ứng dụng: Thực hiện HĐ ứng dụng theo TL TIẾNG VIỆT: BÀI 1A: THƯƠNG NGƯỜI NHƯ THỂ THƯƠNG THÂN (T1) I. Mục tiêu: - Kiến thức: + Hiểu các từ ngữ khó trong bài: cỏ xước, Nhà Trò, ăn hiếp, mai phục + Hiểu nội dung bài: Ca ngợi tấm lòng hào hiệp, thương yêu người khác, sẵn sàng bênh vực kẻ yếu của Dế Mèn. - Kĩ năng: Đọc đúng các từ ngữ khó, đọc trôi chảy toàn bài, ngắt, nghỉ hợp lí, thể hiện được giọng đọc của các nhân vật phù hợp với nội dung. - Thái độ: Có ý thức tích cực học tập, biết bảo vệ lẽ phải - Năng lực: Rèn NL ngôn ngữ. II.Chuẩn bị ĐD DH: - GV: Bảng phụ viết câu khó - HS: SHD, vở III.Điều chỉnh nội dung dạy học: Hướng dẫn đọc đúng từ: chùn chùn IV. Điều chỉnh nội dung hoạt động: Không V. Đánh giá thường xuyên: *Khởi động: Ban VN bắt hát một bài HĐ1. Quan sát tranh, trả lời câu hỏi * Đánh giá: Giáo viên : Hoàng Thị Lệ Tư – Trường Tiểu học Phú Thủy
  3. Nhật kí dạy học – Lớp 4B – Năm học : 2020 – 2021 - Tiêu chí: Quan sát tranh, trả lời được các câu hỏi: a) Tranh vẽ cảnh dòng sông, cây cối và rất nhiều người đang làm các công việc khác nhau b) Cô bé đỡ bà cụ xuống cầu thang, cậu bé cõng em bé đến trường, bộ đội giúp người dân chuyển đồ tránh lũ. c) Mọi người thương yêu, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn -PP: quan sát, vấn đáp -KT: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập HĐ2. Nghe thầy cô đọc bài * Đánh giá: - Tiêu chí: Nắm được giọng đọc của bài: +Lời kể của Dế Mèn: giọng đọc chậm, thể hiện sự thương xót đối với Nhà Trò + Lời nói của Dế Mèn với Nhà Trò: giọng đọc mạnh mẽ, dứt khoát, thể hiện thái độ kiên quyết + Lời của Nhà Trò: giọng buồn -PP: vấn đáp -KT: nhận xét bằng lời HĐ3. Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa * Đánh giá: - Tiêu chí: Đọc đúng, hiểu được nghĩa của các từ: cỏ xước, Nhà Trò, bự, áo thâm, lương ăn, ăn hiếp, mai phục, chùn chùn -PP: quan sát, vấn đáp -KT: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập HĐ4. Cùng luyện đọc * Đánh giá: - Tiêu chí: Đọc đúng, trôi chảy, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, ngắt nghỉ hợp lí; thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung bài -PP: quan sát, vấn đáp -KT: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập HĐ5. Thảo luận và trả lời câu hỏi * Đánh giá: - Tiêu chí: Trả lời được các câu hỏi 1) Chị Nhà Trò được miêu tả: bé nhỏ, gầy yếu quá, người bự những phấn, như mới lột. Chị mặc áo thâm dài, đôi chổ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn; cánh yếu quá, chưa quen mở, cho dù có khỏe cũng chẳng bay được xa. Giáo viên : Hoàng Thị Lệ Tư – Trường Tiểu học Phú Thủy
  4. Nhật kí dạy học – Lớp 4B – Năm học : 2020 – 2021 2) Trước đây, mẹ NT có vay lương ăn của bọn nhện nhưng chưa trả thì đã mất. Nhà Trò ốm yếu, kiếm không đủ ăn nên bị bọn nhện đánh mấy bận. Lần này, chúng chăng tơ đe bắt ăn thịtNT. 3) Chi tiết thể hiện tính cách nghĩa hiệp của DM: + Hành động: xòe càng ra, dắt Nhà Trò đi. + Lời nói: Em đừng sợ. Hãy trở về với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻyếu 4) Nêu được hình ảnh nhân hóa yêu thích VD: Chị Nhà Trò khóc nức nở, kể chuyện cho Dế Mèn nghe. -PP: quan sát, vấn đáp -KT: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS - HSCHT: Hướng dẫn HS đọc đúng các từ ngữ, ngắt nghỉ hợp lí, đọc trôi chảy toàn bài - HSHT: hỗ trợ HS đọc diễn cảm: thể hiện đúng giọng đọc các nhân vật, trả lời nhanh các câu hỏi VII. Hướng dẫn ứng dụng: - Đọc lại câu chuyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu cho gia đình nghe. Nói cho mọi người biết việc làm nghĩa hiệp của Dế Mèn. TIẾNG VIỆT: BÀI 1A: THƯƠNG NGƯỜI NHƯ THỂ THƯƠNG THÂN (T2) I. Mục tiêu: - KT: Nắm được cấu tạo 3 phần của tiếng: âm đầu, vần, thanh - KN: Biết nhận diện các bộ phận của tiếng - TĐ: Tích cực trong học tập - NL: Phát triển năng lực ngôn ngữ II.Chuẩn bị ĐD DH: GV: Phiếu HT HS: SHD, vở III.Điều chỉnh nội dung dạy học: Không IV. Điều chỉnh nội dung hoạt động: Không V. Đánh giá thường xuyên: *Khởi động: Ban VN bắt hát một bài HĐCB 6. Tìm hiểu về cấu tạo của tiếng * Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: Trả lời đúng các câu hỏi của HĐ6 Giáo viên : Hoàng Thị Lệ Tư – Trường Tiểu học Phú Thủy
  5. Nhật kí dạy học – Lớp 4B – Năm học : 2020 – 2021 + 6.1 Câu tục ngữ có 14 tiếng +6.2 Bờ-âu-bâu-huyền-bầu. Tiếng bầu do âm đầu, vần, thanh tạo thành +6.3 Tiếng Âm đầu Vần Thanh bầu B âu huyền 6.4 Mỗi tiếng thường do 3 bộ phận tạo thành (âm đầu, vần, thanh) 6.5 a. Tiếng ơi không có âm đầu b. Các tiếng còn lại có đủ 3 bộ phận c. Mỗi tiếng bắt buộc phải có vần và thanh. -PP: quan sát, vấn đáp -KT: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tôn vinh học tập HĐTH 1: (Theo tài liệu) * Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: Phân tích đúng cấu tạo của 6 tiếng đầu của câu tục ngữ: Tiếng Âm đầu Vần Thanh Nhiễu nh Iêu ngã Điều đ Iêu Huyền Phủ ph U Hỏi Lấy l Ây Sắc Giá gi A Sắc Gương g Ương ngang -PP: quan sát, vấn đáp -KT: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập HĐTH 2: (Theo tài liệu) * Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: Giải đúng câu đố: sao - ao -PP: quan sát, vấn đáp -KT: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: - HSCHT: hướng dẫn cách phân tích cấu tạo của tiếng - HSHT: Yêu cầu HS tự tìm thêm những tiếng có cấu tạo đặc biệt và phân tích tiếng đó. VII. Hoạt động ứng dụng: - Về nhà, em hãy phân tích cấu tạo tiếng trong tên của các thành viên ở gia đình mình. Buổi chiều Giáo viên : Hoàng Thị Lệ Tư – Trường Tiểu học Phú Thủy
