Đề cương ôn tập Lịch sử 7 - Chuyên đề: Lịch sử Việt Nam từ TK X đến TK XV (thời Ngô – Đinh- Tiền Lê; thời Lý, Trần, Lê Sơ) - Tuần 1

docx 2 trang thienle22 3750
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Lịch sử 7 - Chuyên đề: Lịch sử Việt Nam từ TK X đến TK XV (thời Ngô – Đinh- Tiền Lê; thời Lý, Trần, Lê Sơ) - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_lich_su_7_chuyen_de_lich_su_viet_nam_tu_tk_x.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập Lịch sử 7 - Chuyên đề: Lịch sử Việt Nam từ TK X đến TK XV (thời Ngô – Đinh- Tiền Lê; thời Lý, Trần, Lê Sơ) - Tuần 1

  1. MÔN LỊCH SỬ 7: CHUYÊN ĐỀ: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ TK X ĐẾN TKXV( THỜI NGÔ – ĐINH- TIỀN LÊ; THỜI LÝ, TRẦN, LÊ SƠ) TUẦN NGHỈ THỨ 1 (3-9/2/2020) Bài tập 1: Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Tiền Lê, Lý, Trần, Lê sơ, nêu nhận xét? Bài tập 2: Khoanh chỉ một đáp án đúng trong các câu sau C1: Lý Thái Tổ dời kinh đô từ Hoa Lư về Thăng Long vì: A. Thăng Long có cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ B. Thăng Long là nơi thuận lợi về giao thông và phát triển đất nước lâu dài C. Đất Hoa Lư trúng thấp D. Thăng Long co địa thế hiểm yếu, thuận lợi cho việc bảo vệ đất nước C2: Biểu hiện vua Lý nắm giữ mọi quyền hành: A. Sắp xếp và cất đặt các quan lại, cử những người thân cận nắm giữ những chức vụ quan trọng B. Ban hành các đạo luật C. Xét xử các vụ kiện lớn D. Chỉ huy quân đội C3: Việc dân ai có gì oan ức thì đánh chuông ở trước điện Long Trì xin vua xét xử nói lên điều gì? A. Luật pháp nghiêm minh B. Nhà nước quan tâm đến dân, coi dân là gốc C. Vua rất gần dân D. Mọi người bình đẳng trước pháp luật C4: Trong bốn nhân vật lịch sử dưới đây ai là người mà em cho là đúng với nhận định là người có học, có đức và có uy tín được triều thần quý trọng: A. Lý Thường Kiệt B. Đinh Bộ Lĩnh C.Lê Hoàn D. Lý Công Uẩn C5: Tại sao nhà Tống quyết tâm xâm chiếm Đại Việt A. Do nhà Lý không chấp nhận tước vương của nhà Tống B. Do sự xúi giục của Cham-pa C. Do khó khăn về tài chính và sự quấy nhiễu của các dân tộc người Liêu – Hạ ở biên cương D. Do giai đoạn này nhà Tống hùng mạnh C6: Để đánh chiếm Đại Việt,nhà Tống đã thực hiện những biện pháp gì? A. Xúi giục vua Cham- pa đánh lên từ phía Nam B. Ngăn việc buôn bán đi lại của nhân dân hai nước C. Dụ dỗ các tù trưởng người dân tộc ở biên giới D. Tất cả các ý trên C7: Lý Thường Kiệt đánh vào Châu Ung, châu Khiêm và châu Liêm nhằm mục đích gì? A. Đánh vào bộ chỉ huy của quân Tống B. Đánh vào nơi tích trữ lương thực và khí giới để đánh Đại Việt C. Đánh vào nơi tập trung quân của Tống trước khi đánh Đại Việt
  2. D. Đánh vào đồn quân Tống gần biên giới của Đại Việt C8: Cuộc chiến đánh chiếm thành Ung châu diễn ra bao nhiêu ngày: A. 40 ngày B. 50 ngày C. 54 ngày D. 42 ngày C9: Thất thủ ở thành Ung châu, tướng nào của nhà Tống phải tự tử? A. Tô Giám B. Quách Quỳ C. Triệt Tiết D.Hòa Mâu C10: Sau khi rút quân về nước, LTK cho xây dựng hệ thống phòng ngự ở đâu A.Sông Bạch Đằng B.Sông Mã C. Sông Thao D. Sông Như Nguyệt C11:Vào thời gian nào quân Tống vượt ải Nam Quan tiến vào nước ta? A.Cuối năm 1076 B. Đầu năm 1076 C. Cuối năm 1076 D. Cuối năm 1075 C12: LTK chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách nào? A. Thương lượng, đề nghị giảng hòa B. Truy kích kẻ thù đến cùng C. Kí hòa ước kết thúc chiến tranh D. Đề nghị giảng hòa, củng cố lực lượng, chờ thời cơ C13: Tại sao LTK chủ động giảng hòa? A. LTK Sợ mất lòng vua Tống B. Để bảo toàn lực lượng của nhân dân C. Để đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa nước, là truyền thống nhân đạo của dân tộc D. LTK muốn kết thúc chiến tranh nhanh chóng Câu 14: Sự kiện đánh dấu sự ra đời của nền giáo dục Đại Việt là: A.mở khoa thi, mở quốc tử giám B. mở Quốc tử giám C. xây dựng Văn Miếu D. mở khoa thi Câu 15: Văn Miếu Quốc Tử Giám được xây dựng vào năm nào và để thờ ai? A. Năm 1075 – thờ Chu Văn An B. Năm 1070 – thờ Khổng Tử C.Năm 1010 –thờ Lý Công Uẩn C. Năm1072 – thờ mạnh Tử Câu 16: Một trong những đặc điểm của khoa cử thời Lý là: A. Chương trình thi cử dễ dàng nên một số người đỗ đạt cao B. Chế độ thi cử chưa có nề nếp, quy củ, khi nào triều đình cần mới mở khoa thi C. Mỗi năm đều có khoa thi D. 5 năm một lần triều đình tổ chức khoa thi Câu 17: Dưới thời Lý, ở địa phương thành phần nào trở thành địa chủ? A. Một số hoàng tử, công chúa B. Một số quan lại nhà nước C. Một ít dân thường do có nhiều ruộng đất C. Tầng lớp dân nghèo Câu 18: Phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt của nhân dân ta thời Lý đã đánh dấu sự ra đời của nền văn hóa: A. Văn hóa Hoa Lư B. Văn hóa Đại Nam C. Văn hóa Thăng Long D. Văn hóa Đại La Câu 19: Công trình kiến trúc nổi tiếng dưới thời Lý như chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên, tháp Chương Sơn được xây dựng ở đâu: A. Hà Nội, Hải Phòng B. Hà Nội, Nam Định C. Nam Định, Hải Phòng D. Các địa phương trên