Giáo án Lịch sử Lớp 7 theo CV5512 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2020-2021

doc 147 trang nhungbui22 09/08/2022 2110
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 7 theo CV5512 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_7_theo_cv5512_chuong_trinh_hoc_ki_2_nam.doc

Nội dung text: Giáo án Lịch sử Lớp 7 theo CV5512 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2020-2021

  1. Tiết 37, 38, 39 BÀI 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN ( 1418-1427) I. MUC TIÊU 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh - Lập niên biểu và tường thuật diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên sơ đồ: từ lập căn cứ lực lượng xây dựng, chống địch vây quét và mở rộng vừng hoạt động ở miền Tây Thanh Hóa cho đến chuyển căn cứ vào Nghệ An, mở vùng giải phóng và Tân Bình Thuận Hóa rồi phản công diệt viện và giải phóng đất nước. - Nhớ tên một số nhân vật và địa danh. Lịch sử cùng với những chiến công tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa - Hiểu được nguyên nhân thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân Minh 2. Về năng lực - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. - Năng lực chuyên biệt: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng bản đồ trong học tập, tham khảo các tài liệu lịch sử để bổ sung cho bài học. 3. Về phẩm chất. - Chăm chỉ: học tập tinh thần hi sinh, vượt qua gian khổ, anh dũng bất khuất của nghĩa quân Lam Sơn. - Yêu nước, tự hào và tự cường dân tộc. - Bồi dưỡng cho học sinh tinh thần quyết tâm vượt khó và phấn đấu vươn lên trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án word và Powerpoint. - Tranh ảnh, sơ đồ, tranh ảnh Nguyễn Trãi, lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) 2. Chuẩn bị của học sinh - Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. - Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh, câu chuyện về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. III, DỰ KIẾN TIẾT DAY Tiết 1: Tìm hiểu về Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa,Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (mục 1) Tiết 2: Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ( Mục 2,3) Tiết 3: Nguyên nhân thắng lợi IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DAY TIẾT 37 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là nắm được những nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới 1
  2. b.Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên c. Sản phẩm: Đoạn trích dưới đây và cho biết em liên tưởng đến sự kiện lịch sử : cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo. • Những hiểu biết của em về một số nhân vật lịch sử liên quan đến sự kiện mà em biết là : Nguyễn Chích, Lê Lai, Lê Lợi, Đinh Liệt, Lưu Nhân Chú, Trần Nguyên Hãn, d. Tổ chức thực hiên: - GV đặt câu hỏi: Đọc đoạn trích dưới đây và cho biết em liên tưởng đến sự kiện lịch sử nào? Chia sẻ những hiểu biết của mình về một số nhân vật lịch sử liên quan đến sự kiến mà em biết. "Ta đây: Núi Lam Sơn dấy nghĩa Chốn hoang dã nương mình Ngẫm thù lớn há đội trời chung Căm giặc nước thề không cùng sống" (Theo:Nguyễn Trãi, Bình ngô đại cáo) - HS thảo luận và trả lời câu hỏi B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: I. LÊ LỢI DỰNG CỜ KHỞI NGHĨA (15p) a) Mục tiêu: nhận biết và ghi nhớ Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa trong hoàn cảnh nào? b) Nội dung Nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh, lược đồ suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên c) Sản phẩm: Trả lời được Lê lợi dựng cờ khởi nghĩa năm 1418 ở Lam Sơn Thanh Hóa d. Tổ chức thực hiên: Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: - Yêu cầu hs đọc mục I SGK và trả lời câu hỏi ? Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa trong hoàn cảnh nào và vào thời gian nào? Bước 2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở: ? Hãy cho biết một vài nét về Lê Lợi? - Ông là một hào trưởng có uy tín ở vùng Lam Sơn ông sinh năm 1385. Là con của địa chủ bình dân, ông là người yêu nước, cương trực, khẳng khái trước cảnh nước mất nhà tan ông đã nuôi ý trí giết giặc cứu nước. 2
  3. ? Em hiểu gì về câu nói của Lê Lợi (đoạn in nghiêng trang 85) - Lê Lợi là người yêu - Thể hiện ý trí của người dân Đại Việt nước, thương dân, có ? Lê Lợi đã chọn nơi nào làm căn cứ? uy tín lớn. - Lam Sơn - Năm 1416 Lê Lợi ? Em hãy cho biết một vài nét về căn cứ địa Lam Sơn? cùng bộ chỉ huy tổ chức - Là căn cứ địa đầu tiên của cuộc khởi nghĩa, là quê hương của hội thề Lũng Nhai. Lê Lợi - Năm 1418 Lê Lợi - Đó là vùng đồi núi tháp xen kẽ rừng thưa và thung lũng nằm ở dựng cờ khởi nghĩa ở tả ngạn sông Chu nơi có dân tộc Mường- Thái sinh sống, có địa Lam Sơn- Lê Lợi tự thế hiểm trở. xưng là Bình Định Khi nghe tin Lê Lợi chuẩn bị khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi Vương. hưởng ứng và về hội tụ ngày càng đông trong đó có Nguyễn Trãi. ? Em biết gì về Nguyễn Trãi? - Là người học rộng trí cao, có lòng yêu nước thương dân, hết mực (mở rộng về Nguyễn Trãi trang 147 sách thiết kế ) (Đọc phần in ngiêng đầu năm 1416 .trang 85) Bài văn thề của Lê Lợi Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - Hs tình bày kết quả. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của hs. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. Hoạt động 2: II. DIỄN BIẾN CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN 1. Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn (15p) a) Mục tiêu: nhận biết và ghi nhớ những khó khăn của nghĩa quân trong những năm đầu của cuộc khởi nghĩa. b) Nội dung: Nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh, lược đồ suy nghĩ cá nhân, cặp đôi trả lời các câu hỏi của giáo viên c) Sản phẩm: Trả lời được lực lượng thiếu, yếu, phải 3 lần rút lên núi Chí Linh và 2 lần giảng hòa d. Tổ chức thực hiên: Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: Lực lượng còn yếu thiếu lương Yêu cầu HS đọc thông tin trang 85 hướng dẫn HS thực, giặc tấn công. 1418-nghĩa trao đổi, đàm thoại để trả lời các câu hỏi sau : quân phải rút lên núi Chí Linh. 3
  4. ? Giải thích vì sao hào kiệt khắp nơi tìm về Lam - Quân Minh đã huy động lực Sơn hội tụ dưới ngọn cờ của Lê Lợi lượng mạnh để bắt và giết Lê ? Lập niên biểu các hoạt động của nghĩa quân Lam Lợi. Lê Lai đã cải trang làm Lê Sơn? Lợi liều chết cứu chủ tướng. Thời gian Sự kiện - Cuối 1421 quân Minh lại mở một cuộc càn quét lớn buộc quân ta phải rút lui lên núi Chí Linh. (lần 2) Bước 2) HS thực hiện nhiệm vụ: - Năm 1423 Lê Lợi quyết định - HS thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao. hào hoãn với quân Minh. - GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh - Năm 1424 sau nhiều lần dụ dỗ giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập Lê Lợi không được quân Minh của HS. trở mặt tấn công ta, ta phải rút Bước 3) Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: lui lên núi Chí Linh (lần 3) - Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, thống nhất Thời gian Sự kiện nhóm, GV có thể gọi HS trình bày sản phẩm của 1418 Lê Lợi dựng cờ nhóm mình. khởi nghĩa ở Lam - HS khác lắng nghe, thảo luận thêm, bổ sung, Sơn chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của Nghĩa quân phải nhóm rút lên núi Chí Bước 4) Đánh giá: Linh lần 1 GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh 1421 nghĩa quân phải giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung nếu rút lên núi Chí thấy cần thiết Linh lần thứ 2 1423 Lê Lợi quyết định hào hoãn với quân Minh 1424 Nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh lần 1 Tiết 38 2. Những thắng lợi đầu tiên cuả nghĩa quân Lam Sơn a) Mục tiêu: nhận biết và ghi nhớ những thắng lợi đầu tiên của cuộc khởi nghĩa chính là giải phóng Nghệ An (năm 1424):. b) Nội dung: Nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh, lược đồ suy nghĩ cá nhân, thỏa luận nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên và lập bảng thống kê các sự kiện tiêu biểu 4
  5. c) Sản phẩm: Trả lời được nhờ kế hoạch của Nguyễn Chích mà nghĩa quân Lam Sơn đã mở rộng được địa bàn hoạt động vào Nghệ An và có tiềm lực để giải phóng Tân Bình, tiến công ra Bắc d. Tổ chức thực hiên: Hoạt động dạy – học Kiến thức cần đạt (1)Giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS đọc thông tin trong bảng Thời gian Sự kiện trang 81 và quan sát hình 2, hướng dẫn 1424 Giải phóng Nghệ An HS trao đổi, đàm thoại để trả lời các câu 1425 Giải phóng Tân Bình, hỏi sau : Thuận Hóa ? Em biết gì về Nguyễn Chích? Cho biết 1426 Tiến quân ra Bắc, mở vì sao Nguyễn Chích đề xuất kế hoạch rộng phạm vi hoạt động chuyển quân vào Nghệ An? Kế hoạch đó đem lại kết quả gì? ? Lập bảng thống kê các sự kiện tiêu biểu sau khi thực hiện kế hoạch của Nguyễn Chích Thời gian Sự kiện (2) HS thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao. - GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. (3) Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: (4) Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung nếu thấy cần thiết: 3.Trận Tốt động- Chúc Động (cuối năm 1426) và trận Chi Lăng – Xương Giang (10/1427) – khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng a) Mục tiêu: nhận biết và ghi nhớ được diến biến, kết quả trận Tốt Động – CHúc Động và Chi Lăng – Xương Giang b) Nội dung : Nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh, lược đồ suy nghĩ cá nhân, thỏa luận nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên 5
  6. c) Sản phẩm: trình bày được hoàn cảnh, diễn biến kết qủa ý nghĩa của trận Tốt Động – Chúc Động; Chi Lăng- Xương Giang trên lược đồ d. Tổ chức thực hiên: Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: *Trận Tốt động- Chúc Động - Yêu cầu hs đọc mục I SGK (cuối năm 1426 ? Trình bày diễn biến, kết quả trận Tốt Động – Chúc Động? Bước 2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV a) Hoàn cảnh: khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi - 10/1426, 5 vạn viện binh do thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS vương Thông chỉ huy đã đến làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở: Đông Quan. Gv nhắc lại bài trước -> Địch cố thủ trong thành Đông - Ta đặt phục binh ở Tốt Quan. Đông, Chúc Động ?Với sự thất bại đó quân Minh đã làm gì? ?Sau khi đến Đông Quan, Vương thông đã làm gì? b) Diễn biến: - Phản công quân ta. -7/11/1426 Vương Thông ?Trước tình hình đó ta đối phó như thế nào? quyết định tấn công Cao Bộ Gv trình bày trên lược đồ (Chương Mĩ- Hà Tây). Gv cho hs trình bày diễn biến trận Tôt Động – Chúc - Quân ta từ mọi phía xông Động trên lược đồ. vào địch ? Trận thắng này có ý nghĩa như thế nào? c) Kết quả: - Thay đổi tương quan lực lượng. - 5 vạn quân địch tử thương, - Ý đồ củ địch bị thất bại. Vương Thông chạy về Đông Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động Quan - Hs tình bày kết quả. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập -> Đẩy giặc lún sâu vào thế bị HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của hs. động, lúng túng, ta chủ động GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: *Trận Chi Lăng – Xương - Yêu cầu hs đọc mục II SGK Giang (tháng 10 – 1427) ? Trình bày diễn biến, kết quả trận Chi Lăng – Xương a,Chuẩn bị: Giang? -Địch: 15 vạn viện binh từ TQ Bước 2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV kéo vào nước ta khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi 6
  7. thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở: - Ta: Tập trung lực lượng tiêu ? Sau thất bại ở Tôt Động – Chúc Động quân Minh có diệt quân Liễu Thăng trước kế hoạch ntn? ? Trước tình hình đó, nghĩa quân đối phó như thế nào? b) Diễn biến: ?Tại sao ta đánh Liếu Thăng trước? - 8/10/1427 Liễu Thăng dẫn - Vì tiêu diệt quân của Liếu Thăng (10 vạn) sẽ diệt số quân vào nước ta đã bị phục lượng lớn địch -> Lúc đó cánh quân của Mộc Thạnh sẽ kích và bị giết ở ải Chi Lăng hoang mang lo sợ. - Lương Minh lên thay dẫn Hs đọc phần in nghiêng SGK quân xuống Xương Giang liên Gv trình bày trên lược đồ tiếp bị phục kích ở Cần Trạm, ?Liễu Thăng chết, quân Minh đã làm gì? Phố Cát Gv trình bày - Biết Liễu Thăng tử trận, Mộc Hs đọc phần in nghiêng Thạnh vội vã rút quân về ?Em có nhận xét gì về những thắng lợi chúng ta đã đạt nước. được qua đoạn Bình Ngô đại cáo? c) Kết quả: - Thời gian đồn dập. - Liễu Thăng, Lương Minh bị ? Với sự thất bại của Liễu Thăng và Mộc Thạnh thì tử trận, hàng vạn tên địch bị Vương Thông đã làm gi? chết ?Kết quả? - Vương Thông xin hoà, mở Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động hội thề Đông Quan, rút khỏi - Hs tình bày kết quả. nước ta Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của hs. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. Tiết 39 III.NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ a) Mục tiêu: nhận biết và ghi nhớ được nguyên nhân và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa b) Nội dung: Nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên c) Sản phẩm: trình bày được -Nguyên nhân thắng lợi: + Nhân dân ta có lòng yêu nước, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do. 7
