Giáo án dạy Tuần 33 - Lớp 4

doc 20 trang thienle22 7650
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Tuần 33 - Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_tuan_33_lop_4.doc

Nội dung text: Giáo án dạy Tuần 33 - Lớp 4

  1. TUẦN 33: Thứ 2, ngày 22 tháng 04 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TOÁN Ôn tập về các phép tính với phân số (tiếp) I. Mục tiêu: - Thực hiện được nhân, chia phân số. - Tìm một thành phần chưa biết trong phép nhân, phép chia phân số. BTCL: 1; 2; 4 (a). - Rèn tính chính xác. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Hái quả 2. Giới thiệu bài: 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 2: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm vào phiếu học tập. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 4: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS tự làm bài. - GV nhận xét và chữa bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí:+Thực hiện được nhân, chia phân số. +Biết tìm một thành phần chưa biết trong phép nhân, phép chia phân số IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ về cách làm và kết quả các bài với bố mẹ. ___ Tiết 2: TẬP ĐỌC Vương quốc vắng nụ cười (tiếp) I. Mục tiêu: - Hiểu nội dung bài: Tiếng cười như một phép màu làm cho cuộc sống của vương quốc u buồn thay đổi, thoát khỏi nguy cơ tàn lụi. - Biết đọc một đoạn trong bài với giọng phân biệt lời các nhân vật (nhà vua, cậu bé). Trả lời được các câu hỏi trong SGK. - Thấy được sự cần thiết phải biết vui đùa, lạc quan trong cuộc sống. 1
  2. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc. III. Hoạt động dạy học: 1.Khởi động: Thi đọc tiếp sức. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Luyện đọc đúng: - Yêu cầu 1 HSK/G đọc toàn bài. - HS đọc thầm và chia đoạn. - Luyện đọc nối tiếp theo đoạn và giải nghĩa các từ khó hiểu trong nhóm. - Luyện đọc toàn bài. - Tổ chức thi đọc. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi. - Tiêu chí: + Đọc to, đúng từ ngữ, lưu loát. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. + Tham gia đọc tích cực, chú ý lắng nghe và sửa sai cho nhau. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài: - Cá nhân đọc thầm và tìm hiểu các câu hỏi trong SGK. - Nhóm trưởng tổ chức chia sẻ trong nhóm. - Chia sẻ kết quả trước lớp. - Rút ra nội dung chính của bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi. - Tiêu chí: + Tham gia thảo luận tích cực để tìm ra câu trả lời. + Trả lời đúng nội dung các câu hỏi. 4. Hoạt động thực hành: - GV chép đoạn cần luyện đọc lên bảng phụ và gạch dưới những từ cần nhấn giọng. - GV đọc diễn cảm đoạn văn. - Luyện đọc theo nhóm. - Tổ chức thi đọc diễn cảm. IV. Hoạt động ứng dụng: - Cùng người thân sưu tầm (tìm đọc hoặc nghe kể) một câu chuyện về tinh thần lạc quan, yêu đời. ___ Tiết 3: CHÍNH TẢ Nhớ – viết: Ngắm trăng. Không đề I. Mục tiêu: 2
  3. - Nắm được nội dung bài chính tả cần viết. - Nhớ-viết đúng bài CT; biết trình bày hai bài thơ ngắn theo 2 thể thơ khác nhau: thơ 7 chữ, thơ lục bát. Làm đúng BT3. - Có ý thức viết đúng chính tả, rèn chữ viết. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Thi tìm từ nhanh 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Tìm hiểu đoạn thơ - Yêu cầu 2 HS đọc thuộc lòng 2 bài thơ cần viết. - HS nêu nội dung bài. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết từ khó - HS phân tích viết các chữ khó trong 2 bài thơ. Hoạt động 3: Viết chính tả - HS gấp SGK, nhớ lại 2 bài thơ, tự viết bài - HS soát lại bài và sửa lỗi. - HS soát lại bài và sửa lỗi. - Thu 7-10 bài để nhận xét. - GV nhận xét chung. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Viết đúng chính tả, trình bày rõ ràng, sạch sẽ. + Nắm được nội dung đoạn cần viết. 4. Hoạt động thực hành: Bài 3: Hoạt động nhóm - HS đọc yêu cầu và đọc mẫu. - Phát giấy và bút dạ cho các nhóm, nhóm nào làm xong trước dán giấy lên bảng. - Nhận xét, kết luận. IV. Hoạt động ứng dụng: - Các nhóm thi đua chia sẻ hiểu biết của mình qua bài học. ___ Buổi chiều Tiết 1: LỊCH SỬ Tổng kết I. Mục tiêu: - Hệ thống những sự kiện tiêu biểu của mỗi thời kì trong lịch sử nước ta từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỉ XIX (Từ thời Văn Lang – Âu Lạc đến thời Nguyễn: 3