  6. Nhật kí dạy học – Lớp 4B – Năm học : 2020 – 2021 KHOA HỌC: CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG ? I. Mục tiêu: - Kiến thức: Nắm được những yếu tố con người cần để duy trì sự sống - Kỹ năng: Kể được tên một số điều kiện vật chất và tinh thần cần cho cuộc sống của con người. - Thái độ: Tích cực trong học tập - Năng lực: Phát triển năng lực tư duy, năng lực giao tiếp. II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học - GV: TLHDH, PHT HĐ 2 - HS: HDH, vở III. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không IV. Điều chỉnh nội dung hoạt động: Không V. Đánh giá thường xuyên: HĐ1: (Theo tài liệu) * Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: Nêu được những thứ em và mọi người cần cho cuộc sống: Thức ăn, nước uống, quần áo, không khí, trường học, nhà ở, - Phương pháp: quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: ghi chép ngắn; nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi HĐ 2, 3: (Theo tài liệu) * Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: a) b) Hoàn thành bảng bằng cách đánh dấu x cho phù hợp c) Trả lời được câu hỏi: -Con người cần: ánh sáng, nhiệt độ, thức ăn, không khí để duy trì sự sống - Yếu tố để con người duy trì sự sống: nhà ở, tình cảm, bệnh viện, phương tiện đi lại, quần áo, trường học, đồ dùng trong nhà, sách báo, đồ chơi, đồ dùng học tập, - Phương pháp: quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: ghi chép ngắn; nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi HĐ 4 (Theo tài liệu) * Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: Viết vào vở câu trả lời: Con người cần các điều kiện về vật chất và tinh thần để sống - Phương pháp: quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: ghi chép ngắn; nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tôn vinh học tập HĐTH: (Theo tài liệu) Chơi trò chơi Giáo viên : Hoàng Thị Lệ Tư – Trường Tiểu học Phú Thủy
  7. Nhật kí dạy học – Lớp 4B – Năm học : 2020 – 2021 * Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: + Xác định đúng các điều kiện về vật chất và tinh thần; điền đúng thông tin vào các ô trống + Tham gia trò chơi tích cực, hào hứng - Phương pháp: quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: ghi chép ngắn; nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tôn vinh học tập VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho học sinh: - HSCHT: Tiếp cận giúp các em nêu được những yếu tố con người cần để duy trì sự sống. - HSHTT: Hoàn thành các hoạt động và tham gia tốt trò chơi, giúp đỡ các bạn chưa hoàn thành trong nhóm VII. Hoạt động ứng dụng: Theo tài liệu ÔN TIẾNG VIỆT: LUYỆN VIẾT CHỮ ĐẸP BÀI 1 I. Mục tiêu: -KT : HS nghe và viết đúng bài viết "Ngày Giỗ tổ Hùng Vương"; Nghe viết đúng từ ngữ được viết hoa ở trong bài. -KN: Luyện viết chữ đúng màu, chữ đẹp, nét sắc sảo và thoáng, luyện kĩ năng viết đúng chính tả. Khuyến khích một số học sinh viết kiểu chữ xiên nét thanh đậm. - TĐ: Thích luyện chữ viết, đam mê sáng tạo trong luyện chữ. -NL:Phát triển năng thẩm mĩ,năng lực trình bày văn bản,năng lực tự học. II.Chuẩn bị đồ dùng dạy học : Vở Luyện viết tập 1 III. Các hoạt động: HĐ 1: Khởi động: - BVN tổ chức cho các bạn trong hát một bài HĐ 2, 3: Luyện viết *Đánh giá: -Tiêu chí : +HS nhìn - viết đúng chính tả, chữ viết đúng kĩ thuật, trình bày đúng thể thơ. + Viết chính xác từ khó: Đền Hùng, Hùng Vương, Quốc gia, vua Hùng, huyết mạch, Việt Nam. + Viết đảm bảo tốc độ, chữ đều trình bày đẹp. -PP: Vấn đáp; viết - KT: Nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập, viết lời bình. IV.Dự kiến phương án hỗ trợ cho học sinh: -HSTTC : GV giúp đỡ các em viết đúng chính tả. -HSTTN: Hướng dẫn HS viết chữ in nghiêng V. Hướng dẫn ứng dụng: Về nhà viết lại các từ viết sai. Giáo viên : Hoàng Thị Lệ Tư – Trường Tiểu học Phú Thủy
  8. Nhật kí dạy học – Lớp 4B – Năm học : 2020 – 2021 Thứ ba ngày 8 tháng 9 năm 2020 TOÁN: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (TIẾP THEO) (T1) I. Mục tiêu: - KT: Em thực hiện được: + Phép cộng, trừ các số có đến năm chữ số. + Nhân, chia số có đến năm chữ số cho số có một chữ số - KN: Thực hiện thành thạo được các phép tính trên - TĐ: Rèn trí nhớ, tính cẩn thận, chăm chỉ trong học toán - NL: Phát triển năng lực tính toán, giải quyết vấn đề II. Chuẩn bị đồ dùng DH -GV: PHT -HS: HDH, vở III. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không IV. Điều chỉnh nội dung hoạt động: không V. Đánh giá thường xuyên: HĐ1, 2: (Theo tài liệu) * Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: +Thực hiện tính nhẩm đúng với các số tròn nghìn, chục nghìn + Nắm được thứ tự thực hiện các phép tính. + Đặt tính đúng, thực hiện đúng các phép tính. + Trình bày đúng, đẹp -PP: quan sát, vấn đáp -KT: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập HĐ 3: (Theo tài liệu) * Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: + Nắm được cách tính giá trị của biểu thứ: nhân, chia trước, cộng, trừ sau; trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau. + Cách trình bày bài tính giá trị biểu thức - Phương pháp: vấn đáp, quan sát - Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, ghi chép ngắn Giáo viên : Hoàng Thị Lệ Tư – Trường Tiểu học Phú Thủy
