Giáo án dạy Tuần 19 - Lớp 4

doc 20 trang thienle22 4600
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Tuần 19 - Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_tuan_19_lop_4.doc

Nội dung text: Giáo án dạy Tuần 19 - Lớp 4

  1. TUẦN 19: Thứ 2, ngày 07 tháng 01 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TOÁN Ki – lô – mét vuông I. Mục tiêu: - Biết ki lô mét vuông là đơn vị đo diện tích. - Biết đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đo ki – lô – mét vuông; biết 1km2 = 1 000 000m2 và ngược lại. BTCL: 1, 2, 4b. Giảm tải: Diện tích Thủ đô Hà Nội. - Rèn trí nhớ, tính cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. Các bức tranh về cánh đồng, vùng biển III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Truyền điện. 2. Giới thiệu bài: 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Giới thiệu ki-lô-mét vuông - Cho HS quan sát bức tranh hoặc ảnh chụp về một khu rừng hay cánh đồng có tỉ lệ là hình vuông có cạnh dài 1km. - Yêu cầu HS dựa vào mô hình kẻ trong hình vuông có diện tích 1dm2 đã học để nhẩm tính số hình vuông có diện tích 1 m2 có trong mô hình vuông có cạnh dài 1km? - Hướng dẫn học sinh cách viết tắt và cách đọc ki-lô-mét vuông. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi. - Tiêu chí: + Biết ki lô mét vuông là đơn vị đo diện tích. + Biết đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đo ki - lô - mét vuông 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cả lớp - Yêu cầu học sinh nêu đề bài. - Gọi học sinh lên bảng điền kết quả. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 2: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS làm bài vào phiếu bài tập. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 4: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS suy nghĩ tự làm bài. - GV nhận xét và chữa bài. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ về cách làm và kết quả các bài với bố mẹ. ___ 1
  2. Tiết 2: TẬP ĐỌC Bốn anh tài I. Mục tiêu: - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây. - Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khoẻ của bốn cậu bé. Trả lời được các câu hỏi trong SGK. - Yêu quê hương đất nước, yêu mọi người xung quanh, biết bảo vệ lẽ phải. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc. III. Hoạt động dạy học: 1.Khởi động: Trò chơi: Vòng tròn tình bạn. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Luyện đọc đúng: - Yêu cầu 1 HSK/G đọc toàn bài. - HS đọc thầm và chia đoạn. - Luyện đọc nối tiếp theo đoạn và giải nghĩa các từ khó hiểu trong nhóm. - Luyện đọc toàn bài. - Tổ chức thi đọc. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi. - Tiêu chí: + Đọc to, rõ ràng, đúng từ ngữ, lưu loát. + Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. + Tham gia đọc tích cực, chú ý lắng nghe và sửa sai cho nhau. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài: - Cá nhân đọc thầm và tìm hiểu các câu hỏi trong SGK. - Nhóm trưởng tổ chức chia sẻ trong nhóm. - Chia sẻ kết quả trước lớp. - Rút ra nội dung chính của bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi. - Tiêu chí: + Tham gia thảo luận tích cực để tìm ra câu trả lời. + Trả lời đúng nội dung các câu hỏi. 4. Hoạt động thực hành: - GV chép đoạn cần luyện đọc lên bảng phụ và gạch dưới những từ cần nhấn giọng. - GV đọc diễn cảm đoạn văn. - Luyện đọc theo nhóm. 2