  4. Thời Văn Lang - Âu Lạc; Hơn một nghìn năm đấu tranh chống Bắc thuộc; Buổi đầu độc lập; Nước Đại Việt thời Lý; thời Trần; thời Hậu Lê; thời Nguyễn. - Lập bảng nêu tên và những cống hiến của các nhân vật lịch sử tiêu biểu: Hùng Vương, An Dương Vương, Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lý Thái Tổ, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung. - Nâng cao ý thức học tốt môn lịch sử dân tộc. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng thời gian biểu thị các thời kì lịch sử. - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Các mốc, sự kiện lịch sử qua từng thời kì. - GV đưa ra băng thời gian, giải thích và yêu cầu HS điền nội dung các thời kì, triều đại vào ô trống cho chính xác: - Giai đoạn đầu tiên chúng ta được học trong lịch sử nước nhà là giai đoạn nào? - Giai đoạn này bắt đầu từ bao giờ và kéo dài đến khi nào? - Nội dung cơ bản của giai đoạn lịch sử này là gì? - Tiến hành tương tự với các giai đoạn còn lại. Hoạt động 2: Thi kể chuyện lịch sử - GV đưa ra một danh sách các nhân vật lịch sử - Yêu cầu HS thảo luận nhóm, ghi tóm tắt về công lao của các nhân vật lịch sử trên - GV nhận xét – tuyên dương HS kể đầy đủ và hay nhất. Hoạt động 3: Thi kể một số địa danh di tích lịch sử , văn hoá. - GV đưa ra một số địa danh, di tích lịch sử, văn hóa có đề cập trong SGK Lăng vua Hùng - Thành Cổ Loa Sông Bạch Đằng - Thành Hoa Lư Thành Thăng Long - Tượng Phật A-di-đà. - Yêu cầu HS điền thêm thời gian hoặc sự kiện lịch sử gắn liền với các địa danh, di tích lịch sử, văn hoá đó. - GV nhận xét. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Hệ thống được những sự kiện tiêu biểu của mỗi thời kì trong lịch sử. + Biết những cống hiến của các nhân vật lịch sử tiêu biểu. IV. Hoạt động ứng dụng: - HS đọc phần bài học và sưu tầm một số tranh ảnh có liên quan đến bài học. ___ 4
  5. Tiết 2: KHOA HỌC Quan hệ thức ăn trong tự nhiên I. Mục tiêu: - Hiểu thế nào là yếu tố vô sinh, yếu tố hữu sinh. Kể ra mối quan hệ giữa yếu tố vô sinh và yếu tố hữu sinh trong tự nhiên. - Vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia. - Thích khám phá thế giới xung quanh. II. Đồ dùng dạy học: - Hình minh hoạ SGK phóng to. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Hoàn thành sơ đồ trao đổi chất ở động vật 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Mối quan hệ giữa thực vật và các yếu tố vô sinh trong tự nhiên - Cho HS quan sát SGK trang 130 và trả lời câu hỏi. + Hãy mô tả những gì em biết trong hình vẽ? Thức ăn của cây ngô là gì? + Từ những thức ăn đó, cây ngô tạo ra những chất dinh dưỡng nào để nuôi cây? + Thế nào là yếu tố vô sinh? Thế nào là yếu tố hữu sinh? Cho ví dụ? - Kết luận. Hoạt động 2: Mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật + Thức ăn của châu chấu là gì? Giữa cây ngô và châu chấu có quan hệ gì? + Thức ăn của ếch là gì? Giữa châu chấu và ếch có quan hệ gì? + Giữa lá ngô, châu chấu và ếch có quan hệ gì? - Mối quan hệ giữa cây ngô, châu chấu và ếch gọi là mối quan hệ thức ăn, sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia. - Phát hình minh họa trang 131, yêu cầu HS vẽ mũi tên. - Gọi HS trình bày sơ đồ. - Nhận xét. Hoạt động 3: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” - Cho HS thi vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật trong tự nhiên. - Gọi một số nhóm trình bày. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Trình bày được mối quan hệ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia. + Hiểu thế nào là yếu tố vô sinh, yếu tố hữu sinh. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ kết quả học tập với người thân của em. ___ 5
