Giáo án dạy Tuần 6 - Lớp 4

doc 18 trang thienle22 2600
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Tuần 6 - Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_tuan_6_lop_4.doc

Nội dung text: Giáo án dạy Tuần 6 - Lớp 4

  1. TUẦN 6: Thứ 2, ngày 30 tháng 09 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TẬP ĐỌC Nỗi dằn vặt của An – đrây – ca I. Mục tiêu: - Hiểu nội dung: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thựcvà sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân. - Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời kể chuyện. Trả lời được các câu hỏi trong SGK - Có tình yêu thương và trách nhiệm với mọi người. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc. III. Hoạt động dạy học: 1.Khởi động: Trò chơi: Tìm người chỉ huy 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Luyện đọc đúng: - Yêu cầu 1 HSK/G đọc toàn bài. - HS đọc thầm và chia đoạn. - Luyện đọc nối tiếp theo đoạn và giải nghĩa các từ khó hiểu trong nhóm. - Luyện đọc toàn bài. - Tổ chức thi đọc. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi. - Tiêu chí: + Đọc to, lưu loát. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. + Tham gia đọc tích cực, chú ý lắng nghe và sửa sai cho nhau. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài: - Cá nhân đọc thầm và tìm hiểu các câu hỏi trong SGK. - Nhóm trưởng tổ chức chia sẻ trong nhóm. - Chia sẻ kết quả trước lớp. - Rút ra nội dung chính của bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi. - Tiêu chí: + Tham gia thảo luận tích cực để tìm ra câu trả lời. + Trả lời đúng nội dung các câu hỏi. 4. Hoạt động thực hành: 1
  2. - GV chép đoạn cần luyện đọc lên bảng phụ và gạch dưới những từ cần nhấn giọng. - GV đọc diễn cảm đoạn văn. - Luyện đọc theo nhóm. - Tổ chức thi đọc diễn cảm. IV. Hoạt động ứng dụng: - Đọc lại bài cho người thân của em cùng nghe. ___ Tiết 2: TOÁN Luyện tập I. Mục tiêu: - Rèn kĩ năng về biểu đồ cột. - Đọc được một số thông tin trên biểu đồ. BTCL: 1, 2. - Rèn trí nhớ, tính cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng? 2. Giới thiệu bài: 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm vào phiếu bài tập. Bài 2: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm bài vào vở. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não. - Kĩ thuật: Trình bày miệng,nhận xét bằng lời,đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập - Tiêu chí: + Xác định được loại biểu đồ. + Biết đọc được các thông tin có trên biểu đồ. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ kết quả học tập với người thân của em. ___ Tiết 4: KỂ CHUYỆN Kể chuyện đã nghe, đã đọc I. Mục tiêu: - Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện. - Dựa vào gợi ý SGK biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về lòng tự trọng. - Rèn luyện thói quen ham đọc sách. 2
  3. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Tìm hiểu đề bài - Gọi HS đọc đề bài. GV gạch dưới những từ sau trong đề bài giúp HS xác định đúng yêu cầu, tránh kể chuyện lạc đề. - Gọi HS tiếp nối nhau đọc phần gợi ý. + Câu chuyện liên quan đến lòng tự trọng thể hiện như thế nào? Lấy ví dụ. + Em đã nghe hoặc đã đọc câu chuyện của mình như thế nào? -Yêu cầu HS đọc kĩ phần 3 và mẫu. 4. Hoạt động thực hành: a. Kể chuyện trong nhóm: HS kể chuyện theo nhóm, nhận xét, bổ sung cho nhau. - HS nối tiếp nhau kể chuyện. HS tự trao đổi ý nghĩa câu chuyện. b. Kể chuyện trước lớp: - Vài HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện. - Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Kể được câu chuyện bằng ngôn ngữ và cách diễn đạt của mình. +Thể hiện được điệu bộ, cử chỉ, nét mặt phù hợp với câu chuyện. + Hiểu được ý nghĩa câu chuyện. IV. Hoạt động ứng dụng: - Kể cho người thân nghe một câu chuyện về lòng tự trọng. ___ Buổi chiều Tiết 1: KHOA HỌC Một số cách bảo quản thức ăn I. Mục tiêu: - Kể tên một số cách bảo quản thức ăn: làm khô, ướp lạnh, ướp mặn, đóng hộp, - Thực hiện một số biện pháp bảo quản thức ăn ở nhà. - Biết vận dụng cách bảo quản thức ăn ở gia đình. II. Đồ dùng dạy học: 3