  9. Nhật kí dạy học – Lớp 4B – Năm học : 2020 – 2021 VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: - HSCHT: Giúp HS nắm được quy tắc tính giá trị biểu thức theo thứ tự: Nhân chia trước, cộng trừ sau. Biểu thức có chứa dấu ngoặc thì thực hiện trong ngoặc trước -HSHT: Hoàn thành tốt các BT, giúp đỡ các bạn TTC. VII. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ nội dung bài học với người thân TIẾNG VIỆT: BÀI 1A: THƯƠNG NGƯỜI NHƯ THỂ THƯƠNG THÂN (T3) I.Mục tiêu -KT: Nắm được nội dung đoạn chính tả cần viết -KN: Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu; phân biệt những tiếng có âm đầu l/n hoặc vần an/ang. -TĐ: có ý thức viết đúng, trình bày đẹp. - NL: Phát triển NL ngôn ngữ II. Chuẩn bị - GV: Bảng phụ - HS: Tài liệu HDDH, vở III. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không IV. Điều chỉnh nội dung hoạt động: Không V. Đánh giá thường xuyên: HĐ 3 (Theo tài liệu): * Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: Kĩ năng viết chính tả của HS + Viết chính xác từ khó: xước, chùn chùn +Viết đúng tên riêng: Nhà Trò, Dế Mèn +Viết đảm bảo tốc độ, đúng chính tả, chữ đều, trình bày đẹp. +Nắm được nội dung bài chính tả: Ca ngợi tấm lòng nghĩa hiệp, thương yêu người khác, sẵn sàng bênh vực kẻ yếu của Dế Mèn. - Phương pháp: vấn đáp, quan sát, viết - Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn, viết nhận xét HĐ 4a, 5b: (Theo tài liệu) * Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: HS phân biệt được các tiếng có chứa l/n, an /ang 4a: lẫn - nở - lẳn - nịch - lông - lòa 5b: hoa ban - Phương pháp: quan sát, vấn đáp Giáo viên : Hoàng Thị Lệ Tư – Trường Tiểu học Phú Thủy
  10. Nhật kí dạy học – Lớp 4B – Năm học : 2020 – 2021 - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: - HSCHT: Giúp HS viết đúng chính tả. -HSHT: Hướng dẫn HS viết chữ đẹp, thanh đậm. VII. Hoạt động ứng dụng: Thực hiện HĐ ứng dụng theo TL TIẾNG VIỆT: BÀI 1B: THƯƠNG NGƯỜI, NGƯỜI THƯƠNG (T1) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Hiểu được nội dung bài: Tình cảm yêu thương sâu sắc và tấm lòng hiếu thảo, biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm. - Kỹ năng: Đọc rành mạch, trôi chảy, bước đầu biết đọc 1, 2 khổ thơ với giọng nhẹ nhàng, tính cảm, trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 trong SGK, thuộc ít nhất 1 khổ thơ trong bài - Thái độ: Biết yêu thương, quan tâm, chăm sóc người thân của mình. - Năng lực: Phát triển NL ngôn ngữ. II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học - GV: tranh -HS : HDH III. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không IV. Điều chỉnh nội dung hoạt động: Không V. Đánh giá thường xuyên *Khởi động: Ban VN bắt hát một bài HĐ 1(theo tài liệu) * Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: Trả lời đúng các câu hỏi về bức tranh: a. Những người trong tranh đang đến thăm một người ốm. b. Bạn nhỏ là con của người ốm. - Phương pháp: quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập HĐ 2, 3: (Theo tài liệu) * Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: Đọc đúng, hiểu được nghĩa của các từ: cơi trầu, y sĩ - Phương pháp: quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập HĐ 4 : (Theo tài liệu) * Đánh giá: Giáo viên : Hoàng Thị Lệ Tư – Trường Tiểu học Phú Thủy
  11. Nhật kí dạy học – Lớp 4B – Năm học : 2020 – 2021 - Tiêu chí đánh giá: + Đọc trôi chảy, lưu loát. + Ngắt nghỉ đúng nhịp thơ + Nhấn giọng ở các từ ngữ: khô, gấp lại, ngọt ngào + Giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm, thể hiện sự yêu thương đối với người mẹ - Phương pháp: quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập HĐ 5, 6: (Theo tài liệu) * Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: + Tham gia tích cực, thảo luận cùng các bạn để tìm câu trả lời. + Câu 1: ý 1, 3,4 + Câu 2: Người cho trứng, người cho cam-Và anh y sĩ đã mang thuốc vào +HĐ 6: a-2 ; b-3; c-4; d-1 + Nội dung chính: Tình cảm yêu thương sâu sắc và tấm lòng hiếu thảo, biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm - Phương pháp: quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập HĐ 7: (Theo tài liệu) * Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: Đánh giá kĩ năng đọc diễn cảm của HS + Đọc diễn cảm, nhấn mạnh đúng từ ngữ + Học thuộc lòng 1-2 khổ thơ - Phương pháp: quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: ghi chép ngắn; nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: - HSCHT: Cho HS luyện từ khó theo năng lực của từng em - HSHT: Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm VII. Hướng dẫn ứng dụng: - Liên hệ với bản thân về những việc em đã làm khi người thân trong gia đình bị ốm. ĐẠO ĐỨC: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (T1) I. Mục tiêu: - Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập . Biết được: Trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ , được mọi người yêu mến Giáo viên : Hoàng Thị Lệ Tư – Trường Tiểu học Phú Thủy