  6. Thứ 3, ngày 23 tháng 04 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TOÁN Ôn tập về các phép tính với phân số (tiếp) I. Mục tiêu: - Tính giá trị của biểu thức với các phân số. - Giải được các bài toán có lời văn với các phân số. BTCL: 1 (a,c); 2 (b); 3. - Rèn tính chính xác. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Ai đúng, ai sai? 2. Giới thiệu bài: 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 2: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm vào phiếu học tập. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 3: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS tự làm bài. - GV nhận xét và chữa bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết tính giá trị của biểu thức với các phân số. + Giải được các bài toán có lời văn với các phân số. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ về cách làm và kết quả các bài với bố mẹ. ___ Tiết 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Mở rộng vốn từ: Lạc quan - Yêu đời I. Mục tiêu: - Hiểu nghĩa từ lạc quan, biết thêm một số câu tục ngữ khuyên con người luôn lạc quan, không nản chí trước khó khăn. - Biết xếp đúng các từ cho trước có tiếng lạc thành hai nhóm nghĩa, xếp các từ cho trước có tiếng quan thành ba nhóm nghĩa. - Có lòng say mê học TV. II. Đồ dùng dạy học: 6
  7. - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Ong tìm chữ 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS tự làm bài, GV hướng dẫn những em gặp khó khăn. - Gọi HS trình bày, sửa lỗi. Bài 2: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm vào phiếu học tập. - Nhận xét kết luận lời giải đúng. Bài 3: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS tự làm bài, GV hướng dẫn những em gặp khó khăn. - Gọi HS trình bày, sửa lỗi. Bài 4: Hoạt động cả lớp - Yêu cầu HS lên bảng làm bài. - Gọi HS trình bày, sửa lỗi. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Hiểu các từ lạc quan; bước đầu hiểu ý nghĩa câu tục ngữ. + Biết xếp đúng các từ cho trước có tiếng lạc. IV. Hoạt động ứng dụng: - Tìm hiểu vê tinh thần lạc quan yêu đời của những người sống xung quanh em. ___ Buổi chiều Tiết 2: KĨ THUẬT Lắp ghép mô hình tự chọn (tiết 1) I. Mục tiêu: - Chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn. - Lắp ghép được một mô hình tự chọn. Mô hình lắp tương đối chắc chắn, sử dụng được. - Rèn luyện tính cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học: - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 4. Hoạt động thực hành: a. HS chọn mô hình lắp ghép 7
  8. - GV cho HS tự chọn mô hình lắp ghép b. Chọn và kiểm tra các chi tiết - Làm theo nhóm 4 - Quan sát, nghiên cứu hình vẽ trong SGK hoặc tự sưu tầm - HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo sgk và để riêng từng loại và nắp hộp - Hs quan sát sgk và tiến hành lắp c. HS thực hành lắp mô hình tự chọn - GV kiểm tra và giúp đỡ HS chọn đúng và đủ các chi tiêt a) HS lắp từng bộ phận b) Lắp ráp mô hình hoàn chỉnh - Lắp xong kiểm tra sự chuyển động của mô hình. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Thực hành, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Chọn đúng và đủ được các chi tiết để mô hình tự chọn. IV. Hoạt động ứng dụng: - Thực hành lắp mô hình tự chọn ở nhà. ___ Tiết 3: ĐẠO ĐỨC Dành cho địa phương – Tìm hiểu về đình làng I. Mục tiêu: - Hiểu thêm về lịch sử của đình làng - di tích văn hóa của địa phương. - Rèn kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tìm tòi của HS. - Có ý thức giữ gìn và bảo vệ di tích lịch sử của địa phương. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Thi kể về lịch sử của đình làng mà các em đã tìm hiểu - GV gợi ý: + Làng La Hà thuộc địa phương nào? + Làng được thành lập khi nào? Trước đây làng có tên là gì? + Đình làng La Hà được xây dựng vào năm nào? Do ai xây? + Diện tích của khuôn viên đình làng là bao nhiêu? + Đình làng đã trải qua thời kì khó khăn như thế nào? Đình làng đã được trùng tu bao nhiêu lần? Vào những năm nào? + Đình làng là nơi dùng để làm gì? + Hằng năm lễ hội đình làng được tổ chức vào ngày nào? Mục đích để làm gì? 8