  4. - Các hình minh hoạ trang 24, 25 / SGK. - Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Em là tuyên truyền viên của lớp. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Các cách bảo quản thức ăn. -GV tiến hành cho HS thảo luận nhóm : +Yêu cầu các nhóm quan sát hình 24, 25 sgk và trả lời câu hỏi sau : +Hãy kể tên các cách bảo quản thức ăn trong hình minh họa ? +Phơi khô, đóng hộp, ngâm nước mắm, ướp lạnh bằng tủ lạnh. +Gia đình em thường dùng những cách nào để bảo quản thức ăn ? +Các cách bảo quản thức ăn đó có lợi gì ? +Giúp cho thức ăn để được lâu, không bị mất chất dinh dưỡng và ôi thiu. -Tuyên dương nhận xét. Hoạt động 2: Những lưu ý trước khi bảo quản và sử dụng thức ăn Yêu cầu HS thảo luận nhóm và trình bày vào giấy. +Hãy kể tên một số loại thức ăn được bảo quản theo tên của nhóm ? +Chúng ta cần lưu ý điều gì trước khi bảo quản và sử dụng thức ăn theo cách đã nêu tên ở nhóm của mình ? *Kết luận -Trước khi đưa thức ăn (thịt, cá, rau, củ, quả, ) vào bảo quản, phải chọn lựa loại còn tươi loại bỏ phần giập, nát, úa, sau đó rửa sạch và để ráo nước. -Trước khi dùng để nấu nướng phải rửa sạch. Nếu cần phải ngâm cho bớt mặn (đối với loại ướp muối) * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Nêu được một số cách bảo quản thức ăn. + Kể tên một số biện pháp bảo quản thức ăn ở nhà. 4. Hoạt động thực hành: Trò chơi: “Đi chợ” - Giới thiệu trò chơi: Hãy lên thực đơn cho một ngày ăn hợp lý và giải thích tại sao lại chọn những thức ăn này. - Phát phiếu thực đơn đi chợ cho từng nhóm. -Yêu cầu các nhóm lên thực đơn - Nhận xét, tuyên dương các nhóm. IV. Hoạt động ứng dụng: - Nói cho người thân nghe các cách bảo quản thức ăn. ___ 4
  5. Tiết 2: LỊCH SỬ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (Năm 40) I. Mục tiêu: - Kể ngắn gọn cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (nguyên nhân, người lãnh đạo, ý nghĩa). - Sử dụng lược đồ để kể lại nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa. - Thích tìm tòi, khám phá. II. Đồ dùng dạy học: - Lược đồ khởi nghĩa hai Bà Trưng. Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - TBVN cho lớp hát, vận động tại chỗ 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: Hoạt động 1: Hoạt động nhóm - Yêu cầu HS đọc SGK từ “Đầu thế kỉ thứ I trả thù nhà”. - Giải thích khái niệm quận Giao Chỉ. - Đưa vấn đề sau để HS thảo luận: - Khi tìm nguyên nhân của cuộc KN hai Bà Trưng, có 2 ý kiến: + Do nhân dân ta căm thù quân xâm lược, đặt biệt là Thái Thú Tô Định. + Do Thi Sách, chồng của Bà Trưng Trắc bị Tô Định giết hại. - Theo em ý kiến nào đúng? Tại sao? Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân - Treo lược đồ lên bảng và giải thích cho HS: Cuộc khởi nghĩa 2 Bà Trưng diễn ra trên phạm vi rất rộng nhưng trong lược đồ chỉ phản ánh khu vực chính nổ ra cuộc khởi nghĩa. - Yêu cầu HS trình bày lại diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa trên lược đồ. - Nhận xét và kết luận. Hoạt động 3: Hoạt động cả lớp - Yêu cầu HS cả lớp đọc SGK, hỏi: - Khởi nghĩa hai Bà Trưng đã đạt kết quả như thế nào? - Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi có ý nghĩa gì? - Sự thắng lợi của khởi nghĩa Hai Bà Trưng nói lên điều gì về tinh thần yêu nước của nhân dân ta? * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng,nhận xét bằng lời,đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập - Tiêu chí: + Biết nguyên nhân sâu xa nổ ra cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. + Nêu được diễn biến, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. IV. Hoạt động ứng dụng 5