  12. Nhật kí dạy học – Lớp 4B – Năm học : 2020 – 2021 - Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh . - Biết đồng tình, ủng hộ những hành trung thực, phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập. - Phát triển năng lực xử lý tình huống, giải quyết vấn đề. II. Chuẩn bị đồ dùng DH: III. Hoạt động dạy học: A. Khởi động - Trưởng ban văn nghệ lên tổ chức cho các bạn kể các mẫu chuyện về tính trung thực. - Chia sẻ những bài học từ các câu chuyện trên ? * Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: + HS kể chuyện có nội dung về tính trung thực. + Kể hay kết hợp điệu bộ biểu cảm. - Phương pháp: vấn đáp - Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập B. Hoạt động thực hành 1. Xử lí tình huống– SGK trang 3. Thực hiện bài tập 1, 2– SGK trang 3. - Đọc tình huống ở BT 1– SGK trang 3, đưa ra cách xử lí tình huống của mình. -Trao đổi với bạn bên cạnh, cùng nhận xét, bổ sung cho nhau. Việc 1: Nhóm trưởng yêu cầu các bạn nêu cách xử lý tình huống của mình, các bạn khác nhận xét bổ sung. Việc 2: Chia sẻ thêm về tính trung thực trong học tập. cùng thống nhất cách xử lí tình huống Trưởng ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ 2. Thực hiện bài tập 1,2– SGK. Thực hiện BT 1,2– SGK trang 4,5. Trao đổi với bạn bên cạnh, cùng nhận xét, bổ sung cho nhau. Việc 1: Nhóm trưởng yêu cầu các bạn kết quả, các bạn khác nhận xét bổ sung. Việc 2: Cùng thống nhất ý kiến về tính trung thực trong học tập. Trưởng ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ Giáo viên : Hoàng Thị Lệ Tư – Trường Tiểu học Phú Thủy
  13. Nhật kí dạy học – Lớp 4B – Năm học : 2020 – 2021 -Đại diện các nhóm trình bày * Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: + Đưa ra cách xử lý tình huống theo ý kiến của mình + Khả năng chia sẻ kết quả với bạn - Phương pháp: vấn đáp, quan sát - Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. C Hoạt động ứng dụng Sưu tầm các mẫu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập KHOA HỌC: CƠ THỂ NGƯỜI TRAO ĐỔI CHẤT NHƯ THẾ NÀO ? (T1) I. Mục tiêu: -KT: Nêu được một số biểu hiện về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường như: lấy vào khí ô-xi, thức ăn, nước uống; thải ra khí các-bô-níc, phân và nước tiểu. - KN: Hoàn thành và trình bày sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường - TĐ: Giáo dục HS ý thức giữ gìn sức khoẻ hàng ngày. - NL: Biết cách chia sẻ với các bạn trong nhóm về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường. II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học : Sơ đồ trống ở HĐCB2. III. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không IV. Điều chỉnh nội dung hoạt động: Không V. Đánh giá thường xuyên: HĐ1: (Theo tài liệu) * Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá:HS trả lời đúng các câu hỏi liên hệ: + Cơ thể lấy khí ô xi, thức ăn, nước. + Cơ thể thải ra: nước tiểu, mồ hôi, phân - Phương pháp: quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập HĐ2: (Theo tài liệu) * Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: HS ghi đúng kết quả vào vở: Lấy vào Thải ra Giáo viên : Hoàng Thị Lệ Tư – Trường Tiểu học Phú Thủy Cơ thể người
  14. Nhật kí dạy học – Lớp 4B – Năm học : 2020 – 2021 Khí ô-xi Khí các- bon- níc Thức ăn Phân Nước nước tiểu, mồ hôi - Phương pháp: quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập HĐ3: (Theo tài liệu) * Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: + HS ghép đúng nội dung phù hợp với mỗi bức tranh:1-A, 2-B, 3- D, 4-C + Khả năng làm việc trong nhóm. - Phương pháp: quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho học sinh: - HSCHT: Tiếp cận giúp các em nêu được quá trình trao đổi chất giữa con người và môi trường. - HSHT : Hoàn thành tốt các HĐ VII. Hướng dẫn ứng dụng: - Về nhà cùng người thân vận dụng những kiến thức đã học vào thực hiện tốt quá trình trao đổi chất của mình. ÔN TOÁN: ÔN LUYỆN ĐỌC, VIẾT SỐ I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Nắm cách đọc, viết các số đến 100000 2. Kỹ năng: Biết đọc, viết số thành thạo; biết phân tích cấu tạo số đến 100 000 3. Thái độ: Rèn trí nhớ, tính cẩn thận 4. Năng lực: phát triển năng lực tính toán. II. Chuẩn bị - GV: Bài tập đọc, vết số - HS: Vở III. Các hoạt động DH HĐ 1: Đọc số: 2379; 34201; 10902; 15980; 73600; 34001 *Đánh giá: - Tiêu chí: Đọc đúng các số đến 100000 -PP: quan sát, vấn đáp Giáo viên : Hoàng Thị Lệ Tư – Trường Tiểu học Phú Thủy
  15. Nhật kí dạy học – Lớp 4B – Năm học : 2020 – 2021 -KT: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập HĐ 2: Viết các số sau thành tổng: 3054; 10239; 20905; 15540 *Đánh giá: - Tiêu chí: HS nắm được cách viết số thành tổng -PP: quan sát, vấn đáp -KT: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập HĐ 3: Viết tổng thành số: 4000 + 700 + 30 + 9 7000 + 300 + 6 5000 + 8 *Đánh giá: - Tiêu chí: HS nắm được cách viết tổng thành số -PP: quan sát, vấn đáp -KT: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập IV. Dự kiến phương án hỗ trợ: - HSCHT: Hướng dẫn HS đọc số theo thứ tự từ trái sang phải; xác định đúng giá trị các chữ số khi viết số thành tổng V. Hoạt động ứng dụng: Thực hiện BT sau: Cho các chữ số 1, 5, 7, 9. Hãy viết tất cả các số có bốn chữ số khác nhau lập được bởi các chữ số trên. Tính tổng của các số vừa tìm được. Thứ tư ngày 9 tháng 9 năm 2020 TOÁN: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (TIẾP THEO) (T2) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Ôn tập về bốn phép tính đã học trong phạm vi 100 000 - Kỹ năng: Luyện phép cộng, phép trừ các số có đến 5 chữ số, nhân , chia số có đến 5 chữ số cho số có 1 chữ số, tính được giá trị của biểu thức; giải được bài toán liên quan đến hình học - Thái độ: Rèn tính cẩn thận, nhanh nhẹn. - Năng lực: phát triển năng lực tính toán II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học -GV: SHD -HS: SHD III. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không IV. Điều chỉnh nội dung hoạt động: Không V. Đánh giá thường xuyên: Giáo viên : Hoàng Thị Lệ Tư – Trường Tiểu học Phú Thủy