  9. 4. Hoạt động thực hành: - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trình bày các việc làm để bảo vệ đình làng. - - HS trình bày. GV kết luận, giáo dục BVMT. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Hiểu thêm về lịch sử của đình làng - di tích văn hóa của địa phương. + Có ý thức giữ gìn và bảo vệ di tích lịch sử của địa phương. IV. Hoạt động ứng dụng: - Sưu tầm hình ảnh liên quan đến đình làng La Hà. ___ Thứ 4, ngày 24 tháng 04 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TẬP ĐỌC Con chim chiền chiện I. Mục tiêu: - Hiểu ý nghĩa: Hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay liệng trong cảnh thiên nhiên thanh bình cho thấy sự ấm no, hạnh phúc và tràn đầy tình yêu trong cuộc sống. - Bước đầu biết đọc diễn cảm hai, ba khổ thơ trong bài với giọng vui, hồn nhiên. Trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc hai, ba khổ thơ. - Yêu đời, yêu cuộc sống. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Tìm người chỉ huy 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Luyện đọc đúng: - Yêu cầu 1 HSK/G đọc toàn bài. - HS đọc thầm và chia khổ. - Luyện đọc nối tiếp theo đoạn và giải nghĩa các từ khó hiểu trong nhóm. - Luyện đọc toàn bài. - Tổ chức thi đọc. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật:Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Đọc to, đúng từ ngữ, lưu loát. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. + Tham gia đọc tích cực, chú ý lắng nghe và sửa sai cho nhau. 9
  10. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài: - Cá nhân đọc thầm và tìm hiểu các câu hỏi trong SGK. - Nhóm trưởng tổ chức chia sẻ trong nhóm. - Chia sẻ kết quả trước lớp. - Rút ra nội dung chính của bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Tham gia thảo luận tích cực để tìm ra câu trả lời. + Trả lời đúng nội dung các câu hỏi. 4. Hoạt động thực hành: - GV chép khổ thơ cần luyện đọc lên bảng phụ và gạch dưới những từ cần nhấn giọng. - GV đọc diễn cảm đoạn văn. - Luyện đọc theo nhóm. - Tổ chức thi đọc diễn cảm. IV. Hoạt động ứng dụng: - Đọc cho bố mẹ và người thân trong gia đình bài TĐ các em vừa học hôm nay. ___ Tiết 3: TOÁN Ôn tập về các phép tính với phân số (tiếp) I. Mục tiêu: - Thực hiện được bốn phép tính với phân số. - Vận dụng được để tính giá trị của biểu thức và giải toán. BTCL: 1; 3 (a); 4 (a). - Rèn tính chính xác. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Hái hoa toán học 2. Giới thiệu bài: 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 3: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm vào phiếu học tập. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 4: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS tự làm bài. - GV nhận xét và chữa bài. 10
  11. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết thực hiện được bốn phép tính với phân số. + Tính giá trị của biểu thức và giải toán. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ về cách làm và kết quả các bài với bố mẹ. ___ Tiết 4: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu I. Mục tiêu: - Hiểu tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ mục đích trong câu. - Tìm hoặc thêm trạng ngữ cho câu, bước đầu biết dùng trạng ngữ chỉ mục đích trong câu. Giảm tải: Không dạy phần nhận xét và ghi nhớ. - Ham thích học hỏi môn Tiếng Việt. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Tìm người chỉ huy 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm bài vào phiếu bài tập. - Gọi HS phát biểu ý kiến và bổ sung. Bài 2: Hoạt động cá nhân - HS tự làm bài. - Gọi HS đọc bài làm. Chữa lỗi. Bài 3: Hoạt động cả lớp - Yêu cầu HS lên bảng làm bài. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết tìm hoặc thêm trạng ngữ cho câu, dùng trạng ngữ chỉ mục đích trong câu. IV. Hoạt động ứng dụng: - Đặt 1 câu trong đó có trạng ngữ chỉ mục đích cho người thân nghe. ___ Thứ 5, ngày 25 tháng 04 năm 2019 11