  8. + Tất cả cá tầng lớp nhân dân đều đoàn kết đánh giặc, đoàn kết, ủng hộ nghĩa quân. + Nhờ có chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ chỉ huy, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi. - Ý nghĩa lịch sử: + Cuộc KN LS thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của nhà Minh. + Mở ra thời kỳ phát triển mới của dân tộc-thời Lê sơ. d. Tổ chức thực hiên: Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: -Nguyên nhân thắng lợi: - Gv chia lớp thành 6 nhóm và yêu cầu hs đọc mục + Nhân dân ta có lòng yêu nước, III SGK ý chí bất khuất, quyết tâm giành Nhóm chẵn: Trình bày nguyên nhân thắng lợi của lại độc lập tự do. khởi ngĩa Lam Sơn. + Tất cả cá tầng lớp nhân dân đều Nhóm lẻ: Nêu ý ngĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa đoàn kết đánh giặc, đoàn kết, ủng Lam Sơn. hộ nghĩa quân. Bước 2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV + Nhờ có chiến lược, chiến thuật khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi đúng đắn, sáng tạo của bộ chỉ thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các huy, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn nhóm làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi Trãi. mở. - Ý nghĩa lịch sử: Gv cho hs đọc SGK + Cuộc KN LS thắng lợi đã kết “Đất nước khởi nghĩa đó” thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của ?Nội dung của Bình Ngô đại cáo là gì? nhà Minh. - Tuyên ngôn độc lập lần II + Mở ra thời kỳ phát triển mới ? Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa? của dân tộc-thời Lê sơ. ?Ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa? Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động của nhóm - Hs tình bày kết quả. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của hs. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về những nét chính cuộc khởi nghĩa Lam Sơn 8
  9. b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân vẽ sơ đồ tư duy và trả lời các câu hỏi. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. c) Sản phẩm: hoàn thành phiếu và bài tập thể hiện đầy đủ nội dung bài học; d. Tổ chức thực hiên: ( 1)Giáo viên giao bài tập cho học sinh hoàn thành 1, Hoàn thành bảng hệ thống dưới đây về khởi nghĩa Lam Sơn(1418-1427) Thời gian Trận đánh tiêu biểu Kết quả 2.Nêu vai trò của Lê Lợi và đóng góp của nhân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn 3.Cách kết thúc chiến tranh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn để lại bài học lịch sử gì với các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm (2) HS thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao. Hs phải huy động kiến thức đã học kết hợp với kiến thức mới để trả lời. - GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. (3) Báo cáo kết quả và trao đổi (4) Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS Dự kiến sản phẩm 1 Thời gian Trận đánh tiêu biểu Kết quả Năm 1425 Tân Bình Thuận Hóa Thắng lợi Năm 1426 Tốt Động- Chúc Động Thắng lợi Năm 1427 Chi Lăng- Xương Giang Thắng lợi 2. Vai trò của Lê Lợi và đóng góp của nhân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn Vai trò của nhân dân: • Chống lại Quân xâm lược Minh • Ủng hộ và tham gia cuộc kháng chiến • Giúp sức cho quân đội( góp lương thực, vũ khí, ) Vai trò của Lê Lợi: Ông là linh hồn của cuộc khởi nghĩa, đóng vai trò to lớn, là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc khởi nghĩa • Tạo dựng nên cuộc khởi nghĩa Lam Sơn 9
  10. • Đánh tan Quân xâm lược Minh với đường lối và chiến thuật đúng đắn • Đóng góp nhiều công sức vào cuộc khởi nghĩa 3.Cách kết thúc chiến tranh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn để lại bài học lịch sử gì với các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm chính là phải dựa vào nhân dân, đại đoàn kết dân tộc, phát triển thành cuộc chiến giải phóng dân tộc quy mô cả nước, kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh D.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. b) Nội dung: GV tổ chức cho HS về nhà cùng với sự hỗ trợ của người thân, thầy/cô giáo và bạn bè, em tìm hiểu thêm về các nội dung sau: c) Sản phẩm: Bài trả lời theo câu hỏi của giáo viên d. Tổ chức thực hiên: (1) Giao nhiệm vụ: GV tổ chức cho HS đọc đoạn trích về Lời thề Lũng nhai sau đó tổ chức cho HS viết kịch bản về hội thề Lũng nhai - (2) HS thực hiện nhiệm vụ: - - HS thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao. Hs phải huy động kiến thức đã học kết hợp với kiến thức mới để trả lời. - - GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. - (3) Báo cáo kết quả và trao đổi - (4) Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS E.HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG a) Mục tiêu: Ý thức mở rộng kiến thức, rèn luyện tính tự học. b) Nội dung: vào các trang wes, đọc các cuốn sách để sưu tầm và mở rộng kiến thức c) Sản phẩm : bài viết về nghệ thuật quân sự độc đáo của Nguyễn Trãi d. Tổ chức thực hiên: GV hướng dẫn HS về nhà tìm hiểu một số tài liệu - Nghệ thuật quân sự độc đáo của Nguyễn Trãi - GV giao nhiệm vụ cho HS + Học bài cũ, soạn mục I bài 20: Tình hình chính trị, quân sự và pháp luật và trả lời câu hỏi cuối SGK 10
  11. Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 40, Bài 20: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ ( 1428-1527) I.TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, QUÂN SỰ, PHÁP LUẬT I. MỤC ĐÍCH: 1. Kiến thức: - Trình bày được bộ máy chính quyền thời Lê sơ, chính sách đối với quân đội thời Lê, những điểm chính của bộ luật Hồng Đức. -So sánh với thời Trần để chứng minh dưới thời Lê sơ, nhà nước tập quyền tương đối hoàn chỉnh, quân đội hùng mạnh, có luật pháp để đảm bảo kỉ cương, trật tự xã hội. 2. Năng lực: - Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề - Phát triển khả năng đánh giá tình hình phát triển về chính trị, quân sự, pháp luật ở một thời kì lịch sử (Lê sơ). 3. Phẩm chất: Giáo dục cho HS niềm tự hào về thời thịnh trị của đất nước, có ý thức bảo vệ Tổ quốc. II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - GV: Tài liệu: SGK, SGV, Tư liệu lịch sử 7. Đồ dùng dạy học: Sơ đồ tổ chức chính quyền thời Lê sơ. Lược đồ hành chính nước Đại Việt thời Lê sơ. - HS: SGK, sách bài tập (hoặc sách thực hành). III. TIẾN TRÌNH DẠY -HỌC: A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a, Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết về những việc làm của Lê Lợi để xây dựng bộ máy nhà nước ngày càng hoàn thiện b.Nội dung : HS dưới sự hướng dẫn của GV để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên c) Sản phẩm: biết được sơ lược về những việc làm để xây dựng bộ máy chính quyền, quân đội . d. Tổ chức thực hiên: Sau khi đánh đuổi giặc ngoại xâm ra khỏi biên giới, Lê Lợi lên ngôi vua (Lê Thái Tổ). Nhà Lê bắt tay ngay vào việc tổ chức lại bộ máy chính quyền, xây dựng quân đội, luật pháp nhằm ổn định tình hình xã hội, phát triển kinh tế. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a)Mục tiêu: HS ghi nhớ, trình bày những nét cơ bản về tình hình chính trị,quân sự,pháp luật thời Lê sơ 11
  12. b) Nội dung : Nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh, sơ đồ, lược đồ suy nghĩ cá nhân, thảo luận cặp đôi, nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên c) Sản phẩm + Thời Lê sơ,nhà nước quân chủ trung ương tập quyền được củng cố vững mạnh,quân đội hùng mạnh,có tổ chức chặt chẽ,được huấn luyện thường xuyên. + Pháp luật có những điều khoản tiến bộ,đã quan tâm, bảo vệ phần nào quyền lợi cho dân chúng. d. Tổ chức thực hiên: Hoạt động dạy – học Kiến thức cần đạt Mục 1: 1.Tổ chức bộ máy chính quyền: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: Sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ. Đọc thông tin, kết hợp quan sát hình, • Bộ máy trung ương hãy: • Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông và nêu nhận xét • Cho biết những cải cách của vua Lê Thánh Tông nhằm mục đích gì • Dựa vào lược đồ, kể tên 13 đạo thừa tuyên dưới thời Lê sơ Bước 2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh • Bộ máy địa phương hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động của nhóm - Hs tình bày kết quả. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của hs. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, • Như vậy, từ sơ đồ trên ta thấy: đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ -Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ, đặc học tập của học sinh. Chính xác hóa biệt là dưới thời Lê Thánh Tông hoàn chỉnh các kiến thức đã hình thành cho học và đầy đủ hơn so với thời Lê Thái Tổ ở một số điều, như triều đình có đầy đủ các bộ, các 12
  13. sinh. tự, các khoa và các cơ quan chuyên môn. -Hệ thống thanh tra, giám sát được tăng . cường từ triều đình đến các địa phương. Thảo luận: So sánh tổ chức nhà nước -Ở các đơn vị hành chính, tổ chức chặt chẽ thời Lê với thời Trần, nhiều người hơn (nhất là các cấp đạo thừa tuyên), có 3 cơ cho rằng tổ chức nhà nước thời Lê sơ quan phụ trách mà không tập trung quyền lực tập quyền hơn (Tập quyền là sự thống vào một An phủ sứ như trước và có phân nhất tập trung quyền hành vào triều công trách nhiệm rõ ràng. Bộ máy chính đình trung ương), Vua nắm mọi quyền cấp xã được tổ chức chặt chẽ hơn. quyền hành, Lê Thánh Tông bãi bỏ Mục đích những cải cách của vua Lê một số chức vụ cao cấp nhất như Thánh Tông : tướng quốc, đại tổng quản, đại hành Cải cách lại hành chính, hệ thống quan lại. khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền Cải cách lại quân đội và củng cố quốc phòng. hành, kể cả chức tổng chỉ huy quân Hoàn thành pháp luật và Lê triều hình luật đội Quyền lực nhà vua ngày càng Cải cách lại kinh tế, phát triển nông nghiệp. được củng cố. Nhà nước tập quyền chuyên chế hoàn chỉnh. 2.Tổ chức quân đội: - Thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”. Mục 2: - Quân đội gồm 2 bộ phận: Quân triều đình và Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: quân địa phương. Đọc thông tin, hãy: Giống nhau: - Quân đội nhà Lê được tổ chức • Quân đội thời Lê và Quân đội thời Lý - như thế nào? Trần đều theo chế độ "ngụ binh ư - Cho biết cách tổ chức quân đội nông", được tổ chức chặt chẽ, luyện tập thời Lê sơ có điểm gì giống với võ nghệ hàng năm, có năng lực bảo vệ thời Lí-Trần Tổ quốc. • Nêu dẫn chứng cho thấy triều • Gồm có 2 bộ phận chính : Quân ở triều Lê sơ rất quan tâm đến việc đình và quân ở các địa phương , bao bảo vệ lãnh thổ quốc gia gồm bộ binh, thủy binh, tượng binh và kỵ binh Bước 2: HS đọc SGK và thực hiện Dẫn chúng cho thấy triều Lê rất quan tâm yêu cầu. GV khuyến khích học sinh đến việc bảo vệ lãnh thổ quốc gia: hợp tác với nhau khi thực khi thực • Hệ thống thanh tra giám sát được tăng hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, cường từ triều đình đến địa phương hỗ trợ các nhóm làm việc những bằng • Hàng năm quân lính được luyện tập võ hệ thống câu hỏi gợi mở. nghệ chiến trận. Quân đội mạnh được Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động bố trí bảo vệ biên giới 13
  14. của nhóm - Hs tình bày kết quả. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của hs. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, 3.Luật pháp: đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ - Lê Thánh Tông ban hành bộ Quốc triều hình học tập của học sinh. Chính xác hóa luật (luật Hồng Đức). các kiến thức đã hình thành cho học sinh. - Nội dung: Mục 3: + Bảo vê quyền lợi của vua và hoàng tộc. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ + Bảo vệ quyền lợi giai cấp thống trị. GV gọi HS đọc mục 3 SGK.trả lời + Khuyến khích phát triển kinh tế. câu hỏi + Bảo vệ người phụ nữ. -Nội dung chính của bộ luật là gì? - Luật Hồng Đức có điểm gì tiến bộ? Quyền lợi, địa vị của người phụ nữ được tôn trọng. Bước 2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động của nhóm - Hs trình bày kết quả. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của hs. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. 14