  16. Nhật kí dạy học – Lớp 4B – Năm học : 2020 – 2021 HĐ4: (Theo tài liệu) * Đánh giá: - Tiêu chí: Nắm được cách tìm các thành phần chưa biết trong phép tính + Cách tìm số hạng: Lấy tổng trừ số hạng đã biết +Cách tìm số bị trừ: Lấy hiểu cộng số trừ + Cách tìm thừa số: Lấy tích chia thừa số đã biết + Cách tìm số bị chia: Lấy thương nhân số chia + Trình bày đúng, đẹp - Phương pháp: quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập HĐ5: (Theo tài liệu) * Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: + Nêu được cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật + Vận dụng quy tắc để giải đúng bài toán + Viết đúng đơn vị - Phương pháp: vấn đáp, quan sát, viết - Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, ghi chép ngắn, viết nhận xét VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: - HSCHT: Giúp HS xác định được cách tìm thành phần chưa biết trong phép tính; vận dụng quy tắc tính chu vi, diện tích HCN để giải bài toán có lời văn VII. Hoạt động ứng dụng: Thực hiện HĐ ứng dụng theo TL. TIẾNG VIỆT: THƯƠNG NGƯỜI, NGƯỜI THƯƠNG (T2) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Hiểu những đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện. - Kỹ năng: Bước đầu biết kể lại một câu chuyện ngắn có đầu có cuối, liên quan đến 1,2 nhân vật và nói lên được 1 điều có ý nghĩa. - Thái độ: Bồi dưỡng các em đức tính ham hiểu biết, thích sưu tầm những mẫu chuyện hay - Năng lực: Phát triển năng lực ngôn ngữ II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học - GV: PBT ghi nội dung HĐ 9. - HS: HDH III. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không IV. Điều chỉnh nội dung hoạt động: Không Giáo viên : Hoàng Thị Lệ Tư – Trường Tiểu học Phú Thủy
  17. Nhật kí dạy học – Lớp 4B – Năm học : 2020 – 2021 V. Đánh giá thường xuyên: HĐ 8: Nghe thầy cô kể chuyện Sự tích Hồ Ba Bể HĐ 9: Tìm hiểu “Thế nào là kể chuyện ?” * Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: + HS trả lời được các câu hỏi 1.Câu chuyện có các nhân vật: hai mẹ con bà góa, bà cụ ăn xin, những người đi hội. 2. 1-d; 2-e; 3-b; 4-a; 5-g; 6-c 3. Ý nghĩa câu chuyện: Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể; ca ngợi những con người có lòng nhân ái, sẵn lòng giúp đỡ mọi người; những người có lòng nhân ái sẽ được đền đáp. 4. Kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối gắn với một hoặc nhiều nhân vật. + HS tham gia tích cực chia sẻ trong nhóm và trước lớp + HS nắm được nội dung bài học thế nào là kể chuyện - Phương pháp: quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho học sinh - HSCHT: Giúp các em sắp xếp được các sự việc theo thứ tự của câu chuyện - HSHT: HS hiểu thế nào là kể chuyện, rút ra được ý nghĩa của câu chuyện VII. Hướng dẫn ứng dụng: - Kể cho người thân nghe lại câu chuyện em thích và nêu được ý nghĩa câu chuyện đó. Thứ năm ngày 10 tháng 9 năm 2020 TIẾNG VIỆT: THƯƠNG NGƯỜI, NGƯỜI THƯƠNG (T3) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Giải thích sự hình thành của hồ Ba Bể. Qua đó ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái . - Kỹ năng: HS nghe, kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh họa và kể nối tiếp toàn bộ câu chuyện - Thái độ: Bồi dưỡng lòng nhân ái. - Giáo dục ý thức BVMT, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra lũ lụt (Khai thác trực tiếp nội dung bài) - Năng lực: Phát triển năng lực ngôn ngữ, NL tìm hiểu tự nhiên xã hội. II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học Giáo viên : Hoàng Thị Lệ Tư – Trường Tiểu học Phú Thủy
  18. Nhật kí dạy học – Lớp 4B – Năm học : 2020 – 2021 -GV: Tranh minh họa - HS: SHD III. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không IV. Điều chỉnh hoạt động dạy học: Không V. Đánh giá thường xuyên: HĐTH 1: (Theo tài liệu) * Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: + HS kể được từng đoạn nội dung câu chuyện theo tranh trong nhóm. + Kể đúng nội dung, lời kể chuyện tự nhiên - Phương pháp: quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập HĐTH 2: (Theo tài liệu) * Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: + HS kể được từng đoạn nội dung câu chuyện trong nhóm. + Kể đúng toàn bộ nội dung câu chuyện, đúng trình tự, lời kể chuyện tự nhiên, có sáng tạo trong lời kể + Nêu được ý nghĩa của câu chuyện: Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể; ca ngợi những con người có lòng nhân ái, sẵn lòng giúp đỡ mọi người; những người có lòng nhân ái sẽ được đền đáp. - Phương pháp: quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: - HSCHT: Giúp các em trả lời câu hỏi dưới tranh, nêu được các sự việc diễn ra và kể lại theo tranh - HSHT: HD HS kết hợp lời kể với cử chỉ, điệu bộ phù hợp VII. Hướng dẫn ứng dụng: - Kể lại câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể cho người thân nghe. TOÁN: BIỂU THỨC CÓ CHỨA MỘT CHỮ (T1) I. Mục tiêu: - Nhận biết được biểu thức có chứa một chữ, giá trị của biểu thức có chứa một chữ - Biết tính các giá trị biểu thức chứa một chữ khi thay chữ bằng số - Rèn tính cẩn thận, nhanh nhẹn. - Phát triển năng lực tính toán, tư duy Giáo viên : Hoàng Thị Lệ Tư – Trường Tiểu học Phú Thủy