  12. Buổi sáng Tiết 1: TẬP LÀM VĂN Miêu tả con vật (Kiểm tra viết) I. Mục tiêu: - Viết được một bài văn miêu tả con vật theo gợi ý của đề bài. - Biết vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để viết được bài văn miêu tả con vật đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài); diễn đạt thành câu, lời văn tự nhiên, chân thực. - Rèn tư duy, phát triển tâm hồn yêu động vật. II. Đồ dùng dạy học: - Ảnh các con vật. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: - Treo bảng phụ ghi các đề bài. - Hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của đề, gạch chân những từ trọng tâm. + Bài văn miêu tả con vật gồm mấy phần? + Đó là những phần nào? - Gọi HS đọc dàn ý vắn tắt trên bảng. - Nhắc nhở HS tả chân thực, tự nhiên. - Yêu cầu HS viết bài. - GV nhắc nhở HS chữ viết, cách trình bày một bài văn. - Bao quát lớp, giúp đỡ học sinh. - GV nhận xét một vài bài - Tuyên dương HS biết viết bài văn hay, đúng nội dung. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Viết được bài văn miêu tả con vật đúng yêu cầu đề bài. IV. Hoạt động ứng dụng: - Đọc bài văn của mình cho người thân và bạn cùng nghe. ___ Tiết 2: TOÁN Ôn tập về đại lượng I. Mục tiêu: - Chuyển đổi được số đo khối lượng. - Thực hiện được phép tính với số đo đại lượng. BTCL: 1; 2; 4. - Rèn trí nhớ, tính cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học: 12
  13. - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng 2. Giới thiệu bài: 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 2: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm vào phiếu học tập. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 4: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS tự làm bài. - GV nhận xét và chữa bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết chuyển đổi được số đo khối lượng và thực hiện được phép tính với số đo đại lượng. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ về cách làm và kết quả các bài với bố mẹ. ___ Tiết 3: ÔN LUYỆN TOÁN Ôn tập về số tự nhiên và các phép tính với số tự nhiên I. Mục tiêu: - Thực hiện được các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với phân số và vận dụng giải bài toán có liên quan. - Chuyển đổi, thực hiện được các phép tính với các số đo khối lượng, các số đo thời gian. - Yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Xì điện 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: - HS thực hiện các bài tập vào vở Em tự ôn luyện Toán. Bài 1, 2, 3, 4: Hoạt động cặp đôi - HS làm việc theo cặp đôi. - Đổi vở dò bài. 13
  14. - Lần lượt nêu cách thực hiện cho nhau nghe. - Gọi HS chữa bài, nhận xét. Bài 5, 6, 7, 8: Hoạt động cá nhân - HS làm việc cá nhân - Gọi HS chữa bài, nhận xét sau mỗi bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Nhận xét, quan sát, đánh giá, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí: + Hiểu và làm đúng các bài tập cơ bản trong sách. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ kết quả học tập của em với người thân. ___ Tiết 4: ÔN LUYỆN TIẾNG VIỆT Ôn trạng ngữ chỉ mục đích cho câu. Mở rộng vốn từ: Lạc quan – yêu đời I. Mục tiêu: - Đọc và hiểu bài Ba anh em nhanh trí; hiểu được các chi tiết thể hiện sự nhanh trí của ba anh em trong câu chuyện. - Viết đúng từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng tr/ch (hoặc tiếng có vần iêu/iu). Sử dụng được các từ ngữ về Lạc quan – yêu đời. Nhận diện được trạng ngữ chỉ mục đích; thêm được trạng ngữ chỉ mục đích cho câu. - Yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Hái hoa dân chủ 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: - HS thực hiện các bài tập vào vở Em tự ôn luyện Tiếng Việt. Bài 2, 3: Hoạt động cá nhân - HS làm việc cá nhân - Gọi HS chữa bài, nhận xét sau mỗi bài. Bài 4,5: Hoạt động cặp đôi - HS làm việc cặp đôi - Gọi HS chữa bài, nhận xét sau mỗi bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Nhận xét, quan sát, đánh giá, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí: + Hiểu bài Ba anh em nhanh trí. + Làm được các bài tập có trong bài. IV. Hoạt động ứng dụng: 14