  15. C.HOẠT ĐỘNG LUYÊN TẬP a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về bộ máy nhà nước, quân đội và pháp luật thời Lê Sơ b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân hoàn thành phiếu học tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. c) Sản phẩm: hoàn thành phiếu thể hiện đầy đủ nội dung bài học; d. Tổ chức thực hiên: - Giáo viên giao bài tập cho HS- HS thực hiện nhiệm vụ- giáo viên kiểm tra bài làm của 1 số em lấy điểm tx - Hoàn thành bảng so sánh sau vào vở: Nội dung Thời Lý – Trần Thời Lê Bộ máy nhà nước ở Trung ương Các đơn vị hành chính ở địa phương Cách đào tạo, bổ sung quan lại Pháp luật Dự kiến sản phẩm Nội dung Thời Lý- Trần Thời Lê sơ Bộ máy nhà nước ở Lí: Vua đứng đầu nhà nước, giúp Vua đứng đầu nhà nước. Giúp Trung ương việc cho vua có các quan đại việc cho vua có 6 bộ và các cơ thần. quan chuyên môn. Trần: Có thêm chế độ thái thượng hoàng đăth tên một số chức quan Các đơn vị hành Chủ thành các lộ. Chủ thành 13 đạo, đứng đầu mỗi chính địa phương đạo có 3 ti. Cách đào tạo tuyển Quan lại do vua đề cử. Quan lại được tuyển chọn qua thi chọn bổ sung quan cử. lại Pháp luật Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng Bảo vệ vua, hoàng tộc, giai cấp tộc, bảo vệ sức kéo. thống trị, địa chủ phong kiến. + Xác nhận quyền sỡ hữu tài sản. Bảo vệ chủ quyền quốc gia. + Quy định việc mua bán ruộng Khuyến khích phát triển kinh tế, 15
  16. đất .v.v. bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ, nghiêm cấm cách hành vi tự bán mình thành nô D.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (8’) a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. b) Nội dung: GV tổ chức cho HS về nhà cùng với sự hỗ trợ của người thân, thầy/cô giáo và bạn bè, em tìm hiểu thêm về các nội dung sau: c) Sản phẩm: Bài trả lời theo câu hỏi của giáo viên d. Tổ chức thực hiên: - Giáo viên giao nhiệm vụ: 1. Dựa vào đoạn thông tin, kết hợp với hiểu biết của em, nêu chủ trương của các vua thời lê sơ đói với lãnh thổ của đất nước. Chủ trương đó có giá trị đến ngày nay không? Tại sao? + Thông tin: Vua Lê Thánh Tông căn dặn các quan trong triều: “ Một thước núi, một tấc sông của ta có lẽ nào lại vứt bỏ? Phải cương quyết tranh biện chớ cho họ lấn dần, nếu họ không nghe còn có thể sai sứ sang tận triều đình của họ, trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu người nào dám đem một thước, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di” – (Theo: Đại Việt sử kí toàn thư)”. 2. Đóng vai một thuyết minh viên ở bảo tàng lịch sử, giới thiệu cho các bạn về một lĩnh vực thuộc triều đại Lê sơ mà em biết và thích nhất. - HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà - Tiết học sau GV kiểm tra sản phẩm E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG (2’) a) Mục tiêu: Ý thức mở rộng kiến thức, rèn luyện tính tự học. b) Nội dung: vào các trang wes, đọc các cuốn sách để sưu tầm và mở rộng kiến thức c) Sản phẩm: đọc các tư liệu giáo viên cho địa chỉ d. Tổ chức thực hiên: Tìm đọc và xem một số cuốn sách: + Danh tướng Việt nam – Nguyễn Khắc Thuần- NXB GD, 1996 + Chính sách sử dụng người tài của triều Lê Thánh Tông. + Tìm hiểu về nghệ thuật quân sự độc đáo của Nguyễn Trãi trong cuộc kháng chiến chống quân Minh. - Làm các bài tập trong SBT - Tìm hiểu tiếp tiết 43 về một số danh nhân văn hóa xuất sắc của dân tộc. Chuẩn bị bài tiếp theo - Tìm hiểu về tình hình kinh tế và xã hội 16
  17. Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 41, Bài 20: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ ( 1428-1527) (Tiếp theo) TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI I. YÊU CẦU: 1. Kiến thức: HS trình bày được - Sau khi nhanh chóng khôi phục sản xuất, thời Lê sơ nền kinh tế phát triển về mọi mặt. – - Sự phân chia xã hội thành 2 giai cấp chính: địa chủ phong kiến và nông dân. - Đời sống các tầng lớp khác ổn định. 2. Năng lực: - Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. - Bồi dưỡng khả năng phân tích tình hình kinh tế-xã hội theo các tiêu chí cụ thể để từ đó rút ra nhận xét chung 3. Phẩm chất: - Giáo dục ý thức tự hào về thời kì thịnh trị của đất nước. - Ý thức tự học tự vươn lên II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: - GV: Tài liệu: SGK, SGV, Tư liệu lịch sử 7. Đồ dùng dạy học: Sơ đồ các giai cấp, tầng lớp trong xã hội thời Lê sơ, tư liệu phản ánh sự phát triển kinh tế-xã hội thời Lê sơ. - HS: SGK, sách bài tập (hoặc sách thực hành). III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a) Mục tiêu: HS nhớ lại kiến thức tiết trước để làm nền vào tiết sau b) Nội dung: Kiểm tra bài cũ c) Sản phẩm : Vẽ được sơ đồ và trình bày được bộ máy chính quyền, tổ chức quân đội pháp luật thời Lê Sơ d) Tổ chức thực hiện Kiểm tra bài cũ: • Em hãy trình bày và vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ? • Tổ chức quân đội và luật pháp của nhà Lê ra sao? - Song song với việc xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước, nhà Lê có nhiều biện pháp khôi phục và phát triển kinh tế. Nền kinh tế và xã hội thời Lê sơ có điểm gì mới? 17
  18. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a) Mục tiêu: HS ghi nhớ và trình bày được những thay đổi về tình hình kinh tế - xã hội thời Lê Sơ b) Nội dung: Nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh, sơ đồ, lược đồ suy nghĩ cá nhân, thảo luận cặp đôi, nhóm thực hiện bảng thống kê các lĩn vực thể hiện nền kinh tế - xã hội nước ta thời Lê Sơ c) Sản phẩm: hoàn thành bảng thể hiện sự phát triển về các lĩnh vực trong kinh tế, xác định được sơ đồ xã hội thời Lê Sơ d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động dạy – học Kiến thức cần đạt 1.Kinh tế 15 p 1.Kinh tế: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: lĩnh vực Tình hình phát triển - Yêu cầu hs đọc thông tin sgk hãy: Hoàn thành bảng( vào vở) về tình hình kinh tế dưới Nông -Nhà Lê cho lính về quê thời Lê sơ theo yêu cầu: nghiệp làm ruộng ngay sau chiến tranh, thay nhau về quê sản Lĩnh vực Tình hình phát triển xuất Nông nghiệp -Kêu gọi dân phiêu tán về quê làm ruộng; đặt một số Thủ công chức quan chuyên chăm lo nghiệp sản xuất nông nghiệp: Thương nghiệp Khuyến nông sứ, Hà đẽ sứ, Đồn điền sứ Bước 2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. -Thi hành chính sách quản GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau điền, cấm giết trâu, bò và khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV bắt dân đi phu trong mùa theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ gặt cấy thống câu hỏi gợi mở: Thủ -Có nhiều làng nghề nổi -Các ngành nông nghiệp, tcn, thương nghiệp công tiếng(bát tràng,chu đậu, ), như thế nào? Nhà nước đã có những biện pháp nghiệp còn phường thủ công có: nào để phát triền? dệt Nghi tàm(Thăng Long), Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động giấy Yên Bái, Cục Bách - Hs trình bày kết quả. Tác: phụ trách đồ dùng cho Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm nhà vua( vũ khí, đóng vụ học tập thuyền, ) HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của hs. Thương -Khuyến khích lập chợ GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, nghiệp mới, họp chợ. kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học -Duy trì và kiểm soát buôn 18
  19. sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình bán vs nước ngoài ở các thành cửa khẩu lớn Sơ đồ giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Hoạt động 2(15’) 2.Xã hội: Tìm hiểu tình hình xã hội thời Lê sơ Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: - Phân hóa thành 2 giai cấp chính: - Yêu cầu hs : Quan sát sơ đồ, qua tìm hiểu + Thống trị: Vua, quan, địa chủ. SGK em hãy cho biết xã hội thời Lê có những + Bị trị: Nông dân, thợ thủ công, tầng lớp, giai cấp nào? thương nhân. ?Quyền lợi, địa vị của các giai cấp, tầng lớp + Nô tì: Giảm. như thế nào? ? So với thời Trần có gì giống và khác? ?Em có nhận xét gì về chủ trương hạn chế việc nuôi và mua bán nô tì của nhà Lê sơ? Bước 2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở nếu cần Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - Hs trình bày kết quả. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của hs. 19
  20. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10') a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về những nét chính tình hình kinh tế, xã hội thời Lê Sơ b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. c) Sản phẩm: trả lời câu hỏi thể hiện đầy đủ nội dung bài học; d. Tổ chức thực hiên: • Hãy trình bày những nét chính về tình hình kính tế thời Lê sơ. • Thời Lê sơ, xã hội có những giai cấp và tầng lớp nào? HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. b) Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập c) Sản phẩm: bài tập nhóm d) Tổ chức thực hiên: Giáo viên ra bài tập các nhóm thảo luận - So sánh kinh tế thời Lê sơ với Lý Trần Dự kiến sản phẩm Tình hình kinh tế thời Lê sơ có gì giống và khác thời Lý - Trần? a/ Nông nghiệp _ giống nhau: nông nghiệp phát triển, nhà nước quan tâm mở rộng diện tích đất trồng, xây dựng hệ thống đê điều kiên cố. _ khác nhau: + Thời Lí, Trần: ruộng đất công chiếm ưu thế + Thời Lê sơ: ruộng đất tư ngày càng nhiều b/ Thủ công nghiệp _ giống nhau: nhiều ngành nghề thủ công phát triển _ khác nhau: Thời Lê sơ có xưởng thủ công của nhà nước( cục bách tác ) c/ Thương nghiệp _ giống nhau: cả nội thương và ngoại thương đều phát triển _ khác nhau: Thời Lê sơ càng có nhiều chợ, vua khuyến kích phát triển thương - GV nhận xét đánh giá các sản phẩ của các nóm 20
  21. Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 42, Bài 20: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ ( 1428-1527) (Tiếp theo) III. TÌNH HÌNH VĂN HÓA, GIÁO DỤC I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: HS trình bày được chế độ giáo dục -thi cử thời Lê và thấy được thời Lê Sơ rất được coi trọng giáo dục 2. Năng lực: - Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. - Nhận xét về thành tựu tiêu biểu về văn hoá, giáo dục thời Lê sơ 3. Phẩm chất: - Giáo dục ý thức tự hào về thời kì thịnh trị của đất nước, sống có trách nhiệm - Ý thức tự học tự vươn lên - Lòng yêu nước giữ gìn nét đẹp văn hóa II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án word và Powerpoint. - Tranh ảnh về các di tích lịch sử 2. Chuẩn bị của học sinh - Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. - Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về các di tích lịch sử. IV TIẾN TRÌNH DẠY -HỌC A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a, Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là tình hình văn hóa giáo dục nước Đại Việt thời Lê sơ, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b.Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên c) Sản phẩm: biết được đôi nét về bia Tiến sĩ trong Văn Miếu Hà Nội d) Tổ chức thực hiên: GV cho hs xem một số tranh ảnh về các di tích dưới thời Lê. ? Chủ đề các bức tranh này nói về vấn đề gì? - Dự kiến sản phẩm: Bia tiến sĩ trong Văn Miếu Hà Nội Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới: Sau cuộc kháng chiến chống quân Minh lâu dài và gian khổ nhưng thắng lợi vẽ vang, đầu năm 1428 Lê Lợi 21