  19. Nhật kí dạy học – Lớp 4B – Năm học : 2020 – 2021 II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: Phiếu học tập BT1 III. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không IV. Điều chỉnh nội dung hoạt động: Không V. Đánh giá thường xuyên: HĐ 1: (Theo tài liệu) * Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: + HS tính đúng kết quả của mỗi lần gieo súc sắc rồi ghi vào bảng. + Tham gia tích cực trong trò chơi. + Biết đưa ra nhận xét, đánh giá kết quả của bạn. - Phương pháp: quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập HĐ 2. (Theo tài liệu) * Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: + Nắm được cách tính giá trị của biểu thức chứa chữ. + Tích cực chia sẻ trong nhóm. - Phương pháp: quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập HĐ3. (Theo tài liệu) * Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: + HS điền đúng vào chỗ chấm + Biết trao đổi kết quả với các bạn trong nhóm - Phương pháp: quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho học sinh: -HSCHT: hỗ trợ HS thay chữ bằng số để tính giá trị của biểu thức -HSHT : Hoàn thành tốt các hoạt động và hỗ trợ các bạn trong nhóm VII. Hướng dẫn ứng dụng: - Thực hiện bài tập sau: Tính gía trị của biểu thức a – 25 với: a = 40; a = 50; a = 60 HĐNGLL: LỄ HỘI QUÊ EM (GD ĐP) I. MỤC TIÊU: I. Mục tiêu: * KT: Sau bài học HS biết: Giáo viên : Hoàng Thị Lệ Tư – Trường Tiểu học Phú Thủy
  20. Nhật kí dạy học – Lớp 4B – Năm học : 2020 – 2021 HS biết về lể hội truyền thống ở quê hương. Giúp HS thêm hào hứng để học tập khi hiểu về nguồn gốc về lể hội đua thuyền trên sông nước * KN: giáo dục kĩ năng sống cho học sinh * TĐ: Giúp các em yêu thích môn học. giáo dục lòng tự hào thêm yêu quê hương đất nước Thông qua lể hội đua thuyền giáo dục cho các em biết được ngày tết độc lập của nước nhà. * NL: năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề. II. Đồ dùng dạy học: III. Hoạt động dạy học: * Khởi động: - Hội đồng tự quản Tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi “hộp quà bí mật ” tên các lễ hội mà em biết - GV nhận xét, tuyên dương - Giới thiệu bài mới - HS đọc và chia sẻ mục tiêu A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN HĐ 1. Giới thiệu về lễ hội của quê hương Lệ Thủy Việc 1: Cá nhân suy nghĩ kể tên các lễ hội ở Lệ Thủy Việc 2: Trao đổi với bạn bên cạnh về bài của mình. Việc 3: Nhóm trưởng điều hành chia sẻ trong nhóm. Việc 4: Chia sẻ trước lớp *Đánh giá: - Tiêu chí: Biết được các lễ hội của quê hương: Bơi, đua thuyền trên sông, hội chọi gà, - PP: Quan sát,vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn,đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ 2. Tìm hiểu về lễ hội bơi, đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang. Việc 1: Cá nhân viết những hiểu biết của mình về lễ hội đua, bơi thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang (Nguồn gốc, thời gian, cách tổ chức) Việc 2: Chia sẻ với bạn bên cạnh. Việc 3: Chia sẻ trong nhóm và đại diên nhóm trình bày trước lớp. Việc 4: GV nhận xét, cung cấp thêm hông tin cho HS: Giáo viên : Hoàng Thị Lệ Tư – Trường Tiểu học Phú Thủy
  21. Nhật kí dạy học – Lớp 4B – Năm học : 2020 – 2021 + Thời gian tổ chức: Ngày 2/9 hằng năm + Nguồn gốc: Xuất phát từ hội bơi, đua của làng, của tổng với mục đích cầu cho mưa thuận, gió hòa mùa màng bội thu; thi thố sức trai, sức gái để chuẩn bị vật lộn với mùa mưa bão, chế ngự thiên nhiên + Ý nghĩa: Lễ hội bơi, đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) là hoạt động văn hóa, thể dục thể thao được tổ chức thường niên nhằm khơi dậy tinh thần đoàn kết dân tộc, tinh thần thượng võ trên quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp. + Ngày 27-8-2019Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện đã ký quyết định chứng nhận lễ hội bơi, đua thuyền trên sông Kiến Giang là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. *Đánh giá - Tiêu chí: Biết được trên quê hương có nhiều lễ hội nhưng nổi tiếng nhất là lễ hội đua thuyền trên sông Kiến Giang. Nắm được nguồn gốc, ý nghĩa, thời gian tổ chức lễ hội. - PP: Quan sát,vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn,đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH HĐ 1. Tổ chức vẽ tranh về đề tài lễ hội quê em Việc 1: Cá nhân thi vẽ tranh về lễ hội mình yêu thích Việc 2: Giới thiệu tranh trước lớp Việc 3: GV nhận xét, tuyên dương *Đánh giá - Tiêu chí: Vẽ tranh theo đề tài, giới thiệu được bức tranh mình vẽ - PP: Quan sát,vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Cùng với người thân tìm hiểu thêm về các lễ hội truyền thống của Lệ Thủy. TIẾNG VIỆT: BÀI 1 C: LÀM NGƯỜI NHÂN ÁI (T1) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Bước đầu hiểu thế nào là nhân vật trong truyện Giáo viên : Hoàng Thị Lệ Tư – Trường Tiểu học Phú Thủy