  15. - Chia sẻ kết quả học tập của em với người thân. ___ Thứ 6, ngày 26 tháng 04 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TẬP LÀM VĂN Điền vào giấy tờ in sẵn I. Mục tiêu: - Bước đầu biết cách ghi vào thư chuyển tiền để trả lại bưu điện sau khi đã nhận được tiền gửi. - Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn: Thư chuyển tiền. - Biết vận dụng vào trong cuộc sống. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận làm vào phiếu bài tập. - Nhận xét, kết luận. Bài 2: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV nhận xét và chữa bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn. + Biết cách ghi vào thư chuyển tiền. IV. Hoạt động ứng dụng: - Nói cho bố, mẹ nghe về những điều em đã học được. ___ Tiết 2: TOÁN Ôn tập về đại lượng (tiếp) I. Mục tiêu: - Chuyển đổi được các đơn vị đo thời gian. - Thực hiện được phép tính với số đo thời gian. BTCL: 1; 2; 4. - Rèn trí nhớ, tính cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. 15
  16. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Rung chuông vàng 2. Giới thiệu bài: 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 2: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm vào phiếu học tập. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 4: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS tự làm bài. - GV nhận xét và chữa bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết chuyển đổi được các đơn vị đo thời gian và thực hiện được phép tính với số đo thời gian. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ về cách làm và kết quả các bài với bố mẹ. ___ Tiết 4: KỂ CHUYỆN Kể chuyện đã nghe, đã đọc I. Mục tiêu: - Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể, biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về tinh thần lạc quan, yêu đời. - Lạc quan, yêu đời. II. Đồ dùng dạy học: - Một số truyện viết nói về lạc quan, yêu đời. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Tìm hiểu đề bài - Gọi HS đọc đề bài. GV gạch dưới những từ sau trong đề bài giúp HS xác định đúng yêu cầu, tránh kể chuyện lạc đề. - Gọi HS tiếp nối nhau đọc phần gợi ý. 16
  17. + Câu chuyện liên quan đến lạc quan, yêu đời thể hiện như thế nào? Lấy ví dụ. + Em đã nghe hoặc đã đọc câu chuyện của mình như thế nào? -Yêu cầu HS đọc kĩ phần 3 và mẫu. 4. Hoạt động thực hành: a. Kể chuyện trong nhóm: HS kể chuyện theo nhóm, nhận xét, bổ sung cho nhau. - HS nối tiếp nhau kể chuyện. HS tự trao đổi ý nghĩa câu chuyện. b. Kể chuyện trước lớp: - Vài HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện. - Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Kể được câu chuyện bằng ngôn ngữ và cách diễn đạt của mình. +Thể hiện được điệu bộ, cử chỉ, nét mặt phù hợp với câu chuyện. + Hiểu được ý nghĩa câu chuyện. IV. Hoạt động ứng dụng: - Kể lại câu chuyện cho người thân của em cùng nghe. ___ Buổi chiều Tiết 1: KHOA HỌC Chuỗi thức ăn trong tự nhiên I. Mục tiêu: - Nêu được ví dụ về chuỗi thức ăn trong tự nhiên. - Thể hiện mối quan hệ về thức ăn giữa sinh vật này với sinh vật khác bằng sơ đồ. - Thêm yêu thích khoa học, thích khám phá xung quanh. II. Đồ dùng dạy học: - Hình trang 132 , 133 SGK. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Đố bạn 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Sơ đồ mối quan hệ giữa bò và cỏ. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu hình 1 SGK thông qua các câu hỏi: + Thức ăn của bò là gì? + Giữa cỏ và bò có quan hệ gì? + Phân bò được phân hủy trở thành chất gì cung cấp cho cỏ? + Giưã phân bò và cỏ có quan hệ gì? - GV chia nhóm, phát giấy, bút vẽ. 17