  22. lên ngôi hoàng đế, mở ra triều đại mới trong lịch sử Việt Nam – thời Lê sơ, khôi phục lại quốc hiệu Đại Việt. Sử sách thường gọi là nước Đại Việt thời Lê sơ. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về những nội dung này. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Hoạt động 1: 1. Tình hình giáo dục và khoa cử (15p) a, Mục tiêu: Ghi nhớ và trình bày được tình hình giáo dục dưới thời Lê sơ. So sánh với thời nhà Trần. b.Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV hoạt động cá nhân, thảo luận cặp đôi để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên c) Sản phẩm: trình bày được các dẫn chứng thể hiện sự phát triển trong giáo dục và thi cử d) Tổ chức thực hiên: Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: -GV giới thiệu sơ lược tình hình giáo dục và khoa cử thời Lê sơ phát triển hơn thời Trần và đạt được nhiều thành tựu. - Yêu cầu hs đọc mục I SGK trả lời các câu hỏi: -Dựng lại Quốc tử Giám. ? Dựa vào sgk, nêu dẫn chứng sự phát triển của giáo dục -Mở nhiều trường học và khoa cử. -Tổ chức các khoa thi. ? Vì sao thời Lê hạn chế Phật giáo và tôn sùng Nho giáo? -Nho giáo chiếm địa vị ( Phục vụ giai cấp phong kiến) độc tôn ? Giáo dục và thi cử thời Lê rất quy củ và chặt chẽ, biểu So sánh điềm khác với hiện như thế nào? ( Muốn làm quan phải thi rồi mới được thời Lê – Trần: bổ nhiệm, thi gồm 3 kì: Hương -Hội -Đình) - Thời Lê các phủ đều có ? Để khuyến khích việc học và kén chọn nhân tài, nhà Lê trường công, hằng năm có chủ trương gì? (Vua ban mũ áo, vinh quy bái tổ, khắc mở khoa thi để tuyển tên vào bia đá) chọn quan lại. Đa số dân -Gv cho HS khai thác /45: bia Tiến sĩ trong Văn Miếu (81 đều có thể đi học trừ kẻ bia) khắc tên người đỗ Tiến sĩ phạm tội và làm nghề ca ? nhận xét tình hình thi cử -giáo dục thời Lê? (Quy củ, hát. chặt chẽ, đào tạo được nhiều quan lại trung thành, nhiều Nội dung học tập, thi cử nhân tài ) là các sách của đạo Nho. ? So sánh với thời Trần Đạo Nho chiếm địa vị Bước 2: HS đọc SGK, quan sát kênh hình và thực hiện độc tôn. Phật giáo, Đạo yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi giáo bị hạn chế. thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ Nhà Trần HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở: - Tổ chức 7 năm 1 kỳ thi Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - Chỉ có ai làm quan thì 22
  23. - Hs trình bày kết quả. mới thi cử Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của hs. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành 2. Hoạt động 2: 2. Văn học, khoa học, nghệ thuật a, Mục tiêu: Ghi nhớ và trình bày được tình hình giáo dục dưới thời Lê sơ. So sánh với thời nhà Trần. b.Nội dung : HS dưới sự hướng dẫn của GV hoạt động cá nhân, thảo luận cặp đôi để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên c) Sản phẩm: trình bày được các dẫn chứng thể hiện sự phát triển trong giáo dục và thi cử d) Tổ chức thực hiên: - Mục tiêu: Biết được những thành tựu nổi bật về văn hóa, khoa học và nghệ thuật dưới thời Lê sơ. - Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích. - Thời gian: 10 phút Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: - Yêu cầu hs đọc mục I SGK Bước 2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi a-Văn học: thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS -Gồm văn học chữ Hán và làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở: chữ Nôm ? Nêu những thành tựu nổi bất về văn học? Kể những -Nội dung yêu nước sâu sắc tác phẩm tiêu biểu? Các tác phẩm văn học tập trung phản ánh điều gì? -GV bổ sung về tình hình văn học thời Lê sơ, giới thiệu b-Khoa học: một số tác phẩm nổi tiếng và lưu ý HS về sự phát triển * Xuất hiện nhiều tác phẩm của chữ Nôm -> thể hiện sự độc lập về mặt chữ viết. khoa học ? Tại sao văn học thời kì này tập trung nội dung yêu nước, thể hiện niềm tự hào dân tộc? (Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi ) c-Nghệ thuật: ? Nêu những thành tựu khoa học nổi tiếng?Nhận xét? -Gồm nghệ thuật sân khấu, -GV chuẩn xác kiến thức điêu khắc và kiến trúc. -GV giới thiệu một số nghệ thuật trong thời kì này. -Phát triển mạnh, phong ? Nêu những nét đặc sắc của nghệ thuật sân khấu? nghệ phú và đa dạng. thuật điêu khắc, kiến trúc có gì tiêu biểu? (quy mô đồ 23
  24. sộ, kĩ thuật điêu luyện) ? Tại sao quốc gia Đại Việt đạt được những thành tựu trên?( công lao đóng góp xây dựng đất nước của nhân dân, triều đại phong kiến có phương pháp cai trị đúng đắn -> xuất hiện nhiều nhân tài) Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - Hs trình bày kết quả. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của hs. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về tình hình văn hóa, giáo dục dưới thời Lê sơ b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. c) Sản phẩm: trả lời câu hỏi trắc nghiệm d) Tổ chức thực hiên: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm). Câu 1: Hệ tư tưởng nào chiếm địa vị độc tôn trong xã hội nước ta thời Lê sơ? A. Nho giáo. B. Phật giáo. C. Đạo giáo. D. Thiên chúa giáo. Câu 2. Chế độ khoa cử thời Lê sơ phát triển thịnh nhất dưới triều vua nào? A. Lê Thái Tổ. B. Lê Thái Tông. C. Lê Thánh Tông. D. Lê Nhân Tông. Câu 3: Văn học dưới thời Lê sơ thể hiện nội dung A. có nội dung yêu nước sâu sắc. B. thể hiện tình yêu quê hương. C. đề cao giá trị con người. D. đề cao tính nhân văn. Câu 4: Nghệ thuật kiến trúc điêu khắc thời Lê sơ biểu hiện rõ rệt và đặc sắc ở những công trình nào? A. Công trình lăng tẩm, cung điện ở Lam Kinh. B. Kinh thành Thăng Long. C. Các ngôi chùa lớn ở Thanh Hóa. 24
  25. D. các dinh thự, phủ chúa to lớn. C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. b) Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập c) Sản phẩm: bài tập cá nhân d) Tổ chức thực hiên: Hoàn thành bảng sau vào vở: Nội dung Thời Lý- Trần Thời Lê sơ Bộ máy nhà nước ở Trung ương Các đơn vị hành chính địa phương Cách đào tạo tuyển chọn bổ sung quan lại Pháp luật - Các bước thực hiện: (1) Giao nhiệm vụ: GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân hoàn thành vào vở - (2) HS thực hiện nhiệm vụ: - - HS thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao. Hs phải huy động kiến thức đã học kết hợp với kiến thức mới để trả lời. - - GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. - (3) Báo cáo kết quả và trao đổi - (4) Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS Dự kiến sản phẩm: Nội dung Thời Lý- Trần Thời Lê sơ Bộ máy nhà nước ở Trung Lí: Vua đứng đầu nhà nước, Vua đứng đầu nhà nước. ương giúp việc cho vua có các quan Giúp việc cho vua có 6 bộ và đại thần. các cơ quan chuyên môn. Trần: Có thêm chế độ thái 25
  26. thượng hoàng đăth tên một số chức quan Các đơn vị hành chính địa Chủ thành các lộ. Chủ thành 13 đạo, đứng đầu phương mỗi đạo có 3 ti. Cách đào tạo tuyển chọn bổ Quan lại do vua đề cử. Quan lại được tuyển chọn qua sung quan lại thi cử. Pháp luật Bảo vệ quyền lợi của vua, Bảo vệ vua, hoàng tộc, giai hoàng tộc, bảo vệ sức kéo. cấp thống trị, địa chủ phong + Xác nhận quyền sỡ hữu tài kiến. sản. Bảo vệ chủ quyền quốc gia. + Quy định việc mua bán Khuyến khích phát triển kinh ruộng đất .v.v. tế, bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ, nghiêm cấm cách hành vi tự bán mình thành nô tì - GV giao nhiệm vụ cho HS + Học bài cũ, soạn mục IV bài 20: Một số danh nhân văn hóa xuất sắc của dân tộc và trả lời câu hỏi cuối SGK. Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 43, Bài 20: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ ( 1428-1527) (Tiếp theo) IV. MỘT SỐ DANH NHÂN VĂN HÓA XUẤT SẮC CỦA DÂN TỘC. I-YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức -Học sinh thấy được những đóng góp nổi bật của vua Lê thánh Tông và Nguyễn Trãi trên lĩnh vực văn học, khoa học. -Những đóng góp của NGô Sĩ Liên, Lương Thế Vinh. -Biết kính trọng, khâm phục, những vị tiền bối này -Tự hào về dân tộc có nhiều danh nhân. -GD học sinh phải có ý thức, trách nhiệm tu dưỡng, rèn luyện. -Có kỹ năng so sánh, phân tích, nhận xét những đóng góp của những anh hùng. 2. Kĩ năng: - Biết sử dụng ,xử lý tư liệu lịch sử, biết vận dụng linh hoạt kiến thức lịch 26
  27. - Tự học, thực hành với đồ dùng trực quan, phát hiện và giải quyết vấn đề, hợp tác. - Đánh giá một vấn đề, liên hệ thực tiễn.Tìm kiếm tư liệu. Đánh giá nhân vật sự kiện. 3. Phẩm chất: Giáo dục học sinh biết tự hào và biết ơn các vị danh nhân thời Lê, từ đó hình thành ý thức, trách nhiệm giữ gìn phát huy truyền thống văn hoá dân tộc II.THIẾT BỊ DẠY HỌC: GV và HS chuẩn bị: chân dung Nguyễn Trãi, các tư liệu lịch sử về Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi ,Lương Thế Vinh,Ngô Sĩ Liên. III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Đây là một tiết học tìm hiểu về các nhân vật lịch sử mà lại là những nhân vật lịch sử có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong một thời kỳ lịch sử quan trọng. Nhằm hướng tới khả năng tự học cho học sinh. Giúp học sinh biết nhìn nhận đúng đắn khách quan các nhân vật lịch sử Gv cho học sinh hoạt động dưới dạng tổ chức một cuộc thi nhỏ. Cách thức tổ chức: - GV chia HS thành 4 nhóm: lấy tên các danh nhân đặt tên cho các nhóm: nhóm Nguyễn Trãi, nhóm Lê Thánh Tông, nhóm Ngô Sĩ Liên, nhóm Lương Thế Vinh. + Mỗi nhóm tự tìm hiểu về nhân vật của mình :về tiểu sử, những đóng góp cống hiến của nhân vật đó đối với lịch sử. Bên cạnh đó các nhóm cũng cần tìm hiểu những nét nổi bật của nhân vật đó trong đời sống riêng tư . + Ngoài ra mỗi nhóm cũng cần chuẩn bị một số câu hỏi dành cho nhân vật mình yêu thích.VD :nhóm Nguyễn Trãi dành 2 câu hỏi cho nhóm Lê Thánh Tông. + Yêu cầu câu hổi phải bám sát vào nội dung bài học:VD những đống góp của Lê Thánh Tông cho lịch sử thì ông tâm đắc nhất với công trình nào? tại sao/ Có thể trả lời: giải oan cho Nguyễn Trãi - thời gian trình bày cho mỗi nhóm là 5 phút - hình thức trình bày:HS có thể trình bày theo dạng thuyết trình,có thể đóng vai nhân vật lịch sử . 2. Tiến trình thực hiện: Gv hướng dẫn cách thức thực hiện HS cử đại diện các nhóm lên trình bày nội dung: phần gới thiệu nhân vật 1 phút.3 phút trình bày những cống hiến của nhân vật đó đối với lịch sử.và một phút dành cho phần đời tư.: trình bày năng khiếu nổi bật của nhân vật đó. Sau phần trình bày của mỗi đội các đội khác đặt câu hỏi cho dội có nhân vật mình yêu thích.phần hỏi và trả lời không quá 2 phút cho mỗi đội 3. Sau khi hs trình bày GV đánh giá nhận xét và cho điểm.đồng thời bổ sung thêm những chỗ con thiếu của học sinh. * một số điểm cần lưu ý đối với học sinh về các nhân vật lịch sử 1.Nguyễn Trãi:( 1380-19.9.1442) Là một trong những danh nhân văn hoá và nhà văn nổi tiếng thế giới. Xuất thân trong một gia đình quý tộc.cha là nhà văn nổi tiếng xuất sắc thời Trần Hồ.ông ngoại Trần Nguyên 27
  28. Đán là tể tướng cuối triều Trần.Ông là nhà văn nhà chính trị ,nhà ngoại giao,nhà tư tưởng, nhà sử học ,địa lý học về hoạt động xã hội ông tham gia kháng chiến chống quân Minh là khai quốc công thần. Cuộc đời Nguyễn Trãi chịu thảm án Lệ Chi viên sau này đã được Lê Thánh Tông giải oan( lòng ức Trai sáng như sao khuê -Lê Thánh Tông) Nổi tiếng với Quân trung từ mệnh sử dụng đao bút như một thứ vũ khí lợi hại góp phần làm suy yếu tinh thần quân địch.Bình Ngô là một áng thiên cổ hùng văn.Ức Trai thi tập với 105 bài viết bằng chữ hán ,Quốc âm thi tập 254 bài viết bằng chữ nôm. thể hiện sự phá cách cách tân,mở rộng cảm quan sáng tác thơ ca đặc biệt trong cách diễn tả thiên nhiên và nội tâm con người bằng ngqôn ngữ và tâm hồn dân tộc. Ông là hiện thân cho bước chuyển giao thời đại từ Phật giáo Lý –Trần sang nho giáo,người đặt nền móng tư tưởng –văn học nghệ thuật cho thời đại Nho giáo thịnh trị,đặc biệt trong buổi đầu le lói ánh sáng hào quang của tinh thần phục hưng và ý nghĩa nhân văn.Đánh giá những đóng góp xuất sắc đa dạng của Nguyễn Trãi và sự phát triển của giá trị nhân văn nhân loại năm 1980 UNESCO đã ghi nhận ông là danh nhân văn hoá thế giới 2.Lê Thánh Tông nhà thơ hùng tài đại lược(1442-1497) Tên thật là Lê Tư Thành ,huý là Hạo ,hiệu là thiên Nam Động Chủ và Đạo Am chủ nhân.ông sinh ngày 20-7 năm nhâm tuất niên hiệu Đại Bảo thứ 3.Ông ở ngôi 38 năm với 2niên hiệu Quang Thuận (1460-1469), Hồng Đức (1470-1497) trị quốc đã áp dụng thành công 2 chữ Pháp –Lễ.Đặc biệt là bộ phận quan lại cầu nối giữa nhà vua và dân chúng.Là người định ra lệ thi Hương và năm 1463mowr kỳ thi hội đầu tiên,đặt lệ 3 năm mở một khoa thi Đặt lệ khảo khoá các quan.3năm ,6 năm ,9 năm một lần .ra các sắc lệnh để bộ máy quan lại bớt nhũng nhiễu 3.Ngô Sĩ Liên: nhà sử gia lừng danh Hiện chưa rõ năm sinh năm mất của ông. Quê quán;thôn Chúc Sơn,Ngọc Sơn ,Chương Mỹ –Hà Tây.Đỗ tiến sĩ khoa Nhâm tuất 1442 dưới triều Lê Thái Tông.Làm quan đến chức Lễ bộ hữu thị lang kiêm quốc tử giám tư nghiệp kiêm quốc sử quán tu soạn(phụ trách giáo dục cấp đại học.Đại Việt sử ký toàn thư là bộ sử cổ nhất còn giữ được.sử chép từ thời Hồng Bàng đến thời kỳ ông đang sống.cách biên soạn độc đáo:ông giữ lại những gì tinh tuý của các bộ sử cũ,thêm các sự kiên theo qua điểm mới với những nhận định đánh giá khách quân và sâu sắc VD như đánh giá về cuộc khởi nghĩa 2 Bà Trưng.về Lê Lợi.ngoài ra bộ sử còn toát lên tinnh thần tự hào dân tộc,nêu cao sứ mệnh thiêng liêng của các vua hiền tôi sáng.Ông là một nhà sử học chân chính dũng cảm rất chân thực 4.Trạng Lường Lương Thế Vinh giáo viên trình bày những nét nổi bật về Lương Thế Vinh: có trí tụê uyên bác trên nhiều lĩnh vực nhất là toán học :với tác phẩm “Đại thành toán pháp “được sử dụng trong thi cử suốt 450 năm . *Sau khi các nhóm trình bày xong giáo viên nhận xét các phần thi đánh giá chung và cho điểm.cần khuyến khích các ý tưởng sáng tạo, những nguồn tài liệu mới về các nhân vật 28