  3. - Tổ chức thi đọc diễn cảm. IV. Hoạt động ứng dụng: - Đọc cho bố mẹ và người thân trong gia đình bài TĐ các em vừa học hôm nay. ___ Tiết 3: CHÍNH TẢ Nghe – viết: Kim tự tháp Ai Cập I. Mục tiêu: - Nắm được nội dung bài chính tả cần viết. - Nghe viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Làm đúng BT chính tả phân biệt các âm đầu s/x các vần iêc/iêt. - Có ý thức viết đúng chính tả, rèn chữ viết. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Đố chữ 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Tìm hiểu đoạn văn: - GV đọc bài chính tả lần 1 - GV giới thiệu nội dung chính về đoạn cần viết. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết từ khó - HS phân tích viết các chữ khó trong đoạn văn. Hoạt động 3: Viết chính tả - HS viết bài. - GV đọc từng cụm từ cho HS viết. - GV đọc bài lần 2. - HS soát lại bài và sửa lỗi. - Thu 7-10 bài để nhận xét. - GV nhận xét chung. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Viết đúng chính tả, trình bày rõ ràng, sạch sẽ. + Nắm được nội dung đoạn cần viết. 4. Hoạt động thực hành: Bài 2: Hoạt động nhóm - HS đọc yêu cầu và đọc mẫu. - Phát giấy và bút dạ cho các nhóm, nhóm nào làm xong trước dán giấy lên bảng. - Nhận xét, kết luận các từ đúng. IV. Hoạt động ứng dụng: 3
  4. - Các nhóm thi đua chia sẻ hiểu biết của mình qua bài học. ___ Buổi chiều Tiết 1: LỊCH SỬ Nước ta cuối thời Trần I. Mục tiêu: - Nắm được một số sự kiện về sự suy yếu của nhà Trần. + Vua quan ăn chơi sa đọa; trong triều một số quan lại bất bình; Chu Văn An dâng sớ xin chém 7 tên quan coi thường phép nước. + Nông dân và nô tì nổi dậy đấu tranh. + Hoàn cảnh Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần lập nên nhà Hồ. - Nêu được các sự việc trên một cách rõ ràng, mạch lạc. - Hiểu thêm về một giai đoạn lịch sử của dân tộc, nâng cao ý thức học tốt môn lịch sử II. Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh minh họa bài học. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Các biểu hiện suy yếu của nhà Trần giữa thế kỉ XIV. - GV yêu cầu các nhóm thảo luận với nội dung sau :Vào nửa sau thế kỉ XIV : + Vua quan nhà Trần sống như thế nào? + Cuộc sống của nhân dân như thế nào? + Thái độ phản ứng của nhân dân với triều đình ra sao ? + Nguy cơ ngoại xâm như thế nào? - HS các nhóm thảo luận và cử đại diện trình bày kết quả. - GV kết luận. Hoạt động 2: Nhà Hồ thay nhà Trần trị vì đất nước. - GV yêu cầu HS đọc SGK : trước tình hình phức tạp .nhà Minh đô hộ. + Em biết gì về Hồ Quý Ly? Ông đã làm gì? + Hành động truất quyền vua của Hồ Quý Ly có hợp lòng dân không? Vì sao? + Hồ Quý Ly đã tiến hành những cải cách gì để đưa nước ta thoát khỏi tình hình khó khăn? + Vì sao nhà Hồ không chống cự lại được quân xâm lược? - GV kết luận, giáo dục KNS. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Nắm được một số sự kiện về sự suy yếu của nhà Trần. + Hoàn cảnh Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần lập nên nhà Hồ. 4
  5. IV. Hoạt động ứng dụng: - HS đọc phần bài học và sưu tầm một số tranh ảnh có liên quan đến bài học. ___ Tiết 2: KHOA HỌC Tại sao có gió? I. Mục tiêu: - Làm thí nghiệm để nhận ra không khí chuyển động tạo thành gió. - Giải thích được nguyên nhân gây ra gió. - Yêu thích khoa học, khám phá tự nhiên. II. Đồ dùng dạy học: - Hình trang 74, 75 sgk, chong chóng. - Dụng cụ thí nghiệm. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Em là tuyên truyền viên của lớp. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Chơi chong chóng. Cách tiến hành: - Trong quá trình chơi, tìm hiểu xem: + Khi nào chong chóng không quay? Khi nào chong chóng quay? + Khi nào chong chóng quay nhanh, quay chậm? - Chơi ngoài sân theo nhóm. - HS ra sân chơi theo nhóm. Nhóm trưởng điều khiển các bạn chơi. -Đại diện các nhóm báo cáo. - GV kết luận. Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra gió. - HS đọc mục thực hành để biết cách làm. - Các nhóm làm thí nghiệm và thảo luận nhóm theo các câu hỏi trong SGK. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. - GV kết luận. Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí trong tự nhiên. * Cách tiến hành: - Tổ chức và hướng dẫn. - HS làm việc cá nhân. Các em thay nhau hỏi và chỉ vào hình. - Đại diện một số nhóm trình bày kết quả. - GV kết luận. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. 5