  18. - GV nhận xét – Tuyên dương. Kết luận. Hoạt động 2: Một số ví dụ khác về chuỗi thức ăn trong tự nhiên; nêu được định nghĩa về chuỗi thức ăn. - GV kiểm tra, giúp đỡ các nhóm. - Kể tên những gì được vẽ trong sơ đồ? - Sơ đồ trang 133 /SGK thể hiện gì? GV giải thích. Kết luận * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí:+ Nêu được ví dụ về chuỗi thức ăn trong tự nhiên. + Vẽ được sơ đồ mối quan hệ thức ăn giữa sinh vật này với sinh vật khác. IV. Hoạt động ứng dụng: - Hãy tưởng tượng điều gì xảy ra nếu một mắt xích trong chuỗi thức ăn bị đứt. ___ Tiết 2: ĐỊA LÍ Khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển Việt Nam I. Mục tiêu: - Kể tên một số hoạt động khai thác nguồn lợi chính của biển đảo (hải sản, dầu khí, du lịch, cảng biển, ) - Chỉ trên bản đồ tự nhiên Việt Nam nơi khai thác dầu khí, vùng đánh bắt nhiều hải sản của nước ta. - Có ý thức giữ vệ sinh môi trường biển khi đi tham quan, nghỉ mát. II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ địa lí tự nhiên VN - Tranh ảnh về các hoạt động khai thác khoáng sản, hải sản ở VN. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Ai chỉ đúng. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Khai thác khoáng sản ở vùng biển nước ta. - Yêu cầu HS dựa vào SGK, tranh, ảnh, vốn hiểu biết của bản thân, trả lời câu hỏi: - Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của vùng biển VN là gì? - Nước ta đang khai thác những khoáng sản nào ở vùng biển? Ở đâu? Để làm gì? - Tìm và chỉ trên bản đồ vị trí nơi khai thác các khoáng sản đó? GV giải thích thêm. Hoạt động 2: Đánh bắt và nuôi trồng hải sản 18
  19. - GV yêu cầu các nhóm dựa vào tranh, ảnh, bản đồ, SGK, vốn hiểu biết của bản thân, thảo luận các gợi ý: - Nêu những dẫn chứng thể hiện biển nước ta có rất nhiều hải sản? - Hoạt động đánh bắt hải sản của nước ta diễn ra như thế nào? - Những nơi nào khai thác nhiều hải sản? Hãy tìm những nơi đó trên bản đồ. - Ngoài việc đánh bắt hải sản, nhân dân còn làm gì để có thêm nhiều hải sản? - Nêu một vài nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn hải sản và ô nhiễm môi trường biển? - Kể về những loại hải sản em đã trông thấy hoặc được ăn? - GV mô tả thêm về việc đánh bắt tiêu thụ hải sản của nước ta. GV chốt ý, giáo dục BVMT. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết một số hoạt động khai thác nguồn lợi chính của biển đảo. IV. Hoạt động ứng dụng: - HS kể các hải sản và khoáng sản vùng biển Việt Nam. ___ Tiết 3: SINH HOẠT TẬP THỂ I. Mục tiêu: - HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 33. - Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân. - Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân. II. Đánh giá tình hình tuần qua: 1. Khởi động: - Cho HS chơi trò chơi. + HS chơi trò chơi. 2. Nhận xét, đánh giá tình hình hoạt động trong tuần: - Yêu cầu lớp trưởng lên điều hành lớp. + Lớp trưởng lên điều hành lớp. + Các nhóm lên báo cáo tình hình. - GV nhận xét. a. Đạo đức: - Đa số các em ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô giáo - Không có hiện tượng gây mất đoàn kết -Ăn mặc đồng phục đúng quy định. b. Học tập: - Truy bài đầu giờ thực hiện có hiệu quả - Một số em chưa có ý thức học: T.Danh, Huy. 19
  20. - Một số em có tinh thần vươn lên trong học tập: Đức, Bảo c. Công tác vệ sinh - Vệ sinh đầu giờ: + Các em tham gia đầy đủ + Vệ sinh lớp học tương đối sạch sẽ - Vệ sinh cá nhân:đa số các em thực hiện tốt; bên cạnh đó có em Chiến cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ hơn. III. Phương hướng tuần 34: - Tiếp tục duy trì mọi hoạt động như tuần 33. - Giúp đỡ một số em yếu về tính toán: Huy, Tâm, Thanh Danh, Triệu Châu, - Bồi dưỡng HSG và một số em viết chữ đẹp: Ngọc, Vy, Hoa, Huyền, - Nhắc nhở các em một số công việc trong tuần. + Không làm việc riêng trong giờ học. + Tích cực phát biểu bài và chú ý nghe giảng. + Làm bài và có ý thức chuẩn bị bài. + Trực nhật vệ sinh khu vực và trong lớp sạch sẽ. + Tưới nước, nhổ cỏ và chăm sóc hoa. ___ Kí duyệt giáo án ngày 22 tháng 04 năm 2019 PHT Trần Thị Mỹ Dạ 20