  6. - Cùng với sự giúp đỡ của người thân, thầy/ cô giáo và các bạn, em hãy kể tên những người phụ nữ anh hùng như Hai Bà Trưng trong lịch sử nước ta. ___ Thứ 3, ngày 01 tháng 10 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TOÁN Luyện tập chung I. Mục tiêu: - Viết, đọc, so sánh được các số tự nhiên; nêu được giá trị của chữ số trong một số. Đọc được thông tin trên biểu đồ hình cột. Xác định được một năm thuộc thế kỉ nào. - BTCL: Bài 1; 3a, b, c; 4a, b. - Say mê học toán. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Đố bạn 2. Giới thiệu bài: 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm vào phiếu bài tập. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 2: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 3: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 4: Hoạt động nhóm - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm vào bảng nhóm. - GV nhận xét và chữa bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết viết, đọc, so sánh được các số tự nhiên. + Biết đọc thông tin trên biểu đồ cột. Xác định được thế kỉ. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ kết quả học tập với người thân của em. 6
  7. ___ Tiết 3: CHÍNH TẢ Nghe – viết: Người viết truyện thật thà I. Mục tiêu: - Nắm được nội dung bài chính tả cần viết. - Nghe viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ; trình bày đúng lời đối thoại của nhân vật trong bài. Làm được bài tập 2 trong SGK. - Rèn tính cẩn thận, luyện chữ viết đẹp. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Đố chữ 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Tìm hiểu đoạn văn: - GV đọc bài chính tả lần 1 - GV giới thiệu nội dung chính về đoạn cần viết. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết từ khó - HS phân tích viết các chữ khó trong đoạn văn. Hoạt động 3: Viết chính tả - HS viết bài. - GV đọc từng cụm từ cho HS viết. - GV đọc bài lần 2. - HS soát lại bài và sửa lỗi. - Thu 7-10 bài để nhận xét. - GV nhận xét chung. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Viết đúng chính tả, trình bày rõ ràng, sạch sẽ. + Nắm được nội dung đoạn cần viết. 4. Hoạt động thực hành: Bài 2: Hoạt động nhóm - HS đọc yêu cầu và đọc mẫu. - Phát giấy và bút dạ cho các nhóm, nhóm nào làm xong trước dán giấy lên bảng. - Nhận xét, kết luận. IV. Hoạt động ứng dụng: - Các nhóm thi đua chia sẻ hiểu biết của mình qua bài học. 7
  8. ___ Buổi chiều Tiết 3: ĐỊA LÍ Tây Nguyên I. Mục tiêu: - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của Tây Nguyên. + Các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Viên, Di Linh. + Khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. - Chỉ được các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ tự nhiên Việt Nam: Kon Tum, Plây Ku, Đắk Lắk, Lâm Viên, Di Linh. - Yêu thích cảnh đẹp của đất nước mình. II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ địa lí tự nhiên VN. - Tranh ảnh và tư liệu về các cao nguyên ở Tây Nguyên. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: Hoạt động 1: Tây Nguyên - xứ sở của các cao nguyên xếp tầng - Chỉ vị trí của khu vực Tây Nguyên trên bản đồ địa lí VN và giới thiệu. - Dựa vào bảng số liệu xếp các cao nguyên theo thứ tự từ thấp đến cao. - Giới thiệu nội dung về 4 cao nguyên. + Cao nguyên Đắk Lắk. + Cao nguyên Kon Tum. + Cao nguyên Di Linh. + Cao nguyên Lâm Viên. Hoạt động 2: Tây Nguyên có 2 mùa rõ rệt mùa mưa và mùa khô Làm việc cá nhân - Buôn Mê Thuột mùa mưa vào những tháng nào? Mùa khô vào những tháng nào? - Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa, là những mùa nào? - Giúp HS hoàn thiện câu trả lời. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Nắm được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của TN. + Biết quan sát và mô tả các cao nguyên ở TN trên bản đồ tự nhiên. IV. Hoạt động ứng dụng: 8