  29. HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG + Mục tiêu: giúp HS vận dụng được các kiến thức kỉ năng đã học để giải quyết các tình huống cụ thể + Nhiệm vụ HS thảo luận nhóm và hoàn thành sản phẩm + Các bước thực hiện: - Giao nhiệm vụ: . Dựa vào đoạn thông tin: Vua lê Thánh Tông căn dặn các quan trong triều: Một thước núi một tấc song của ta lẽ nào lại vứt bỏ? phait cuông quyết trinh biện chới cho họ lấn dần, nếu học không nghe còn có thể sai sứ sang tận triều đình của họ, trình bãy lẽ ngay điều gian. Nếu người nào muốn đem một thước một tấc đát của thái tổ làm mồi cho giặc thì bị chu di của tộc , kết hợp hiểu biết của em, nêu chủ trương của các vua thời Lê sơ đối với lãnh thổ của đất nước. Chủ trương đó có giá trị đến ngày nay không? Vì sao? Dự kiến sản phẩm Chủ trương của các vua thời Lê Sơ: • Quyết tâm củng cố quân đội, kiên quyết bảo vệ chủ quyền, biên giới bảo vệ tổ quốc • Đề cao tránh nhiệm bảo vệ tổ quốc đối với mỗi người dân, trừng trị thích đáng kẻ bán nước Chủ trương đó có giá trị đến ngày nay bởi bảo vệ đất nước chính là nhân tố ưu tiên hàng đầu của một dân tộc, một dân tộc có chủ quyền, lãnh thổ, có nền móng vững chắc, một tình yêu quê hương đất nước nồng nàn thì có thể đánh bại bất kì kẻ nào lăm le xâm lược, thôn tính đất nước Nêu những việc làm và đánh giá vai trò của vua Lê Thánh Tông trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước Gợi ý Dưới thời Lê Sơ, vua Lê Thánh Tông đã có nhiều đóng góp to lớn trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Cụ thể là: - Đối với bộ máy nhà nước: Vua Lê Thánh Tông đã điều chỉnh lại bộ máy nhà nước ngày càng đầy đủ, hoàn thiện, chặt chẽ hơn thời Vua Lê Thái Tổ, chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên, có bộ máy trung ương và địa phương rõ ràng. - Đối với pháp luật: Vua Lê Thánh Tông đã soạn thảo ra và ban hành Quốc Triều hình luật. Đây là bộ luật đầy đủ và tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến Việt Nam. - (2) HS thực hiện nhiệm vụ: - - HS thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao. Hs phải huy động kiến thức đã học kết hợp với kiến thức mới để trả lời. - - GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. - (3) Báo cáo kết quả và trao đổi 29
  30. - (4) Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS Ngày soạn : Ngày dạy : Tiết 44 Lịch sử địa phương: ĐÔNG ĐÔ- ĐÔNG KINH TỪ THỜI HỒ ĐẾN THỜI LÊ SƠ I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: HS hiểu và nắm được những điểm chính sau đây: + Hiểu được vì sao Thăng Long đổi tên thành Đông Đô + Chiến dịch giải phóng Đông Quan của nghĩa quân Lam Sơn + Đông Kinh thời Lê Sơ - đặc biệt là sự hình thành rõ nét các phường, huyện ( 36 phố phường) 2. Kỹ năng: - rèn luyện kĩ năng tìm hiểu sử dụng lược đồ, sưu tầm tư liệu lịch sử -Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. 2. Phẩm chất : + Bồi dưỡng cho HS tự hào về truyền thống nghìn năm của Hà Nội , thấy đuợc sự hồi sinh của Thăng Long sau khi bị giặc Minh tàn phá . + Bồi dưỡng cho HS biết trân trọng bảo vệ những di tích của Hà Nội, phát huy ngành nghề truyền thống của địa phương . II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Tranh ảnh các di tích thời Lê . - Tranh ảnh một số cổ vật khai thác được ở Hoàng Thành có từ thời Hồ , Lê sơ - Một số bài ca dao về Thăng Long thời kì này - Tư liệu lịch sử về Thăng Long thời kì nạy - Bản đồ Đông Kinh thời Lê sơ - Máy vi tinh , máy chiếu - Bài tập trắc nghiệm , phiếu bài tập , giấy to , nam châm , que chỉ - Bản đồ Hà Nội ngày nay - Tìm hiểu về chiến dịch Đông Quan ( Dựa vào phần lịch sử dân tộc đã học ) - Tên các phố phường của Hà nội có từ thời này III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a, Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết về sự hình thành và phát triển của vùng đất Đông Đô b.Nội dung: trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên c) Sản phẩm: trả lời những hiểu biết về Thăng Long Thời Trần 30
  31. * Nói Thăng Long thời Trần là một đô thị sầm uất vì : - Chợ búa, phố phường phát triển nhanh - Thu hút được lái buôn nước ngoài chứng tỏ ngoại thương cũng đã phát triển) * Một số nét tiêu biểu về văn hoá Thăng Long thời Trần - Việc thi cử hơn hẳn thời Lý - Thăng Long là nơi hội tụ của các danh nhân - Sinh hoạt văn hoá , lễ hội mang đậm tính dân gian - Xuất hiện lối sống thị dân. d) Tổ chức thực hiên: GV ra câu hỏi HS trả lời Câu hỏi 1: Vì sao nói Thăng Long thời Trần là một đô thị sầm uất ?.Hãy nêu một só nét tiêu biểu về Thăng Long thời Trần? Câu hỏi 2: Nêu một số nét tiêu biểu về văn hoá Thăng Long thời Trần ? GV chuyển ý:Thăng Long thời Lý - Trần với việc xây dựng những quần thể kiến trúc cung đình , kiến trúc tôn giáo, hệ thống bến chợ tấp nập, mở mang phố phường xứng đáng là trung tâm kinh tế , chính trị văn hoá của cả nước. Nhưng từ cuối thế kỉ mười bốn, cuối đời Trần – dòng lịch sử Thăng Long Hà Nội có một nét đứt gãy . Sự suy thoái của triều đình nhà Trần ở ThăngLong đã không chỉ khiến kinh đô xuống cấp mà đất nứơc cũng khủng hoảng. Ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài học : Đông Đô - ĐôngKinh từ thời Hồ đến thời Lê sơ. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a) Mục tiêu: + Hiểu được vì sao Thăng Long đổi tên thành Đông Đô + Chiến dịch giải phóng Đông Quan của nghĩa quân Lam Sơn + Đông Kinh thời Lê Sơ - đặc biệt là sự hình thành rõ nét các phường, huyện ( 36 phố phường) b) Nội dung: Nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh, lược đồ suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên c) Sản phẩm: Trình bày cụ thể về kiến thức . d) Tổ chức thực hiện: 1.Thăng Long – Đông Đô – Đông Quan * Mức độ kiến thức cần đạt : HS hiểu và nói được vì sao Thăng Long lại đổi tên là Đông Đô – Đông Quan * Tổ chức thực hiện : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng Bước 1 Chuyển giao nhiệm vụ - 1400 Hồ Quý Ly lập - GV hướng dẫn HS nghiên cứu - 1H đọc SGK ra triểu Hồ. SGK, trả lời các câu hỏi: Thăng Long Đông 31
  32. ?Thăng Long bị đổi tên thành - 1- 2 H giải thích Đô. Đông Đô và Đông Quan trong hoàn cảnh lịch sử nào? Đông Đô: Kinh đô ở - 1407 , Giặc Minh + Em hãy giải thích nghĩa của từ phía Đông xâm lược Đông Đô – Đông Đô và Đông Quan ? Đông Quan : Cánh cửa Đông Quan. +Em có nhận xét gì về vai trò phía Đông. của Đông Đô và Đông Quan ? - H thảo luận nhóm cử G giới thiệu những việc làm của đại diện trả lời. giặc Minh ở Đông Quan (Bảng + Khi đổi tên thành - Giặc Minh ra sức phụ) Đông Đô mất vị trí là huỷ hoại văn hoá - G nêu câu hỏi cuối mục : Em kinh đô của đất nước vì Thăng Long. có suy nghĩ gì về những thủ đoạn đã có Tây Đô làm đối của giặc Minh ? trọng. G nhấn mạnh : Tội ác của giặc + Khi đổi tên thành Minh ở Đông Quan đã khiến Đông Quan trở thành căn ‘’Thần và người đều căm cứ đầu não và là thủ phủ giận’’như lời ‘’Bình Ngô đại của bộ máy đô hộ ngoại cáo’’ Nguyễn Trãi đã viết bang trên toàn đất nước. - G chốt chuyển ý: sự căm thù - H tự do bộc lộ suy nghĩ giặcmục2 của mình. 2. Chiến dịch giải phóng Đông Quan của nghĩa quân Lam Sơn Hoạt động 1 * Mức độ kiến thức cần đạt : HS nắm được chiến dịch giải phóngĐông Quan diễn ra qua 3 giai đoạn và diễn biến của từng giai đoạn . * Tổ chức thực hiện : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng - G nêu câu hỏi định hướng: - Theo dõi SGK(đọc * Chiến dịch giải phóng Đông Chiến dịch giải phóng thành thầm) Quan : Đông Quan diễn ra như thế Nội Giai Giai Giai nào?qua mấy giai đoạn? dung đoạn I đoạn đoạn - G hướng dẫnH tìm hiểu: 2 3 +G đưa bảng phụ kẻ sẵn ô và Thời 22/01/ Mùa 3/11/ nội dung diễn biến, thời gian - H hoạt động nhóm gian 1426 hè 1427 của từng giai đoạn . : nối các thông tin đến 1427 đến Nêu yêi câu H hoạt động : phù hợp hết đến 3/1/1 Chia nhóm : Nối các thông tin mùa 03/1 428 phù hợp theo phiếu học tập. Sau xuân 1/ một phút các nhóm cử đại diện 1427 1427 32
  33. lên bảng điền vào bảng phụ - Mỗi nhóm cử một Diễn + Ta : Diệt Ta: những nội dung phù hợp.G H lên bảng điền biến Tiêu viện Bao hướng dẫn H thảo luận : thông tin hình thức diệt vây , + Ví dụ : trò chơi: Ai nhanh căn cứ. Ở giai đoạn 1, Lê Lợi đích thân hơn . Phá thươ chỉ huy , điều đó chứng tỏ - Các H khác nhận thành. ng những trận đánh như thế nào ? xét, bổ xung. + Địch Em có thể kể tên một số địa : Cố lượn danh có liên quan đến những thủ , g , trận đánh thành Đông Quan? - H trả lời : hoãn buộc + Bộ chỉ huy của nghĩa quân + Những trận đánh binh giặc đóng ở đâu? Em có biết câu ca diễn ra rất ác liệt . ,phản đầu nào liên quan đến địa danh ấy + Cầu Nhân Mục , công . hàng không? Cầu Sa Đôi ( Thanh Kết Quân Viện Giặ G chốt và chuyển ý Xuân - Từ Liêm ) quả ta tổn binh c thất bị lớn. tiêu Min diệt h phả + Sở chỉ huy của i nghĩa quận đóng ở đầu Bồ Đề Gia Lâm hàn ‘’Nhong nhong g ngựa ông đã về , cắt cỏ Bồ Đề cho ngựa ông ăn’’ Hoạt động 2: * Mức độ kiến thức cần đạt : H nắm được cách kết thúc chiến dịch giải phóng Đông Quan rất độc đáo : Hội thề Đông Quan * Tổ chức thực hiện : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng - G nêu câu hỏi định hướng: Chiến * Hội thề Đông Quan : dịch giải phóng thành Đông Quan Ngày 14/14/1427 tại kết thúc ntn? Cách đánh giặc của phía Nam thành Đông nghĩa quânLam Sơn có gì độc đáo ? -Đọc diễn cảm nội Quan , Vương Thông G hướng dẫn H nghiên cứu SGK dung SGK cam kết rút quân về + Nêu yêu câù H trả lời câu hỏi cuối nước. mục : - H suy nghĩ, trao đổi 33
  34. Nhận thức về hình thức đánh giặc , thảo luận đưa ra của nghĩa quân Lam Sơn ở Đông nhận xét. - 03/01/1428 đất nước Quan trong giai đoạn 3? - H trả lời : sạch bóng quân thù - G đưa tư liệu một đoạn trích trong + Bao vây hội thề ĐôngQuan . + Vừa uy hiếp vừa + Bộ chỉ huy của nghĩa quân Lam kiên trì vận động giặc Sơn đã đối xử ntn với giặc Minh bại ra hàng . trận ? Điều đó thể hiện tư tưởng đạo lí tốt đẹp nào? - H đọc - G chốt vế ý nghĩa của hội thề Đông - H dựa vào SGK trả Quan , mở rộng một chút về tư lờiTư tưởng nhân tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi( nghĩa G đọc một đoạn trong Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi) - Chuyển mục 3 - H nghe 3. Động Kinh thời Lê sơ (1428 -1527) Hoạt động 1: * Mức độ kiến thức cần đạt : H hiểu và nêu được ý nghĩa của việc Lê Lợi lấy lại Thăng Long làm kinh đô * Tổ chức thực hiện : - Nêu câu hỏi định hướng nhận thức: Nhà 1430 đổi tên Đông Lê đổi tên Đông Đô thành Đông Kinh có ý Đô Đông Kinh nghĩa ntn? - G hướng dẫn H nghiên cứu SGK - G hướng dẫn H thảo luận - H đọc SGK + Em có nhận xét gì về vai trò của Đông Kinh lúc này ? Thảo luận - G nhận xét phần trả lời của H và ghi bảng . - G nêu câu hỏi : Em có biết vào giai đoạn này Đông Kinh còn được gọi với những tên gọi nào khác không? - G chốt : tên mới , Đông Kinh bước vào thời kì thịnh trị , xây dựng kinh đô sau chiến tranh Hoạt động 2: * Mức độ kiến thức cần đạt : H nắm được sơ lược quy hoạch , câu trúc, đặc điểm kinh thành thời Lê sơ * Tổ chức thực hiện : 34
  35. - G nêu câu hỏi định Theo dõi SGK( đọc thầm) - Quy hoạch : hướng:Đông Kinh thời Lê sơ + Dựa trên cấu trúc được quy hoạch ntn? H quan sát lược đồ cũ : trong thành - G hướng dẫn H tìm hiểu : ngoài thị với nhiều + G đưa lược đồ thành Đông H rút ra các nhận xét về quy kiển trúc mới. Kinh thời Lê sơ hoạch Đông Kinh . Kết hợp + 2 huyện , 36 + Nêu yêu cầu H hoạt động chỉ trên lược đồ phường :Quan sát lược đồ và nhận xét + Vẫn dựa trên cấu trúc của Trung tâm buôn + Em hãy nhận xét về cầu Thăng Long( trong thành bán tấp nập trúc thành luỹ Đông Kinh . So ngoài thị ) với Thăng Long trước đây có + Nhiểu kiến trúc mới gì mới và khác hơn? + Quy hoạch thành 36 phố - G chốt quy hoạch của Đông phường Kinh - Các H khác nhận xét, bổ - Giải thích khái niệm : sung phường , phố + Kể tên một số phường mà Sinh hoạt văn hoá; em biết? Phường đó làm nghề - Nghe + Lệ xướng danh , gì ? Cư dân hiện nay ra sao / ghi tên bảng vàng - Ảnh Văn Miếu - H trả lời: + Hội thơ Tao Đàn - Liên hệ bài trước - Quan sát ảnh + Quy mô Văn Miếu thời kì - Nêu hiểu biết của mình na ỳ được mở rộng ntn? - H hoạt động theo nhóm + Kể mốt số sinh hoạt văn - Các H theo các tổ sẽ trình hoá tiêu biểu ở Đông Kinh? bày phần chuẩn bị tư liệu của Câu hỏi nâng cao : Những tổ mình sinh hoạt văn hoá ấy thời Đông Kinh có ý nghĩa ntn?Nói lên điều gì về truyền - H trả lời : thống tốt đẹp của Thăng Long + Coi trọng giáo dục . – Hà nội nói riêng và của dân + Giáo dục phát triển tộc Việt Nam nói chung? + Xã hội hưng thịnh HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: - G hướng dẫn học sinh làm một số bài tập Bài tập 1: Bài tập trắc nghiệm Hình thức: Phát phiếu học tập.H làm cá nhân. G chữa Hãy khoanh tròn vào các ý kiến mà e cho là đúng. 1. Năm 1400 Hà Nội có tên gọi là gì ? 35