  6. - Tiêu chí: + Giải thích được nguyên nhân gây ra gió. IV. Hoạt động ứng dụng: - Nêu những ứng dụng của gió trong đời sống cho người thân nghe. ___ Thứ 3, ngày 08 tháng 01 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TOÁN Luyện tập I. Mục tiêu: - Đọc được các thông tin trên biểu đồ cột. - Chuyển đổi được các số đo diện tích. BTCL : 1, 3b, 5. - Say mê học toán. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Truyền điện. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi. - HS thảo luận cặp đôi để làm vào phiếu học tập. - Nhận xét. Bài 3b: Hoạt động cá nhân - HS đọc đề bài, yêu cầu các em tự làm. - Nhận xét, tuyên dương HS. Bài 5: Hoạt động cá nhân - HS đọc đề bài, yêu cầu các em tự làm. - Nhận xét, tuyên dương HS. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết đọc thông tin trên biểu đồ. + Chuyển đổi được các số đo diện tích. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ cách làm bài 2 với người thân của em. ___ Tiết 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì? I. Mục tiêu: - Hiểu cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận CN trong câu kể Ai làm gì? 6
  7. - Nhận biết được câu kể Ai làm gì?, xác định được bộ phận CN trong câu (BT1, mục III) biết đặt câu với bộ phận CN cho sẵn hoặc gợi ý bằng tranh vẽ (BT2, BT3). - Có lòng say mê học TV. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Đặt câu với từ cho trước 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Nhận xét - HS đọc Nhận xét. - Tìm các câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn trên. - Em hãy xác định chủ ngữ trong mỗi câu vừa tìm được? - Nêu ý nghĩa của chủ ngữ? - Cho biết CN của các câu trên do loại từ ngữ nào tạo thành? - GV nhận xét, chốt lại câu kể Ai làm gì? Hoạt động 2: Ghi nhớ - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Nắm được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận CN trong câu kể Ai làm gì? 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS tự làm bài. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. Bài 2: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm vào phiếu học tập. - Nhận xét kết luận lời giải đúng. Bài 3: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS tự làm bài, GV hướng dẫn những em gặp khó khăn. - Gọi HS trình bày, sửa lỗi dùng từ, đặt câu. IV. Hoạt động ứng dụng: - Tìm thêm và đọc các câu kể Ai là gì?, xác định bộ phận CN trong câu cho người thân cùng chia sẻ. ___ Buổi chiều Tiết 2: KĨ THUẬT Lợi ích của việc trồng rau, hoa I. Mục tiêu: 7
  8. - Biết được một số lợi ích của việc trồng rau, hoa. - Biết liên hệ thực tiễn về lợi ích của việc trồng rau, hoa. - Yêu thích việc trồng rau hoa. II. Đồ dùng dạy học: - Sưu tầm tranh ảnh về rau hoa. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: Hoạt động 1: Tìm hiểu về lợi ích của việc trồng rau hoa. - GV treo tranh Hướng dẫn HS quan sát. + Gia đình em thường trồng những loại rau nào làm thức ăn? + Rau thường được sử dụng như thế nào trong bữa ăn hằng ngày. + Hoa thường được sử dụng để làm gì? - HS trả lời GV nhận xét. Hoạt động 2: Tìm hiểu điều kiện, khả năng pháp triển của rau, hoa ở nước ta. - GV cho học sinh thảo luận nhóm theo SGK. - GVnhận xét câu trả lời của học sinh. - GV tóm tắt chính nội dung bài học. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Thực hành, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết được một số lợi ích của việc trồng rau, hoa. IV. Hoạt động ứng dụng: - Thực hành trồng rau và hoa tại nhà giúp bố mẹ. ___ Tiết 3: ĐẠO ĐỨC Kính trọng, biết ơn người lao động (tiết 1) I. Mục tiêu: - Biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động. - Bước đầu biết cư xử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ. - Biết ơn đối với những người lao động. II. Đồ dùng dạy học: - Một số đồ dùng, đồ vật phục vụ cho trò chơi đóng vai. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Đọc truyện “Buổi học đầu tiên” 8
  9. - Gọi 2 HS đọc truyện “Buổi học đầu tiên” trong SGK . - Nêu hai câu hỏi trong SGK cho cả lớp thảo luận nhóm 4 và trả lời. Kết luận: Cần phải kính trọng mọi người lao động dù là người lao động bình thường nhất. 4. Hoạt động thực hành: Bài tập 1: Thảo luận nhóm - Các nhóm thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày - GV kết luận về các biểu hiện của yêu lao động, người lao động. Bài tập 2: Đóng vai - GV mời HS đọc yêu cầu BT2 và thảo luận. - Gọi HS trình bày. - Nhận xét - Kết luận * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động. + Biết cư xử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ. IV. Hoạt động ứng dụng: - GDHS: Có ý thức tôn trọng người lao động và thành quả của người lao động tạo ra. ___ Thứ 4, ngày 09 tháng 01 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TẬP ĐỌC Chuyện cổ tích về loài người I. Mục tiêu: - Hiểu ý nghĩa: Mọi vật sinh ra trên trái đất này là vì con người, vì trẻ em, do vậy cần dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất. - Biết đọc với giọng kể chậm rãi; bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn thơ. Trả lời được các câu hỏi trong SGK. - Biết sống để trở thành người có ích. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn thơ luyện đọc. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Vòng tròn tình bạn. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Luyện đọc đúng: 9
  10. - Yêu cầu 1 HSK/G đọc toàn bài. - HS đọc thầm và chia đoạn. - Luyện đọc nối tiếp theo đoạn và giải nghĩa các từ khó hiểu trong nhóm. - Luyện đọc toàn bài. - Tổ chức thi đọc. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật:Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Đọc to, rõ ràng, đúng từ ngữ, lưu loát. + Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. + Tham gia đọc tích cực, chú ý lắng nghe và sửa sai cho nhau. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài: - Cá nhân đọc thầm và tìm hiểu các câu hỏi trong SGK. - Nhóm trưởng tổ chức chia sẻ trong nhóm. - Chia sẻ kết quả trước lớp. - Rút ra nội dung chính của bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Tham gia thảo luận tích cực để tìm ra câu trả lời. + Trả lời đúng nội dung các câu hỏi. 4. Hoạt động thực hành: -GV chép đoạn cần luyện đọc lên bảng phụ và gạch dưới những từ cần nhấn giọng. - GV đọc diễn cảm đoạn thơ. - Luyện đọc theo nhóm. - Tổ chức thi đọc diễn cảm. IV. Hoạt động ứng dụng: - Đọc cho bố mẹ và người thân trong gia đình bài TĐ các em vừa học hôm nay. ___ Tiết 3: TOÁN Hình bình hành I. Mục tiêu: - Nhận biết được hình bình hành và một số đặc điểm của nó. - Phân biệt được hình bình hành với một số hình đã học. BTCL: 1, 2. - Rèn tính nhanh nhẹn. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập, bảng phụ có vẽ sẵn một số hình: hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình tứ giác. Bộ đồ dạy - học toán lớp 4. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Truyền điện. 10