  22. Nhật kí dạy học – Lớp 4B – Năm học : 2020 – 2021 - Kỹ năng: Nhận biết được tính cách của từng người cháu trong câu chuyện Ba anh em, bước đầu biết kể tiếp câu chuyện theo tình huống cho trước đúng tính cách nhân vật. - Thái độ: Có ý thức trong việc rèn luyện tính cách. - Năng lực: Phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề. II. Chuẩn bị đồ dùng DH -GV: Phiếu HT hoạt động 2 III. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không IV. Điều chỉnh nội dung hoạt động: HĐCB 1 chuyển thành HĐ khởi động V. Đánh giá thường xuyên: *Khởi động: Chơi trò chơi Nói về một hành động nhân ái * Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: + Nêu được nhân vật có lòng nhân ái và hành động nhân ái của nhân vật đó. Ví dụ: Dế Mèn-bênh vực chị Nhà Trò. + Thái độ học tập tích cực, chia sẻ tốt trong nhóm. - Phương pháp: quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập HĐCB 2: Tìm hiểu nhân vật trong truyện * Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: Thực hiện đúng các BT + 2.1 Nhân vật là người: hai mẹ con bà góa, bà cụ ăn xin, những người dụ lễ hội. Nhân vật là vật: giao long +2.2 và 2.3 Dế Mèn: khảng khái, thương người, ghét áp bức, sẵn sàng làm việc nghĩa bênh vực kẻ yếu. Mẹ con bà góa: có lòng nhân hậu, sẵn sàng giúp đỡ mọi người khi hoạn nạn. 2.4 Thông qua hành động của nhân vật để biết tính cách của nhân vật. + HS nắm được nội dung ghi nhớ của bài học. + Đánh giá khả năng tự học và hợp tác của học sinh. - Phương pháp: quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập HĐCB 3: Đọc truyện ba anh em và trả lời câu hỏi * Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: + 3.1 Nhân vật trong câu chuyện: Ni-ki-ta, Gô-sa, Chi-ôm-ca, bà ngoại +3.1 Nhận xét của bà đúng với tính cách của từng cháu. Giáo viên : Hoàng Thị Lệ Tư – Trường Tiểu học Phú Thủy
  23. Nhật kí dạy học – Lớp 4B – Năm học : 2020 – 2021 +3.3 Dựa vào những hành động của từng đứa cháu nên bà mới có nhận xét như vậy. + Đánh giá khả năng chia sẻ trong nhóm đôi. - Phương pháp: vấn đáp, quan sát - Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn HĐTH 1: (Theo tài liệu) * Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: +HS viết tiếp được nội dung để hoàn thành mẫu chuyện. +Diễn đạt trôi chảy nội dung; dùng từ chính xác. - Phương pháp: vấn đáp, quan sát - Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho học sinh: -HSCHT: Giúp đỡ HS xác định được tính cách nhân vật trong truyện -HSHT: Biết thể hiện tính cách nhân vật qua hành động, lời nói, suy nghĩ VII. Hướng dẫn ứng dụng: - Tìm hiểu về tính cách nhân vật trong một câu chuyện em đã đọc và kể cho mọi người cùng nghe. KĨ THUẬT: VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU (T1) I. Mục tiêu: - Biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt , khâu, thêu. - Biết cách thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ (gút chỉ). -Yêu thích khâu thêu -Thực hiện được các thao tác thêu, khâu. II. Chuẩn bị : -V¶i, chØ, kim kh©u, kim thªu - GV . Bé ®å dïng kû thuËt. III. Hoạt động học: Hoạt động cơ bản I.Khởi động: - Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi. - Giới thiệu bài II. Hình thành kiến thức: 1. HS quan sát, tìm hiểu về vật liệu khâu, thêu - GV yêu cầu HS quan sát các vật liệu đã chuẩn bị, đọc SGK và tìm hiểu nội dung: Giáo viên : Hoàng Thị Lệ Tư – Trường Tiểu học Phú Thủy
  24. Nhật kí dạy học – Lớp 4B – Năm học : 2020 – 2021 + Nêu một vài đặc điểm của vải? + Kể tên một vài sản phẩm làm từ vải? + Nêu đặc điểm của chỉ? Có các loại chỉ nào? - GV nhận xét, tóm tắt - GV hướng dẫn HS cách chọn vải, chỉ khi thực hành kĩ thuật. 2. HS quan sát, tìm hiểu về dụng cụ khâu, thêu - GV yêu cầu HS quan sát các dụng cụ đã chuẩn bị, đọc SGK và tìm hiểu nội dung: + Nêu cấu tạo, đặc điểm của kéo cắt vải, kéo cắt chỉ? + Cách sử dụng các loại kéo? + Nêu đặc điểm của kim? + Nêu cách sử dụng kim? - GV nhận xét, nêu tóm tắt - Hướng dẫn HS cách sử dụng kéo và kim khi thực hành kĩ thuật. * Đánh giá: -Tiêu chí:-Thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ (gút chỉ). -PP: quan sát, vấn đáp; -KT: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời 3. HS tìm hiểu thêm về một số vật liệu và dụng cụ cắt, khâu thêu khác - GV hướng dẫn HS tìm hiểu thêm các vật liệu và dụng cụ khác như: thước, phấn HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG -Chia sẻ nội dung bài học với người thân, kể tên các vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu có ở gia đình em. Thứ sáu ngày 11 tháng 9 năm 2020 TOÁN: BIỂU THỨC CÓ CHỨA MỘT CHỮ (T2) I. Mục tiêu: - Nhận biết được biểu thức có chứa một chữ, giá trị của biểu thức có chứa một chữ - Biết tính các giá trị biểu thức chứa một chữ khi thay chữ bằng số - Rèn tính cẩn thận, nhanh nhẹn. - Phát triển năng lực tính toán, tư duy Giáo viên : Hoàng Thị Lệ Tư – Trường Tiểu học Phú Thủy