  36. a. Thăng Long b. Đông Đô c. Đông Kinh d. Đông Quan 2. Hội thề Đông Quan diễn ra vào ngày tháng năm nào? a. 22/11/1426 b. 29/12/1427 c.10/12/1427 d.03/11/1427 3 . Đâu không phải là tên gọi của những phường thủ công nổi tiếng thời Đông Kinh a. Nghi Tàm b. Đồng Xuân c. Yên Thái d. Hàng Đào Bài tập 2: Kể về một vài danh nhân thời Lê mà em biết? Bài tập 3: Cảm nhận của em về Hà Nội thời kì 1400 -1527 ? ( H tự nêu cảm nghĩ của mình ) - G chốt kết bài 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Sưu tầm tư liệu về Thăng Long thời Mạc đến thời Tây Sơn - Sưu tầm tư liệu về những danh nhân nổi tiếng thời Mạc đến thời Tây Sơn - Sưu tầm tư liệu về văn hoá Thăng Long thời Mạc đến thời Tây Sơn Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 45: BÀI TẬP LỊCH SỬ (PHẦN CHƯƠNG IV) I-MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: -Hệ thống lại các kiến thức đã học ơ chương IV. -Rèn luyện cho học sinh khả năng phân tích, so sánh -Giáo dụccho học sinh lòng yêu thích môn học 2. Năng lực: - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. 36
  37. - Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra 3. Phẩm chất: - Rèn luyện ý thức chăm chỉ, đoàn kết, hộ trợ lẫn nhau trong học tập II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Lược đồ nước Đại Việt Thời Lê sơ - Các bảng mẫu thống kê - Phiếu bài tập III-TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Gv giới thiệu bài mới . GV ? : Em thấy thế kỷ XV dưới triều đại Lê sơ có gì nổi bật? Cách thức tổ chức :GV kẻ bảng mẫu lên bảng chia nhóm học sinh hoàn chỉnh các nội dung : so sánh những điểm giống và khác nhau về kinh tế, chính trị, xã hội ,pháp luật,văn hoá,giáo dục thời Lý-Trần và thời Lê, chú ý mục đích so sánh nhằm làm nổi bật sự phát triển thịnh vượng của nhà Lê. Sau khi HS thảo luận và trình bày (3’) GV cho nhận xét và bổ sung ,các nhóm tự đưa ra kết luận cho phần trình bày của nhóm mình. HS tự hoàn thành bảng biểu. 2. GIÁO VIÊN TỔ CHỨC CHO HS HOÀN THÀNH CÁC BÀI TẬP SAU: 1. Hoàn thành bảng hệ thống dưới đây về khởi nghĩa Lam Sơn(1418-1427) Thời gian Trận đánh tiêu biểu Kết quả 2. Trình bày (vào vở) một số thành tựu đạt được dưới thời Lê sơ trên các lĩnh vực: Kinh tế, pháp luật, giáo dục văn học-nghệ thuật khoa học 3. Hoàn thành bảng sau vào vở: Nội dung Thời Lý- Trần Thời Lê sơ Bộ máy nhà nước ở Trung ương Các đơn vị hành chính địa phương Cách đào tạo tuyển chọn bổ sung quan lại Pháp luật 37
  38. Dự kiến sản phẩm 1. Thời gian Trận đánh tiêu biểu Kết quả Năm 1425 Tân Bình Thuận Hóa Thắng lợi Năm 1426 Tốt Động- Chúc Động Thắng lợi Năm 1427 Chi Lăng- Xương Giang Thắng lợi 2 Trình bày (vào vở) một số thành tựu đạt được dưới thời Lê sơ trên các lĩnh vực: Kinh tế, pháp luật, giáo dục văn học-nghệ thuật khoa học Kinh tế • Nông nghiệp: o Đặt các chức quan chuyên lo về nông nghiệp: Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ. o Thực hiện phép quân điền. o Chú trọng việc khai hoang. o Cấm giết trâu, bò; điều động dân phu mùa cấy gặt. • Thủ công nghiệp: Quy mô sản xuất của ngành thủ công nghiệp mở rộng o Các ngành nghề thủ công truyền thống ở các làng, xã phát triển: Kéo tơ, dệt lụa, đúc đồng o Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp ra đời: Bát Tràng làm gốm; Làng Vân Chàng rèn sắt o Các xưởng thủ công do nhà nước quản lý (Cục bách tác) o Nghề khai mỏ được đẩy mạnh: Mỏ đồng, vàng • Thương nghiệp: Hàng hóa, tiền tệ dễ dàng lưu thông o Trong nước: ▪ Khuyến khích họp chợ, mở chợ mới. ▪ Đúc tiền đồng o Ngoài nước: ▪ Duy trì việc buôn bán với nước ngoài ▪ Một số của khẩu kiểm soát chặt chẽ. Luật pháp : • Vua Lê Thánh Tông cho soạn bộ luật Hồng Đức (Quốc triều hình luật): bảo vệ vua, hòang tộc, quan lại, giai cấp thống trị .bảo vệ chủ quyền quốc gia • Có điểm tiến bộ bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và phát triển kinh tế. • Củng cố chế độ phong kiến tập quyền • Thúc đẩy kinh tế phát triển, ổn định trật tự xã hội. Tình hình giáo dục và khoa cử: • Dựng lại Quốc Tử Giám, mở nhiều trường học, mở khoa thi. 38
  39. • Nội dung học tập thi cử là sách của đạo nho. • Một năm tổ chức ba kì thi: Hương – Hội - Đình => Giáo dục ,thi cử chặt chẽ, thường xuyên hơn,tuyển chọn được nhiều nhân tài. Văn học, khoa học, nghệ thuật: • Văn học: o Văn học chữ Hán chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm giữ vị trí quan trọng. o Nội dung: Yêu nước sâu sắc, niềm tự hào dân tộc,khí phách ,tinh thần bất khuất của dân tộc. • Khoa học: o Khoa học phát triển, phong phú, đa dạng. o Sử học, địa lí, y học, toán học đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. • Nghệ thuật: o Nghệ thuật sân khấu được phục hồi và phát triển. o Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc:đặc sắc thể hiện ở các cung điện, lăng tẩm. Phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện. • 3. Nội dung Thời Lý- Trần Thời Lê sơ Bộ máy nhà nước ở Trung Lí: Vua đứng đầu nhà nước, Vua đứng đầu nhà nước. ương giúp việc cho vua có các quan Giúp việc cho vua có 6 bộ và đại thần. các cơ quan chuyên môn. Trần: Có thêm chế độ thái thượng hoàng đăth tên một số chức quan Các đơn vị hành chính địa Chia thành các lộ. Chia thành 13 đạo, đứng đầu phương mỗi đạo có 3 ti. Cách đào tạo tuyển chọn bổ Quan lại do vua đề cử. Quan lại được tuyển chọn qua sung quan lại thi cử. Pháp luật Bảo vệ quyền lợi của vua, Bảo vệ vua, hoàng tộc, giai hoàng tộc, bảo vệ sức kéo. cấp thống trị, địa chủ phong + Xác nhận quyền sỡ hữu tài kiến. sản. Bảo vệ chủ quyền quốc gia. + Quy định việc mua bán Khuyến khích phát triển kinh ruộng đất .v.v. tế, bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ, nghiêm cấm cách hành vi tự bán mình thành nô tì 39
  40. 3.Hoạt động vận dụng, mở rộng tìm tòi (1’) a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. b) Nội dung: GV tổ chức cho HS tìm tòi nghiên cứu tài liệu ở nhà hoàn thành bài tập c) Sản phẩm: bàì thuyết minh d) Tổ chức thực hiên: - Em hãy đóng vai một thuyết minh viện bảo tàng Lịch sử, giới thiệu cho các bạn về một lĩnh vực thuộc triều đại Lê sơ mà em thích nhất - Ôn tập lại các kiến thức đã học - Chuẩn bị bài mới : Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 46, Bài 22: SỰ SUY YẾU CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TẬP QUYỀN (thế kỉ XVI - XVIII) I. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI I: MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Nhà nước phong kiến tập quyền của Đại Việt phát triển hàn chỉnh và đạt đến đỉnh cao ơt TK XV về các mặt thiết chế chính trị, pháp luật, kinh tế. - Đầu TK XVI những biểu hiện về sự suy yếu của nhà Lê ngày càng rõ nét trên các mặt chính trị, xa hội. Hiểu được nguyên nhân và hậu quả của tình hình đó. 2. Kĩ năng: - Đánh giá đúng nguyên nhân sự suy yếu của triều đình phong kiến Lê. - Xác định các vị trí địa danh và trình bày diễn biến của các sự kiện lịch sử trên bản đồ. - Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. 3. Phẩm chất. - Tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của nhân dân. - Hiểu được rằng nhà nước thịnh trị hay suy vong là ở lòng dân. II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án word và Powerpoint. 40
  41. - Tranh ảnh, lược đồ phong trào nông dân TK XVI 2. Chuẩn bị của học sinh - Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. - Sưu tầm tư liệu về phong trào nông dân TK XVI. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. - Phương pháp: Trực quan, phát vấn. - Thời gian: 3 phút. - Tổ chức hoạt động: GV đặt câu hỏi: Chính quyền thời Lê Sơ hoàn chỉnh và cực thịnh thời vua nào - Dự kiến sản phẩm: Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới:Vì sao nhà nước phong kiến thời Lê sơ (ở TK XV) rất thịnh trị mà sang TK XVI lại suy thoái nhanh chóng như vậy. Vậy đâu là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy thoái đó. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về những nội dung này. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Hoạt động 1: 1. Sự sa đọa của triều đình nhà Lê (15p) a) Mục tiêu: nhận biết và ghi nhớ được sự sa đoạ của triều đình phong kiến, những phe phái dẫn đến mâu thuẫn xung đột, tranh giành quyền lợi ngày càng gay gắt trong nội bộ giai cấp thống trị. b) Nội dung : Nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh, lược đồ suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên c) Sản phẩm : Trả lời được hoàn cảnh ra đời của nhà nước văn Lang: d) Tổ chức thực hiên: Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: -Từ đầu thế kỷ XVI Vua, - Yêu cầu hs đọc mục I SGK trả lời câu hỏi sau: quan ăn chơi xa xỉ, xây ? Nhận xét về nhà nước phong kiến Lê sơ đầu thế kỷ dựng cung điện, lâu đài tốn XIX. kém. ? Tại sao bước vào thế kỉ XVI nhà nước Lê sơ lại suy yếu? YC HS lấy tư liệu ( các đoạn trích trong SGK) để chứng - Nội bộ triều đình chia bè minh kéo cánh, tranh giành quyền Bước 2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến lưc. Dưới thời Lê Uy Mục khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện quý tộc ngoại thích nắm hết 41
  42. nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những quyền lực, hiêt hại công bằng hệ thống câu hỏi gợi mở: thần nhà Lê. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động Dưới thời Lê Tương Dực , - Hs trình bày kết quả. Trịnh Duy Sản gây bè cánh, Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập giết nhau liên miên suốt 10 HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của hs. năm. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả - Quan lại ở địa phương hà thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa hiếp vơ vét của cải của dân. các kiến thức đã hình thành Sau khi HS trả lời GV phân tích cho HS hiểu rõ khi bộ máy nhà nước suy yếu thì không có những chính sách tiến bộ để trị vì đất nước triều đại đó sẽ suy thoái 2. Hoạt động 2: 2. Phong trào khởi nghĩa nông dân ở đầu TK XVI (15p) a) Mục tiêu: nhận biết và ghi nhớ nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của phong trào nông dân. b) Nội dung: Nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh, lược đồ suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên c) Sản phẩm: Trả lời được do đời sống nhân dân cực khổ.Mâu thuẩn giữa nông dân với địa chủ, giữa nhân dân với nhà nước phong kiến trở nên gay gắt.-> Bùng nổ các cuộc khởi nghĩa; các cuộc khởi nghĩa diễn ra sôi nổi nhưng không thành công d) Tổ chức thực hiên: Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: - Hoạt động cá nhân: a. Nguyên nhân: ? Vì sao đầu thế kỉ XVI nông dân nổi dậy khởi Nghĩa? - Đời sống nhân dân khổ cực. ? Gọi HS lên bảng chỉ trên lược đồ và Kể tên các cuộc -> Nông dân > < nhà nước phong - Hoạt động nhóm: kiến. +Lập bảng thống kê theo mẫu Thời gian b. Các phong trào đấu tranh tiêu Lãnh đạo biểu: Địa bàn hoạt động của các cuộc khởi nghĩa - K/n Trần Tuân. + Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh của nông - K/n Lê Hy, Trịnh Hưng dân ở thế kỉ XVI? - K/n Phùng Chương. + Trong các cuộc khởi nghĩa đó cuộc khởi nghĩa nào -*K/n Trần Cảo.: là cuộc khởi tiêu biểu nhất vì sao ? nghĩa tiêu biểu nhất , ba lần tấn + Việc nghĩa quân nông dân ba lần tấn công Thăng công Thăng Long uy hiếp nhà Long nói lên điều gì? Vua, làm lung lay triều đình 42