  9. - Chọn một chủ đề mà em quan tâm (một lễ hội, ). Với sự giúp đỡ của người thân, em hãy tìm hiểu về chủ đề đã chọn và tạo ra một sản phẩm về chủ đề đó. ___ Thứ 4, ngày 02 tháng 10 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TOÁN Luyện tập chung I. Mục tiêu: - Viết, đọc, so sánh được các số tự nhiên; nêu được giá trị của chữ số trong một số. Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng, thời gian. Đọc được thông tin trên biểu đồ hình cột. Tìm được số trung bình cộng. - Làm được các bài 1, 2. - Rèn tư duy lô gích. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Đố bạn 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm vào phiếu bài tập. Bài 2: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm bài vào vở. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não. - Kĩ thuật:Trình bày miệng,nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập - Tiêu chí: + Đọc được các số tự nhiên;biết giá trị của chữ số trong một số. + Đọc được thông tin trên biểu đồ cột. Biết tìm số trung bình cộng. IV. Hoạt động ứng dụng: - Hãy tìm số có nhiều chữ số trên các tờ báo, tạp chí hoặc sách tham khảo. Chép vào vở một vài số tìm được và những thông tin liên quan đến số đó. Nói cho người thân nghe về những con số em tìm được. ___ Tiết 2: TẬP ĐỌC Chị em tôi I. Mục tiêu: - Hiểu ý nghĩa: Khuyên HS không nói dối vì đó là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tôn trọng của mọi người đối với mình. - Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, bước đầu diễn tả được nội dung câu chuyện. 9
  10. - Không nên nói dối. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Hái hoa. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Luyện đọc đúng: - Yêu cầu 1 HSK/G đọc toàn bài. - HS đọc thầm và chia đoạn văn. - Luyện đọc nối tiếp theo đoạn và giải nghĩa các từ khó hiểu trong nhóm. - Luyện đọc toàn bài. - Tổ chức thi đọc. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật:Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Đọc to, lưu loát. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. + Tham gia đọc tích cực, chú ý lắng nghe và sửa sai cho nhau. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài: - Cá nhân đọc thầm và tìm hiểu các câu hỏi trong SGK. - Nhóm trưởng tổ chức chia sẻ trong nhóm. - Chia sẻ kết quả trước lớp. - Rút ra nội dung chính của bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Tham gia thảo luận tích cực để tìm ra câu trả lời. + Trả lời đúng nội dung các câu hỏi. 4. Hoạt động thực hành: -GV chép đoạn cần luyện đọc lên bảng phụ và gạch dưới những từ cần nhấn giọng. - GV đọc diễn cảm đoạn văn. - Luyện đọc theo nhóm. - Tổ chức thi đọc diễn cảm. IV. Hoạt động ứng dụng: - Nếu đã có một lần không trung thực, em hãy kể lại và xin lỗi người thân. ___ Thứ 5, ngày 03 tháng 10 năm 2019 Buổi sáng 10