  25. Nhật kí dạy học – Lớp 4B – Năm học : 2020 – 2021 II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học : Bảng phụ III. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không IV. Điều chỉnh nội dung hoạt động: Không V. Đánh giá thường xuyên: HĐTH 1,2,3,4: (Theo tài liệu) * Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: HS nắm được cách tính giá trị của biểu thức chứa chữ và thực hiện được các BT - Phương pháp: quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập HĐTH 5: (Theo tài liệu) * Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: +HS ghi nhớ được cách tính chu vi hình vuông. + Trình bày đúng BT - Phương pháp: quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: - HSCHT: Bài 4: Lưu ý học sinh thực hiện nhân chia trước, cộng trừ sau, thực hiện trong dấu ngoặc đơn trước. VII. Hướng dẫn ứng dụng: Thực hiện theo HĐ ứng dụng TL TIẾNG VIỆT: BÀI 1C: LÀM NGƯỜI NHÂN ÁI (T2) I. Mục tiêu: - Giúp HS nhận biết được các tiếng có vần giống nhau - Điền được cấu tạo của tiếng theo 3 phần đã học ( âm đầu, vần, thanh) - Có ý thức rèn luyện về Tiếng Việt - Phát triển năng lực ngôn ngữ. II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học : PHT ghi nội dung HĐ1 của HĐTH; Bảng nhóm III. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không IV. Điều chỉnh nội dung hoạt động: Không V. Đánh giá thường xuyên: HĐ2: Phân tích cấu tạo tiếng * Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: HS phân tích đúng cấu tạo của 5 tiếng trong câu tục ngữ Tiếng Âm đầu Vần Thanh Giáo viên : Hoàng Thị Lệ Tư – Trường Tiểu học Phú Thủy
  26. Nhật kí dạy học – Lớp 4B – Năm học : 2020 – 2021 Khôn Kh ôn ngang Ngoan Ng oan ngang Đối Đ ôi Sắc Đáp Đ ap Sắc Người Ng ươi Huyền - Phương pháp: quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập HĐ3: Tìm tiếng bắt vần với nhau * Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: Viết đúng các tiếng bắt vần với nhau trong câu tục ngữ : ngoài- hoài. - Phương pháp: quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập HĐ4: Tìm tiếng bắt vần với nhau * Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: + Viết đúng các tiếng bắt vần với nhau trong khổ thơ : loắt choắt-thoăn thoắt, xinh xinh, nghênh nghênh + Các cặp có vần giống nhau hoàn toàn: choắt-thoắt + các cặp có vần giống nhau không hoàn toàn: xinh xinh - nghênh nghênh - Phương pháp: quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập HĐ5: Thi giải nhanh câu đố * Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: + HS giải đúng câu đố: út-ú-bút. + Thái độ tự học - Phương pháp: quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS - HSCHT: GV HD kĩ cho các em về những tiếng bắt vần với nhau. - HSHT: Thực hiện tốt các HĐ có trong bài. VII. Hướng dẫn phần ứng dụng - Phân tích cấu tạo tên của các thành viên trong nhóm mình SHTT: SH LỚP: THÀNH LẬP HĐTQ LỚP HỌC Giáo viên : Hoàng Thị Lệ Tư – Trường Tiểu học Phú Thủy
  27. Nhật kí dạy học – Lớp 4B – Năm học : 2020 – 2021 I. Mục tiêu: - KT: Biết lựa chọn và bầu HĐTQ lớp học đủ năng lực. Biết tự nhận xét về tình hình học tập và sinh hoạt trong tuần qua. Nắm phương hướng tuần tới, nội quy lớp học, các kĩ năng tự quản lớp học. - KN: Chọn lựa, bầu HĐTQ lớp có năng lực. Thực hiện các biện pháp phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm trong tuần tới. - TĐ: HS tham gia buổi sinh hoạt nghiêm túc. Giáo dục tinh thần tham gia các hoạt động tập thể. - NL: Phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực hợp tác nhóm. II. Tiến trình: 1. Sinh hoạt văn nghệ: GV tổ chức cho lớp hát tập thể và chơi trò chơi khởi động. 2. Bầu hội đồng tự quản HĐ 1: Mục đích ý nghĩa của việc thành HĐTQ Việc 1: Các nhóm thảo luận theo suy nghĩ của mình. Việc 2: Các nhóm chia sẻ trước lớp. Việc 3: GV tổng hợp ý kiến và thống nhất mục tiêu cơ bản. Đánh giá: -Tiêu chí: Đưa ra mục đích ý nghĩa của việc thành lập HĐTQ (Thành lập HĐTQ để điều hành các hoạt động của lớp, chỉ đạo các ban hoạt động nhịp nhàng và có hiệu quả) -PP: Quan sát,vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ 2: Tiêu chí bầu HĐTQ Việc 1: Các nhóm thảo luận theo suy nghĩ của mình. Việc 2: Các nhóm chia sẻ trước lớp. Việc 3: GV tổng hợp ý kiến và thống nhất mục tiêu cơ bản. Đánh giá: -Tiêu chí:Xây dựng được một tiêu chí thuyết phục, phù hợp với vai trò của HĐTQ. (Các bạn được đứng vào HĐTQ phải là người gương mẫu trong các hoạt động Có ý thức xây dựng tập thể, luôn đi đầu trong các hoạt động học tập và rèn luyện. Mạnh dạn trong giao tiếp) -PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ 3: Thành lập HĐTQ Việc 1: Các cá nhân thấy mình có đủ tiêu chí ứng cử vào HĐTQ Giáo viên : Hoàng Thị Lệ Tư – Trường Tiểu học Phú Thủy
  28. Nhật kí dạy học – Lớp 4B – Năm học : 2020 – 2021 Việc 2: Đề cử các bạn có năng lực vào HĐTQ Việc 3: Biểu quyết thống nhất. Việc 4 : HĐTQ ra mắt (Trong quá trình bình chọn GV theo dõi và định hướng cho HS) Đánh giá: -Tiêu chí: Chọn được 1 HĐTQ đủ năng lực, nhiệt tình để điều hành các hoạt động của lớp. - PP: Quan sát,vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. 4. Nhận xét hoạt động tuần 1 và kế hoạch tuần 2. - GV nhận xét chung các mặt hoạt động của lớp. - HS tham gia phát biểu ý kiến. - Tuyên dương các học sinh có thành tích nổi bật và tiến bộ trong tuần - GV phổ biến một số hoạt động trong tuần 2. - HS thảo luận đưa ra biện pháp thực hiện kế hoạch hoạt động tuần tới. Đánh giá: - Tiêu chí: HS tự đánh giá được những ưu điểm, nhược điểm trong tuần. HS nắm được kế hoạch tuần 2. HS tự đưa ra được các phương pháp để phát huy ưu điểm và khắc phục các nhược điểm. Có ý thức phấn đấu, nâng cao chất lượng hoạt động của lớp. - PP: quan sát, vấn đáp - KT: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. III.Hoạt động ứng dụng - Dặn dò HS tham gia những trò chơi an toàn trong ngày nghỉ. Giáo viên : Hoàng Thị Lệ Tư – Trường Tiểu học Phú Thủy