  43. Bước 2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV phong kiến. khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi -Quy mô rộng lớn , thu hút thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS được nhiều thành phần tham gia làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở: - nổ ra lẻ tẻ, chưa đồng loạt, Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động c. ý nghĩa: - Hs trình bày kết quả. - các cuộc khởi nghĩa đã tấn Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học công mạnh mẽ vào chính quyền tập nhà Lê sơ đang mục nát. HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của hs. - thể hiện tinh thần đấu tranh GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả chống áp bức cường quyền của thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác nhân dân ta. hóa các kiến thức đã hình thành C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về sự sa đọa của cuối thời Lê dẫn đến đời sống khổ cực của nhân dân buộc họ phải đứng lên chống lại triều đình b) Nội dung hoạt động: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. c) Sản phẩm học tập: trả lời câu hỏi thể hiện đầy đủ nội dung bài học; d) Cách thức tiến hành hoạt động- GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm). Câu 1: Tình hình nhà Lê sơ đầu TK XVI có điểm gì nổi bật? A. Khủng hoảng suy vong. B. Phát triển ổn định. C. Phát triển đến đỉnh cao. D. Phát triển không ổn định. Câu 2: Thời Lê sơ đầu TK XVI mâu thuẩn nào diễn ra gay gắt nhất? A. Mâu thuẩn giữa nông dân với địa chủ. B. Mâu thuẩn giữa các phe phái phong kiến. C. Mâu thuẩn giữa bọn quan lại với nhân dân địa phương. D. Mâu thuẩn giữa nhân dân với nhà nước phong kiến. Câu 3: Nghĩa quân của cuộc khởi nghĩa nào được mệnh danh là "quân ba chỏm" A. Khởi nghĩa Trần Tuân. B. Khởi nghĩa Trần Cảo. C. KHởi nghĩa Phùng Chương. D. Khởi nghĩa Trịnh Hưng. Câu 4: Kết quả của các cuộc khởi nghĩa đầu TK XVI. A. Góp phần làm nhà Lê nhanh chóng sụp đổ. B. Nhiều lần uy hiếp chiếm kinh thành. C. Có lần khiến vua Lê hoảng sợ chạy khỏi kinh thành. 43
  44. D. Trước sau đều bị dập tắt. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG TÌM TÒI MỞ RỘNG a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. b) Nội dung hoạt động: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập c) Sản phẩm học tập: bài tập nhóm d) Cách thức tiến hành hoạt động ? nhận xét gì về các vua Lê ở thế kỷ XVI so với Lê Thánh Tông? - Thời gian: 5 phút. - Dự kiến sản phẩm HS trả lời. - GV giao nhiệm vụ cho HS + Học bài cũ, soạn mục II bài 22: Các cuộc chiến tranh Nam Bắc triều và Trịnh - Nguyễn và trả lời câu hỏi cuối SGK Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 47, Bài 22: SỰ SUY YẾU CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TẬP QUYỀN (thế kỉ XVI - XVIII) (tiếp theo) II. CÁC CUỘC CHIẾN TRANH NAM - BẮC TRIỀU VÀ TRỊNH - NGUYỄN I: MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Biết được nguyên nhân, diễn biến, hậu quả của các cuộc chiến tranh Nam-Bắc triều và Trịnh- Nguyễn 2. Năng lực: - Tự học, thực hành với đồ dùng trực quan, phát hiện và giải quyết vấn đề, hợp tác. - Đánh giá đúng nguyên nhân sự suy yếu của triều đình phong kiến Lê. - Xác định các vị trí địa danh và trình bày diễn biến của các sự kiện lịch sử trên bản đồ 3. Phẩm chất: - Yêu nước có ý thức bảo vệ sự đoàn kết, thống nhất đất nước, chống mọi âm mưu chia cắt lãnh thổ. IV. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 44
  45. 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án word và Powerpoint. - Bản đồ Việt Nam 2. Chuẩn bị của học sinh - Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. - Sưu tầm tư liệu về cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn. V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a, Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là nắm được những nét chính về sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b.Nội dung hoạt động: HS dưới sự hướng dẫn của GV trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên c) Sản phẩm học tập: cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn d) Cách thức tiến hành hoạt động: GV đặt câu hỏi: Sự suy yếu của triều đình nhà Lê đã dẫn đến hậu quả gì? - Dự kiến sản phẩm: cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới: Nguyên nhân sâu xã của cuộc chiến tranh Nam-Bắc triều và Trịnh - Nguyễn phân tranh là sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền, cụ thể là triều đình nhà Lê từ đầu TK XV. Vậy các cuộc chiến tranh đó đã để lại hậu quả gì, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Hoạt động 1: 1. Chiến tranh Nam - Bắc triều (15p) a) Mục tiêu: nhận biết và ghi nhớ nguyên nhân, diễn biến, hậu quả của cuộc chiến tranh Nam – bắc triều b) Nội dung hoạt động: Nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh, lược đồ suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên c) Sản phẩm học tập: Trả lời được hoàn cảnh ra đời của nhà nước văn Lang: d) Cách thức tiến hành hoạt động Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: *Nguyên nhân: - Yêu cầu hs đọc mục I SGK và trả lời câu hỏi - Mạc Đăng Dung vốn là võ Trình bày nguyên nhân, diễn biến và hậu quả của cuộc quan, đã tiêu diệt các thế lực chiến tranh Nam -Bắc triều đối lập, thâu tóm mọi quyền Bước 2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV hành, quyền như tể tướng khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi - Năm 1527, Mạc Đăng Dung 45
  46. thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS làm cướp ngôi nhà Lê, lập nên nhà việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở: Mạc (Bắc triều). ?Sự suy yếu của triều đình nhà Lê được biểu hiện như * Diễn biến thế nào? (Tranh chấp phe phái) - 1533, Nguyễn Kim, võ quan ?Trước tình hình đó Mạc Đăng Dung đã làm gì? (Lập ra nhà Lê, chạy vào Thanh Hoá, Nam triều.) đưa một người thuộc dòng dõi * Trực quan bản đồ Việt nam +GV chỉ vị trí trên bản đồ. nhà Lê lên làm vua. (Nam ? Qua đó em nào có thể nói lại nguyên nhân hình thành triều) Ban-Bắc triều? - Hai tập đoàn đánh nhau liên ?Sau khi thành lập 2 tập đoàn pk này đã làm gì? miên ,Kéo dài hơn 50 năm. Gv trình bày sơ lược diễn biến. - 1592, Nam triều chiếm ?Hậu quả của cuộc chiến tranh Nam-Bắc triều? Thăng Long, chiến tranh kết Hs đọc SGK thúc. Gv phân tích thêm về hậu quả của cuộc chiến tranh Nam * Hậu quả: - Bắc triều để lại. Nhân dân đói khổ ly tán, đất ?Với hậu quả đó e có nhận xét gì về tính chất của cuộc nước bị chia cắt. chiến tranh? Chiến tranh phi nghĩa.( chiến Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động tranh phong kiến ) - Hs trình bày kết quả. Là một cuộc nội chiến Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của hs. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành 2. Hoạt động 2: 2. Chiến tranh Trịnh - Nguyễn và sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài. (15p) a) Mục tiêu: nhận biết và ghi nhớ nguyên nhân, diễn biến cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn và sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài. b) Nội dung hoạt động: Nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh, lược đồ suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên c) Sản phẩm học tập: Trả lời được hoàn cảnh ra đời của nhà nước văn Lang: d) Cách thức tiến hành hoạt động Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: - Yêu cầu hs đọc mục I SGK và trả lời câu hỏi *Nguyên nhân Trình bày nguyên nhân, diễn biến chiến tranh Nam - Bắc triều - 1545, Trịnh Kiểm và sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài. nắm toàn bộ binh Bước 2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến quyền. 46
  47. khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm - Nguyễn Hoàng xin vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ vào trấn thủ Thuận thống câu hỏi gợi mở: Hóa - Quảng Nam -> ? Sau khi chiến tranh kết thúc với phần thắng thuộc về Nam Hình thành thế lực họ triều (Nguyễn Kim), tình hình nước ta có gì thay đổi? Nguyễn. Gv trình bày: Trịnh Kiểm giết Nguyễn Kim và con cả của ông là Nguyễn Uông -> Nắm quyền *Diễn biến: ?Trước tình hình đó Nguyễn Hoàng đã làm gì? Vì sao? - Đầu thế kỉ XVII , - Con thứ của Nguyễn Kim Cuộc chiến tranh Trịnh - lo sợ bị giết – Nguyễn bùng nổ Trực quan bản đồ hành chính Việt Nam -> Với mâu thuẩn đó thì giữa họ Trịnh và họ Nguyễn đã bùng - Chiến tranh diễn ra nổ chiến tranh. (1627-1672) đã 7 lần ? Hậu quả của chiến tranh? đánh nhau, chiến Hs đọc SGk phần in nghiêng để trả lời trường chính là Quảng ?Tính chất của cuộc chiến tranh - Là cuộc chiến tranh phi Bình – Hà Tĩnh nghĩa. - Cuối cùng lấy sông ?Em có nhận xét gì về tình hình chính trị - xã hội nước ta ở TK Gianh (Quảng Bình) XVI - XVII? làm ranh giới chia cắt Tình trạng chia cắt kéo dài, gây bao đau thương cho dân tộc đất nước. và tổn hại cho sự phát triển của đất nước. - Đàng Ngoài do vua Lê chúa Trịnh nắm giữ - Đàng Trong do - Hậu quả: Chia cắt đất họ Nguyễn cai quản. nước thành Đàng Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động Trong- Đàng Ngoài. - Hs trình bày kết quả. Nhân dân đói khổ ly Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập tán. HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của hs. - Ngăn cản sự phát GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực triển kinh tế chung. hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến - Làm thế và lực đất thức đã hình thành nước suy yếu C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về các cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn. b) Nội dung hoạt động: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. c) Sản phẩm học tập: trả lời câu hỏi thể hiện đầy đủ nội dung bài học; d) Cách thức tiến hành hoạt động 47
  48. GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm). Câu 1: Năm 1527 đã diễn ra sự kiện quan trọng gì trong lịch sử Việt Nam? A. Chiến tranh Trịnh - Nguyễn kết thúc. B. Chính quyền Đàng Ngoài được thành lập. C. Chính quyền Đàng Trong được thành lập. D. Mạc Đăng Dung lập ra triều Mạc. Câu 2: "Khôn ngoan qua được Thanh Hà Dẫu rằng có cánh khó qua Lũy Thầy" Hai câu thơ trên cho thấy vai trò gì của Lũy Thầy trong lịch sử nước ta từ TK XVII - XVIII? A. Là ranh giới chia cắt đất nước. B. Là dãy núi cao nhất Thanh Hà. C. Là vùng đất quan trọng của Đàng Trong. D. Là nguyên nhân gây chia cắt lâu dài đất nước. Câu 3: Chiến trường chính chiến tranh Nam - Bắc triều diễn ra ở đâu? A. Từ Thanh Hóa ra Bắc. B. Từ Nghệ An ra Bắc. C. Từ Thuận Hóa ra Bắc. D. Từ Quảng Bình ra Bắc. Câu 4: Các cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn đã để lại cho nhân dân hậu quả gì? A. Nhân dân đói khổ, đất nước bị chia cắt làm hai. B. Tình hình xã hội không ổn định. C. Cuộc sống nhân dân có nhiều cải thiện. D. Kinh tế 2 miền bị tàn phá nặng nề. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. b) Nội dung hoạt động: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập c) Sản phẩm học tập: bài tập nhóm d) Cách thức tiến hành hoạt động ? nhận xét gì về tính chất của cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều và Trịnh Nguyễn? - Thời gian: 5 phút. - Dự kiến sản phẩm HS trả lời. - GV giao nhiệm vụ cho HS + Học bài cũ, soạn mục I bài 23: Kinh tế - văn hóa TK XVI - XVIII và trả lời câu hỏi cuối SGK - Cho biết tình kinh kế nông nghiệp ở đằng trong, đằng ngoài có bước biến chuyển như thế nào. 48
  49. - Sự khác nhau giữa kinh tế nông nghiệp và kinh tế hàng hoá ở 2 miền đất nước, nguyên nhân của sự khác nhau đó. Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 48, BÀI 23: KINH TẾ, VĂN HÓA THẾ KỶ XVI - XVIII I. KINH TẾ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: HS - Trình bày được một cách tổng quát bức tranh kinh tế cả nước : + Sự khác nhau của kinh tế nông nghiệp và kinh tế hàng hóa ở 2 miền đất nước. Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó. + Thủ công nghiệp phát triển : chợ phiên, thị tứ và sự xuất hiện thêm một số thành thị. Sự phồn vinh của các thành thị. 2. Năng lực: - Tự học, thực hành với đồ dùng trực quan, phát hiện và giải quyết vấn đề, hợp tác. - Đánh giá một vấn đề, liên hệ thực tiễn. - So sánh sự phát triển chênh lệch nền kinh tế đất nước. Rút ra nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong xây dựng nền kinh tế đất nước. 3. Phẩm chất: - Giáo dục tinh thần đoàn kết dân tộc, đoàn kết xây dựng quê hương đất nước. II. THIẾT BỊ VÀ TƯ LIỆU: 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án word và Powerpoint. - Máy móc, phương tiện có liên quan. 2. Chuẩn bị của học sinh - Chuẩn bị bài mới. - Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh liên quan đến bài cũ và bài mới (nếu có) V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a, Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là nắm được những nét chính về sự phát triển kinh tế Đàng trong và Đàng Ngoài, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b.Nội dung hoạt động: HS dưới sự hướng dẫn của GV trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên c) Sản phẩm học tập: thấy được bức tranh tương phản Đàng Trong và Đàng Ngoài d) Cách thức tiến hành hoạt động: - GV đưa một số hình ảnh trong bài, đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. 49