  11. Tiết 2: TOÁN Phép cộng I. Mục tiêu: - Biết đặt tính và biết thực hiện phép cộng các số có đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp. - Làm được các bài 1, 2 (dòng 1, 3), 3. - Có ý thức tự giác, tích cực học toán. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Nhóm nào về đích trước 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng - Viết lên bảng hai phép tính cộng: 48352 + 21026 và 367859 + 541728 - Yêu cầu HS đặt tính rồi tính. - Gọi HS nhận xét bài làm. - Hãy nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính của mình? - Nhận xét, kết luận - Vậy khi thực hiện phép cộng các số tự nhiên ta đặt tính như thế nào? Thực hiện phép tính theo thứ tự nào? * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết đặt tính đúng. + Thực hiện được phép cộng có 6 chữ số có nhớ và không nhớ. 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Yêu cầu HS hoạt động nhóm. - HS hoạt động nhóm. Bài 2: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân. - HS hoạt động cá nhân. Bài 3: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân. - HS hoạt động cá nhân. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ kết quả học tập với người thân của em. ___ Tiết 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Danh từ chung và danh từ riêng I. Mục tiêu: 11
  12. - Hiểu được khái niệm danh từ chung và danh từ riêng. - Nhận biết được danh từ chung và danh từ riêng trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng; nắm được quy tắc viết hoa danh từ riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế, biết cách viết hoa danh từ chung và danh từ riêng trong thực tế. - Có lòng say mê học TV. II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ tự nhiên Việt Nam (có sông Cửu Long), tranh, ảnh vua Lê Lợi. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Đặt câu với từ cho trước 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Nhận xét: Bài 1: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu và nội dung. - HS thảo luận cặp đôi và tìm từ đúng. - Nhận xét và giới thiệu bằng bản đồ tự nhiên Việt Nam và giới thiệu vua Lê Lợi, người đã có công đánh đuổi giặc Minh, lập ra nhà Hậu Lê ở nước ta. Bài 2: - Yêu cầu HS đọc đề bài. - HS trao đổi cặp đôi và trả lời câu hỏi. - Gọi HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. Bài 3: - HS thảo luận cặp đôi - Gọi HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. Hoạt động 2: Ghi nhớ - HS đọc phần Ghi nhớ. - Yêu cầu HS tiếp nối nhau tìm danh từ chung và danh từ riêng. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Nhận biết được các danh từ chung và danh từ riêng. + Nắm được quy tắc viết hoa danh từ riêng. 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận suy nghĩ và tự làm bài. Bài 2: Hoạt động nhóm - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS trình bày, chú ý chữa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS. IV. Hoạt động ứng dụng: - Cùng người thân chơi trò chơi tạo danh từ chung và danh từ riêng. ___ 12
  13. Tiết 4: TẬP LÀM VĂN Trả bài văn viết thư I. Mục tiêu: - Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn viết thư (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả, ); tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV. - Biết nhận xét và sửa lỗi để có các câu văn hay. - Hiểu và biết được những lời hay, ý đẹp của những bài văn hay của các bạn. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: - GV treo bảng phụ có ghi đề bài kiểm tra lên bảng. - GV nhận xét về kết quả bài làm của HS. - Phát bài cho HS. - Ghi một số lỗi về dùng từ, về ý, về lỗi chính tả, mà nhiều HS mắc phải lên bảng sau đó gọi HS lên bảng chữa bài. - Đọc những đoạn văn hay. - Gọi HS đọc những đoạn văn hay của các bạn trong lớp hay những bài sưu tầm được của các năm trước. - Sau mỗi bài, gọi HS nhận xét. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Nắm được cấu trúc của một bức thư. + Biết sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết. IV. Hoạt động ứng dụng: - Đọc lại bài văn của em cho người thân nghe. ___ Thứ 6, ngày 04 tháng 10 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TOÁN Phép trừ I. Mục tiêu: - Biết đặt tính và biết thực hiện phép trừ các số có đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp. - Làm được các bài 1, 2 (dòng 1), bài 3. 13