  11. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Hình thành biểu tượng về hình bình hành. - Cho HS quan sát hình vẽ trong phần bài học của SGK rồi nhận xét hình dạng của hình, từ đó hình thành biểu tượng về hình bình hành. - Hướng dẫn học sinh tên gọi về hình bình hành. - Yêu cầu HS phát hiện các đặc điểm của hình bình hành. Hoạt động 2: Nhận biết một số đặc điểm của hình bình hành. - Gọi 1 HS lên bảng đo các cặp cạnh đối diện, ở lớp đo hình bình hành trong sách giáo khoa và đưa ra nhận xét. - Yêu cầu nêu ví dụ về các đồ vật có dạng hình bình hành có trong thực tế cuộc sống. - Vẽ lên bảng một số hình yêu cầu HS nhận biết nêu tên các hình là hình bình hành. - Hình bình hành có đặc điểm gì? * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Nhận biết được hình bình hành và một số đặc điểm của nó. 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó giải thích bài làm của mình. - GV nhận xét. Bài 2: Hoạt động cá nhân - 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở. - Yêu cầu HS giải thích cách làm. IV. Hoạt động ứng dụng: - Nêu những đồ vật có dạng hình bình hành cho người thân của em nghe. ___ Tiết 4: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Mở rộng vốn từ: Tài năng I. Mục tiêu: - Biết thêm một số từ ngữ (kể cả tục ngữ,từ Hán Việt) nói về tài năng của con người; hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ ca ngợi tài trí con người. - Biết xếp các từ Hán Việt (có tiếng tài) theo hai nhóm nghĩa và đặt câu với từ đã xếp. - Ham thích học hỏi môn Tiếng Việt. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập. Từ điển Tiếng Việt. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Đặt câu với từ cho trước 2. Giới thiệu bài. 11
  12. 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm bài. - Gọi HS phát biểu ý kiến và bổ sung. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. Bài 2: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS tự làm bài. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. Bài 3: Hoạt động cá nhân - HS tự làm bài. - Gọi HS đọc bài làm. Chữa lỗi dùng từ, diễn đạt. Bài 4: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS tự làm bài. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí:+ Biết thêm và hiểu ý nghĩa một số từ ngữ nói về tài năng của con người. + Xếp được các từ Hán Việt theo hai nhóm nghĩa và đặt câu với từ đã xếp. IV. Hoạt động ứng dụng: - Tìm và kể tên những người có tài năng cho người thân biết. ___ Thứ 5, ngày 10 tháng 01 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TẬP LÀM VĂN Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật I. Mục tiêu: - Nắm vững hai kiểu mở bài (trực tiếp và gián tiếp) trong bài văn tả đồ vật (BT1). - Viết được đoạn mở bài cho bài văn miêu tả đồ vật theo hai cách đã học (BT2). - Nâng cao ý thức học tốt môn TLV. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận suy nghĩ và tự làm bài. - Sau mỗi HS trình bày, GV nhận xét, bổ sung, kết luận về câu trả lời đúng. Bài 2: Hoạt động cá nhân 12
  13. - Yêu cầu HS tự làm bài - Gọi HS trình bày, chú ý chữa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Nắm được hai kiểu mở bài trong bài văn tả đồ vật. + Viết được đoạn mở bài cho bài văn miêu tả đồ vật theo hai cách đã học. IV. Hoạt động ứng dụng: - Đọc đoạn văn của mình đã viết cho người thân nghe. ___ Tiết 2: TOÁN Diện tích hình bình hành I. Mục tiêu: - Biết cách tính diện tích hình bình hành. - Bước đầu biết vận dụng công thức tính diện tích hình bình hành để giải các bài toán liên quan. BTCL: 1, 3 (a). - Có ý thức tự giác, tích cực học toán. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: “ Ai nhanh, ai đúng”. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Hình thành công thức tính diện tích hình bình hành - Vẽ lên bảng hình bình hành ABCD; vẽ đoạn AH vuông góc với CD. - Gợi ý để HS có thể kẻ được đường cao AH của hình bình hành ; sau đó cắt phần tam giác ADH và ghép lại để được hình chữ nhật ABIH. - Yêu cầu HS nhận xét về diện tích hình bình hành và hình chữ nhật vừa tạo thành. - Gợi ý để HS nhận xét mối quan hệ giữa các yếu tố của hai hình để rút ra công thức tính diện tích hình bình hành lên bảng. - Hướng dẫn học sinh cách tính diện tích hình bình hành thông qua tính diện tích hình chữ nhật. - Kết luận và ghi công thức tính diện tích hình bình hành ở bảng. - Yêu cầu HS lặp lại. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết cách tính diện tích hình bình hành. 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi 13
  14. - Yêu cầu HS tự làm vở và trao đổi cách làm. - Chữa bài. - Nhận xét, tuyên dương. Bài 3a: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở. - Nhận xét và tuyên dương HS. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ cách làm bài với người thân của em. ___ Tiết 3: ÔN LUYỆN TOÁN Ôn: Ki-lô-mét vuông, thông tin về biểu đồ cột I. Mục tiêu: - Đọc, viết, chuyển đổi đúng các số đo diện tích theo đơn vị ki-lô-mét vuông; chuyển đổi từ ki-lô-mét vuông sang mét vuông. - Đọc được thông tin trên biểu đồ cột. - Nhận biết được đặc điểm, tính được diện tích của hình bình hành và vận dụng giải bài toán có nội dung thực tế. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Xì điện 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: - HS thực hiện các bài tập vào vở Em tự ôn luyện Toán. Bài 1, 2, 3, 4: Hoạt động cặp đôi - HS làm việc theo cặp đôi. - Đổi vở dò bài. - Lần lượt nêu cách thực hiện cho nhau nghe. - Gọi HS chữa bài, nhận xét. Bài 5, 6, 7, 8: Hoạt động cá nhân - HS làm việc cá nhân - Gọi HS chữa bài, nhận xét sau mỗi bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Nhận xét, quan sát, đánh giá, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí: + Hiểu và làm đúng các bài tập cơ bản trong sách. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ kết quả học tập của em với người thân. ___ 14
  15. Tiết 4: ÔN LUYỆN TIẾNG VIỆT Ôn: Bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì? Xây dựng mở bài và kết bài trong văn miêu tả đồ vật I. Mục tiêu: - Đọc và hiểu bài Thanh âm của núi; biết trao đổi ý kiến về những điều con người đã làm đẹp cho cuộc sống. - Viết đúng từ chứa tiếng bắt đầu bằng x/s (hoặc tiếng có vần iêt/iêc). - Xác định được bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì? - Biết viết mở bài, kết bài cho bài văn miêu tả đồ vật. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Nói cho nhau nghe về những đồ dùng do bàn tay khéo léo của con người làm ra. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: - HS thực hiện các bài tập vào vở Em tự ôn luyện Tiếng Việt. Bài 2, 3: Hoạt động cá nhân - HS làm việc cá nhân - Gọi HS chữa bài, nhận xét sau mỗi bài. Bài 4, 5: Hoạt động cặp đôi - HS làm việc cặp đôi - Gọi HS chữa bài, nhận xét sau mỗi bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Nhận xét, quan sát, đánh giá, hướng dẫn động viên. - Tiêu chí: + Hiểu bài Âm thanh của núi. + Làm được các bài tập có trong bài. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ kết quả học tập của em với người thân. ___ Thứ 6, ngày 11 tháng 01 năm 2018 Buổi sáng Tiết 1: TẬP LÀM VĂN Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật I. Mục tiêu: - Nắm vững hai cách kết bài (mở rộng và không mở rộng) trong bài văn tả đồ vật (BT1). - Viết được đoạn kết bài mở rộng cho bài văn miêu tả đồ vật theo hai cách đã học (BT2). 15