  50. - Dự kiến sản phẩm: HS trả lời. GV nhận xét, chốt ý và dẫn vào bài mới. B. HOẠT DỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Nông nghiệp:(20’) a) Mục tiêu: nhận biết và ghi nhớ nông nghiệp Đàng Trong phát triển hơn nông nghiệp Đàng Ngoài. Nguyên nhân của sự khác nhau đó b) Nội dung hoạt động: Nghiên cứu sách giáo khoa, thảo luận nhóm c) Sản phẩm học tập: hoàn thành phiếu học tâp d) Cách thức tiến hành hoạt động HĐ của GV và HS Nội dung cần đạt - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Gv phát phiếu học học tập , chia lớp thành 2 Nội Đàng trong Đàng nhóm lớn,yêu cầu học sinh thảo luận nhóm với dung ngoài nội dung sau: tình nông nghiệp Kinh tế sa - nhóm 1 : tìm hiểu nông nghiệp đàng trong , hình phát triển sút. - nhóm 2 tìm hiểu tình hình nông nghiệp đàng nông mạnh - Đời sống ngoài nghiệp nhân dân So sánh sự phát triển của nông nghiệp đàng khổ cực. trong và đàng ngoài theo nội dung sau : Nguyên Nhờ đất đai Chế độ tô Nội dung Đàng trong Đàng ngoài nhân màu mỡ, ít thuế,binh tình hình nông thiên tai lũ dịch nặng nghiệp lụt nề Nguyên nhân Khai hoang Nạn tham Hậu quả,( đàng mở rộng diện ô lại ngoài) kết quả tích. hoành ( đàng trong ) - Lập làng, hành.Bọn Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ, trong quá trình xóm mới. quan lại thực hiệnGv dùng hệ thống câu hỏi, kết hợp Tổ chức khai “hà khắc phần tự hỏi của học sinh. hoang, lập bạo ?Việc bọn cường hào cầm bán ruộng đất có thôn xóm. ngược,đua ảnh hưởng gì đến đời sống nhân dân? Chúa - Cung cấp nhau ăn Nguyễn đã đưa ra những biện pháp để phát nông cụ, chơi xa triển kinh tế đằng trong. lương ăn. sỉ,coi một ?Kết quả của những biện pháp đó? - Xá thuế, huyện thì ?Em có nhận xét gì về kinh tế đành trong và lao dịch 3 làm khổ đàng ngoài ? năm. dân một ?Tại sao kinh tế đàng ngoài kại kém phát triển huyện, coi hơn đàng trong? một xã thì ?Trình bày những dẫn chứng biểu hiện nền làm khổ 50
  51. kinh tế đàng trong phát triển ? dân một ? Sự phát triển sản xuất ở đằng trong có ảnh xã; dân hưởng như thế nào đến xã hội. trong + Bước 3: HS báo cáo kết quả nước thì: + Bước 4: HS góp ý đánh giá theo kỹ thuật con trai có 3,2,1. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, người đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập không có của học sinh. GV chính xác hóa các kiến thức áo,con gái đã hình thành cho học sinh có người không có váy”. Hậu Số đinh tăng, đằng quả, kết số ruộng ngoài trì quả tăng, lập trệ. nhiều làng, xóm mới. Hình thành từng lớp địa chủ chiếm đoạt ruộng đất nhưng đời sống nhân dân vẫn ổn định. Đằng trong nông nghiệp phát triển 2. Thủ công nghiệp và thương nghiệp(15’) a) Mục tiêu: nhận biết và ghi nhớ Thủ công nghiệp phát triển, chợ phiên, thị tứ và sự xuất hiện thêm một số thành thị. Sự phồn vinh của các thành thị b) Nội dung hoạt động: Nghiên cứu sách giáo khoa, thảo luận nhóm c) Sản phẩm học tập: hoàn thành phiếu học tâp d) Cách thức tiến hành hoạt động HĐ của GV và HS Nội dung cần đạt 51
  52. + Bước 1: GV: giao nhiệm vụ cho các nhóm. Thủ công nghiệp: Đọc thông tin kết hợp quan sát hình, hãy: • Phát triển, xuất • Cho biết về tình hình thủ công nghiệp và thương hiện nhiều làng nghiệp trong các thế kỉ XVI-XVIII nghề thủ công với • Giải thích sự xuất hiện của một số đô thị và thương những sản phẩm nhân nhiều nước đến nước ta buôn bán chứng tỏ có giá trị. điều gì? Thương nghiệp: + Bước 2: HS: Thực hiện nhiêm vụ, có sự hỗ trợ của giáo • Thế kỉ XVII, buôn viên bằng hệ thống câu hỏi gợi mở. bán phát triển, GV dùng lược đồ yêu cầu học sinh xác định các địa danh xuất hiện nhiều nổi tiếng có nghề thủ công truyền thống nổi tiềng .( tích chợ, phố xã, các hợp giáo dục di sản) (giới thiệu một số làng nghề ở Hà nội) đô thị. ? thế kỷ XVII thủ công nghiệp có điểm gì mới? • Thương nhân nước ?Qua câu nói của lái buôn phương Tây nhận xét về sản ngoài vào buôn phẩm Đường Quảng nam em có suy nghĩ gì ? bán tấp nập ? Nghề thủ công nào tiêu biểu nhất thời bấy giờ? (Gốm • Hạn chế ngoại Bát Tràng, đường Quảng Nam). thương -> đô thị - Cho HS xem hình 51. Qua đó em có nhận xét gì sản phẩm suy tàn. gốm Bát Tràng. Vào thế kỉ XVII, sự phát ?Việc xuất hiện nhiều chợ chứng tỏ điều gì? triển của công thương ?Vì sao việc buôn bán với nước ngoài ban đầu phát triển về nghiệp đã giúp cho quá sau hạn chế?(Lúc đầu phát triển Mua vũ khí phục vụ trình buôn bán trở nên chiến tranh.Vì sợ người phương Tây có ý đồ xâm chiếm tấp nập hơn. Từ đó hình nước ta). thành nên nhiều đô thị ?Vì sao Hội An là nơi diễn ra buôn bán tấp nập với thương mới như Hội An, Thanh nhân nước ngoài? (Gần biển thuận tiện cho các thuyền ra Hà, Gia Định, Kinh Kì vào). (Thăng Long) ngày càng + Bước 3: HS báo cáo kết quả phồn vinh thu hút nhiều + Bước 4: HS góp ý đánh giá theo kỹ thuật 3,2,1. GV bổ thương nhân nhiều nước sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện đến giao lưu, buôn bán. nhiệm vụ học tập của học sinh. GV chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về những nét chính tình hình kinh tế, xã hội thời Lê Sơ b) Nội dung hoạt động: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. c) Sản phẩm học tập: trả lời câu hỏi thể hiện đầy đủ nội dung bài học; 52
  53. d) Cách thức tiến hành hoạt động + GV đưa ra các câu hỏi HS trả lời. GV cho HS làm một số bài tập trắc nghiệm Chọn đáp án đúng nhất : a. Điểm mới nhất của kinh tế nước ta thế kỉ XVIII A. xuất hiện các làng nghề thủ công B . xuất hiện các chợ C . xuất hiện đô thị D . cả 3 đáp án trên đều đúng b. Hãy nối các làng nghề với địa danh sao cho phù hợp Làng nghề Địa danh Gốm Bát Tràng Dệt lụa La Khê đường trắng Hà Đông Quảng Nam D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG : a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. b) Nội dung hoạt động: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập c) Sản phẩm học tập: bài tập nhóm d) Cách thức tiến hành hoạt động Nêu câu hỏi sau khi đã hình thành kiến thức: ? Kể các ngành nghề thủ công ở địa phương em thời kỳ này . - Dự kiến sản phẩm: HS trả lời. GV nhận xét chuẩn hóa kiến thức. * Dặn dò: GV giao nhiệm vụ về nhà cho HS: + Học bài cũ, nắm kiến thức của bài vừa học. + Tiếp tục sưu tầm các tư liệu, tranh ảnh có liên quan đến bài cũ và bài mới. + Chuẩn bị nội dung bài mới 53
  54. Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 49, BÀI 23 : KINH TẾ , VĂN HÓA NƯỚC TA TK XVI - XVIII (tt) II. VĂN HÓA I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức : - Những nét chính về tình hình văn hóa nước ta ở các thế kỉ XVI – XVII. Chú ý nêu được những điểm mới về mặt tư tưởng, tôn giáo và văn học, nghệ thuật. - Sự ra đời chữ Quốc ngữ. 2. Năng lực: - Tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác - Năng lực tái hiện sự kiện lịch sử. Năng lực thực hành bộ môn: khai thác kênh hình, tư liệu, tranh ảnh, sử dụng lược đồ Phân tích, so sánh, liên hệ thực tiễn - Mô tả lễ hội hoặc vai trò chơi tiêu biểu trong lễ hội của làng mình . 3. Phẩm chất: Hiểu được truyền thống văn hoá của dân tộc luôn phát triển trong bất kì hoàn cảnh nào. - Bồi dưỡng ý thức bảo vệ truyền thống văn hoá dân tộc. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án word và Powerpoint. - Máy móc, phương tiện có liên quan. - tranh ảnh 2. Chuẩn bị của học sinh - Chuẩn bị bài mới. - Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh liên quan đến bài cũ và bài mới (nếu có) III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: Tạo sự hứng thú tìm hiểu bài mới cho học sinh. - Phương thức tiến hành: GV kiểm tra bài cũ Nhận xét về tình hình kinh tế ở Đàng Trong, Đàng Ngoài - Dự kiến sản phẩm: HS trả lời. GV nhận xét, chốt ý và dẫn vào bài mới. Một trong những điều rất đặc biệt của Lịch sử nước ta ở những thế kỷ XVI-XVII là bên cạnh sự suy yếu khủng hoảng của chế độ phong kiến, sự suy giảm của kinh tế nhưng nền văn hoá của dân tộc vẫn có những bước chuyển biến rất rất tuyệt vời. để tìm hiểu những 54
  55. nét đặc sắc của văn hoá nước ta thời kỳ này cô cùng các em tìm hiểu trong nội dung bài học hôm nay. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a) Mục tiêu: nhận biết và ghi nhớ tình hình văn hóa ở các thế kỷ XVI-XVII ; biết sự ra đời chữ quốc ngữ và lý giải được vì sao chữ quốc ngữ giai đoạn này không dược dùng ; trình bày được những thành tựu về văn học nghệ thuất b) Nội dung hoạt động: Nghiên cứu sách giáo khoa, thảo luận cặp đôi, nhóm hoàn thành các hoạt động giáo viên tổ chức c) Sản phẩm học tập: hoàn thành phiếu học tâp d) Cách thức tiến hành hoạt động HĐ của GV và HS ND cần đạt 1. Hoạt động 1: Tôn giáo: 1. Tôn giáo: - Mục tiêu: Trình bày được nét chính về tình + Nho giáo vẫn được chính quyền hình văn hoá ở các thế kỉ XVI - XVII. Chú ý phong kiến đề cao trong học tập, thi nêu được những điểm mới về mặt tư tưởng, cử và tuyển lựa quan lại. tôn giáo và văn học, nghệ thuật : + Phật giáo và Đạo giáo thời Lê - Phương thức tiến hành: ( cặp đôi ) sơ bị hạn chế, đến lúc này được phục - Tổ chức hoạt động: hồi. * Thảo luận cặp: + Nhân dân vẫn giữ nếp sống văn + Bước 1: GV: giao nhiệm vụ cho HS. hoá truyền thống, qua các lễ hội đã ? Ở thế kỷ XVI - XVII nước ta có những tôn thắt chặt tình đoàn kết làng xóm và giáo nào ? Em biết gì về các tôn giáo đó ? bồi dưỡng tinh thần yêu quê hương, ? Ngoài các tôn giáo thì ở nước ta các TK đất nước. XVI-XVII tồn tại các tín ngưỡng nào ? Các tín + Từ năm 1533, các giáo sĩ (Bồ ngưỡng nào hiện nay vẫn được duy trì. Đào Nha) theo thuyền buôn đến nước ? Quan sát H.53 và những hiểu biết của em, kể ta truyền bá đạo Thiên Chúa. Sang tên các hình thức sinh hoạt văn hóa ? Các hình thế kỉ XVII - XVIII, hoạt động của thức sinh hoạt văn hóa có tác dụng gì ? các giáo sĩ ngày càng tăng. + Bước 2: HS: Thực hiện nhiêm vụ, có sự + Hoạt động của đạo Thiên Chúa hỗ trợ của giáo viên bằng hệ thống câu hỏi gợi không hợp với cách cai trị của các mở. chúa Trịnh - Nguyễn nên nhiều lần bị + Bước 3: HS báo cáo kết quả cấm, nhưng các giáo sĩ vẫn tìm cách + Bước 4: HS góp ý đánh giá theo kỹ thuật để truyền đạo. 3,2,1. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. GV chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. 2. Hoạt động 2: Sự ra đời chữ quốc ngữ. 2. Sự ra đời chữ quốc ngữ. 55
  56. - Mục tiêu: Biết được sự ra đời của chữ Quốc ngữ. - Thế kỷ XVII, một số giáo sĩ Phương - Phương thức tiến hành: (Cá nhân) Tây đã dùng chữ cái la tinh ghi âm - Tổ chức hoạt động: tiếng việt -> chữ Quốc ngữ ra đời . ? Chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào ? HSTL – GV nhận xét, chốt ý. - Đây là thứ chữ viết tiện lợi, khoa Ai là người có công lao lớn trong việc tạo ra học, dễ phổ biến, lúc đầu chỉ dùng chữ Quốc ngữ ? (G.sĩ A-Lếch-Xăng đơ Rốt ) trong việc truyền đạo, sau lan rộng ra trong nhân dân và trở thành chữ viết ? Vì sao chữ Quốc ngữ trở thành chữ viết chính thức của nước ta cho đến ngày chính thức của nước ta cho đến nay . HSTL- nay . GV nhận xét, chốt ý. 3. Văn học, nghệ thuật. 3. Hoạt động 3: Văn học, nghệ thuật. - Mục tiêu: nêu được những điểm mới về văn a. Văn học : học, nghệ thuật. + Các thế kỉ XVI - XVII, tuy văn - Phương thức tiến hành: (nhóm ) học chữ Hán chiếm ưu thế, nhưng văn - Tổ chức hoạt động: học chữ Nôm cũng phát triển mạnh, * Thảo luận nhóm: có truyện Nôm dài hơn 8.000 câu như + Bước 1: GV: giao nhiệm vụ cho các nhóm. bộ Thiên Nam ngữ lục. Nội dung ? Trình bày sự phát triển của nền văn học nước truyện Nôm thường viết về hạnh phúc ta trong các gđ từ các TK XVI - XVII và nữa con người, tố cáo những bất công xã đầu TK XVIII . hội các nhà thơ Nôm nổi tiếng như ? Trình bày những nét chính về nghệ thuật dân Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ gian, nghệ thuật và sân khấu ở nước ta vào các + Sang thế kỉ XVIII, văn học dân TK XVII-XVIII và nhận xét gian phát triển mạnh mẽ, bên cạnh ? Vì sao ở thời kì này nghệ thuật dân gian lại truyện Nôm dài như Phan Trần, Nhị phát triển cao ? Độ Mai còn có truyện Trạng + Bước 2: HS: Thực hiện nhiêm vụ, có sự hỗ Quỳnh, truyện Trạng Lợn trợ của giáo viên bằng hệ thống câu hỏi gợi mở. b. Nghệ thuật: + Bước 3: HS báo cáo kết quả + Nghệ thuật dân gian như múa + Bước 4: HS góp ý đánh giá theo kỹ thuật trên dây, múa đèn, ảo thuật, điêu 3,2,1. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, khắc nghệ thuật sân khấu như chèo, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập tuồng, hát ả đào được phục hồi và của học sinh. GV chính xác hóa các kiến thức phát triển. đã hình thành cho học sinh. C.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 56