  14. - Biết vận dụng kiến thức đã học để tính toán tốt. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Truyền điện. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Giới thiệu phép trừ Viết lên bảng hai phép tính trừ: 865279 – 450237 ; 647253 – 285749 - Yêu cầu HS đặt tính rồi tính. - Yêu cầu HS cả lớp nhận xét bài làm của hai bạn trên bảng về cách đặt tính và kết quả tính. - Hãy nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính của mình ? - Yêu cầu HS khác trả lời câu hỏi: Vậy khi thực hiện phép trừ các số tự nhiên ta đặt tính như thế nào? Thực hiện phép tính theo thứ tự nào? * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết cách đặt tính. +Thực hiện được phép trừ các số có đến 6 chữ số không nhớ hoặc có nhớ. 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Yêu cầu HS hoạt động nhóm. - HS hoạt động nhóm. Bài 2: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân. - HS hoạt động cá nhân. Bài 3: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân. - HS hoạt động cá nhân. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ kết quả học tập với người thân của em. ___ Tiết 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Mở rộng vốn từ: Trung thực – Tự trọng I. Mục tiêu: - Biết thêm được nghĩa một số từ ngữ về chủ điểm Trung thực - Tự trọng. - Bước đầu biết xếp các từ Hán Việt có tiếng "trung" theo hai nhóm nghĩa và đặt câu được với một từ trong nhóm. Vận dụng nói viết, sử dụng từ linh hoạt. - Ham thích học hỏi môn Tiếng Việt. II. Đồ dùng dạy học: 14
  15. - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Thi tìm nhanh từ có tiếng "tự". 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm vào phiếu học tập. - Nhận xét kết luận lời giải đúng. Bài 2: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS tự làm bài, GV hướng dẫn những em gặp khó khăn. - Gọi HS trình bày, sửa lỗi. Bài 3: Yêu cầu HS hoạt động nhóm. - HS hoạt động nhóm. Bài 4: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS trình bày, sửa lỗi. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, động não, vấn đáp. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết thêm một số từ ngữ nói về lòng trung thực-tự trọng. +Biết xếp các từ Hán Việt có tiếng "trung" theo hai nhóm nghĩa + Biết đặt câu với một từ trong nhóm. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ kết quả học tập với người thân của em. ___ Tiết 4: TẬP LÀM VĂN Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện I. Mục tiêu: - Hiểu được nội dung ý nghĩa truyện. - Dựa vào 6 tranh minh hoạ truyện Ba lưỡi rìu và lời dẫn giải dưới tranh để kể lại được cốt truyện. Biết phát triển ý nêu dưới 2,3 tranh để tạo thành 2,3 đoạn văn kể chuyện. - Yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập. Tranh minh hoạ truyện Hai mẹ con và bà tiên. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: 15
  16. Bài 1: - Yêu cầu HS đọc đề. - Dán tranh minh hoạ theo đúng thứ tự như SGK. - Yêu cầu HS quan sát, đọc thầm phần lời dưới mỗi bức tranh + Truyện có những nhân vật nào? Câu chuyện kể lại chuyện gì? + Truyện có ý nghĩa gì? - HS đọc lời gợi ý dưới mỗi bức tranh. - Yêu cầu HS dựa vào tranh minh hoạ, kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Làm mẫu tranh 1. - Yêu cầu HS quan sát tranh, đọc thầm ý dưới bức tranh và trả lời câu hỏi. + Anh chàng tiều phu làm gì? Khi đó chàng trai nói gì? + Hình dáng của chàng tiều phu như thế nào? Lưỡi rìu của chàng trai thế nào? - Gọi HS xây dựng đoạn 1 của truyện. - Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm với 5 tranh còn lại. - Gọi các nhóm đọc phần câu hỏi của mình. - Tổ chức cho HS thi kể từng đoạn. - Tổ chức cho HS thi kể toàn chuyện. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết kể lại được cốt truyện. + Viết được 2, 3 đoạn văn dựa trên các gợi ý cho trước. IV. Hoạt động ứng dụng: - Kể lại cho người thân nghe câu chuyện Ba lưỡi rìu. ___ Buổi chiều Tiết 2: KHOA HỌC Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng I. Mục tiêu: - Nêu cách phòng tránh một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng. - Kể được tên một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng. - Có ý thức ăn uống hợp lý. II. Đồ dùng dạy học: - Hình SGK, phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Nói với bạn tên những thức ăn chứa nhiều chất đạm, chất béo thường được sử dụng hằng ngày. Những thức ăn đó có nguồn gốc từ động vật hay thực vật? 16
  17. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Quan sát phát hiện bệnh Cách tiến hành : - GV tổ chức cho HS hoạt động cả lớp. - Yêu cầu HS quan sát hình minh họa trang 26 sgk và trả lời câu hỏi ; + Người trong hình bị bệnh gì ? + Những dấu hiệu nào cho em biết bệnh mà người đó mắc phải ? - Gọi HS mang tranh để lên bàn và nêu như nội dung câu hỏi trên. Hoạt động 2 : Nguyên nhân và cách phòng bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng. - GV phát phiếu học tập và cho HS thực hiện. - Yêu cầu HS đọc kĩ và thực hiện trong 5 phút. - Gọi HS chữa phiếu học tập và bổ sung. - GV nhận xét sửa sai. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết phòng tránh một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng. + Biết được một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng. 4. Hoạt động thực hành: Em tập làm bác sĩ. - GV hướng dẫn trò chơi và cho HS thực hiện. - 3 HS tham gia trò chơi : HS đóng vai người bác sĩ, người bệnh, người nhà bệnh nhân. -HS đóng vai người bệnh và người nhà bệnh nhân nói về dấu hiệu của bệnh. -HS đóng vai bác sĩ sẽ nói tên bệnh, nguyên nhân và cách phòng bệnh. IV. Hoạt động ứng dụng: - Viết vào vở 5 việc cần thực hiện ở nhà để phòng bệnh dinh dưỡng và cùng mọi người trong gia đình thực hiện cam kết đã đề ra. ___ Tiết 3: SINH HOẠT TẬP THỂ I. Mục tiêu: - HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 6. - Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân. - Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân. II. Đánh giá tình hình tuần qua: 1. Khởi động: - Cho HS chơi trò chơi. + HS chơi trò chơi. 17
  18. 2. Nhận xét, đánh giá tình hình hoạt động trong tuần: - Yêu cầu lớp trưởng lên điều hành lớp. + Lớp trưởng lên điều hành lớp. + Các nhóm lên báo cáo tình hình. - GV nhận xét. a. Đạo đức: - Đa số các em ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô giáo - Không có hiện tượng gây mất đoàn kết -Ăn mặc đồng phục đúng quy định. b. Học tập: - Truy bài đầu giờ thực hiện có hiệu quả - Một số em chưa có ý thức học: Phát, Đức, An, Huy - Một số em có tinh thần vươn lên trong học tập: Tuyết, Thanh c. Công tác vệ sinh - Vệ sinh đầu giờ: + Các em tham gia đầy đủ + Vệ sinh lớp học tương đối sạch sẽ - Vệ sinh cá nhân: đa số các em thực hiện tốt; bên cạnh đó có em Phát cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ hơn. III. Phương hướng tuần 7: - Tiếp tục duy trì mọi hoạt động như tuần 6. - Giúp đỡ một số em yếu về tính toán: Huy, Phát, Nhàn, Mạnh, Khoa - Bồi dưỡng HSG và một số em viết chữ đẹp: Nhàn, Tuyết, - Nhắc nhở các em một số công việc trong tuần. + Tích cực phát biểu bài và chú ý nghe giảng. + Làm bài và có ý thức chuẩn bị bài. + Trực nhật vệ sinh khu vực và trong lớp sạch sẽ. + Tưới nước, nhổ cỏ và chăm sóc hoa. ___ Kí duyệt giáo án ngày 30 tháng 09 năm 2019 PHT Trần Thị Mỹ Dạ 18