  16. - Nâng cao ý thức học tốt môn TLV. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cặp đôi - Yêu cầu HS thảo luận suy nghĩ và tự làm bài. - Sau mỗi HS trình bày, GV nhận xét, bổ sung, kết luận về câu trả lời đúng. Bài 2: Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS tự làm bài - Gọi HS trình bày, chú ý chữa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Nắm được hai kiểu kết bài trong bài văn tả đồ vật. + Viết được đoạn kết bài cho bài văn miêu tả đồ vật theo cách mở rộng. IV. Hoạt động ứng dụng: - Đọc đoạn văn của mình đã viết cho người thân nghe. ___ Tiết 2: TOÁN Luyện tập I. Mục tiêu: - Nhận biết đặc điểm của hình bình hành. - Tính được chu vi và diện tích hình bình hành. BTCL: 1, 2, 3 (a). - Rèn tính cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1.Khởi động: Trò chơi: Truyền điện. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cá nhân - HS làm bài vào vở. - HS giải thích cách làm. - Nhận xét. Bài 2: Hoạt động cặp đôi - HS thảo luận cặp đôi và trình bày. - Nhận xét. 16
  17. Bài 3a: Hoạt động nhóm - HS thảo luận làm bài vào bảng nhóm. - HS trình bày. - Nhận xét. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, dấu hiệu chia hết cho 5. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ kết quả học tập của em với người thân. ___ Tiết 4: KỂ CHUYỆN Bác đánh cá và gã hung thần I. Mục tiêu: - Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện. - Dựa theo lời kể của giáo viên, nói được lời thuyết minh cho từng tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn của câu chuyện Bác đánh cá và gã hung thần rõ ràng, đủ ý. - Thán phục sự thông minh, nhanh trí của bác đánh cá, căm ghét những kẻ hung bạo, vô ơn. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ SGK phóng to. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS cả lớp cùng hát 1 bài tập thể để khởi động vào bài mới. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Nghe kể: - Giới thiệu tranh về câu chuyện. - GV kể lại câu chuyện lần 1 theo lời kể của mình. - Yêu cầu HS cả lớp đọc thầm các câu hỏi ở bài 1, lần lượt trả lời những câu hỏi giúp ghi nhớ nội dung mỗi đoạn. - Có thể gợi ý cho HS kể dựa theo nội dung ghi trên bảng. - GV kể lần 2. - Yêu cầu HS trong nhóm trao đổi, thảo luận để có câu trả lời đúng. - Giúp đỡ, hướng dẫn những nhóm gặp khó khăn. 4. Hoạt động thực hành: a. Kể chuyện trong nhóm: - HS kể từng đoạn câu chuyện theo nhóm. - Mỗi HS kể lại toàn bộ câu chuyện. - HS trao đổi ý nghĩa câu chuyện. b. Kể chuyện trước lớp: - Vài HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện. 17
  18. - Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất . * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Kể được câu chuyện bằng ngôn ngữ và cách diễn đạt của mình. +Thể hiện được điệu bộ, cử chỉ, nét mặt phù hợp với câu chuyện. + Hiểu được ý nghĩa câu chuyện. IV. Hoạt động ứng dụng: - Kể lại câu chuyện cho người thân của em cùng nghe. ___ Buổi chiều Tiết 1: KHOA HỌC Gió nhẹ, gió mạnh. Phòng chống bão I. Mục tiêu: - Nêu được một số tác hại của bão: thiệt hại về người và của. - Nêu cách phòng chống: + Theo dõi bản tin thời tiết. + Cắt điện. Tàu, thuyền không ra khơi. + Đến nơi trú an an toàn. - Không chủ quan, có tinh thần giúp đỡ cộng đồng. II. Đồ dùng dạy học: - Hình trang 76 , 77 SGK. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Ai chỉ đúng. Chuẩn bị các lá thăm có ghi các địa danh,HS lên bốc lá thăm nào thì sẽ chỉ địa danh đó trên bản đồ. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số cấp gió - HS đọc SGK - GV phát phiếu học tập. - Các nhóm quan sát hình vẽ và đọc các thông tin. - Gọi một số HS lên trình bày. Hoạt động 2: Thảo luận về sự thiệt hại của bão và cách phòng chống bão. - Nêu những dấu hiệu đặc trưng cho bão. - Nêu tác hại do bão gây ra và một số cách phòng chống bão - Đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình. Hoạt động 3: Trò chơi ghép chữ vào hình. - GV phô tô sẵn 4 hình minh hoạ các cấp độ của gió trang 76 SHK. Viết lời ghi chú vào các tấm phiếu rời. 18
  19. - Các nhóm thi nhau gắn chữ vào hình cho phù hợp. Nhóm nào làm nhanh và đúng là thắng cuộc. * Đánh giá: - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Biết được một số tác hại của bão và cách phòng chống. IV. Hoạt động ứng dụng: - Nói những cách phòng tránh các thiệt hại do bão gây ra cho người thân của em. ___ Tiết 2: ĐỊA LÍ Thành phố Hải Phòng I. Mục tiêu: - Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hải Phòng: + Vị trí: ven biển, bên bờ sông Cấm. + Thành phố cảng, trung tâm công nghiệp đóng tàu, trung tâm du lịch, - Chỉ được Hải Phòng trên bản đồ (lược đồ). - Mở rộng tầm hiểu biết về đất nước ViệtNam II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ địa lí tự nhiên, bản đồ hành chính Việt Nam. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Ai chỉ đúng. 2. Giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Hải Phòng - Thành phố cảng Làm việc theo nhóm: + Trả lời các câu hỏi ở mục 1/ SGK. + Hải Phòng có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành một cảng biển? + Mô tả về hoạt động của cảng Hải Phòng. Hoạt động 2: Đóng tàu là ngành công nghiệp quan trọng của Hải Phòng Làm việc cả lớp: - So với các ngành công nghiệp khác, công nghiệp đóng tàu ở Hải Phòng có vai trò như thế nào? - Kể tên các sản phẩm của ngành đóng tàu ở Hải Phòng. - GV bổ sung: Các nhà máy đóng tàu ở Hải Phòng đã đóng được những chiếc tàu biển lớn không chỉ phục vụ cho nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu. Hoạt động 3: Hải Phòng là trung tâm du lịch Làm việc theo nhóm: Hải Phòng có những điều kiện nào để phát triển ngành du lịch? - GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời. - Đại diện nhóm trình bày. * Đánh giá: 19
  20. - Phương pháp: Động não, vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tư vấn hỗ trợ học tập. - Tiêu chí: + Nắm được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hải Phòng. + Chỉ được vị trí của thành phố Hải Phòng trên lược đồ. IV. Hoạt động ứng dụng: - Sưu tầm tranh, ảnh về thành phố Hải Phòng. ___ Tiết 3: SINH HOẠT TẬP THỂ I. Mục tiêu: - HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 19. - Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân. - Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân. II. Đánh giá tình hình tuần qua: 1. Khởi động: -Cho HS chơi trò chơi. + HS chơi trò chơi. 2. Nhận xét, đánh giá tình hình hoạt động trong tuần: - Yêu cầu lớp trưởng lên điều hành lớp. + Lớp trưởng lên điều hành lớp. + Các nhóm lên báo cáo tình hình. - GV nhận xét. 3. Phương hướng tuần 20: - Tiếp tục duy trì mọi hoạt động như tuần 19. - Giúp đỡ một số em yếu về tính toán: Huy, Tâm, Thanh Danh, Triệu Châu, - Bồi dưỡng HSG và một số em viết chữ đẹp: Ngọc, Vy, Hoa, Huyền, - Nhắc nhở các em một số công việc trong tuần. + Không làm việc riêng trong giờ học. + Tích cực phát biểu bài và chú ý nghe giảng. + Làm bài và có ý thức chuẩn bị bài. + Trực nhật vệ sinh khu vực và trong lớp sạch sẽ. + Tưới nước, nhổ cỏ và chăm sóc hoa. ___ Kí duyệt giáo án ngày 07 tháng 01 năm 2019 PHT Trần Thị Mỹ Dạ 20